Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2007-2008 - Phạm Văn Đại

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2007-2008 - Phạm Văn Đại

 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

-Nắm được hai cách dẫn lời nói và ý nghĩ: cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

-Rèn luyện kĩ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.

- Tích hợp với phần văn ,tập làm văn.

 B. CHUẨN BỊ:

GV: - SGK, SGV (tham khảo), bảng phụ, giáo án.

 - Phiếu học tập.

 -HS: SGK, bài soạn.

 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

 * TỔ CHỨC ỔN ĐỊNH LỚP.

 * KIỂM TRA BÀI CŨ

1. Nêu đặc điểm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.Cho vd minh hoạ.

 2. Khi sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt chúng ta cần chú ý những gì?

 

doc 216 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 632Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2007-2008 - Phạm Văn Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 30.09.2007
 Ngày dạy  : 01.10.2007
Đ3. Tiết 18 – Xưng hô trong hội thoại
 A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Hiểu được sự pong pgú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
-Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hôvới tình huống giao tếp.
-Nắm vững và sử dụng tốt từ ngữ xưng hô.
- Tích hợp với phần văn ,tập làm văn.
- Rèn luyện kỷ năng sử dụng từ ngữ xưng hô. các yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
 B. chuẩn bị:
GV: - SGK, SGV (tham khảo), bảng phụ, giáo án.
 - Phiếu học tập.
 -HS: SGK, bài soạn.
 C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
 * Tổ chức ổn định lớp. 
 * Kiểm tra bài cũ
Khi giao tiếp cần tuân theo những phương châm hội thoại nào?
2. Ngoài việc tuân thủ các phương châm hội thoại chúng ta còn phải chú ý điều gì ?.
 3. Em hãy nêu những trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả gao tiếp. Cho ví dụ minh hoạ.
 Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
 Dự kiến Nội dung ghi bảng
HĐ1: Vào bài
Trong giao tiếp một trong những hệ thống từ ngữ mà chúng ta thường dùng là hệ thống các từ ngữ xưng hô. hệ thống từ ngữ xưng hô tiếng Việt chúng ta có đặc điểm gì ? Có những sắc thái biểu cảm nào? việc dùng từ ngữ xưng hô như thế nào cho phù hợp ta đi vào nội dung bài học hôm nay.
-Ghi mục bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu từ ngữ xưng hô và cách dùng từ ngữ xưng hô. 
Nêu những từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt mà em biết.
-Chép từ HS nêu lên gốc bảng.
-Y/C HS phân loại các từ tìm được theo : Ngôi số, số lượng, mức độ tình cảm.
-Hướng dẫn HS phân loại :
+ Ngôi số gồm : Số 1( Tôi, ta, tao,chúng tôi, tớ), số 2 ( Mày, mi, chú mày), số 3 (Họ,
hắn ,lão..).
+ Só lượng : Số ít (Tôi, ta, tao,ch, tớ, Mày, mi, chú mày, hắn ,lão ). Số nhiều ( chúng tôi, họ, chúng ta)
+Sắc thái biểu cảm : Thân mật, sường sã,dân dã, quý phái.
? Từ việc tìm hiểu trên em rút ra đặc điểm gì của tiếng Việt ?
-Chốt lại và ghi lên bảng :
+Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú, đa dạng, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
Vậy dùng từ ngữ xưng hô như thế nào cho phù hợp ? ta đi vào tìm hiểu các ví dụ tiếp theo.
-Gọi HS đọc và tìm các từ xưng hô tương ứng giữa Dế Choắt và Dế Mèn, và ghi vào bảng nháp:
 Dế Choắt và Dế Mèn
Đ1: Dế Choắt Anh - Em
 Dế Mèn Ta - Chú mày
Đ2: Dế Mèn Tôi - Anh
 Anh - Tôi
? tại sao lại có sự thayđổi từ ngữ xưng hô như vậy? (thay đổi tình thế, hoàn cẩnh )
-Y/c HS lấy vd minh hoạ.
-Chốt lại và ghi lên bảng : Cần phải căn cứ vào đối tượng và các đạc điểm khác cả tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
-Gọi HS đọcghi nhớ và trình bày lại theo sự hiểu biết.
-Nghe. 
-Ghi mục bài.
-Suy nghĩ và nêu.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Chú ý để phân loại.
- Suy nghĩ và trả lời.
-Ghi.
-Suy nghĩ.
-Đọc, theodõi và tìm các cặp từ xưng hô tương ứng.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Tìm vd
-Ghi
-Đọc và trình bày.
Xưng hô trong hội thoại
I . Từ ngữ xưng hô và cách dùng từ ngữ xưng hô.
Từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt phong phú, đa dạng, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
-Cần phải căn cứ vào đối tượng và các đạc điểm khác cả tình huống giao tiếp để xưng hô cho phù hợp.
HĐ: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 01
Chúnh tôi – Chúng ta (Bao gồm cả ngưồi nói và người nghe –người viết và người đọc)
Bài tập 02
-Xưng chúng tôi để tăng tính khách quan và khêm tốn.
-Làm bài
II- Hướng dẫn luyện tập
 Củng cố, dặn dò 
 -Gọi HS phát biẻu nộidung bài học
 -Về nhà : Học bài, làm hết các bài tập.
 Chuẩn bị tốt bài mới
Ngày soạn : 30.09.2007
Ngày dạy  : 02.10.2007
Đ4. Tiết 19- Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
 A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Nắm được hai cách dẫn lời nói và ý nghĩ : cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
- Tích hợp với phần văn ,tập làm văn.
 B. chuẩn bị:
GV: - SGK, SGV (tham khảo), bảng phụ, giáo án.
 - Phiếu học tập.
 -HS: SGK, bài soạn.
 C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
 * Tổ chức ổn định lớp. 
 * Kiểm tra bài cũ
Nêu đặc điểm của hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.Cho vd minh hoạ.
 2. Khi sử dụng hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt chúng ta cần chú ý những gì?
 Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
 Dự kiến Nội dung ghi bảng
HĐ1: Vào bài
Trong giao tiếp phần lớn lời nói do bản thân người nói sáng tạo ra nhưng cũng có lúc chúng ta cần đến việc sử dụng dẫn lời của người khác.Trong trường hợp đó cần phải làm như thế nào cho phù hợp ta đi vào nội dung bài học hôm nay.
-Ghi mục bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
-Y/c HS phân biệt lời nói và ý nghĩ.
-Chốt lại : Lời nói bên ngoài phát ra thành âm thanh cụ thể. ý nghĩ- lời nói bên trong chưa phát ra thành tiếng cụ thể.
-Gọi HS đọc vd.
? Bộ phận in đậm ở phần a,b là lời nói hay ý nghĩ ? Lời của người nói/người viết hay trích của người khác? Nguyên văn hay sửa đổi?
-Chốt lại : a. lời nói
 b. ý nghĩ
 Trích dẫn nguyên văn lời nói hoặc ý nghĩ của người khác.
? Về vị trí nó được đặt sau dấu gì ? Trong dấu gì ?
-Đặt trong dấu ngoặc kép và thường được đặt sau dấu hai chấm.
-Y/c HS tìm thêm một số vd (hoặc gv đưa ra).
? Từ việc tìm hiểu trên em rút ra thế nào là lời dẫn trực tiếp ?
-Chốt lại và ghi lên bảng :
Cách dẫn trực tiếp là trích dẫn nguyên văn (không sửa đổi )lời nói và ý nghĩ của người khác (khi cần thiết), đặt trong dấu ngoặc kép và thường được đặt sau dấu hai chấm.
-Gọi HS đọc vd.
? Bộ phận in đậm ở phần a,b là lời nói hay ý nghĩ ? Lời của người nói/người viết hay trích của người khác? Nguyên văn hay sửa đổi?
-Chốt lại : a. lời nói
 b. ý nghĩ
 - Trích dẫn không nguyên văn mà có sửa đổi cho phù hợp lời nói hoặc ý nghĩ của người khác.
? Về vị trí nó được đặt sau trong dấu ngoặc kép không ? Thường đặt sau những từ nào ?
-Không đặt trong dấu ngoặc kép, thường được đặt sau các từ : Rằng, là
 ? Vậy thế nào là lời dẫn gián tiếp ?
-Chốt lại và ghi lên bảng :
Cách dẫn gián tiếp là rrích dẫn không nguyên văn mà có sửa đổi cho phù hợp lời nói hoặc ý nghĩ của người khác. Khi trích dẫn không đặt trong dấu ngoặc kép, thường được đặt sau các từ : Rằng, là
-Gọi HS đọc và trình bày phần ghi nhớ.
-Nghe. 
-Ghi mục bài.
-Suy nghĩ và nêu.
-Nghe và ghi.
- Đọc và theo dõi . 
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe 
- Suy nghĩ và trả lời.
-Tìm vd/ quan sát vd.
-Ghi.
- Đọc và theo dõi . 
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe 
- Suy nghĩ và trả lời.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Ghi
-Đọc và trình bày.
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
I. Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
1. Cách dẫn trực tiếp
-Dẫn nguyên văn (không sửa đổi ) lời nói hoặc ý nghĩ của người khác và đặt trong dấu ngoặc kép và thường được đặt sau dấu hai chấm.
Cách dẫn gián tiếp
- Trích dẫn không nguyên văn mà có sửa đổi cho phù hợp lời nói hoặc ý nghĩ của người khác.
-Không đặt trong dấu ngoặc kép, thường được đặt sau các từ : Rằng, là
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 01
 a. ý nghĩ
 b. lời nói
Bài tập 02 (y/c HS chuẩn bị theo nhóm-3 nhóm,mỗi nhms 1 ý )
-Giọ đại diện các nhóm trình bày,nhận xét và bổ sung.
-Hoạt động theo nhóm.
-Đại diện trình bày.
II-Hướng dẫn luyện tập. 
 D. Củng cố, dặn dò
 -Gọi HS phát biẻu nộidung bài học
 -Về nhà : Học bài, làm hết các bài tập.
 Chuẩn bị tốt bài mới./.
Ngày soạn : 30.09.2007
Ngày dạy  : 02.10.2007
Đ4. Tiết 20- Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
 A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Ôn tập lại để HS nắm vững hơn cách thức và mục đích tó tắt văn bản tự sự.
-Rỡn luyện kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Tích hợp với phần văn ,tiếng Việt.
 B. chuẩn bị:
GV: - SGK, SGV tham khảo, bảng phụ, giáo án.
 - Phiếu học tập.
 -HS: SGK, bài soạn, xem lại sgk lớp 8 về tóm tắt văn nbản tự sự.
 C. tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học:
 * Tổ chức ổn định lớp. 
 * Kiểm tra bài cũ
Thế nào là văn bản tự sự ?
 Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ? Nêu yêu cầu và cách thức của việc tóm tắt văn bản tự sự.
 Bài mới
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của HS
 Dự kiến Nội dung ghi bảng
HĐ1: Vào bài
-Trong chương trình ngữ văn 8 ta đã làm quen với việc tóm tắt văn bản tự sự để làm việc đó tốt hơn nữa ta đi vào bài học hôm nay.
-Ghi mục bài lên bảng.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự .
-Y/c học sinh đọc tình huống SGK.
? Em hiểu gì về chữ "tóm tắt "?
Tóm tắt: Rút ngắn lại, gọn lại so với dung lượng ban đầu.
? Vậy thì thế nào là tóm tắt tác phẩm tự sự ?
- Giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính( sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của một tác phẩm tự sự nào đó.
? Mục đích của việc tóm tắt tác phẩm tự sự ?
- Khi tóm tắt thường lược bỏ những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ => ngắn gọn, dể nhớ, giúp người chưa đọc nắm được nội dung chính của tác phẩm.
? Để tóm tắt tác phẩm tự sự, cần thực hiện các yêu cầu gì ?
Yêu cầu nêu được:
- Đọc kĩ tác phẩm cần tóm tắt
- Xác định nội dung cần tóm tắt
- Sắp xếp nội dung theo trình tự thích hợp
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
? Bản tóm tắt cần đạt những tiêu chuẩn gì ?
 - Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
- Bảo đảm tính khách quan: không thêm bớt sự việc, không nêu thêm ý kiến bình luận, khen chê của người tóm tắt.
- Bảo đảm tính cân đối: số dòng của các sự việc, nhân vật phải phù hợp...
? Hãy nêu lên một số tình huống mà em thấy cần vận dụng kỹ năng tóm tắt.
-Nhận xét bổ sung.
-Gọi HS đọc và trình bày phần ghi nhớ.
-Nghe. 
-Ghi mục bài.
- Đọc và theo dõi .
-Suy nghĩ và nêu.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi
- Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi 
- Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi
- Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi
-Nêu tình huống.
- Đọc và theo dõi, trình bày lại . 
 tóm tắt văn bản tự sự
I Sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự .
*Tóm tắt văn bản tự sự là : Giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính( sự việc tiêu biểu, nhân vật quan trọng) của một tác phẩm tự sự nào đó.
* Khi tóm tắt thường lược bỏ những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ nhằm mục đích để cho văn bản ngắn gọn, dể nhớ, giúp người chưa đọc nắm được nội dung chính của tác phẩm.
* Để tóm tắt tác phẩm tự sự, cần thực hiện các yêu cầu :
- Đọc kĩ tác phẩm cần tóm tắt
- Xác định nội dung cần tóm tắt
- Sắp xếp nội dung theo trình tự thích hợp
- Viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.
* Tóm tắt cần đạt những tiêu chuẩn:
- Đáp ứng đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
- Bảo đảm tính khách quan: không thêm bớt sự việc, không nêu thêm ý kiến bình luận, khen chê của người tóm tắt.
- Bảo đảm tính cân đối: số  ... 
-Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả,tự sự,nghị luận
-Trong văn bản nghị luận có thể sử dụng yếu tố miêu tả,tự sự,
-Ngoài chức năng thông tin,các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.Do đó văn bản có thể phối hợp nhiều phương thức.
4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học.
-Giống nhau:các văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức bểu đạt nào đó.
-Khác nhau: Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học,tác phẩm văn học làmôi trường xuất hiện kiểu loại văn bản.
-Gọi HS đọc bảng thống kê ở sgk .
?Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu văn bản trên.
-Nhận xét và bổ sung.
?Các kiểu văn bản trên có thể thay thé được cho nhua không?Vì sao?
-Nhận xét và bổ sung.
-Gọi HS lấy ví dụ minh hoạ
?Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp trong một văn bản khong?Vì sao?
-Nhận xét và bổ sung.
?Hãy so sánh kiểu loại văn bản và hình thức thể hiện thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau.
-Nhận xét và bổ sung.
-Y/c HS trả lời hết các câu hỏi 5,6,7,GV nhận xét.
-Đọc và theo dõi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Lấy ví dụ.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
Hoạt động 1-Mối quan hệ giữa các phân môn trong chương trình Ngữ văn.
 -Chia nhóm,các nhóm chuẩn bị các câu hỏi 1,2,3 ở sgk.
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày,HS nhận xét bổ sung.
 -GV nhận xét và bổ sung.
 Ba phân môn trong chương trình Ngữ văn qua lại ,mật thiết hỗ trợ lẫn nhau.
 Ví dụ : Đối với Tập làm văn thì tác phẩm văn học là ngữ liệu có tác dụng mô phỏng,hiện thực hoá các kiểu văn bản.Qua tác phẩm văn học ta có thể học kết cấu,diễn đạt
 Qua phân môn Tập làm văn ta lại có cơ sở để phân tích,bình,đánh giá tác phẩm văn học.
 Tiếng Việt đối với Tập làm văn giúp ta sử dụng từ ngữ phù hợp,giúp cho việc liên kết câu,liên kết đoạn tốt hơn.
d.Củng cố dặn dò
 -Về nhà ôn tập lại kiến thức.
 -Chuẩn bị tiếp phần III.
Ngày soạn : 29. 04.2008
Ngày dạy  : 05.05.2008
Đ33. Tiết 164-tổng kết tập làm văn
 A..Mục tiêu:
 Giúp HS
 -Củng cố những kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS,phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải vận dụng chúng trong khi tạo lập văn bản.
 -Phân biệt được kiểu văn bản và thể loại văn học.
 -Tích hợp với tiếng Việt và Văn. 
B.Chuẩn bị
 -Bảng phụ.
C.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1-Các kiểu văn bản dã học trong chương trình Ngữ văn THCS
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
1. Các văn bản trên khác nhau ở những đểm:
-Phương thức biểu đạt.
-Hình thức thể hiện.
-Mục đích .
-Các yếu tố cấu thành văn bản.
2. Các văn bản trên không thể thay thế được cho nhau bởi vì khác nhau về :
-Phương thức biểu đạt.
-Hình thức thể hiện.
-Mục đích .
 Ví dụ:
+Diễn biến về sự việc,sự kiện-VB tự sự.
+Biểu lộ tình cảm,cảm xúc-VB biểu cảm.
+Nhận thức đối tượng-VB thuyết minh.
+Thuyết phục người đọc,người nghe-VB Nghị luận.
-Các yếu tố cấu thành văn bản.
Ví dụ:
+Nguyên nhân,diễn biến ,kết quả-VB tự sự.
+Tái hiện,tái tạo các hình ảnh--VB miêu tả.
+Hệ thống luận điểm,luận cứ –VB Nghị luận.
3. Có thể phối hợp các phương thức trên trong một văn bản,bởi vì :
-Trong văn bản miêu tả có thể sử dụng yếu tố thuyết minh,nghị luận
-Trong văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả,tự sự,nghị luận
-Trong văn bản nghị luận có thể sử dụng yếu tố miêu tả,tự sự,
-Ngoài chức năng thông tin,các văn bản còn có chức năng tạo lập và duy trì quan hệ xã hội.Do đó văn bản có thể phối hợp nhiều phương thức.
4. So sánh kiểu văn bản và thể loại văn học.
-Giống nhau:các văn bản và thể loại văn học có thể dùng chung một phương thức bểu đạt nào đó.
-Khác nhau: Kiểu văn bản là cơ sở của thể loại văn học,tác phẩm văn học làmôi trường xuất hiện kiểu loại văn bản.
-Gọi HS đọc bảng thống kê ở sgk .
?Phân biệt sự khác nhau giữa các kiểu văn bản trên.
-Nhận xét và bổ sung.
?Các kiểu văn bản trên có thể thay thé được cho nhua không?Vì sao?
-Nhận xét và bổ sung.
-Gọi HS lấy ví dụ minh hoạ
?Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp trong một văn bản khong?Vì sao?
-Nhận xét và bổ sung.
?Hãy so sánh kiểu loại văn bản và hình thức thể hiện thể loại tác phẩm văn học có gì giống và khác nhau.
-Nhận xét và bổ sung.
-Y/c HS trả lời hết các câu hỏi 5,6,7,GV nhận xét.
-Đọc và theo dõi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Lấy ví dụ.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
Hoạt động 1-Mối quan hệ giữa các phân môn trong chương trình Ngữ văn.
 -Chia nhóm,các nhóm chuẩn bị các câu hỏi 1,2,3 ở sgk.
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày,HS nhận xét bổ sung.
 -GV nhận xét và bổ sung.
 Ba phân môn trong chương trình Ngữ văn qua lại ,mật thiết hỗ trợ lẫn nhau.
 Ví dụ : Đối với Tập làm văn thì tác phẩm văn học là ngữ liệu có tác dụng mô phỏng,hiện thực hoá các kiểu văn bản.Qua tác phẩm văn học ta có thể học kết cấu,diễn đạt
 Qua phân môn Tập làm văn ta lại có cơ sở để phân tích,bình,đánh giá tác phẩm văn học.
 Tiếng Việt đối với Tập làm văn giúp ta sử dụng từ ngữ phù hợp,giúp cho việc liên kết câu,liên kết đoạn tốt hơn.
Các kiểu văn bản trọng tâm.
-GV y/c HS đọc và xác định các kiểu văn bản trọng tâm.
 -Chia nhóm,giao nhiệm vụ cho các nhómcác nhóm chuẩn bị.
 +Nhóm 1 : Văn bản thuyết minh.
 +Nhóm 2 : Văn bản tự sự.
 +Nhóm 3 : Văn bản nghị luận.
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày,HS nhận xét bổ sung.
 -GV nhận xét,đánh giá và bổ sung.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ ở sgk.
d.Củng cố dặn dò
 -Về nhà ôn tập lại kiến thức.
 -Chuẩn bị tiếp phần III.
Thứ 3 ngày 08 tháng 05 năm 2007
 Tiết 164	
Bài Tổng kết tập làm văn
(tiếp theo)
 A..Mục tiêu:
 Giúp HS
 -Tiếp tục củng cố những kiểu văn bản,đặc biệt là những kiểu văn bản trọng tâm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.
 -Tích hợp với tiếng Việt và Văn
B Bài cũ
Kể tên,nêu khái niệm các kiểu văn bản đã học.
 2. Phân biệt kiểu văn bản với thể loại tác phẩm văn học.
C.Tiến trình dạy học
Các kiểu văn bản trọng tâm.
-GV y/c HS đọc và xác định các kiểu văn bản trọng tâm.
 -Chia nhóm,giao nhiệm vụ cho các nhómcác nhóm chuẩn bị.
 +Nhóm 1 : Văn bản thuyết minh.
 +Nhóm 2 : Văn bản tự sự.
 +Nhóm 3 : Văn bản nghị luận.
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày,HS nhận xét bổ sung.
 -GV nhận xét,đánh giá và bổ sung.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ ở sgk.
d.Củng cố dặn dò
 -Về nhà ôn tập lại kiến thức.
 -Chuẩn bị bài mới.
Thứ 7 ngày 12 tháng 05 năm 2007
 Tiết 166	
Bài tôi và chúng ta
 (tiếp theo) Lưu Quang Vũ
 A..Mục tiêu:
 Giúp HS
 -Hiểu được tình huống,mâu thuẫn cơ bản của đoạn trích.nắm được tính cách của các nhân vật tiêu biểu,từ đó thấy được cuộc đấu tranh gay gắt của những con người mạnh dạn đổi mới,có tinh thần dám nghĩ,dám làm,dám chịu trách nhiệm với những kẻ có tư tưởng bảo thủ ,trì trệ,lạc hậu trong sự chuyển mình mạnh mẽ của xã hội
-Cảm nhận được sự gay go,khó khăn của cuộc đấu tranh trong những ngày đầu đổi mới.
 -Tích hợp với tiếng Việt và và Tập làm văn.
B Bài cũ
Vấn đề đặt ra trong đoạn trích là gì?Nêu ý nghĩa của vấn đó?
C.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1-Tìm hiểu văn bản(tiếp)
Nội dung hoạt động
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
2. Tình huống kịch và mâu thẫn cơ bản của đoạn trích.
-Tình trạng ngưng trệ sản xuất của xí nghiệp Thắng Lợi đã đến lúc phải có quyết định bằng những thay đổi táo bạo.Sau quá trình tìm hiểu và củng cố laị xí nghiệp trong cuộc họp tại phòng giám đốc,Hoàng Việt cùng Lê Sơn công bố kế hoạch mở rộng sản xuất và phương thức làm ăn mới.
-Khi kế hoạch được công bố đã gây bất ngờ cho nhiều người và bị Phó giám đốc Nguyễn Chính,Quản đốc phân xưởng Trương phản đối kịch liệt.
-Không chỉ có Nguyyễn Chính,Trương mà ngay kể cả Lê Sơn người lập ra kế hoạch cũng không khỏi bàng hoàng,bất ngờ.Phản ứng của trưởng phòng tổ chức lao động,trưởng phòng tài vụ liên quan đến biên chế và chế độ tiền lương.
-Phản đối của Quản đốc phân xưởng Trương vì Hoàng Việt cho rằng khong cần đến chức Quản đốc nữa.Phản ứng ngày càng gay gắt của Phó giám đốc Nguyễn Chính khi anh ta dựa vào cấp trên,Nghị quyết Đảng bộ đã đề ra kế hoạch.
-Những phảnh ứng gay gắt trên chứng tỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất phải có nhiều thay đổi mạnh mẽ,động bộ.
-Mâu thuẫn ở đoạn trích diễn ra gay gắt ở hai tuyến nhân vật:tư tưởng tiên tiến dám nghĩ dám làm với những người bảo thủ ,máy móc.
3. Các nhân vật tiêu biểu.
-Giám đốc Hoàng Việt là một người có tinh thần trách nhiệm cao,năng động,dám nghĩ,dám làm vì sự phát triẻn của xí nghiệp và vì đời sống anh em công nhân.Là người trung thực,thẳng thắn,kiên quyết đấu tranh với niềm tin vào chân lí vào xu thế của sự phát triển.
-Kĩ sư Lê Sơn là người có năng lực,có trình độ,gắn bó mật thiết với công ty Thắng Lợi.Anh đã mạnh dạn vạch ra kế hoạch để đổi mới công ty mình trong sự gắn bó với Hoàng Việt.
-Quản đốc Trương là người khô cằn,máy móc,thích quyền thế,hách dịch.
-Phó giám đốc Nguyễn Chính là một người khôn ngoan,giảo hoạt,ưa xu nịnh,tôn bốc người khác,bảo thủ vì tư lợi cá nhân.
4. Cảm nhận về cuộc đấu tranh đổi mới.
-Đây là cuộc đấu tranh tất yếu và gay gắt.Tình huống xung đột mà đoạn trích nêu lên là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn.Các quan niệm,cách làm ăn mới,táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ gặp phải khó khăn,cản trở.
-Theo quy luật của sự phát triển,cuộc đấu tranh dù gay go nhưng phần thắng tất yếu sẽ thuộc về cái mới,cái tiến bộ.Có nghĩa là cách nghĩ,cách làm của Hoàng Việt,Lê Sơn phù hợp với thực tế với nhu cầu của công ty và anh em công nhân sẽ được ủng hộ ,sẽ giành được chiến thắng.
?Em hãy xác định mâu thuẫn cơ bản của đoạn trích.
-Nhận xét và bổ sung.
?Khi kế hoạch được công bố ,phản ứng của mọi người như thế nào?
-Nhận xét và bổ sung.
?Hãy nêu những biểu hiện cụ thể.
-Nhận xét và bổ sung.
?Phản ứng của mọi người tăng hay giảm theo thời gian?
-Nhận xét và bổ sung.
?Như vậy mâu thuẫn cơ bản của đoạn trích là gì?
-Nhận xét và bổ sung.
?Nếu chọn mỗi tuyến hai nhân vật tiêu biểu em sẽ chọn nhân vật nào? Vì sao?
-Nhận xét và bổ sung.
?Em nghĩ cuộc đấu tranh này có dễ dàng không?Kết quả cuộc đấu tranh theo em,bên nào sẽ giành phần thắng.
-Nhận xét và bổ sung.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
-Suy nghĩ và trả lời.
-Nghe và ghi.
Hoạt động 2-Tổng kết
 -Gọi HS đọc ghi nhớ và nhắc lại.
d.Củng cố dặn dò
 -Về nhà học bài.
 -Chuẩn bị bài mới-Tổng kết.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 9CKTKN.doc