Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21+22: Cô bé bán diêm - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21+22: Cô bé bán diêm - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện. Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An – đéc – xen qua một tác phẩm tiêu biểu.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức:

- Những hiểu bết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An – đéc – xen.

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đói lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau ).

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

3. Thái độ: Yêu thương những em bé có hoàn cảnh bất hạnh

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, bình, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 2. Kiểm tra bài cũ: - Theo em, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lão Hạc là gì?

 - Qua nhân vật lão Hạc, em hiểu gì về phẩm chất và số phận của những người nông

 dân trước CMT8 ? Ý nghĩa văn bản?

 3. Bài mới : Trên thế giới có không nhiều những nhà văn chuyên viết truyện dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch An – đéc – xen. sáng tác thật tuyệt vời. Không những trẻ em khắp nơi yêu thích mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán. Cô bé bán diêm là một câu chuyện như vậy.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 609Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 21+22: Cô bé bán diêm - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6	 Ngày soạn: 01/10/2012
Tiết PPCT: 21-22 Ngày dạy : 03/10/2012
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
 An- đéc- xen 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện. Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An – đéc – xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: 
- Những hiểu bết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An – đéc – xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
2. Kĩ năng: 
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm. Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đói lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau ).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
3. Thái độ: Yêu thương những em bé có hoàn cảnh bất hạnh
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, bình, giảng, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: - Theo em, nguyên nhân dẫn đến cái chết của Lão Hạc là gì? 
 - Qua nhân vật lão Hạc, em hiểu gì về phẩm chất và số phận của những người nông 
 dân trước CMT8 ? Ý nghĩa văn bản?
 3. Bài mới : Trên thế giới có không nhiều những nhà văn chuyên viết truyện dành riêng cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch An – đéc – xen. sáng tác thật tuyệt vời. Không những trẻ em khắp nơi yêu thích mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán. Cô bé bán diêm là một câu chuyện như vậy. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
GIỚI THIỆU CHUNG
 Hs: Đọc chú thích
GV: Tác giả là ai, nhà văn nước nào? Kể tên một vài tác phẩm cảu ông?
HS: Trả lời từng ý phần chú thích
GV: Nhận xét, chốt ý, ghi bảng.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV hướng dẫn cách đọc và giải thích từ khó 
GV:Vb này chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần 
Phương thức biểu đạt?
Gọi hs đọc phần 1 
GV: Theo dõi văn bản cho biết gia cảnh cô bé có gì đặc biệt ?
Gv: Cảm nhận của em về gia cảnh của cô bé ?
Hs: Mẹ chết, sống với bố nghiện ngập, bà nội cũng đã qua đời, nhà nghèo, nơi ở của hai cha con là một xó tăm tối. Tự mình đi bán diêm để kiếm sống và mang tiền về cho bố. Cảnh ngộ đáng thương
Gv: Cảnh ngộ của cô bé trong đêm giao thừa được tả lại ra sao?
HS: Trong nhà cửa sổ mọi nhà đều sáng rực  sực mùi ngỗng quay. Ngoài đường: Em ngồi nép trong một góc tường ; thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn 
GV: Nhà văn sử dụng nghệ thuật gì giới thiệu gia cảnh của cô bé bán diêm? Tác dụng?
GV: Những sự việt đó đã làm xuất hiện một cô bé bán diêm ntn trong cảm nhận của em ?
HS: Nhỏ nhoi cô độc, đói rét, bị đầy ải, không được ai đoái hoài – một em bé hết sức khốn khổ và đáng thương 
GV: phân tích, liên hệ số phận của một số em bé trong văn học Việt Nam.
HẾT TIẾT 21 CHUYỂN TIẾT 22
HS đọc đoạn 2 
GV: Hãy cho biết cô bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần? Cho biết mộng tưởng của cô bé qua các lần quẹt diêm và ý nghĩa của các giấc mơ đó?
HSTLN – 3 phút – nhóm 4 HS. Sau đó các nhóm trình bày, GV nhận xét 
Gv phân tích: Lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé đã thấy lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Đây là mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc. 
Lần quẹt diêm thứ 2, cô bé đã thấy bàn ăn thịnh soạn ... 
Trong lần quẹt diêm thứ 3 cô bé thấy cây thông Nô- en với hàng ngàn ngọn nết sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh - một mong ước được vui chơi trong đêm Nô- en. Đặc biệt, trong lần quẹt diêm thức tư cô bé mơ gặp được bà, lần thứ 5 cô muốn theo bà để bớt cô đơn giữa cõi đời. Bằng nghệ thuật tương phản tác giả đã làm nổi rõ mong ước hạnh phúc chính đáng của em bé bán diêm và thân phận của em. 
GV: Em nghĩ gì về những mong ước của cô bé trong 5 lần quẹt diêm ấy ? 
HS: Những mong ước chân thành chính đáng, giản dị của bất cứ đứa trẻ nào trên thế giới 
GV: Tất cả những điều kể trên đã nói với ta về một em bé như thế nào?
HS: bị bỏ rơi, đói rét và cô độc, luôn khao khát được ấm no, yên vui và thương yêu 
HS đọc đoạn cuối
GV: Mọi người bảo nhau: Chắc nó muốn sưởi ấm ! Kết thúc này gợi cho em suy nghĩ gì về số phận những con người nghèo khổ trong xã hội cũ ?
HS: Số phận hoàn toàn bất hạnh, xã hội thờ ơ với nổi bất hạnh của người nghèo 
GV: Em có muốn có một kết cục khác không ? (HS bộc lộ)
GV: Hình ảnh em bé chết mà đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười gợi cho em suy nghĩ gì? 
HS: Trình bày
Gv: Đọc Cô bé bán diêm, em nhận thấy tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? 
HS: Thảo luận, trình bày.
GV: Sống trên một thế gian lạnh lùng và đói khát sẽ không có chỗ cho ấm no và hạnh phúc của trẻ thơ nghèo khổ. Xã hội hãy quan tâm đến trẻ thơ nhiều hơn.
GV: Từ đó, em hiểu gì về tấm lòng nhà văn An-đéc -xen dành cho thế giới nhân vật tuổi thơ của ông ? 
HS: Thương xót, đồng cảm, bênh vực.
GV: Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của An- đec -xen mà chúng ta cần học tập ?
HS: Đan xen yếu tố thật và huyền ảo, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm, kết cầu truyện theo lối tương phản
GV chốt: Đó là một cái chết vô tội, là bi kịch đau thương tương phản giữa 2 mảnh đời: mặt trời lên, trong sáng, mọi người vui vẻ ra khỏi nhà >< em bé đã chết ở xó tường lạnh lẽo, thi thể giữa những bao diêm. Là bi kịch của cuộc đời thiếu vắng tình thương, một cái chết đẹp về hình hài và thể xác. Câu chuyện thắm đẫm tính nhân đạo của nhà văn với những mảnh đời bất hạnh. Tác phẩm thức tỉnh lòng người về tình yêu thương, sự quan tâm đến trẻ em, hãy trân trọng, nâng niu, gìn giữ những gì đang có.
HS trình bày nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa văn bản ?
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC  
GV hướng dẫn HS văn bản tiết sau : Đọc văn bản Đánh nhau với cối xay gió. Tìm những nét tương phản đối lập giữa hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê và Xan-Chô Pan-Xa.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả: An - đéc - xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch, “người kể chuyện cổ tích”nổi tiếng thế giới, truyện của ông đem đến cho độc giả cảm nhận về niềm tin và yêu thương đối với con người.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Trích tác phẩm cùng tên - là một trong những truyện nổi tiếng nhất của nhà văn An - đéc – xen
b. Thể loại: truyện ngắn
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – Tìm hiểu từ khó:
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục : 3 phần 
+ Phần 1: Từ đầu đến đôi tay em cứng đờ ra (Em bé trong đêm giao thừa) 
+ Phần 2: Tiếp theo đến đã về chầu thượng đế (Thực tế và mộng tưởng) 
+ Phần 3 : Còn lại (Một cảnh thương tâm)
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả và biểu cảm
c. Phân tích:
c1. Số phận của em bé bán diêm :
* Gia cảnh :
- Bà và mẹ đã mất
- Sống với người bố tàn bạo
- Em phải đi bán diêm để kiếm sống.
* Cảnh ngộ trong đêm giao thừa
- Bụng đói, đầu trần, chân đất ở ngoài đường rét mướt.
- Không bán được que diêm nào, không ai bố thí một đồng.
-> Tương phản đối lập, miêu tả rõ nét  thể hiện cảnh ngộ mồ côi đáng thương.
* Mộng tưởng và thực tế:
Lần quẹt thứ 1: lò sưởi bằng sắt
Em đang rét
Lần thứ 2: bàn ăn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn bát đĩa bằng sứ quí giá, có ngỗng quay
Em đang đói
Lần thứ 3: cây thông Nô – en với hàng ngàn ngọn nến 
Buồn tủi, cô độc, ước ao có một đêm giao thừa thật đẹp
Lần thứ 4: bà nội hiện về
Khát khao tình yêu thương của người thâm yêu
Lần thứ 5: bà cụ cầm tay em và 2 bà cháu bay vụt về trời.
-> Hình ảnh, chi tiết đối lập, sắp xếp trình tự sự việc 
=> Khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ đáng thương, luôn khao khát được ấm no yên vui và thương yêu.
c2.Tấm lòng của nhà văn:
- Đồng cảm với khát khao hạnh phúc của em bé mồ côi.
- Thương xót, dằn vặt trước cái chết vô tội của một em bé nghèo.
- Lên án sự thờ ơ lạnh lùng, thiếu trách nhiệm, thiếu tình người của gia đình và xã hội.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật:
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kể chuyện.
b. Nội dung:
* Ý nghĩa văn bản: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
* Bài cũ: Đọc diễn cảm đoạn trích. Ghi lại cảm nhận của em về một hoặc một vài chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích.
* Bài mới: Tiết sau “Trợ từ, thán từ ”
 Chuẩn bị: Đánh nhau với cối xay gió.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6 van 8 tiet 21 22.doc