Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 (Cả năm)

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 (Cả năm)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Học sinh:

-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

-Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.

-Biết yêu quý và có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt.

B.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 -Bảng phụ, các ví dụ.

2.Học sinh:

 -Đọc sách, tìm hiểu bài.

 -Xem lại nội dung các bài về nghĩa của từ ở chương trình lớp 7.

 

doc 375 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Năm học 2010-2011 (Cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1-2
BÀI 1
TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Học sinh:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
-Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường.
2.Học sinh:
	-Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
	-Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
H§1
? Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh?
 (Cho HS xem chân dung nhà văn Thanh Tịnh)
? Em hãy nêu những nét chung về truyện ngắn Tôi đi học.
? Truyện ngắn có bao nhiêu nhân vật? Ai là nhân vât chính? Vì sao em cho là như vậy?
? Bố cục văn bản?
I. Tìm hiểu chung:
1.Tác giả:
-Thanh Tịnh (1911-1988) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế
Thơ văn ông đậm chất trử tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. 
2. Tác phẩm:
- Tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh.
- Truyện mang tính chất tự truyện. Truyện được kết cấu theo dòng håi tưởng của nhân vật Tôi. 
3. Bố cục: 4 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến “... rộn rã” Tôi nhớ lại mình cùng những kỷ niệm trong sáng.
Đoạn 2: tiếp theo “....trên ngọn núi”: Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
Đoạn 3: tiếp theo “....được nghỉ cả ngày”: - Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.
Đoạn 4: phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học.
H Đ 2
? Thời gian và không gian của ngày đầu tiên tới trừơng được Tôi nhớ lại cụ thể như thế nào? Vì sao thời gian và không gian ấy lại trở thành những kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả?
? Em hãy giải thích vì sao nhân vật Tôi lại có cảm giác thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường mặc dù trên con đường ấy, Tôi quen đi lại lắm lần?
? Chi tiết nào thể hiện từ đây, người học trò nhỏ sẽ cố gắng học hành quyết tâm và chăm chỉ?
? qua những cảm nhận của bản thân trên con đường làng đến trường nhân vật Tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?
? Trong câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang ngọn núi”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì và phân tích ý nghĩa cách diễn đạt ấy?
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
- Thời gian buổi sáng cuối thu.
- Không gian: trên con đường làng dài và hẹp.
Tôi giờ đây không lội qua sông thả diều và không ra đồng nô đùa nữa. Tôi đã lớn.
- Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay, muốn thử sức tự cầm bút, thước...
* Nhân vËt Tôi đã thể hiện rõ lòng yêu mái trường tuổi thơ, yêu bạn bè, cảnh vật quê hương, và đặc biệt là ý chí học tập.
? Ngôi trường Mỹ Lý hiện lên trong mắt Tôi trước và sau khi đi học có những gì khác nhau, và hình ảnh ấy có ý nghĩa gì?
? Khi tả các học trò nhỏ lần ®ầu tiên tới trường, tác gia đã dùng hình ảnh so sánh gì, và điều ấy có ý nghĩa gì?
+ Tác giả so sánh họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng. Hình ảnh so sánh này diễn tả sinh động, cụ thể hcũng như tâm trạng của người học trò nhỏ lần đầu tiên tới trường. Qua cách so sánh này, nhà văn đề cao sức hấp dẫn của ngôi trường với con ngừơi, thể hiện khát vọng bay bỗng của tuổi trẻ trước việc học.
? Hình ảnh ông đốc được Tôi nhớ lại như thế nào? Qua chi tiết ấy, chúng ta cảm thấy tình cảm của người học trò như thế nào đối với ông đốc?
2- Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường.
+ Khi chưa đi Tôi thấy ngôi trương Mỹ Lý cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần tới trường đầu tiên Tôi lại thấy Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa oai nghiªm như cái đình làng Hòa Ấp khiến lòng Tôi đâm ra lo sợ vÈn vơ
+ Trong hồi ức của Tôi ông đốc được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, thái độ rất đẹp.. Những chi tiết ấy cho thấy Tôi ngay từ đầu đã biết quý trọng, biết ơn và tin tưởng sâu sắc vào con người đưa tri thức đến cho mình.
? Vì sao khi vào lớp học, trong lòng Tôi lại cảm thấy nỗi xa mẹ thật lớn, và Tôi có những cảm nhận gì khác khi bước vào lớp?
? Ngồi trong lớp học, vừa đưa mắt nhìn theo cánh chim, nhưng nghe tiếng phấn thì Tôi chăm chú nhìn thầy viết rồi lẩm nhẩm đọc theo. Những chi tiết ấy thể hiện điều gì trong tâm hồn của nhân vật Tôi?
? “Những cảm giác trong sáng” nảy nở của Tôi trong ngày đầu tiên đi học đối với trường lớp, thầy cô, bạn bè đã thể hiện điều gì trong tâm hồn Tôi? Từ đó, chúng ta cảm thấy được điều gì trong tâm hồn nhà văn?
3. Cảm nhận của Tôi trong lớp học.
 - Cảm nhận nỗi xa mẹ thật lớn khi sắp hàng vào lớp học thể hiện người học trò nhỏ bắt đầu thấy được sự lớn lên của mình khi đi học.
- Nhân vật Tôi cảm thấy lạ khi lần đầu được vào lớp học, một ngôi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Song Tôi vẫn cảm thấy không xa lạ với bàn ghế, bạn bè vì bắt đầu ý thức được rằng rồi đây sẽ gắn bó với mình mãi mãi. Cảm giác ấy thể hiện tình cảm trong sáng hồn nhiên nhưng cũng sâu sắc của cậu học học trò nhỏ ngày nào.
+ Khi nhìn con chim vỗ cánh bay lên và thèm thuồng, nhân vật Tôi mang tâm trạng buồn khi từ giã tuổi ấu thơ vô tư, hồn nhiên để bắt đầu “lớn lên” trong nhận thức của mình. Khi nghe tiếng phấn, Tôi trở về với cảnh thật vòng tay lên bàn lên bàn và ... Tất cả chi tiết ấy thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ và ý thức về sự học hành của người học trò nhỏ.
? Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này?
? Sức cuốn hút của tác phẩm, thoe em, được tạo nen từ đâu?
4- Đặc săc nghệ thuật:
- Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nhận của nhân vật Tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường.
- Sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc.Chính sự kết hợp trên tạo nên chất trử tình trong tác phẩm.
* Sức cuốn hút của tác phẩm tạo nên từ:
- Bản thân tình huống truyện.
- Tình cảm ấm áp trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường.
 - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả .
Toàn bộ truyện toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
H Đ 3
HS ®äc ghi nhí SGK
III/- Tổng kết – Ghi nhớ:
* Ghi nhớ sgk
 HĐ Củng cố: Nêu cảm nghĩ của em về buổi tựu trường đầu tiên?
 Hướng dẫn học ở nhà:
-Đọc lại truyện và nắm bắt nội dung.
-Tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
-Chuẩn bị bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Ngày soạn ; 16/8/2011
Ngày giảng: 19/8/2011
Tuần 1
Tiết 3
BÀI 1
 CÂP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Học sinh:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
-Biết yêu quý và có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
	-Đọc sách, tìm hiểu bài.
	-Xem lại nội dung các bài về nghĩa của từ ở chương trình lớp 7.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
 thú
động vật
chim
 cá
H Đ 1* Các em hãy quan sát sơ đồ sau: (Treo bảng phụ)
voi, hươu.. tu hú, sáo... cá rô, cá mè
? Nghiã của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”? Vì sao?
 (Gợi ý: Thú, chim, cá đều là động vật.)
? Nghĩa của từ “thú” so với “voi, hươu”, từ “Chim” so với “tu hú, sáo”, từ “cá” so với “cá rô, cá mè” như thế nào?
 (Gợi ý: Những con vật cụ thể trong một loài.)
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ “thú” so với từ “động vật” và từ “voi, hươu”.
? Em có nhận xét gì về ý nghĩa của một từ?
Các em hãy quan sát hình sau để thấy rõ hơn mối quan hệ đó! (Bảng phụ )
 cá
Cá rô cá thu
thú
 Voi hươu
 Sáo
 tu hú 
ĐỘNG VẬT chim 
- Từ “thú”có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa từ “voi, hươu” nên nó có ý nghĩa rộng hơn từ “voi, hươu”, ngược lại từ “thú” có ý nghĩa được bao hàm trong phạm vi ý nghĩa của từ “động vật” nên nó có ý nghĩa hẹp hơn ý nghĩa của từ “động vật”.Vậy thế nào là từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp?
HS đọc ghi nhớ SGK
I.Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
- Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá” vì trong động vật nói chung có thú, chim, cá.
- Nghĩa của từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, tu hú, cá rô”
- Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa từ “hươu, voi” nhưng lại hẹp hơn từ “động vật”
- Nghĩa của một từ có thể hẹp hơn hoặc rộng hơn nghĩa của một từ khác.
* Ghi nhớ: SGK
? GV nêu câu hỏi để HS thảo luận.
 1.Tìm những từ có nghĩa rộng hơn và hẹp hơn từ “sách”.
 2.Lập sơ đồ biểu thị mối quan hệ ý nghĩa giữa các từ đó.
 (Gợi ý: sơ đồ)
H Đ 2
GV yªu cÇu HS lµm c¸c bµi tËp trong SGK – lªn b¶ng lµm
- HS nhËn xÐt bµi lµm cña b¹n
- GV nhËn xÐt vµ cho ®iÓm
dụng cụ học tập
 sách
Sách giáo khoa
Sách tham khảo
 vở
bút
 II.Luyện tập:
Bài 1:Làm theo mẫu:
Bài 2: a.Chất đốt. 	b. Nghệ thuật.
c. Thức ăn.	d. Nhìn.	e. Đánh.
Bài 3: e. mang: xách, khiêng, gánh...
Bài 4: a. Thuốc lào	b. thủ quỹ.	c. Bút điện.	d. Hoa tai
Bài 5:	
-Động từ có nghĩa rộng: khóc.
-Động từ có nghĩa hẹp: nức nở, sụt sùi.
 HD3 IV.Củng cố: Thế nào là cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ?
 HD4 V. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, làm bài tập trong sgk, sbt.
	- Soạn bài: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 
 __________________________
Ngày soạn: 17/8/2011
Ngày giảng:19/8/2011
Tiết 4
TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
Giúp Học sinh:
-Nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
-Biết viết một đoạn văn bản đảm bảo tính thống nhất về chủ đề; biết xác định và duy trì đối tượng; trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
	-Đọc sách, tìm hiểu bài.
	-Xem lại nội dung các bài về văn bản ở chương trình lớp 7.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1
 ... oá các kiến thức và kỷ năng phần tập làm văn đã học trong năm
	- Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận 
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY – TRÒ :
	- Bảng hệ thống hoá kiến thức 
	- Ôn tập theo hệ thống câu hỏi sgk 
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1 :
? Thế nào là tính thống nhất của một văn bản ? Thể hiện rõ nhất ở đâu?
? Chủ đề văn bản là gì?
? Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện như thế nào có tác dụng gì?
G/v yêu cầu h/s viết, đọc đoạn văn theo yêu cầu của bài tập 2
Hoạt động 2 :
? Tóm tắt văn bản tự sự để làm gì?
? H/s nhắc lại cách tóm tắt một văn bản tự sự?
? G/v đưa một đoạn văn tự sự, yêu cầu của h/s thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm
Hoạt động 3 : 
H/s trả lời câu hỏi 6 sgk
H/s trả lời câu hỏi 7 sgk 
Yêu cầu h/s nhắc lại các kiểu đề tài thuyết minh và trình bày khái quát từng kiểu bài (đã học)
Hoạt động 4 : 
H/s nêu ví dụ và phân tích, phân biệt giữa luận điểm, luận cứ. Vai trò của luận điểm trong bài văn nghị luận?
? Vai trò yếu tố biểu cảm, miêu tả trong văn nghị luận? Lấy ví dụ
Hoạt động 5 :
G/v yêu cầu h/s nhắc lại khái niệm và cách trình bày của các văn bản điều hành : Tường trình, thông báo
I. Ôn tập về tính huống nhất của văn bản
* Tính thống nhất của văn bản thể hiện trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề văn bản
* Chủ đề văn bản là chủ đề chủ chốt, là đối tượng chính mà văn bản biểu đạt
* Tính thống nhất về chủ đề xác định, không xa rời, lạc sang chủ đề khác, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong 1 văn bản. Tình cảm đều tập chung làm sáng tỏ, nổi bật chủ đề của văn bản 
II. Ôn tập về văn bản tự sự
- Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu, hoặc tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bành giá 
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh 
- Thuyết minh là giới thiệu, trình bày một đối tượng nào đó cho người hiểu đúng, hiểu rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học
- Có các phương pháp thuyết minh : Miêu tả, giải thích, so sánh, thống kê, nêu ví dụ, phân tích, phân loại
IV. Ôn tập về văn bản nghị luận 
* Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, sáng tỏ vấn đề cần bàn luận
- Luận điểm có vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, không có luận điểm bài văn nghị luận sẽ không có sương sống, không có linh hồn, không có lý do tồn tại 
* Luận cứ : Lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích, chứng minh luận điểm 
* Luận chứng : Quá trình lập luận, viên dẫn, phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm 
- H/s tự trả lời, phân tích ví dụ 
V. Ôn tập văn bản điều hành
H/s tự ôn ở nhà 
Hoạt động 6 :
Hướng dẫn học ở nhà 
	G/v giao nhiệm vụ ôn tập môn ngữ văn trong hè cho h/s .
_______________________________________
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
 Tiết 135-136 KIỂM TRA CUỐI NĂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm đánh giá:
	- Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
	- Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. Nhưng trọng tâm của học kì II là nội dung văn thuyết minh và văn lập luận cùng các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài văn.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:	- Ôn tập kiến thức cho HS.
	- Xem và đánh giá đề của Phòng GD
2. Học sinh:	- Ôn tập
	- Chuẩn bị giấy bút.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Lên lớp:
Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài.
GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài.
Hoạt động 3: Phát đề và coi kiểm tra
(Có đề thi và đáp án - biểu điểm kèm theo cuối Giáo án)
_____________________________________
Ngày soạn:
Ngày dạy:
 TIẾT 137: VĂN BẢN THÔNG BÁO
A. Mục tiêu cần đạt : 
	- Giúp h/s hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách
	- Rèn kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với ví dụ, thông báo, tường trình, báo cáo bước đầu viết văn bản thông báo đơn giản, đúng quy cách 
b. Đồ dùng:
	Sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để phân tích mẫu
C. Tổ chức các hoạt động dạy học ; 
1, ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là văn bản tường trình ? Đặc điểm của văn bản tường trình ? Cách làm một văn bản tường trình 
Hoạt động 1 : 
Tìm hiểu đặc điểm của văn bản t.báo
GV yêu cầu HS đọc 2 văn bản trong SGK và chia HS làm 6 nhóm để TL
? Trong các văn bản , ai là người thông báo , ai là người nhận thông báo 
? Mục đích thông báo của 2 văn bản là gì ?
? Nội dung TB là gì ? Nhận xét về thể thức của văn bản ? 
? Vậy TB là loại VB gì ? 
? ND của một văn bản thông báo cần có những điều gì?
? Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết TB trong học tập và sinh hoạt ở trường 
Hoạt động 2 : 
HS đọc các tình huống trong SGK 
? Trong các tình huống đó . tình huống nào cần phải viết TB ai TB và TB cho ai?
I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo
Nhóm 1, :
- Người viết :Phó hiệu trưởng 
 Liên đội trưởng
- Người nhận: GVCN và lớp trưởng các lớp 
 Các chi đội TNTPHCM trong trường
Nhóm 2 :
- VB1 :Kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ 
-VB2 : Kế hoạch đại hội đại biểu liên đội TNTPHCM
Nhóm 3:
- Nội dung cụ thể của kế hoạch , ngày giờ , địa điểm , công việc cụ thể ...
- Thể thức viết VBTB cần tuân theo những mẫu chung
- Thông báo là loại VB truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung TB được biết để thực hiện hay tham gia
- ND: Phải cho biết rõ ai thông báo , TB cho ai , nội dung công việc , quy định , thời gian , địa điểm ...cụ thể , chính xác 
II. Hướng dẫn cách làm văn bản thông báo
1, Những tình huống cần làm văn bản
- Tình huống a : Tường trình 
- Tình huống b : Thông báo 
- Tình huống c : Thông báo 
2, Cách làm văn bản thông báo 
Các mục cần có 
- Tên cơ quan
- Tên văn bản thông báo
- Nội dung thông báo 
- Quốc hiệu
- Địa điểm
- Nơi nhận thông báo
- Họ tên, chức vụ, chữ ký
Hoạt động 3 : 
Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1 : Sách bài tập ngữ văn (94 – 95)
	- Cần thông báo cả 3 tình huống 
Bài tập 2 : Lỗi của văn bản thông báo 
	- Diễn đạt chưa đúng ngữ pháp
	- Nội dung chưa nêu kế hoạch kiểm tra, công tác vệ sinh học đường
	- H/s tự sửa chữa .
____________________________________
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 138 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:
	- Biết qui tắc viết hoa trong Tiếng Việt & vận dụng để viết đúng qui tắc.
	- Có ý thức viết hoa đúng qui tắc.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:- Xem sgk, sgv.
	- Nghiên cứu tình hình địa phương.
	- Soạn giáo.
2. Học sinh:	- Xem sgk, sbt.
	- Nghiên cứu tình hình địa phương.
	- Soạn bài.	
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
	II. Lên lớp:
Hoạt động 1: Tìm hiểu qui tắc viết hoa
HS quan sát SGK, thảo luận nhóm các câu hỏi;
? Nhận xét về cách viết tên riêng của những người trong VD?
? Nhận xét về cách viết tên các con vật trong truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài?
? Nhận xét về cách viết tên địa lý trong VD?
? Nhận xét về cách viết tên các tổ chức chính trị- xã hội?
? Nhận xét về cách viết tên các chức vụ, các danh hiệu trong VD?
? Có các qui tắc viết hoa nào?
- HS đọc ghi nhớ SGK – trang 102.
 	Hoạt động 2: Luyện tập
 - GV đọc – HS nghe, viết và tự kiểm tra lẫn nhau.
 Hoạt động 3: Kết thúc bài.
	- GV đánh giá kết quả hoạt động của HS.
	IV. Củng cố
	1. Tổng kết lại nội dung vấn đề.
	2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện bài viết.
V. Dặn dò:
	1. Xem lại các văn bản nhật dụng
	2. Chuẩn bị Luyện tập làm văn bản thông báo
____________________________________
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 139 LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG BÁO
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
	- Ôn tập lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình.
	- Nâng cao năng lực viếtothong báo cho HS.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng
	 - Tìm thêm các ví dụ thích hợp.
2. Học sinh:	- Xem sgk, sbt.
	- Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài.
	- Tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cuộc sống.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III. Bài mới:
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	Nêu mục tiêu để dẫn dắt vào bài mới.
	Hoạt động 2: Ôn tập tri thức văn bản thông báo.
	Hướng dẫn HS nhắc lại những kiến thức đã học.
	Hoạt động 3: Luyện tập làm văn bản thông báo.
Cho nội dung và yêu cầu HS viết bản thông báo.
Gọi 2 HS lên trình bày.
GV nhận xét, chốt lại vấn đề
IV. Củng cố:
	1. Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bản thông báo.
	2. Nhắc nhở HS khi làm văn bản thông báo.
V. Dặn dò:
	1. Học bài, làm bài tập.
	2. Ôn tập phần Tập làm văn
_______________________________________
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
 Tiết 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS.
	- Củng cố lại các kiến thức Ngữ văn đã học.
	- Tự đánh giá kiến thức, trình độ của mình và so sánh với các bạn trong lớp.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: - Chấm bài, sửa lỗi.
	 - Thống kê chất lượng.
	 - Soạn giáo án.
2. Học sinh:	- Xem lại kiến thức.
	- Tự nhận xét bài làm của mình.
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Trả bài.
@ GV phát bài cho học sinh.
@ GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý.
@ Gọi HS đọc lại đề bài.
@ Hướng dẫn HS sửa lỗi
Hoạt động 3: Nhận xét.
@ Ưu điểm:	- Một số em làm bài có đầu tư sưu tầm tư liệu nên bài viết rất rõ ràng, cụ thể.
	- Một số em biết cách làm bài văn nghị luận, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng.
@ Hạn chế:	- Nhiều em chưa phân biệt nghị luận với kể, tả.
	- Nhiều bài viết chưa nêu được vấn đề ở mở bài.
	- Sai lỗi chính tả quá nhiều.
	- Diễn đạt còn vụng.
	- Trình bày bố cục chưa hợp lí.
	- Có bài lối viết ngông, sá, đi lan man chưa đúng trọng tâm vấn đề.
	- Nhiều em chữ viết quá xấu, trình bày rối rắm
Hoạt động 4: Sửa lỗi.
@ GV dùng bảng thống kê lỗi sai để hướng dẫn HS sửa các lỗi sai trong bài.
@ Cho HS tự sửa các lỗi sai của mình.
Hoạt động 5: Đọc bài làm tốt của HS.
	- Đinh Thị Khánh Hòa	Lớp 8.4
- Trần Thanh Toàn	Lớp 8.4
- Phạm Thị Thuỳ Dương	Lớp 8.3
- Ngô Trường Long	Lớp 8.3
IV. Củng cố:
	- Nhắc lại lí thuyết Văn bản nghị luận.
	- Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài viết Tập làm văn.
V. Dặn dò: Dặn HS:
	 Xem lại lí thuyết và tự viết lại bài.
Khẳng định lại lợi ích của nó.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8(1).doc