Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.

- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ và thán từ trong văn bản.

- Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức: - Khái niệm trợ từ và thán từ

 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ và thán từ

 2. Kĩ năng: - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.

 3. Thái độ: - Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là từ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho ví dụ minh hoạ?

 - Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội có tác dụng gì ? Làm thế nào để tránh lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội

 3. Bài mới : Các trợ từ, thán từ mang lại sắc thái biểu cảm và thái độ đánh giá khác nhau của người nói(viết). Tiết học hôm nay sẽ cho chúng ta biết cách sử dụng trợ từ, thán từ khi nói và viết.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 23: Trợ từ, thán từ - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*************************************
Tuần: 6	 Ngày soạn: 03/10/2012
Tiết PPCT: 23 Ngày dạy : 05/10/2012
Tiếng Việt: TRỢ TỪ, THÁN TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ và thán từ trong văn bản.
- Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: - Khái niệm trợ từ và thán từ 
 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ và thán từ 
 2. Kĩ năng: - Dùng trợ từ và thán từ phù hợp trong nói và viết.
 3. Thái độ: - Biết dùng trợ từ và thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
C. PHƯƠNG PHÁP - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là từ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội ? Cho ví dụ minh hoạ? 
 - Sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội có tác dụng gì ? Làm thế nào để tránh lạm dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội
 3. Bài mới : Các trợ từ, thán từ mang lại sắc thái biểu cảm và thái độ đánh giá khác nhau của người nói(viết). Tiết học hôm nay sẽ cho chúng ta biết cách sử dụng trợ từ, thán từ khi nói và viết.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG
Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó?
- Nó ăn hai bát cơm.
- Nó ăn những hai bát cơm.
- Nó ăn có hai bát cơm.
 Khác: Câu 1 nói lên một sự việc khách quan.
Câu thứ 2: Thêm từ những -> diễn đạt ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều hơn mức bình thường.
Câu thứ 3: Thêm từ có -> còn có ý nghĩa nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít hơn mức bình thường.
Gv: Như vậy, những và có là từ dùng để biểu thị thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu? Vậy trợ từ là gì?
HS trả lờiGV: Qua phân tích vd, em hiểu thế nào là trợ từ ?
Bài tập nhanh 
 Đặt 3 câu có dùng 3 trợ từ Chính, đích, ngay và nêu tác dụng của việc dùng 3 trợ từ đó . 
* Yêu cầu HS đọc ví dụ.
 Các từ này, a, vâng trong đoạn trích biểu thị điều gì?
 Này: tiếng thốt ra tạo sự chú ý của người đối thoại. A: tiếng thốt tạo sự tức giận. 
Vâng: tiếng đáp lại lời người khác một cách lễ phép.
Lưu ý: A còn biểu thị sự vui mừng (khác ngữ điệu)
Nhận xét về cách dùng các từ này, a, vâng bằng cách lựa chọn những câu trả lời đúng.
A: Các từ ấy có thể làm thành một câu độc lập.
B: Các từ ấy không thể làm thành một câu độc lập.
C: Các từ ấy không thể làm một bộ phận của câu.
D: Các từ ấy có thể cùng những từ khác làm thành một câu và thường đứng đầu câu.
HS trao đổi, trả lời.
Gv: Từ việc tìm hiểu trên, cho biết thán từ là gì? HS đọc ghi nhớ.
LUYỆN TẬP  
Bài 1: HS đọc yêu cầu. Trong các câu, từ nào (các từ in đậm) là trợ từ, từ nào không phải là trợ từ?
Bài 2: HS giải thích từ. GV nhận xét.
Bài 3: Đọc đoạn văn và tìm thán từ.
HS thảo luận nhóm – 4 nhóm – 3 phút, các nhóm nhận xét
Bài 4: GV hướng dẫn HS làm
Bài 5: Đặt câu.
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân. HS trình bày. GV nhận xét
Bài tập củng cố: Đặt câu với trợ từ, thán từ
Gv đặt mẫu, gợi ý các từ để hs đặt câu
Hs: trao đỏi từng cặp, đạt câu.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
 Chọn một đoạn trong văn bản Trong lòng mẹ, tìm trợ từ, thán từ.
 Chuẩn bị bài “Tình thái từ”. Tình thái từ là gì? Có mấy loại tình thái từ?
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Trợ từ 
*Ví dụ :
- Nó ăn hai bát cơm 
-> Chỉ sự việc khách quan 
- Nó ăn những hai bát cơm 
-> Có ý nghĩa nhấn mạnh 
- Nó ăn có hai bát cơm 
-> Có ý nghĩa nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít
=> Trợ từ 
* Ghi nhớ : SGK/ 69
2.Thán từ 
* Ví dụ :
a. Từ “ này” là tiếng gọi gây sự chú ý của người đối thoại 
 Từ “ a” biểu thị sự tức giận 
b. Từ “ vâng”thể hiện thái độ lễ phép 
* Ghi nhớ : SGK/70
II. LUYỆN TẬP : 
Bài 1 : Nhận biết trợ từ 
(+) , (-), (+) , (-) (-) , (+) , (-) , (+) 
Bài 2 : Giải thích nghĩa các trợ từ 
a. Lấy: lặp lại 3 lần -> biểu thị tình cảm yêu thương mẹ tuyệt đối của bé Hồng với mẹ không rắp tâm nào có thể thay đổi được
b. Nguyên: Nhấn mạnh nhà gái thách cưới đã quá cao; đến: nghĩa là quá vô lí, thái độ oán trách của lão Hạc.
c. Cả: Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường của cậu Vàng
d. Cứ: Nhấn mạnh việc lặp đi lặp lại nhàm chán
Bài 3: Nhận biết và chỉ ra thán từ gọi đáp, thán từ biểu thị cảm xúc: 
a .này, à; b. chứ, ấy, đấy ; c.vâng; 
d.chao ôi ; e. hỡi ơi 
- Thán từ gọi đáp: a, b,c
- Thán từ cảm xúc: d,e
Bài 4: Giải thích nghĩa của thán từ:
a. Ha ha : thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột
 Ái ái: sự đau xót,van xin của bác Nồi Đồng
b.Than ôi: sự luyến tiếc đối với thời đã qua 
Bài 5: Đặt câu với 5 thán từ khác nhau
Chao ôi! Bao giờ cho đến tháng ba!
Ái ! Cậu làm tớ đau quá!
Ô hay! Cơm ngon thế này mà em không ăn à?
Này, tụi mình đi chơi đi các cậu!
Mẹ ơi! Con đã về đây nè!
A! Hoa đào nở rồi!
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
* Bài cũ: Vận dụng kiến thức đã học nhận biết trợ từ, thán từ trong văn bản tự chọn
* Bài mới: Tiết sau “Tình thái từ” .
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 van 8 tiet 23.doc