Đề cương ôn tập Sinh học 8

Đề cương ôn tập Sinh học 8

BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

Câu1: Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? phần thân chứa những cơ quan nào?

* Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, chân và chân tay.

* Phần thân:

- khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành

+ Khoang ngực chứa tim phổi

+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, hệ bài tiết( thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản

Câu 2: Bằng 1 VD em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể

- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp timo tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh

BÀI 3: TẾ BÀO

Câu 1: SGK/ 13

Đáp án: 1c; 2a; 3b; 4e; 5d.

Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

- chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể

 

doc 20 trang Người đăng vanady Lượt xem 1603Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Sinh học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Sinh học 8
Chương I: Khái quát về cơ thể người
Bài 2: Cấu tạo cơ thể người 
Câu1: Cơ thể người gồm mấy phần, là những phần nào? phần thân chứa những cơ quan nào?
* Cơ thể người chia làm 3 phần: Đầu, chân và chân tay.
* Phần thân: 
- khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành 
+ Khoang ngực chứa tim phổi 
+ Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, hệ bài tiết( thận, bóng đái) và cơ quan sinh sản 
Câu 2: Bằng 1 VD em hãy phân tích vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể 
- Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp timo tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu, mô hôi tiết nhiều điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh 
Bài 3: Tế bào 
Câu 1: SGK/ 13
Đáp án: 1c; 2a; 3b; 4e; 5d.
Câu 2: Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể 
- chức năng của tế bào là thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Ngoài ra sự phân chia tế bào giúp cơ thể lớn lên tới giai đoạn trưởng thành có thể tham gia vào quá trình sinh sản. như vậy mọi hoạt động sống của cơ thể đều liên quan đến hoạt động sống của tế bào nên tế bào còn là đơn vị chức năng của cơ thể 
Bài 4: Mô 
Câu 1: hãy nêu các loại mô chính và chức năng 
* Cơ thể có 4 loại mô chính là:
- Mô biểu bì có chức năng bảo vệ,hấp thụ, tiết
- Mô liên kết: có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan 
- Mô cơ: gồm cơ vân, cơ trơn và cơ tim có chức năng cơ dãn 
- Mô thần kinh: tạo nên hệ thần kinh có chức năng tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan để trả lời các kích thích của môi trường 
Bài 6: Phản xạ 
Câu 1: Phản xạ là gì ? hãy lấy ví dụ về phản xạ
- Khái niệm: phản ứng cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ
- Ví dụ: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ 
Câu 2: Từ một VD cụ thể đã nêu, hãy phân tích đường đi của xung thần kinh trong phản xạ đó 
- Nếu ta dẫm phải hòn than thì cơ quan thụ cảm ở đó nhận được một cảm giác rất nóng , liền xuất hiện một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh . Rồi từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh li tâm tới chân ( cơ quan phản ứng)
- Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm chuyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích 
Chương II: Vận động
Bài 7: Bộ xương
Câu 1: Bộ xương gồm mấy phần ? Mỗi phần gồm những xương nào?
* Bộ xương người gồm 3 phần: 
- Phần đầu gồm:
+khối xương sọ có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não
+ Xương mặt nhỏ, có xương hàm
- Phần thân gồm:
+ có nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Các xương sườn gắn với cột sống và xương ức tạo thành lồng ngực( bảo vệ tim phổi)
- Xương chi gồm: xương tay và xương chân có các phần tương tự nhau
Câu 2: Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa gì đối với sự hoạt động của con người?
- Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm phức tạp trong lao động của con người 
- Xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau làm cho diện tích bàn chân lớn đảm bảo sự cân bằng vững chắc cho tư thế đứng thắng 
Câu 3: Vai trò của các khớp 
- Khớp động: giúp cơ thể có những cử động linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu lao động và hoạt động phức tạp: khớp cổ tay, khớp đầu gối
- Khớp bán động: giúp cơ thể mềm dẻo trong dáng đi thẳng và lao động phức tạp, cử động của khớp hạn chế : Khớp giữa các đốt sống
- Khớp bất động là loại khớp không cử động được: khớp giữa các xương so
Bài 8: Cấu tạo và tính chất của xương
Câu1: bảng 8.2 SGK/31
- Đáp án: 1b; 2g; 3d; 4e; 5a.
Câu 2: Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương
- Xương được cấu tạo bằng chất hữu cơ và chất vô cơ
+ Chất hữu cơ đảm bảo tính đàn hồi của xương 
+ Chất vô cơ ( canxi và phốt pho) đảm bảo độ cứng rắn của xương
Sự kết hợp giữa chất hữu cơ và chất vô cơ đảm bảo cho xương vừa rắn chắc vừa đàn hồi 
Câu 3: Nhờ đâu xương dài ra to ra?
- Xương to ra về bề ngang là nhờ các tế bào màng xương phân chia tạo ra những tế bào mới đẩy vào trong và hóa xương
- Xương dài ra là nhờ 2 đĩa sụn tăng trưởng ( nằm giữa thân xương và 2 đầu xương) hóa xương
Câu 4: Đánh dấu + vào ô trống chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân
a) cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang 2 bên 
b) Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại 
c) Xương chân lớn bàn chân hình vòm, xương gót phát triển 
d) Cả a, b và c.
Đáp án d.
Chương III: Tuần hoàn
Bài 13: Máu và môi trường trong cơ thể 
Câu 1: Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? chức năng của huyết tương và hồng cầu 
* Máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%), các tế bào máu gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu 
* Huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch; vận chuyển các chất dinh dưỡng các chất cần thiết khác và các chất thải 
- Hồng cầu vận chuyển ôxi và CO2 
Câu 2: Môi trờng trong cơ thể gồm những thành phần nào? chúng có quan hệ với nhau như thế nào?
- Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết:
+ Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo thành nước mô 
+ Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết để tạo ra bạch huyết
+ Bạch huyết lưu thông trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu 
Bài 14: bạch cầu - Miễn dịch 
Câu 1: Các bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ nào để bảo vệ cơ thể ?
- Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể 
+ Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện 
+ Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện 
+ Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào lim phô T thực hiện 
Câu 2: SGK / 47
- Người ta thường tiêm phòng ( chích ngừa) cho trẻ những loại bệng sau: sởi, lao, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt.
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau 
1. Sự thực bào là:
a) các bạch cầu hình thành chân giả bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn
b) các bạch cầu đánh và tiêu hủy vi khuẩn 
c) các bạch cầu bao vây làm cho vi khuẩn chết đói 
d) cả a và b
2. Tế bào lim phô T đã phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút bằng cách:
a) Tiết ra các prôtêin đặc hiệu làm tan màng tế bào bị nhiễm đó 
b) Nuốt và tiêu hóa tế bào bị nhiễm đó 
c) ngăn cản sự trao đổi chất của các tế bào bị nhiễm đó với môi trường trong
d) Cả b và c.
đáp án: 1.a; 2a.
Bài 15: Đông máu và nguyên tắc truyền máu 
Bài 16: tuần hoàn máu và lưu thông bạch huyết
Câu 1: Hệ tuần hoàn máu gồm những thành phần cấu tạo nào ? 
* Tim:
- Nửa phải( Tâm nhĩ phải và tâm thất phải )
- Nửa trái ( tâm nhĩ trái và tâm thất tráI ) 
* Hệ mạch:
- Vòng tuần hoàn nhỏ 
- Vòng tuần hoàn lớn 
Câu 2: hệ bạch huyết gồm những thành phần cấu tạo nào?
- Phân hệ lớn: mao mạch bạch huyết; hạch bạch huyết ; mạch bạch huyết; ống bạch huyết
- Phân hệ nhỏ: mao mạch bạch huyết; hạch bạch huyết; mạch bạch huyết; ống bạch huyết
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Thành phần bạch huyết khác thành phần máu ở chỗ:
a) Có ít hồng cầu, nhiều tiểu cầu
b) Nhiều hồng cầu, không có tiểu cầu
c) Không có hồng cầu, tiểu cầu ít 
d) Cả a và b.
2. Hướng luân chuyển bạch huyết đúng trong mỗi phân hệ là:
a) Tĩnh mạch " mao mạch bạch huyết " hạch bạch huyết" ống bạch huyết
b) mao mạch bạch huyết " mạch bạch huyết " hạch bạch huyết " mạch bạch huyết " ống bạch huyết " Tĩnh mạch
c) mạch bạch huyết" hạch bạch huyết " ống bạch huyết" mạch bạch huyết" mao mạch bạch huyết" Tĩnh mạch
d) Cả b và c.
đáp án: 1c; 2b.
Bài 17: Tim và mạnh máu 
Câu 1: Đánh dấu + vào Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
a) có 2 loại mạch máu là động mạch và tĩnh mạch 
b) có 3 loại mạch máu động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
c) đông mạch có lòng lớn hơn tĩnh mạch
d) mao mạch có thành mỏng chỉ gồm 1 lớp biểu bì
Câu 2: Câu hỏi 3 SGK /57( bảng 17.2)
đáp án: 
Các pha trong 1 chu kì tim
hoạt động của van trong các pha
sự vận chuyển của máu
Van nhĩ - thất
Van động mạch
pha dãn chung
mở
đóng
từ tĩnh mạch vào tâm nhĩ rồi vào tâm thất
pha nhĩ co
mở
đóng
từ tâm nhĩ vào tâm thất
pha thất co
đóng
mở
từ tâm thất vào động mạch
Câu 3: câu hỏi 2 SGK / 57- HS tự làm 
Bài 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch . Vệ sinh hệ tuần hoàn
Câu 1: Lực đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch đã được tạo ra từ đâu và như thế nào?
- Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ một sức đẩy do tim tạo ra( tâm thất co). sức đẩy này tạo nên 1 áp lực trong mạch má, gọi là huyết áp ( huyết áp tối đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất dãn ) và vận tốc máu trong mạch. Sức đẩy này ( huyết áp) hao hụt dần suốt chiều dài hệ mạch do ma sát với thành mạch và giữa các phân tử máu còn vận tốc máu trong mạch giảm dần từ động mạch cho đến mao mạch ( 0.5m/s ở động mạch " 0.001m/s ở mao mạch), sau đó lại tăng dần trong tĩnh mạch
Câu 2: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau
1. Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài khoảng 
a) 0.3 giây
b) 0.1 giây
c) 0.8 giây
d) 0.4 giây
2. Trong mỗi chu kì tim làm việc và nghỉ ngời như sau:
a) Tâm nhĩ làm việc 0.1 giây, nghỉ 0.7 giây.
b) Tâm thất làm việc 0.3 giây, nghỉ 0.5 giây.
c) Tim nghỉ hoàn toàn là 0.4 giây.
d) Cả a, b và c
đáp án: 1c; 2d
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Các biện pháp phòng tránh các tác nhân gây hại cho tim mạch là:
Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn 
Không sử dụng chất kích thích có hại 
Cần phải liên tục kiểm tra mạch 
Hạn chế ăn các thức ăn có hại có hại cho tim mạch như mỡ động vật
Nếu bị sốc hoặc stress thì phải dùng ngay thuốc tim mạch 
a) 1, 2, 3
b) 1, 2, 4
c) 3, 4, 5
d) 1, 4, 5
đáp án: b
Bài 19: Thực hành - Sơ cứu cầm máu
Câu 1: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Khi băng vết thương do chảy máu mao mạch hoặc tĩnh mạch cần phải 
a) Bịt chặt vết thương trong vài phút 
b) Sát trùng vết thương (bằng cồn iốt) , dán bằng băng dán ( nếu vết thương nhỏ)
c) Cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc, đặt vào miệ ... nsulin và glucagôn, điều hòa, giảm đường huyết điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3để hoàn chỉnh các câu sau:
	Tuyến tụy là một tuyến pha, vừa tiết(1) ( chức năng ngoại tiết) vừa tiết ra hooc môn. Có 2 loại hooc môn là: (2) có tác dụng(3) lượng đường trong máu luôn ổn định: Insulin làm(4) khi đường huyết tăng, glucagôn làm(5) khi đường huyết trong máu giảm
đáp án:	1. dịch tiêu hóa
	2. insulin và glucagôn
	3. điều hòa
	4. giảm đường huyết
	5. tăng đường huyết
V) Tuyến trên thận 
- Gồm phần vỏ và phần tủy
+ Phần vỏ: tiết các hooc môn có tác dụng: 
. điều hòa muối natri và kali
. điều hòa đường huyết( tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit)
. điều hòa sinh dục nam
+ Phần tủy: tiết ađrênalin và noađrênalin có tác dụng
. gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản 
. góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường trong máu
Câu 1: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng trong các câu sau
Chức năng của hooc môn tuyến trên thận là:
điều hòa muối natri và kali trong máu
điều hòa glucôzơ huyết(tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit)
điều hòa sinh dục nam( gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam)
chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ
gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dãn phế quản
gây lên những biến đổi cơ thể ở tuổi dậy thì
góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết 
a) 1, 2, 4, 5, 6
b) 1, 3, 5, 6, 7
c) 2, 3, 4, 6, 7
d) 1, 2, 3, 5, 7
đáp án: d
VI) Tuyến sinh dục
- Tinh hoàn và buồng trứng, ngoài chức năng sinh sản tinh trùng và trứng, còn thực hiện chức năng của các tuyến nội tiết
+ Các tế bào kẽ trong tinh hoàn tiết hooc môn sinh dục nam ( testôtêstrôn);
+ các tế bào nang trứng tiết hooc môn sinh dục nữ (ơstrôngen) 
Các hooc môn này gây nên những biến đổi ở tuổi dậy thì. Trong đó quan trọng nhất là những dấu hiệu chứng tỏ đã có khả năng sinh sản ( xuất tinh lần đầu ở nam, hành kinh lần đầu ở nữ).
Câu 1: hoàn thành bảng 58.1 và 58.2 SGK/ 183; 184
Câu2: hãy sắp xếp các hooc môn sinh dục tương ứng với các tuyến sinh dục ( nam hoặc nữ)
STT
tuyến sinh dục
trả lời
các hooc môn
1
2
tuyến sinh dục nam
tuyến sinh dục nữ
1.
2.
a) LH
b) prôgestêrôn
c) testôstêrôn
d) ơstrôngen
e) FSH
đáp án: 1. a, c, e; 2. a, b, d, e
VII) Điêu hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết 
- Sự điều hòa và phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết có tác dụng duy trì tính ổn định của môi trương bên trong đảm bảo cho các quá trình sinh lí diễn ra bình thường, là nhờ các thông tin ngược
+ Ví dụ về sự điều hòa hoạt động của các tuyến nội tiết
Dưới tác dụng của TSH do thùy trước tuyến yên tiết ra, tuyến giáp tiết tirôxin. Khi tirôxin trong máu quá nhiều lại có tác dụng ức chế thùy trước tuyến yên ức chế tuyến yên tiết TSH. Cuối cùng do không có TSH tuyến giáp ngừng tiết tirôxin, lượng chất này trở về mức bình thường ( Hình 59.1 và59.2 SGK/ 185)
+ Ví dụ về sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết
Sự phối hợp hoạt động của các tế bào và tế bào trong đảo tụy, khi lượng đường huyết giảm hay tăng là để ổn định nồng độ đường huyết. Khi đường huyết giảm, không chỉ tế bào tiết glucagôn ( biến glicôgen thành glucôzơ) mà còn có sự phối hợp của cả 2 tuyến trên thận tiết hooc môn cooctizôn để góp phần chuyển hóa lipit và prôtêin thành glucôzơ( làm tăng đường huyết). Khi đường huyết tăng tế bào tiết Insulin biến glucôzơ thành glicôgen .
Chương XI: Sinh sản
* Cơ quan sinh dục nam; cơ quan sinh dục nữ; thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai; 
I) Cơ quan sinh dục nam
tinh hoàn" nơi sản xuất ra tinh trùng
mào tinh hoàn " nơi tinh trùng tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cấu tạo
bìu " đảm bảo nhiệtk độ thích hợp cho qúa trình sinh tinh
ống dẫn tinh " dẫn tinh trùng từg tinh hoàn đến túi tinh
túi tinh " nơi chứa và nuôi dưỡng tinh trùng
tuyến tiền liệt " tiết dich hòa với tinh trùng từ túi tinh chuyển ra để tạo thành tinh dịch
tuyến hành " tiết dịch trung hòa axít trong ống đái, chuẩn bị cho tinh phóng qua, đồng thời làm giảm ma sát trong quan hệ tình dục
ống đái " Nơi nước tiếu và tinh dịch đi qua 
- Hoàn thành bảng 60 SGK /189
II) cơ quan sinh dục nữ
Gồm:
buồng trứng " nơi sản xuất trứng
phếu của ống dẫn trứng " nơi đón trứng chín và rụng
ống dẫn trứng " dẫn trứng xuống tử cung
tử cung " nơi trứng đã thụ tinh bám và làm đổ để phát triển thành thai
cổ tử cung
âm đạo
tuyến tiền đình " tiết dịch để bôi trơn âm đạo
phía ngoài từ trên xuống dưới có âm vật; phía dưới là ống dẫn nước tiểu, tiếp đến là lô âm đạo
- hoàn thành bảng 61 SGK / 192
-Bài tập: Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống .thay cho các số 1, 2, 3để hoàn chỉnh các câu sau:
	Cơ quan sinh dục nữ
III) thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai
* Sự thụ tinh: Chỉ xảy ra khi trứng gặp được tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử.
* Sự thụ thai: xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung
* Hiện tương kinh nguyệt: là do lớp niêm mạc tử cung dày xốp chứa nhiều mạch máu để dón trứng đã được thụ tinh xuống làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh thì 14 ngày sau khi trứng rụng thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc sẽ bong ra ngoài cùng máu với dịch nhày.
Bài tập SGK / 195
Câu 1: đánh dấu + vào Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Điều kiện cần cho sự thụ tinh:
a) trứng và tinh trùng phải tới được cổ tử cung 
b) trứng gặp tinh trùng và tinh trùng lọt được vào trứng để tạo thành hợp tử
c) trứng gặp tinh trùng ở tử cung và hòa lẫn vào nhau
d) cả a và b
2. điều kiện cần cho sự thụ thai là:
a) lớp niêm mạc tử cung dày và xốp 
b) hợp tử ( trứng đã thụ tinh ) phải di chuyển xuống tử cung 
c) hợp tử bám được và làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung.
d) cả a và b
đáp án: 1 b; 2 d
IV) Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai
* Nguyên tắc tránh thai: 
- ngăn không cho trứng chín và rụng
- ngăn không cho tinh trùng gặp trứng để thụ tinh
- Không cho trứng đã thụ tinh làm tổ để thụ thai
* Phương tiên tránh thai phù hợp:
- dùng viên thuốc tránh thai, ngăn trứng chín và rụng
- dùng bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo
- thắt ống dẫn tinh hoặc thắt ống dẫn trứng 
- sử dụng dụng cụ tránh thai ( dụng cụ tử cung ) để ngăn trứng làm tổ trong thành tử cung
V) Các bệnh lây lan truyền qua đường sinh dục( bệnh tình dục)
Câu 1: chúng ta đã học những bênh lây lan qua đường sinh dục nào 
bệnh lậu 
bệnh giang mai
bệnh HIV/ AIDS
Câu 2: nêu các con đường lây truyền bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh HIV/ AIDS
bệnh lậu: lây truyền qua quan hệ tình dục
bệnh giang mai lây truyền qua: quan hệ tình dục là chính; qua truyền máu; qua các vết xây sát trên cơ thể; qua nhau thia từ mẹ sang con
bệnh HIV/ AIDS: lây truyền qua: đường máu; qua quan hệ tình dục không an toàn; qua nhau thai ( nếu mẹ bị nhiễm HIV) 
Câu 3: nêu tác hại của bệnh lậu, bệnh giang mai, bệnh HIV/ AIDS
chương V: Tiêu hóa
bài 27: tiêu hóa ở dạ dày
Câu 1: ở dạ dày có những hoạt động tiêu hóa nào?
- ở dạ dày diễn ra các hoạt động tiêu hóa sau:
+ tiết dịch vị
+ Biến đổi lí học của thức ăn
+ Biến đổi hóa học của thức ăn
+ Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột 
Câu2: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như sau:
- Thức nă chạm lưỡi và chạm dạ dày kích thích tiết dịch vị ( sau 3h có tới 1lít dịch vị) giúp hòa loãng thức ăn
- Sự phối hợp co của các lớp dạ dày giúp đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị
Câu 3: Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn ra như thế nào?
- Sự tiêu hóa hóa học ở dạ dày diễn như sau:
+ Một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim Amilaza (được trộn đều từ khoang miệng) thành đường matôzơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa được trộn đều với dịch vị
- Một phần prôtêin chuỗi dài được enzim pepsin trong dịch vị phân giải thàng các prôtêin chuỗi ngắn ( gồm 3- 10 axít amin) 
Câu 4: Với khẩu phần ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp 
- Với khẩu phần ăn đầy đủ nhất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì vẫn còn những chất trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp ở ruột là: lipít. Gluxit, prôtêin
Câu 5: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Tại sao thành dạ dày được cấu tạo chủ yếu bằng prôtêin lại không bị enzim pepsin phân hủy
a) Vì thành dạ dày có các tuyến tiết chất trung hòa với enzim pepsin 
b) Vì enzim pepsin chỉ phân giải prôtêin lạ
c) Vì thành dạ dày có các tuyến tiết chất nhày làm ngăn cản sự tiếp xúc giữa enzim pepsin với nó 
d) cả a và b
đáp án: c
Bài 28: Tiêu hóa thức ăn ở ruột non
Câu 1: Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì ?
- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa ( dịch mật, dịch tụy, dịch ruột)
Câu2: những chất trong ruột non biến đổi về mặt hóa học theo sơ đồ sau
	Tinh bột đường đơn
	Prôtêin axit amin
	Lipit glixêrin + axit béo
Câu3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Sản phẩm cuối cùng được tạo ra ở ruột non ( sau khi kết thúc biéne đổi hóa học là):
đường đơn
axit amin
glixêrin + axit béo
Lipit
đường đôi
các đoạn peptit
a) 1, 3, 5
b) 1, 2, 3
c) 5, 6, 7
d) 2, 4, 6
đáp án: b
Bài 29: Sự hấp thụ chất dinh dưỡng và thải phân 
Câu1: những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt trong của nó tăng lên gấp 600 lần so với diện tích mặt ngoài 
- Ruột non rất dài ( tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành) dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa 
- Mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bốe dày đặc tới từng lông ruột
Câu 2: các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non là 
- đường đơn, glixêrin + axit béo, axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước
Câu 3: Đánh dấu + vào ô Ê chỉ câu trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Ruột non là cơ quan chủ yếu của hệ tiêu hóa trong sự hấp thụ các chất dinh dưỡng:
a) Vì có tổng diện tích bề mặt trong đạt tới 400 - 500m2
b) vì có mạng mao mạch, mạch bạch huyết phân bố tới từng lông ruột va lông cực nhỏ
c) vì chứa nhiều chất dinh dưỡng 
d) cả a và b
2. Vai trò của ruột già trong tiêu hóa thức ăn là:
a) tiếp tục hấp thụ nước trong dịch thức ăn 
b) làm chất bã rắn đặc lại tạo cho vi khuẩn lên men
c) thảI phân ra ngoài 
d) cả a và c
3. Vai trò của gan đối với các chất dinh dưỡng trên đường về tim:
a) điều hòa nồng độ các chất dinh dưỡng trong máu 
b) khử các chất độc lọt vào cùng các chất dinh dưỡng 
c) tiết dịch tiêu hóa để giữ ổn định thành phần các chất dinh dưỡng
d) cả a và b
đáp án: 1d; 2d; 3d

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_on_sinh_8_So_1.doc