Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng: - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn kể chuyện.

 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.

3. Thái độ: Cần xác định được sự việc và nhân vật chính trong văn tự sự hoặc một câu chuyện kể.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài văn?

 3. Bài mới: Ở lớp 6, các em đã làm quen và nhận biết được sự kết hợp, đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm với kể chuyện trong một vb tự sự, các em đã thấy được vai trò và tác dụng của các yếu tố ấy. Bài học này, chúng ta sẽ đi vào thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm để củng cố lại những hiểu biết đã học.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 28: Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	 Ngày soạn: 10/10/2012
Tiết PPCT: 28 Ngày dạy : 12/10/2012
Tập làm văn: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP 
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Vận dụng kiến thức về các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự, thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm 
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: - Thực hành sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong làm văn kể chuyện.
 - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm có độ dài khoảng 90 chữ.
3. Thái độ: Cần xác định được sự việc và nhân vật chính trong văn tự sự hoặc một câu chuyện kể.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài văn?
 3. Bài mới: Ở lớp 6, các em đã làm quen và nhận biết được sự kết hợp, đan xen giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm với kể chuyện trong một vb tự sự, các em đã thấy được vai trò và tác dụng của các yếu tố ấy. Bài học này, chúng ta sẽ đi vào thực hành luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm để củng cố lại những hiểu biết đã học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
GV yêu cầu hs tìm hiểu các dữ kiện ở mục I, sgk 
GV: Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì?
 - Sự việc: gồm một hoặc nhiều các hành vi, hành động...đã xảy ra cần được kể lại một cách rõ ràng, mạch lạc để những người khác cũng được biết 
 - Nhân vật chính: là chủ thể của hành động hoặc là một trong những người chứng kiến sự việc đã xảy ra 
GV: Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự?
- Có vai trò làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn và nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động 
- Các yếu tố miêu tả biểu cảm có thể nhiều hay ít; đậm hay nhạt; nhưngnó chỉ có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính 
GV: Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gốm mấy bước? Nhiệm vụ của từng bước là gì? Gồm 5 bước 
+ Bước 1: lựa chọn sự việc chính: sự việc có đối tượng là đồ vật, con người 
+ Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể 
- Người kể ở ngôn thứ nhất (số ít): tôi, mình, tối, em... 
- Người kể ở ngôi thứ nhất số nhiều: chúng tối, 
- Người kể ở ngôi thứ nhất (số ít hoặc số nhiều ) gián tiếp, thường là tác giả giấu mình đi để cho nhân vật chính phát ngôn 
+ Bước 3: Xác định thứ tự kể 
GV: Khởi đầu: lời mở đầu có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động 
VD: Em ngồi thẩn thờ trước cái lọ hoa đẹp vừa bị vở tan Chỉ vì một chút vội vàng mà em đã phải trả giá bằng sự tiệc nuối, ân hận 
- Thế là cái lọ hoa đẹp mà bố em rất thích đã bị vở tan - Chắc là bố em sẽ buồn lắm 
- Huỵch một cái, em bị vấp ngã không sao gượng lại được. Cái lọ hoa đẹp ở trên tay bị văng ra và vỡ tan 
GV: Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết, có xen kẻ miêu tả và biểu cảm 
 VD: Vỡ thành những mảnh lớn có thể gắn lại bằng keo
- Ngắm nghía mân mê những mãnh vỡ có hoa văn đẹp 
- Thu dọn, nhặt nhạnh các mãnh vỡ
- Các sự việc có liên quan: bố, mẹ, anh, chịvề và chứng kiến sự việc 
GV: Kết thúc: suy nghĩ cảm xúc của bản thân hoặc thái độ, tình cảm của người thân, bạn bè sau khi sự việc đã xảy ra. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận 
+ Bước 4: xác định liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm sẽ dùng để viết đoạn văn tự sự 
- Miêu tả: hình dáng, màu sắc, chất liệu, vẻ đẹp của cái lọ hoa 
- Biểu cảm: suy nghĩ tình cảm, trân trọng, ngưỡng mộ, sự nuối tiếc và ân hận 
+ Bước 5 : Viết thành đoạn văn 
GV: Viết đoạn văn hoàn chỉnh về đề bài vừa tìm hiểu trên 
LUYỆN TẬP 
GV: Cho sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết.
- Hãy đóng vai ông giáo và cho viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. Ø HS viết đoạn văn (10 phút)
Bài tập 2 :
GV: Hãy tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc. So sánh, đối chiếu với đoạn văn mà em vừa hoàn thành và rút ra nhận xét:
- Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được điều gì?
- Đoạn văn của em đã kết hợp được các yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa?
Ø HS trình bày. HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung. GV đọc đoạn văn mẫu (bên dưới) cho HS nghe để so sánh với đoạn văn của mình. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV hướng dẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
I. CỦNG CỐ KIẾN THỨC:
1/ Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm 
+ Những yếu tố cần thiết để xd đoạn văn tự sự :
- Sự việc, nhân vật chính
+ 5 bước xây dựng đoạn văn tự sự 
Bước 1: Lựa chọn các sự việc chính (sự việc có đối tượng là đồ vật )
Bước 2: Lựa chọn ngối kể (Ngôi thứ nhất ) 
Bước 3 : Xác định thứ tự kể 
- Khởi đầu: có thể là cảm tưởng, nhận xét, hành động 
- Diễn biến: Kể lại sự việc một cách chi tiết, có xen kẻ miêu tả và biểu cảm 
- Kết thúc: Suy nghĩ cảm xúc của bản thân hoặc thái độ tình cảm của người thân, bạnbè sau khi sùự việc đã xảy ra. Bài học kinh nghiệm về tính cẩn thận 
Bước 4: Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả, biểu cảm để dùng viết đoạn văn tự sự 
- Miêu tả: hình dáng, màu sắc, chất liệu của cái lọ hoa 
- Biểu cảm: suy nghĩ tình cảm, trân trọng, ngưỡng mộ, sự nuối tiếc và ân hận 
Bước 5: Viết thành đoạn văn 
 - HS viết bài
II. LUYỆN TẬP: 
Bài tập 1: 
- Đóng vai ông giáo và cho viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ.
Bài tập 2 :
 - “Nụ cười như mếu Lão khóc hu hu”
-> Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đã khắc sâu vào lòng người đọc một lạo Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài 
- Và đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận, xót xa
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Rút ra bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có kết hợp yếu tố kể-tả-biểu cảm
- Viết đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong các truyện đã học có kết hợp kể- tả- biểu cảm
* Bài mới: Soạn bài “Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm”.
Soạn bài tiết sau: Chiếc lá cuối cùng.
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7 van 8 tiet 28.doc