1.Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm nhận được:
- Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu.
- Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình.
2.Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, cảm nhận chất thơ của truyện ngắn Thanh Tịnh.
3. Về thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng kỷ niệm tuổi học trò về ngày đầu tiên đi học.
Ngày soạn: 16/08/2010 Tiết 1,2: Văn bản TÔI ĐI HỌC - Thanh Tịnh - I/. Mục tiêu cần đạt: 1.Về kiến thức:Giúp HS hiểu và cảm nhận được: - Kỷ niệm sâu sắc về ngày đầu tiên đi học trong thời thơ ấu. - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng kết hợp với ngôn ngữ giàu chất trữ tình. 2.Về kỹ năng: HS rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình, cảm nhận chất thơ của truyện ngắn Thanh Tịnh. 3. Về thái độ: HS bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng kỷ niệm tuổi học trò về ngày đầu tiên đi học. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, phiếu học tập. 2. Học sinh: xem trước SGK, soạn bài, giấy + bút lông (theo nhóm). III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc soạn bài của HS ( 4’) 3. Bài mới: Giới thiệu: (Dựa vào nội dung và nghệ thuật để dẫn vào bài). TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng 24’ 15’ 2’ 10’ 10’ 7’ 5’ 10’ Hoạt động 1: HDHS đọc tìm hiểu chung: - Gọi h/s đọc chú thích (*) sách giáo khoa. H: Em hãy tự giới thiệu vài nét về tác giả? - Gv giới thiệu ảnh chân dung của nhà văn. H: Có gì đáng chú ý về những tác phẩm của ông? H: Văn bản “Tôi đi học” có xuất xứ như thế nào? -> Giảng giải: đây là văn bản văn xuôi trữ tình, ngôn ngữ đậm chất thơ, có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt. H: Xác định thể loại của văn bản? -Gv hướng dẫn h/s cách đọc văn bản: chậm rãi, tha thiết, giọng tự thuật, Gv đọc mẫu. - Gọi h/s đọc tiếp theo. Nhận xét, uốn nắn việc đọc của h/s. H: Qua văn bản hãy xác định phương thức biểu đạt mà t/giả đã sử dụng? -Gọi h/s đọc chú thích, lưu ý 2, 6, 7 . Hoạt động 2:HDHS đọc- hiểu văn bản: H: Qua văn bản, theo em, những gì đã gợi lên trong lòng nhân vật tôi kỷ niệm về buổi tựu trường đầu tiên? H: Tâm trạng nhân vật tôi lúc này như thế nào? - GV chốt. (Hết tiết 1) -Gv chia lớp ra 4 nhóm, cho h/s thảo luận nhóm theo yêu cầu trên phiếu học tập trong thời gian 5’. N1: Chi tiết nào cho thấy nhân vật tôi rất hồi hộp, bỡ ngỡ khi cùng mẹ đến trường (đoạn trên con đường làng). N2: Khi đứng trước ngôi trường cảm giác của “tôi” như thế nào? N3: Khi nghe gọi tên vào lớp , cảm giác của “tôi” như thế nào? N4: Vào trong lớp học thì tôi có tâm trạng gì? - Tổ chức trình bày kết quả thảo luận. -Gv nhận xét, uốn nắn lần lượt từng nội dung của mỗi nhóm để đi đến kiến thức cần ghi. H: Trước tâm trạng như thế của các em nhỏ mới đi học, người lớn có những thái độ, cử chỉ gì đối với chúng? H: Qua đó em hãy nêu nhận xét của mình về tình cảm và trách nhiệm của họ? H: Vậy bản thân em nên làm gì để xứng đáng với tình cảm của cha mẹ, thầy cô ? Hoạt động 3: HDHS tổng kết bài học: H: Văn bản kể lại nội dung gì? H: Nêu tác dụng của việc kết hợp 3 phương thức biểu đạt. H: Trong văn bản tác giả đã sử dụng những hình ảnh so sánh nào? Nó có tác dụng gì trong văn bản? Hoạt động 4: HDHS luyện tập: Hướng dẫn h/s nêu cảm nghĩ của mình về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong văn bản ‘Tôi đi học”. -HS đọc chú thích. - HS giới thiệu. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS giới thiệu xuất xứ. - HS lắng nghe. - HS xác định. -HS lắng nghe. -HS đọc, nhận xét cách đọc. - HS dựa vào các dấu hiệu của phương thức biểu đạt để xác định. - HS tìm hiểu từ khó. -HS phát hiện chi tiết. -HS phân tích. -HS lắng nghe. -HS chia nhóm, cử thư ký của nhóm và tập trung thảo luận theo yêu cầu trong 5’, - Các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung. - HS tiếp thu và ghi chép. - HS phát hiện, phân tích. -HS nhận xét. - HS nêu ý kiến của bản thân. - HS khái quát. - HS phân tích. - HS phân tích. - HS lắng nghe hướng dẫn. I. Đọc,tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Thanh Tịnh (1911 - 1988),quê ở thành phố Huế. - Các tác phẩm của ông đậm chất trữ tình. 2. Tác phẩm: a. Xuất xứ: In trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941. b. Thể loại: Truyện ngắn. c. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Khơi nguồn nỗi nhớ: - Thời gian: cuối thu. -Cảnh thiên nhiên: mây bàng bạc, lá rụng nhiều. -Cảnh sinh hoạt:mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ. -> Tâm trạng: nao nức, mơn mam, tưng bừng, rộn rã. 2. Tâm trạng hồi hộp , cảm giác ngỡ ngàng của nhân vật “tôi”: a. Trên đường làng: - Con đường, cảnh vật vốn quen, lần này tự nhiên thấy lạ. - Cảm thấy trang trọng trong bộ áo và quyển vở mới. b. Đứng trước ngôi trường: - Cảm thấy ngôi trường xinh xắn, oai nghiêm khác thường. - Cảm thấy mình nhỏ bé, lo sợ vẩn vơ. c. Nghe goị tên vào lớp: - Oà khóc nức nở. d. Trong lớp học: - Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người và người bạn kế bên. - Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin. 3. Thái độ của người lớn: - Phụ huynh: chuẩn bị chu đáo cho con em. - Ông đốc: từ tốn, bao dung. - Thầy giáo: vui tính, giàu tình thương. => Mọi người đều quan tâm nuôi dạy các em trưởng thành. III/ Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Kết hợp giữa kể, miêu tả, với bộc lộ tâm trạng, cảm xúc. - Kết hợp miêu tả với so sánh tạo chất thơ cho văn bản. 2. Nội dung: Tâm trạng bỡ ngỡ, cảm xúc hồi hộp của nhân vật tôi trong lần đến trường đầu tiên. IV. Dặn dò: (2’)- Học bài. - Bài tập: Viết đoạn văn ngắn ghi lại ấn tượng của mình về buổi tựu trường. - Chuẩn bị bài: “Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ”. V. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: . Ngày soạn: 18/08/2010 Tiết 3: CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ I/. Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp h/sinh: - Hiểu thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 2.Về kỹ năng: -Nhận diện, phân tích được từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. - Biết so sánh nghĩa của từ ngữ về cấp độ khái quát. 3.Về thái độ: HS có ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. 2. Học sinh: SGK, STK, học bài, soạn bài. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (3’)Kiểm tra bài soạn của học sinh. 3. Bài mới: Giới thiệu bài ( 1’): Tiết học đầu tiên của phân môn Tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn 8 sẽ giúp các em hiểu rõ hơn mức độ rộng, hẹp của nghĩa từ ngữ. TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng 5’ 10’ 5’ 3’ 10’ 2’ Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp: H: Ở lớp 7 các em đã học về từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, thử nêu khái niệm và ví dụ minh hoạ về chúng? H: Nghĩa của chúng có mqhệ gì? (gợi ý) -Giảng giải: mqhệ này ta không xét nữa mà ta sẽ tìm hiểu mqhệ khác, đó là mqhệ bao hàm (từ này có nghĩa bao hàm nghĩa của từ kia). Đó là phạm vi khát quát về nghĩa của từ: phạm vi: rộng - vừa - hẹp. => Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Gv treo bảng phụ có nội dung sơ đồ trong SGK. H: Nghĩa của từ ngữ động vật rộng/hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? tại sao? H: Nghĩa của từ “thú” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của từ “ Voi, hươu” ? - Diễn giải: Qua ví dụ trên ta thấy phạm vi nghĩa từ động vật bao hàm nghĩa của từ thú, chim, cá; phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm nghĩa của từ voi, hươu, ta gọi chúng “động vật, thú” là từ ngữ có nghĩa rộng. H: Vậy theo em, từ ngữ nghĩa rộng là gì? H: Theo em, nghĩa của từ “thú, chim, cá” có mqhệ như thế nào đối với nghĩa của từ “động vật”? -Diễn giải: Ta gọi các từ thú, chim, cá là từ ngữ có nghĩa hẹp so với từ động vật. H: Từ ngữ nghĩa hẹp là gì? => giáo viên chốt ý. H: Trong sơ đồ còn từ ngữ nghĩa hẹp nào? H: Nêu nhận xét của từng bậc từ ngữ trong sơ đồ về phạm vi nghĩa? rút ra lưu ý cho h/s. Hoạt động 2: HDHS tìm hiểu ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: HDHS làm bài tập: - Yêu cầu HS đọc bài tập. -Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS làm cá nhân. - Gọi HS đọc kết quả, nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc bài tập. - Xác định yêu cầu của bài? - Yêu cầu HS làm cá nhân. -Yêu cầu HS đọc bài tập. -Bài tập yêu cầu làm gì? -Tổ chức thi làm nhanh giữa các nhóm.( 5 nhóm) -Tổ chức phát biểu, nhận xét, bổ sung. - Yêu cầu HS đọc bài tập. - Xác định yêu cầu của bài? - Yêu cầu HS làm cá nhân. -HS nêu lại khái niệm: . đồng nghĩa: có nghĩa giống nhau/gần giống nhau. Vd: lợn = heo . trái nghĩa: có nghĩa trái ngược nhau (xét trên một cơ sở chung) Vd: mập ><ốm - HS phân tích mối quan hệ bình đẳng về nghĩa (đồng nghĩa/trái nghĩa). -HS lắng nghe. - HS quan sát sơ đồ. - HS so sánh( nghĩa của từ động vật rộng hơn). - HS so sánh. -HS lắng nghe. -HS nêu lên cách hiểu của bản thân về vấn đề. - HS so sánh . - HS lắng nghe. - HS trình bày cách hiểu của mình. - HS phát hiện. - HS nhận xét (có từ có nghĩa rộng so với từ này nhưng hẹp hơn so với từ khác). - HS đọc. - HS đọc. -HS nêu yêu cầu. - HS làm cá nhân. - HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - HS đọc. - HS xác định. - HS làm cá nhân. - HS đọc. - HS xác định yêu cầu. - HS thi làm nhanh. - HS phát biểu, nhận xét, bổ sung. - HS đọc. - HS xác định. - HS làm cá nhân. I. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp: Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn (khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác. 1. Từ ngữ nghĩa rộng: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. 2. Từ ngữ nghĩa hẹp: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. Ghi nhớ: (SGK) II. Luyện tập: BT1: BT2: Tìm từ ngữ có nghĩa rộng: a: chất đốt b. nghệ thuật c. món ăn d. nhìn e. đánh. BT3: Tìm từ ngữ có nghĩa được bao hàm: a. xe cộ: xe đạp, xe gắn máy, xe tải... b. kim loại: nhôm, sắt, chì, bạc... c. hoa quả: nhãn, bơ, hồng, sấu... d. họ hàng: cô, dì, cậu mợ, chú... e. mang: xách, khiêng, gánh, cõng... BT4: Loại bỏ các từ không thuộc phạm vi nghĩa: a. thuốc lào. b. thủ quỹ c. bút điện d. hoa tai IV. Củng cố: 4’ GV nêu câu hỏi về từ ngữ nghĩa rộng và hẹp để củng cố bài học. V. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Làm bài tập số 5 - SGK, trang 11. - Chuẩn bị bài: “Tính thống nhất về chủ đề của văn bản”. VI. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG: Ngày soạn: 22/08/2010 Tiết 4 : TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I/. Mục tiêu cần đạt: 1. Về kiến thức: Giúp h/sinh: - Hiểu thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 2.Về kỹ năng: - Xác định được chủ đề của văn bản. - Phân tích được tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 3.Về thái độ: HS có ý thức đúng khi tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề. II/. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK. 2. Học sinh: SGK, học bài, làm bài tập. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Ki ... văn nghị luận”. Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy 31 115 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 04/04/2009 06/04/2009 I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: - Củng cố lại những kiến thức, kỷ năng đã tìm hiểu và luyện tập về phép lập luận chứng minh và giải thích; về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu và việc xác định, trình bày luận điểm. - Học sinh có thể tự đánh giá được bài làm cảu mình so với yêu cầu đặt ra của đề bài, rút kinh nghiệm cho bài sau. II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bài làm học sinh đã chấm. Học sinh: SGK, STK. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) H: Nêu một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Bài mới: TG Nội dung bài Hoạt động thầy Hoạt động trò I. Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành. II. Các bước tiến hành: 1. Tìm hiểu đề: - Thể loại: văn bản nghị luận. - Vấn đề nghị luận: mối quan hệ giữa học và hành. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Nêu ý kiến chung về mối quan hệ giữa học và hành. b. Thân bài: Trình bày cụ thể quan điểm của bản thân: - Lý lẽ: học là gì? hành là gì? - Luận điểm: + Học mà không hành thì có kết quả ra sao? + Hành mà không học thì như thế nào? => rút ra mối quan hệ giữa học và hành. c. Kết bài: Khẳng định mối quan hệ giữa học và hành. III. Nhận xét: - Ưu điểm: - Hạn chế: Gọi h/s đọc lại đề bài. H: Xác định phương thức biểu đạt? H: Bàn về vấn đề gì? H: Bố cục của văn bản gồm mấy phần? H: Phần đầu trình bày nội dung gì? H: Lý lẽ và dẫn chứng được sử dụng trong phần nào của văn bản? H: Dùng lý lẽ để làm gì? H: Em sẽ đưa ra luận điểm gì trong bài văn của mình? H: Cần đưa dẫn chứng từ đâu để làm sáng tỏ vấn đề? H: Để kết thúc bài làm, ở phần cuối em sẽ làm gì? Giáo viên nhận xét chung: - Ưu điểm: Đạt yêu cầu về nội dung kiến thức, có bố cục rõ ràng, một số lập luận chặt chẽ thuyết phục cao. - Hạn chế: + Bài làm sơ sài. + Chưa rõ luận điểm, dùng cách nói chung chung. + Diễn đạt sai ngữ pháp, chính tả. Giáo viên công bố điểm, phát bài, đọc một số đoạn chưa rõ ràng. -> đọc kỹ đề và yêu cầu. -> nghị luận. -> mối quan hệ giữa học và hành. -> 2 phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài. -> giới thiệu sơ lược về vấn đề và phạm vi dẫn chứng. -> phần Thân bài để giải quyết vấn đề. -> giải thích từ ngữ học, hành là gì? -> nêu ý kiến. -> từ văn bản của Nguyễn Thiếp. -> từ đời sống. -> khẳng định mối quan hệ giữa học và hành. -> lắng nghe và sửa bài. 4. Củng cố: 10’ Gọi 2 học sinh làm bài khá tốt đọc bài làm của mình. 5. Dặn dò: 1’ - Chuẩn bị: “Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận”. Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy 31 116 TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ TRONG VĂN NGHỊ LUẬN 04/04/2009 06/04/2009 I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh: - Nhận biết vai trò của yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản nghị luận. - Nắm được bố cục và các thức xây dựng bài văn nghị luận có 2 yếu tố này (phụ). II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. Học sinh: SGK, STK, học bài, xem bài mới. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh. 3. Bài mới: TG Nội dung bài Hoạt động thầy Hoạt động trò I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận: - Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yêu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn nghị luận được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn. - Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phụ vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn. II. Luyện tập: Bài tập 1: - Yếu tố tự sự là: + Kể về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. + Kể lại tâm trạng của Bác. => Giúp người đọc hiểu rõ về vấn đề nghị luận. - Yếu tố miêu tả là: + Trời xứ Bắc trong đêm trăng sáng. + Cảm xúc từ lòng người. => Giúp người đọc hình dung rõ hơn cảnh đẹp và tâm tư của người tù cách mạng. Bài tập 2: - Có thể sử dụng yếu tố tự sự khi cần kể về một kỷ niệm với bài ca dao/câu chuyện liên quan đến bài ca dao. - Dùng yếu tố miêu tả để gợi vẻ đẹp thanh khiết của hoa sen. Gọi h/s đọc đoạn trích a trang 113 - SGK. H: Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn? Yêu cầu h/s đọc đoạn trích b trang 114 - SGK. H: Yếu tố miêu tả trong đoạn này là gì? H: Tại sao 2 đoạn văn trên có các yếu tố tự sự và miểu tả nhưng không phải là văn bản miêu tả/tự sự? H: Nếu đoạn trích a và b không sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả thì mục đích của tác giả có đạt được không? Vì sao? H: Nếu chỉ để những đoạn này mà không có từ ngữ, lý lẽ thì sao? => H: Trong văn nghị luận yếu tố miêu tả và tự sự có vai trò gì? Gọi h/sinh đọc mục 2 trang 115, chia h/sinh ra 4 nhóm thảo luận trong 5 phút. N1: Xác định yếu tố tự sự trong văn bản trên? N2: Yếu tố miêu tả trong văn bản này là gì? N3 và N4: Vì sao văn chỉ kể và tả một số chi tiết và hình ảnh? => khẳng định vai trò . Gọi h/sinh đọc yêu cầu bài tập 1: cho h/sinh đọc kỷ yêu cầu, chỉ định 2 h/sinh lên bảng giải bài tập. Hướng dẫn h/sinh nhận xét, giáo viên uốn nắn, bổ sung. Hướng dẫn h/sinh làm bài tập 2. H: Yếu tố tự sự để trình bày trong bài viết này là kể về gì? H: Em sẽ miêu tả đối tượng nào trong việc trình bày luận cứ ở đây? -> đọc đoạn văn “Thuế máu”. -> kể lại việc bắt lính và vòi tiền của bọn thực dân. -> đọc tiếp đoạn b. -> người lính thuộc địa bị bắt xích, nhốt, có người canh gác. -> h/sinh tham gia tranh luận. -> không, lý giải nguyên nhân. -> không là văn bản nghị luận mà chỉ đơn thuần là kể và tả. => phát biểu ý kiến. -> thảo luận nhóm theo yêu cầu. -> kể việc mang thai kỳ lạ của mẹ chàng Trăng; những chiến công của người Hán. -> ngựa đá, vầng sáng bạc, chiếc khăn lệnh, vế chân voi, ngựa,... -> tả và kể để làm dẫn chứng sáng tỏ vấn đề. -> đọc bài tập theo hướng dẫn. -> h/sinh làm bài, quan sát bài làm của bạn để nhận xét và sửa chữa. -> nêu ý kiến. -> xác định đối tượng và mục đích miêu tả. 4. Củng cố: 4’ Cho h/sinh đọc thêm trang 117. 5. Dặn dò: 1’ - Học bài. - Hoàn chỉnh bài tập. - Chuẩn bị: “Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục”. Tuần Tiết TÊN BÀI HỌC Ngày soạn Ngày dạy 32 117-118 ÔNG GIUỐC – ĐANH MẶC LỄ PHỤC MÔ-LI-E 28/04/2009 01/04/2009 I/. Mục tiêu cần đạt: Giúp h/sinh hiểu được nội dung phê phán lối sống trưởng giả và bước đầu làm quen với nghệ thuật hài kịch của một trích đoạn kịch cổ điển nước ngoài. II/. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, SGK, SGV, STK, bảng phụ. Học sinh: SGK, STK, học bài, đọc văn bản. III/. Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) H: Yếu tố tự sự và miêu tả có vai trò như thế nào trong văn nghị luận? Cho ví dụ minh hoạ? 3. Bài mới: Dựa trên cuộc đời tác giả với những đóng góp nghệ thuật của ông để vào bài. TG Nội dung bài Hoạt động thầy Hoạt động trò I. Giới thiệu: 1. Tác giả: - Mô-li-e (1622 - 1673) là nhà soạn kịch nổi tiếng của Pháp. Ông có công sáng lập nền hài kịch Pháp và còn là diễn viên kịch. - Tác phẩm chính: Lão hà tiện; Trưởng giả học làm sang; Người bệnh tưởng. 2. Văn bản: - Xuất xứ: trích từ lớp kịch kết thúc hồi II trong vở kịch 5 hồi “Trưởng giả học làm sang” (1670). - Thể loại: hài kịch. II. Tìm hiểu văn bản: 1. Diễn biến hành động kịch: - Địa điểm: phòng khách nhà ông Giuốc-đanh. - Gồm 2 cảnh: + Cảnh 1: Cuộc thoại giữa ông Giuốc-đanh và phó may. + Cảnh 2: Cuộc thoại và hoạt động của ông Giuốc-đanh với bọn thợ phụ, thêm dàn nhạc và điệu nhảy. 2. Cảnh 1: - Thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh thể hiện qua việc bắt chước cách ăn mặc của tầng lớp quý tộc Pháp. - Bọn thợ may dựa vào sự dốt nát, quê kệch của ông để trục lợi: bớt vải áo + da giày; may áo ngược không phải đền. => Lời thoại và hành động của 2 nhân vật gây cười sảng khoái. 3. Cảnh 2: - Thói học đòi làm sang của ông ta thể hiện ở sự hợm hĩnh, thích được xưng hô, tâng bốc như đối với người quý phái. - Lợi dụng thói thích phỉnh nịnh này bọn thợ phụ đã moi tiền của ông ta. => lời thoại và hoạt động của nhân vật gây cười. 4. Nghệ thuật: - Yếu tố gây cười: sự ngu dốt, thói học đòi làm sang, người mặc áo hoa ngược. - Nghệ thuật đối lập: thích sang trọng, danh giá và ngu dốt, quê kệch. III. Tổng kết: (Ghi nhớ SGK trang 122). Hướng dẫn h/s tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. -> giới thiệu thêm về thân tế tác giả và nội dung chính của tác phẩm tiêu biểu. H: Văn bản có xuất xứ như thế nào? H: Xác định thể loại của văn bản? Hướng dẫn h/s đọc văn bản (phân vai). -> chuyển ý. H: Lớp kịch này diễn ra ở đâu? Vì sao tác giả chọn nơi này để diễn ra sự việc? H: Lớp kịch này gồm có cảnh nào? H: Tại sao càng diễn thì lớp kịch càng sôi động? -> tăng tính hài hước sâu sắc. (Hết tiết 1) H: Em hiểu gì về tên tác phẩm “Trưởng giả học làm sang”? H: Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh trong cảnh 1 là gì? H: Dựa vào đâu mà bọn thợ may lợi dụng được lão ta? Họ được gì? H: Qua cảnh này ta cười ai, cười gì ở họ? (cả 2: 1 dốt nát mà đòi sang; 1 tráo trở, xấu xa). H: Thói học đòi làm sang của ông còn thể hiện như thế nào trong đoạn 2? H: Vì sao bọn thợ phụ lại tâng bốc ông ta? H: Em có nhận xét gì về nhân vật trong cảnh kịch? (Vì danh dự hão ông ta mất nhiều tiền; để có tiền bọn thợ phụ hạ mình thấp kém). H: Qua văn bản, em hiểu gì về các nhân vật và cách xây dựng tính cách nhân vật của Mô-li-e? -> mỗi nhân vật xuất hiện gây tiếng cười khác nhau. -> giới thiệu năm sinh, năm mất của tác giả, tài năng và công lao của ông đối với nghệ thuật sân khấu. -> giới thiệu tác phẩm được trích đoạn. -> hài kịch. -> đọc phân vai, cố gắng diễn đạt tính cách nhân vật qua giọng và lời. -> nêu ý kiến. (-> bộ lộ rõ bản chất phô trương, ngu dốt của nhân vật). -> dựa trên cuộc thoại của các nhân vật để phân cảnh. -> số lượng người tăng, có thêm âm thanh và động tác. -> nêu ý kiến theo sự cảm nhận. -> nêu biểu hiện. -> dựa vào sự thiếu hiểu biết, dốt nát của ông ta. -> ăn bớt vải, da may áo và giày. -> nêu ý kiến. -> nêu dẫn chứng. -> nêu nhận xét. -> nêu ý kiến của bản thân. -> nêu ý kiến. 4. Củng cố: 4’ Hướng dẫn h/s tập đóng vai diễn dịch. 5. Dặn dò: 1’ - Chuẩn bị diễn kịch. - Học bài. - Chuẩn bị: “Luyện tập: Lựa chọn trật tự từ trong câu”.
Tài liệu đính kèm: