Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 11: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 11: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình.

- Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Đặc điểm của từ tượng thanh, từ tượng hình.

 - Công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.

2. Kĩ năng: - Nhận biết từ tượng thanh, từ tượng hình và giá trị của chúng trong văn miêu tả.

 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp với hoàn cảnh nối, viết.

3. Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ? Các cấp độ khái quát của trường từ vựng? Lập trường từ vựng về người(bộ phận, giới, tuổi tác, quan hệ họ hàng, chức vụ, hình dáng, hoạt động phẩm chất, tâm lý, tính cách )

3. Bài mới : Một trong những cái hay cái đẹp của từ Tiếng Việt phải kể đến từ tượng thanh, từ tượng hình. Vậy từ tượng thanh, từ tượng hình là gì, tác dụng của nó ra sao?

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 11: Từ tượng hình, từ tượng thanh - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 Ngày soạn: 11/09/2012
Tiết PPCT: 11 Ngày dạy : 13/09/2012
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình.
- Có ý thức sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Đặc điểm của từ tượng thanh, từ tượng hình.
 - Công dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình.
2. Kĩ năng: - Nhận biết từ tượng thanh, từ tượng hình và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
 - Lựa chọn, sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình phù hợp với hoàn cảnh nối, viết.
3. Thái độ: Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là trường từ vựng? Cho ví dụ? Các cấp độ khái quát của trường từ vựng? Lập trường từ vựng về người(bộ phận, giới, tuổi tác, quan hệ họ hàng, chức vụ, hình dáng, hoạt động phẩm chất, tâm lý, tính cách)
3. Bài mới : Một trong những cái hay cái đẹp của từ Tiếng Việt phải kể đến từ tượng thanh, từ tượng hình. Vậy từ tượng thanh, từ tượng hình là gì, tác dụng của nó ra sao? 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG :
 Trong các từ in đậm, những từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; những từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người?
Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và văn tự sự?
Hs: Làm cho hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động và có giá trị biểu cảm cao.
Vậy từ tượng hình và từ tượng thanh có đặc điểm và công dụng gì?
 HS đọc ghi nhớ sgk tr 49.
LUYỆN TẬP
 GV đọc yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu.
+ Từ tượng thanh: soàn soạt, bốp, bịch, nham nhảm.
+ Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người? Gợi tả âm thanh?
 GV tổ chức thi giữa các tổ. Tổ nào tìm được nhiều nhất sẽ được cộng điểm.
HS thi tiếp sức trên bảng. Các nhóm nhận xét.
Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ? 
 HS suy nghĩ, trả lời. GV nhận xét.
Đặt câu với các từ: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, tích tắc, lập loè, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.
 HS làm việc cá nhân và trả lời.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV hướng dẫn một số nội dung 
(Tư liệu gợi ý: Bài thơ: Kẽm Trống.
 Hai bên thì núi giữa thì sông,
 Có phải đây là Kẽm Trống không?
 Gió giật sườn non khua lắc cắc
 Sóng dồn mặt nước vỗ bong bong.
 (Hồ Xuân Hương) 
- Bài thơ về chú bé Lượm của Tố Hữu
TÌM HIỂU CHUNG :
1. Đặc điểm, công dụng: 
a- Phân tích ví dụ.
+ Các từ gợi âm thanh: hu hu, ư ử.
+ Các từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượu, xồng xộc, sòng sọc.
ð Các từ như trên giúp cho hình ảnh, âm thanh được tả cụ thể hơn, sinh động hơn.
2- Ghi nhớ: sgk tr 49
II. LUYỆN TẬP:
Bài 1/49, 50: Xác định từ tượng thanh, tượng hình trong một đoạn văn:
+ Từ tượng thanh: soàn soạt, bốp, bịch, nham nhảm.
+ Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo.
Bài 2/50: Tìm từ tượng hình, tượng thanh
- Gợi tả dáng đi của con người: chậm chạp, thoăn thoắt, nhẹ nhàng, khoan thai, lảo đảo, liêu xiêu, ngật ngưỡng.. 
- Gợi tả âm thanh: róc rách, ầm ầm, ào ào...
Bài 3/50: Phân biệt nghĩa của từ tượng thanh, tượng hình:
+ Cười ha hả: gợi tả tiếng cười to, tỏ ra khoái chí.
+ Cười hì hì: từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi, thường bộc lộ sự thích thú, có vẻ hiền lành.
+ Cười hô hố: mô phỏng tiếng cười to, thô lỗ và gây cảm giác khó chịu cho người khác.
+ Cười hơ hớ: mô phỏng tiếng cười thoải mái vui vẻ, không cần che đậy, giữa gìn.
Bài 4/51: Đặt câu có từ tượng thanh, tượng hình: 
- Gió thổi ào ào nhưng vẫn nghe rõ những tiếng cành khô gẫy lắc rắc.
- Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã.
- Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa.
- Đêm tối, trên con đường khúc khuỷu, thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập lòe.
- Chiếc đồng hồ báo thức trên bàn kiên nhẫn kêu tích tắc suốt đêm.
 - Mưa rơi lộp độp trên những tàu lá chuối.
- Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
* Bài cũ: Học bài, nắm khái niệm và biết cho ví dụ từ tượng hình, từ tượng thanh 
- Viết một đoạn văn, thơ ngắn có sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình (tiết sau nộp bài)
* Bài mới: Chuẩn bị: Xây dựng đoạn trong văn bản
E. RÚT KINH NGHIỆM
**************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct11 tu tuong thanh tu tuong hinh.doc