Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013

I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài thực hành.

- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7

- Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.

II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:

 - Hình thức: Tự luận.

 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.

 III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học

IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:

 a.Yêu cầu chung : (1.0 điểm)

 - Bài viết phải đáp ứng yêu cầu của kiểu văn tự sự đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.

 - Xác định ngôi kể, trình tự kể, diễn biến tâm trạng

 - Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp.

 b.Đáp án và biểu điểm:

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 4 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	 Ngày soạn: 16/09/2012
Tiết PPCT: 13-14 Ngày dạy : 18/09/2012
Văn bản: LÃO HẠC 
 -Nam Cao-
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của ng ười nông dân cùng khổ.
- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
3. Thái độ: Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng đối với người nông dân nghèo khổ. 
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, bình, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: KIỂM TRA 15 PHÚT
ĐỀ:
I.Trắc nghiệm: (3.0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. 
Câu 1: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” kể về nhân vật chính nào?
 A. Chị Dậu B. Anh Dậu C. Bà hàng xóm D. Cai lệ.
Câu 2: Suất sưu nào gia đình anh Dậu còn thiếu?
 A. Suất sưu của anh Dậu B. Suất sưu của anh Hợi 
 C. Suất sưu của thằng Dần D. Suất sưu của anh Dậu và anh Hợi 	 
Câu 3: Điều gì đã giúp chị Dậu quật ngã được hai tên tay sai?
Lòng căm giận B. Tình yêu thương chồng
 C. Uất hận vì sự bất công D. Sự căm ghét bọn tay sai.
 Câu 4: Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” thuộc chương mấy của tác phẩm Tắt đèn?
 A. XV B. XVI C. XVII D. XVIII.
Câu 5: Trong tình thế nguy ngập khi bọn tay sai đến nhà thúc sưu, chị Dậu phải làm gì?
 A. Phải bảo vệ được chồng B. Phải khất được sưu
 C. Vừa bảo vệ chồng vừa khất sưu D. Bảo vệ cả gia đình.
Câu 6: Dòng nào nhận xét đúng về diễn biến thái độ của chị Dậu với tên cai lệ?
 A. Từ nhẫn nhục đến phản kháng quyết liệt bằng lí lẽ.
 B. Từ thiết tha van xin đến cãi lí và lại tiếp tục van xin
 C. Từ nhẫn nhục đến phản kháng bằng lời, chống trả bằng vũ lực
 D. Từ nhẫn nhục đến phản ứng quyết liệt bằng vũ lực rồi bằng lí lẽ.
 II.Tự luận: (7.0 điểm)
 Câu 1: Thế nào là trường từ vựng? (2.0 điểm) 
 Câu 2: Tóm tắt ngắn gọn đoạn trích Tức nước vỡ bờ ? (5.0 điểm) 
ĐÁP ÁN: 
I. Trắc nghiệm: Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm 
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
A
B
B
D
C
C
II.Tự luận: (7.0 điểm)
Câu 1: Trường từ vựng là tập hợp các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa (2.0 điểm) 
 Câu 2: (5.0 điểm) HS tóm tắt ngắn gọn, đảm bảo các ý sau: 
Gia đình chị Dậu thuộc loại cùng đinh, không có tiền nộp sưu nên anh Dậu bị ốm vẫn bị bọn tay sai đánh đập. Chị Dậu đành bán đứa con gái đầu lòng để lấy tiền cứu chồng, nhưng chị phải đóng thêm suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu bị đánh bất tỉnh, hàng xóm mang về nhà, vừa tỉnh dậy, bọn lính đã xộc vào nhà, chị Dậu van xin và chống trả lại bọn tay sai. Đoạn trích thể hiện phẩm chất cao đẹp của chị Dậu, và tinh thần phản kháng thế lực áp bức. 
3. Bài mới : Nam Cao (1915 – 1951) - nhà văn hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội. Tiêu biểu cho đề tài người nông dân nghèo bị áp bức là tác phẩm Lão Hạc – một thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
 Em hãy giới thiệu quê quán, đề tài sáng tác và một số tác phẩm của Nam Cao.
Xuất xứ ? Thể loại văn bản ?
HS trả lời. GV chốt ý
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn cách đọc và giải thích từ khó 
GV: Em nào có thể tóm tắt văn bản?
HS tóm tắt, GV ghi điểm cho HS tóm tắt tốt.
GV:Vb này chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần 
Phương thức biểu đạt?
GV: Nêu ngắn gọn gia cảnh của lão Hạc?
HS: Trả lời
GV:Tại sao một con chó lại được lão Hạc gọi là cậu Vàng?
Hs:Lão Hạc nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó lão nuôi làm bạn, được gọi thân mật là cậu Vàng
HẾT TIẾT 13 CHUYỂN TIẾT 14
GV: Lí do gì khiến lão Hạc phải bán cậu vàng ?
HS: Sau khi bị ốm, cuộc sống của lão Hạc quá khó khăn, lại gặp kì thóc cao gạo kém, lão nuôi thân không nổi 
GV: Cuộc bán cậu Vàng, đã lưu lại trong tâm trí lão Hạc ntn?
HS: Nó có biết gì đâu lão xử với tôi như thế à
GV: Bộ dạng của lão Hạc khi nhớ lại sự việc này ?
HS: Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước  mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . Lão hu hu khóc.
GV bình : Động từ ép trong câu văn “Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra” có sức gợi lên khuôn mặt cũ kĩ, già nua, khô héo; một tâm hồn đau khổ đến cản kiệt cả nước mắt, một hình hài rất đáng thương.
GV: Những từ ngữ tượng hình tượng thanh nào được sử dụng để tạo hình ảnh cụ thể, sinh động cho lão Hạc? Nghệ thuật?
HS: suy nghĩ và trả lời
GV: Từ đó, ta thấy lão Hạc có tâm trạng như thế nào? 
Gv: Trước khi chọn cái chết, lão Hạc nhờ ông Giáo làm gì? Từ đó giải thích nguyên nhân các chết của lão Hạc?
HS: Nhờ ông Giáo trông coi mảnh vườn và gửi tiền lo ma chay sau khi chết. Lão chết để không tiêu vào số tiền và mảnh vườn để giành cho con.
Gv giảng thêm: tài sản duy nhất lão Hạc có thể dành cho con trai, món tiền mang danh dự của kẻ làm cha. Món tiền 30 đồng bạc do cả đời dành dụm sẽ được dùng phòng khi lão chết có tiền ma chay. Món tiền ấy mang danh dự của kẻ làm người. Lão Hạc là người tự trọng, không muốn liên lụy đến hàng xóm, không muốn người đời xem thường.
GV: Gia cảnh lão Hạc đã đến mức lão phải chết đói không? 
HS: Gia cảnh nghèo đói nhưng chưa đến mức chết đói vì lão còn 30 đồng và 3 sào vườn. Nếu không thương con, nếu không có lòng tự trọng của kẻ làm ngươi, làm cha thì lão có thể sống sung túc với số tiền lão giành dụm được. 
GV: Hãy tìm trong đoạn văn đó những chi tiết miêu tả cái chết của lão Hạc ? (Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi ; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên)
GV: Đặc tả cái chết của lão Hạc tác giả đã sử dụng từ ngữ ntn? (Dùng liên tiếp các từ tượng thanh, tượng hình: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc, tru tréo )
GV: Theo em việc sử dụng những từ ngữ như thế có tác dụng gì? 
HS: Tạo hình ảnh cụ thể sinh động về cái chết dữ dội, thê thảm của lão Hạc 
HS: Vì sao mà lão Hạc lại phải tìm đến cái chết ?
HS: Chết để giữ mảnh vườn và số tiền dành dụm bấy lâu nay cho người con trai, đồng thời cũng là để tạ lỗi cùng cậu Vàng 
Gv: Cái chết của lão Hạc còn có ý nghĩa như thế nào ?
Hs: Nó góp phần bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão Hạc: nghèo khổ bế tắc cùng đường , giàu tình thương yêu và lòng tự trọng. Mặt khác cái chết của lão Hạc còn có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến, người nông dân chỉ tìm lại tự do bằng cái chết của chính mình
* Theo dõi nhân vật ông giáo trong truyện cho biết 
GV: Vai trò của ông giáo ntn trong truyện ? 
HS: Vừa là người chứng kiến vừa tham gia vào câu chuyện của nhân vật chính vừa đóng vai trò dẫn dắt truyện, vừa trực tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm, bộc lộ tâm trạng của bản thân) 
GV: Thái độ của nhân vật “tôi” khi nghe lão Hạc kể chuyện như thế nào ? (Ông giáo dần dần thay đổi từ chỗ dửng dưng đến chỗ khâm phục, cảm thương sâu sắc đối với nổi khổ và tấm lòng của lão Hạc)
GV: Những hành động, cách cư xử nào chứng tỏ lòng xót xa yêu thương của “tôi” đối với lão Hạc ?
HS: Tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc 
Ông con mình ăn khoai , uống nước thế là sướng 
GV: Từ đấy, phẩm chất nào của nhân vật tôi được bộc lộ 
HS: Lòng nhân ái dựa trên sự chân tình và đồng khổ 
Gv: Nhân vật ông giáo trong vb Lão Hạc là hình ảnh của nhà văn Nam Cao. Từ nhân vật này em hiểu gì về tác giả Nam Cao? 
Hs: Là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện. Giàu lòng thương người. Có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động 
Gv: Em học tập được gì từ nghệ thuật kể chuyện của Nam Cao trong vb lão Hạc ? 
Gv: Học qua vb này em hiểu được điều sâu sắc nào về số phận và phẩm chất của người nông dân lao động trong xã hội cũ ? (Số phận đau thương, cùng khổ. Nhân cách cao quí, giàu lòng tự trọng )
Hs chốt nghệ thuật, nội dung và rút ra ý nghĩa văn bản?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Chú ý thay đổi giọng những đoạn Ông Giáo kể về lão Hạc để thể hiện tình cảm của nhà văn đối với nhân vật.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: Nam Cao (1915 – 1951). Nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội 
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Đăng báo lần đầu 1943, là tác phẩm tiểu biểu 
b. Thể loại: truyện ngắn
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
*Tóm tắt: 
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
+ Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng 
+ Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc
+ Cái chết của lão Hạc 
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
c. Phân tích:
c1. Nhân vật Lão Hạc: 
* Gia cảnh :
- Vợ chết, nhà nghèo, con trai không lấy được vợ bỏ làng đi.
- Coi cậu Vàng – kỉ vật của anh con trai như người bạn thân thiết nhất.
-> Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm: nghèo nàn, đáng thương.
* Lão Hạc bán cậu Vàng:
- Sau trận ốm, cuộc sống khó khăn lão phải bán cậu Vàng.
- Suy tính, đắn đo trước khi bán 
- Lão day dứt, ăn năn vì “Già bằng này tuổi đầu còn đánh lừa một con chó”.
- Bộ dạng: cười như mếu,mắt ầng ậng nước, mặt co rúm, vết nhăn xô laị, đầu ngẹo về một bên, miệng móm mém, hu hu khóc 
-> Miêu tả tâm lí với diễn biến tâm trạng phức tạp: đau khổ, dằn vặt, yêu thương loài vật
* Cái chết của lão Hạc 
- Chết để giành tiền và vườn cho con trai.
- Gửi tiền nhờ ông giáo lo ma chay.
-> Giàu đức hi sinh và giàu lòng tự trọng.
- Dùng bã chó để tự vẫn.
® Một cái chết dữ dội, thê thảm, kinh hoàng 
=> Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo lối kể khách quan, xây dựng hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao: người nông dân nhân hậu, nghèo nàn, không lối thoát. 
c2.Tấm lòng nhân đạo của nhà văn:
- Cảm thương sâu sắc với nỗi khổ của của người cha hết mực thương con; dành dụm tất cả những gì có thể có để con có được cuộc sống hạnh phúc.
- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khống cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Đan xen ngôi kể thứ nhất và thứ ba.
- Thể hiện được chiều sâu diễn biến tâm lí của nhân vật.
- Xây dựng hình tượng nhân vật chân thực, có tính cá thể hóa cao.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: 
Phẩm chất người nông dân không thể bị hoen ố du phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài cũ:
- Đọc diễn cảm đoạn trích chú ý giọng điệu, ngữ điệu của nhân vật.
- Tóm tắt truyện, nắm vững nội dung và nét đặc sắc nghệ thuật của truyện.
 * Bài mới: Soạn bài “Liên kết các đoạn trong văn bản”.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************
Tuần : 4 Ngày soạn: 19/09/2012
Tiết PPCT: 15-16 Ngày dạy: 21/09/2012
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 - VĂN TỰ SỰ
I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA:
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng xây dựng đoạn văn để làm tốt bài thực hành.
- Ôn lại kiểu bài tự sự đã học lớp 6, có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7 
- Luyện tập viết bài văn và đoạn văn.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA:
 - Hình thức: Tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 90phút.
 III. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
IV. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
 a.Yêu cầu chung  : (1.0 điểm)
 - Bài viết phải đáp ứng yêu cầu của kiểu văn tự sự đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm, chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình.
 - Xác định ngôi kể, trình tự kể, diễn biến tâm trạng
 - Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả, đúng ngữ pháp. 
 b.Đáp án và biểu điểm: 
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần: 
a.Mở bài: 
Mở bài: Giới thiệu kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
b.Thân bài: HS đảm bảo các ý cơ bản sau:
- Xác định ngôi kể : thứ nhất , thứ ba 
- Xác định trình tự kể 
 + Theo thời gian, không gian 
 + Theo diễn biến của sự việc (Cần đưa ra sự sắp xếp theo trình tự phù hợp với câu chuyện) 
 + Theo diễn biến của tâm trạng 
c.Kết bài: Khẳng định ý nghĩa vai trò của kỉ niệm ấy trong lòng em. 
điểm
7.0 điểm 
1.0 điểm
(Chú ý: Trên đây chỉ là đáp án sơ lược, tùy từng đối tượng HS cụ thể ở địa phương mà GV chấm và cho điểm thích hợp)
IV. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 4 van 8 tiet 13141516.doc