Tuần 1
Tiết 3 BÀI 1
CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
Ngày soạn:
02.09.2007
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
-Biết yêu quý và có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
-Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
-Đọc sách, tìm hiểu bài.
-Xem lại nội dung các bài về nghĩa của từ ở chương trình lớp 7.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦM ĐẠT
Tìm hiểu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
@ Các em hãy quan sát sơ đồ sau: (Treo bảng phụ)
voi, hươu. tu hú, sáo. cá rô, cá mè
@ Nghiã của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”? Vì sao?
(Gợi ý: Thú, chim, cá đều là động vật.)
@ Nghĩa của từ “thú” so với “voi, hươu”, từ “Chim” so với “tu hú, sáo”, từ “cá” so với “cá rô, cá mè” như thế nào?
(Gợi ý: Những con vật cụ thể trong một loài.)
@ Em có nhận xét gì về nghĩa của từ “thú” so với từ “động vật” và từ “voi, hươu”.
@ Em có nhận xét gì về ý nghĩa của một từ?
@ Các em hãy quan sát hình sau để thấy rõ hơn mối quan hệ đó! (Bảng phụ.)
cá
thú
ĐỘNG VẬT chim
@ Từ “thú”có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa từ “voi, hươu” nên nó có ý nghĩa rộng hơn từ “voi, hươu”, ngược lại từ “thú” có ý nghĩa được bao hàm trong phạm vi ý nghĩa của từ “động vật” nên nó có ý nghĩa hẹp hơn ý nghĩa của từ “động vật”.Vậy thế nào là từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp?
@ Chốt lại nội dung bài học.
I.Từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp.
@ Nghĩa của từ “động vật” rộng hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá” vì trong động vật nói chung có thú, chim, cá.
@ Nghĩa của từ “thú, chim, cá” rộng hơn nghĩa của các từ “voi, tu hú, cá rô ”
@ Nghĩa của từ “thú” rộng hơn nghĩa từ “hươu, voi” nhưng lại hẹp hơn từ “động vật”
@ Nghĩa của một từ có thể hẹp hơn hoặc rộng hơn nghĩa của một từ khác.
@
Tuần 1 Tiết 1-2 BÀI 1 TÔI ĐI HỌC Thanh Tịnh Ngày soạn: 01.09.2007 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh: -Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. -Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh. -Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp. B.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. -Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường. 2.Học sinh: -Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản. -Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên. C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I.Ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học. III.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT @ Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Thanh Tịnh? (Cho HS xem chân dung nhà văn Thanh Tịnh) @ Em hãy nêu những nét chung về truyện ngắn Tôi đi học. @ Truyện ngắn có bao nhiêu nhân vật? Ai là nhân vât chính? Vì sao em cho là như vậy? @ Bố cục văn bản? I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Thanh Tịnh (1911-1988) là bút danh của Trần Văn Ninh, quê ở tỉnh Thừa Thiên – Huế, có gần 50 năm cầm bút sáng tác. Sự nghiệp văn học của ông đa dạng, phong phú. Thơ văn ông đậm chất trử tình đằm thắm, giàu cảm xúc êm dịu, trong trẻo. Nổi bật nhất có thể kể là tác phẩm Quê mẹ (truyện ngắn, 1941), Ngậm ngãi tìm trầm (truyện ngắn, 1943), đi giữa mùa sen (truyện thơ. 1973)... 2- Tác phẩm: - Tôi đi học in trong tập Quê mẹ (1941), một tập văn xuôi nổi bật nhất của Thanh Tịnh. - Truyện mang đậm mùa sắc ký và mang tính chất tự truyện. Truyện được kết cấu theo dòng hổi tưởng của nhân vật Tôi. Đó là tâm trạng bở ngỡ mà thiêng liêng, mới mẻ mà sâu sắc của nhân vật Tôi trong ngày đầu tiên đi học. 3- Nhân vật chính: @ Trong truyện có nhiều nhân vật . Trong đó Tôi là nhân vật chính. Đây là nhân vật được tác giả thể hiện nhiều nhất và mọi sự việc dều được kể theo cảm nhận của Tôi 4- Bố cục: 4 đoạn Đoạn 1: Từ đầu đến “... rộn rã”: Những biến chuyển của đất trời cuối thu và hình ảnh mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên tơid trường gợi cho cho Tôi nhớ lại mình cùng những kỷ niệm trong sáng. Đoạn 2: tiếp theo “....trên ngọn núi”: Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường. Đoạn 3: tiếp theo “....được nghỉ cả ngày”: - Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường. Đoạn 4: phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học. @ Thời gian và không gian của ngày đầu tiên tới trừơng được Tôi nhớ lại cụ thể như thế nào? Vì sao thời gian và không gian ấy lại trở thành những kỷ niệm sâu sắc trong lòng tác giả? @ Em hãy giải thích vì sao nhân vật Tôi lại có cảm giác thấy lạ trong buổi đầu tiên đến trường mặc dù trên con đường ấy, Tôi quen đi lại lắm lần? @ Chi tiết nào thể hiện từ đây, người học trò nhỏ sẽ cố gắng học hành quyết tâm và chăm chỉ? @ Thông qua những cảm nhận của bản thân trên con đường làng đến trường nhân vật Tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình? @ Trong câu văn “Ý nghĩ thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang ngọn núi”, tác giả sử dụng nghệ thuật gì và phân tích ý nghĩa cách diễn đạt ấy? II/- Tìm hiểu chi tiết: 1. Cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường. @ - Thời gian buổi sáng cuối thu. - Không gian: trên con đường làng dài và hẹp. - Vì đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc gần gũi, gắn liền với tuổi thơ của tác giả. Đấy cũng là thời điểm đặc biệt của Tôi, lần đầu tiên được cắp sách đễn trường. Sâu xa hơn Tôi là người có đời sống tình cảm phong phú và tha thiết gắn bó với làng quê của mình. @ Bởi vì tình cảm và nhận thức của cậu bé lần đầu đầu tiên tới trường đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Đấy là cảm giác tự thấy mình như đã lớn lên, vì thế mà thấy con đừng làng không còn dài và rộng như trước... và Tôi giờ đây không lội qua sông thả diều và không ra đồng nô đùa nữa. Tôi đã lớn. @ Ghì thật chặt hai quyển vở mới trên tay, muốn thử sức tự cầm bút, thước... @ Nhân tôi đã thể hiện rõ lòng yêu mái trường tuổi thơ, yêu bạn bè, cảnh vật quê hương, và đặc biệt là ý chí học tập. @ Câu văn sử dụng phép so sánh. So sánh một hiện tượng vô hình với một hiện tượng thiên nhiên hữu hình đẹp đẽ. Chính hình ảnh này đã cho ngừi đọc thấy kỷ niệm của Tôi ngày đầu tiên đi học thật cao đẹp và sâu sắc. Và qua hình ảnh này tác giả đề cao sự học hành với con người. @ Ngôi trường Mỹ Lý hiện lên trong mắt Tôi trước và sau khi đi học có những gì khác nhau, và hình ảnh ấy có ý nghĩa gì? @ Khi tả các học trò nhỏ lần dầu tiên tới trường, tác gủa đã dùng hình ảnh so sánh gì, và điều ấy có ý nghĩa gì? @ Hình ảnh ông đốc được Tôi nhớ lại như thế nào? Qua chi tiết ấy, chúng ta cảm thấy tình cảm của người học trò như thế nào đối với ông đốc? 2- Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường. @ - Khi chưa đi Tôi thấy ngôi trương Mỹ Lý cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần tới trường đầu tiên Tôi lại thấy Trường Mỹ Lý vừa xinh xắn, vừa oai nghiệm như cái đình làng Hòa Ấp khiến lòng Tôi đâm ra lo sợ vẫn vơ - Sự nhận thức có phần khác nhau về ngôi trường Mỹ Lý thể hiện rõ sự thay đổi trong tình cảm và nhận thức của Tôi. Đặc biệt Tôi nhìn thấy lớp học như cái đình làng. Phép so sánh trên đã diẽn tả cảm xúc trang nghiêm, thành kính của người học trò nhỏ với ngôi trường,Qua đó, tác giả đề cao tri thức khẳng định vị trí quan trọng của trường học trong đời sống nhân loại. @ Tác giả so sánh họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng. Hình ảnh so sánh này diễn tả sinh động, cụ thể hcũng như tâm trạng của người học trò nhỏ lần đầu tiên tới trường. Qua cách so sánh này, nhà văn đề cao sức hấp dẫn của ngôi trường với con ngừơi, thể hiện khát vọng bay bỗng của tuổi trẻ trước việc học. @ Trong hồi ức của Tôi ông đốc được thể hiện qua lời nói, ánh mắt, thái độ rất đẹp. Ông nói và nhìn học trò với cặp mắt hiền từ và cảm động. Những chi tiết ấy cho thấy Tôi ngay từ đầu đã biết quý trọg, biết ơn và tin tưởng sâu sắc vào con người đưa tri thức đến cho mình. @ Vì sao khi vào lớp học, trong lòng Tôi lại cảm thấy nỗi xa mẹ thật lớn, và Tôi có những cảm nhận gì khác khi bước vào lớp? @ Ngồi trong lớp học, vừa đưa mắt nhìn theo cánh chim, nhưng nghe tiếng phấn thì Tôi chăm chú nhìn thầy viết rồi lẩm nhẩm đọc theo. Những chi tiết ấy thể hiện điều gì trong tâm hồn của nhân vật Tôi? @ “Những cảm giác trong sáng” nảy nở của Tôi trong ngày đầu tiên đi học đối với trường lớp, thầy cô, bạn bè đã thể hiện điều gì trong tâm hồn Tôi? Từ đó, chúng ta cảm thấy được điều gì trong tâm hồn nhà văn? 3- Cảm nhận của Tôi trong lớp học. @ - Cảm nhận nỗi xa mẹ thật lớn khi sắp hàng vào lớp học thể hiện người học trò nhỏ bắt đầu thấy được sự lớn lên của mình khi đi học. - Tôi đã nhận thấy một mùi hương lạ xông đến, nhìn lên tường thấy lạ và hay hay, nhìn bàn ghế chỗ ngồi như là của mình, nhìn bạn bè chưa quen nhưng không cảm thấy xa lạ chút nào....Nhân vật Tôi cảm thấy lạ khi lần đầu được vào lớp học, một ngôi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Song Tôi vẫn cảm thấy không xa lạ với bàn ghế, bạn bè vì bắt đầu ý thức được rằng rồi đây sẽ gắn bó với mình mãi mãi. Cảm giác ấy thể hiện tình cảm trong sáng hồn nhiên nhưng cũng sâu sắc của cậu học học trò nhỏ ngày nào. @ Khi nhìn con chim vỗ cánh bay lên và thèm thuồng, nhân vật Tôi mang tâm trạng buồn khi từ giã tuổi ấu thơ vô tư, hồn nhiên để bắt đầu “lớn lên” trong nhận thức của mình. Khi nghe tiếng phấn, Tôi trở về với cảnh thật vòng tay lên bàn lên bàn và ... Tất cả chi tiết ấy thể hiện lòng yêu thiên nhiên, cảnh vật, yêu tuổi thơ và ý thức về sự học hành của người học trò nhỏ. @ “Những cảm giác” đẹp đẽ của nhân vật tôi đã thể hiện rõ sự trân trọng với sách vở bàn ghế, bạn bè, thầy cô, cảnh vật, tinh yêu quê hương, bố mẹ, trường lớp và tuổi thơ của mình. - Đồng thời thể hiện rõ tâm hồn giàu cảm xúc với tuổi thơ, tình tyêu đối với quê hương, trường lớp và quá khứ của nhà văn Thanh Tịnh. @ Nhận xét đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn này? @ Sức cuốn hút của tác phẩm, thoe em, được tạo nen từ đâu? 4- Đặc săc nghệ thuật: @ Truyện ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nhận của nhân vật Tôi theo trình tự thời gian của buổi tựu trường. - Sự kết hợp hài hòa giữa kể, miêu tả, bộc lộ tâm trạng cảm xúc.Chính sự kết hợp trên tạo nên chất trử tình trong tác phẩm. @ Sức cuốn hút của tác phẩm tạo nên từ: - Bản thân tình huống truyện. - Tình cảm ấm áp trìu mến của những người lớn đối với các em nhỏ lần đầu tiên đến trường. - Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường và cách so sánh giàu sức gợi cảm của tác giả . Toàn bộ truyện toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu. @ Hãy nhắc lại nội dung, nghệ thuật truyện ngắn. III/- Tổng kết – Ghi nhớ: - Ghi nhớ sgk Hướng dẫn học ở nhà: -Đọc lại truyện và nắm bắt nội dung. -Tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện. -Chuẩn bị bài Cấp độ khái quát của nghĩa từ vựng. Tuần 1 Tiết 3 BÀI 1 CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ Ngày soạn: 02.09.2007 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh: -Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. -Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng. -Biết yêu quý và có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt. B.CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. -Bảng phụ, các ví dụ. 2.Học sinh: -Đọc sách, tìm hiểu bài. -Xem lại nội dung các bài về nghĩa của từ ở chương trình lớp 7. C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I.Ổn định lớp: II.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học. III.Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦM ĐẠT Tìm hiểu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp. @ Các em hãy quan sát sơ đồ sau: (Treo bảng phụ) thú động vật chim cá voi, hươu.. tu hú, sáo... cá rô, cá mè @ Nghiã của từ “động vật” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ “thú, chim, cá”? Vì sao? (Gợi ý: Thú, chim, cá đều là động vật.) @ Nghĩa của từ “thú” so với “voi, hươu”, từ “Chim” so với “tu hú, sáo”, từ “cá” so với “cá rô, cá mè” như thế nào? (Gợi ý: Những con vật cụ thể trong một loài.) @ Em có nhận xét gì về nghĩa của từ “thú” so với từ “động vật” và từ “voi, hươu”. @ Em có nhận xét gì về ý nghĩa của một từ? @ Các em hãy quan sát hình sau để thấy rõ hơn mối quan hệ đó! (Bảng phụ.) cá Cá rô cá thu thú Voi hươu Sáo tu hú ĐỘNG VẬT chim @ Từ “thú”có ý nghĩa bao hàm ý n ... ệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu rất cao; nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại (mâu thuẫn trào phúng; ngôn ngữ, giọng điệu giễu cợt) Lần đầu tiên trên thế giới, chế độ thuộc địa bị kết án một cách có hệ thống, cụ thể và chính xác. Nghị luận hiện đại: - Sử dụng những thể loại văn xuôi hiện đại. - Cách viết giản dị, câu văn gần gũi với cách nói thông thường, gần với đời thực. 6 Đi bộ ngao du (Trích Êmin hay về giáo dục) - 1762 J.J. Ruxô (1712-1778) Nghị luận nước ngoài Chữ Pháp Đi bộ ngao du ích lợi nhiều mặt. Tác giả là một con người giản dị, rất quý trọng tự do và rất yêu thiên nhiên. Lí lẽ và dẫn chứng rút ra từ kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động; thay đổi các đại từ nhân xưng Nghị luận trong tiểu thuyết; thấy được bóng dángtinh thần tác giả. IV. Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài. V. Dặn dò: 1. Học bài 2. Tiếp tục ôn tập. TUẦN XXXIV BÀI 33 Tiết 134 TỔNG KẾT PHẦN VĂN Ngày soạn: 28.04.2006 Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các văn bản văn học nước ngài đã học Các văn bản văn học nước ngoài: TT Văn bản Tác giả Thể loại, ngôn ngữ Gía trị nội dung Gía trị nghệ thuật 1 Cô bé bán diêm An-đéc-xen (1805-1875) Đan Mạch Cổ tích Đan Mạch Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh, chết cóng bên đường trong đếm giao thừa. Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí. 2 Đánh nhau với cối xau gió (Đôn Ki-hô-tê) M. Xéc-van-téc (1547-1616) Tây Ban Nha Tiểu thuyết Tây Ban Nha Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa. Cả hai đều có những mặt tốt, đáng quý bên cạnh những điểm đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió. Nghệ thuật miêu tả và kể chuyện theo trật tự thời gian và dựa trên sự đối lập, tương phản, song hành của cặp nhân vật chính. Giọng điệu hài hước khi kể, tả về thầy trò hiệp sĩ anh hùng nhưng cũng rất đáng thương. 3 Chiếc lá cuối cùng O Hen-ri (1862-1910) Mĩ Truyện ngắn Tiếng Anh Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo. Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần. Hình ảnh chiếc lá cuối cùng. 4 Hai cây phong (Người thầy đầu tiên) Ai-ma-tốp (1928) Kư-rơ-gưx-tan (Châu Á) Truyện ngắn Nga Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây phong và thầy giáo Đuy-sen thời thơ ấu của tác giả. Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội hoạ. 5 Đi bộ ngao du (Êmin hay về giáo dục) J. Ru-xô Pháp Tiểu thuyết Pháp Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người, với quá trình học tập, hiểu biết và rèn luyện sức khoẻ. Giải thích, chứng minh luận điểm bằng cách nêu dẫn chứng trong câu chuyện chân thật và hấp dẫn. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS lập bảng hệ thống các văn bản nhật dụng đã học. Các văn bản nhật dụng: TT Văn bản Tác giả Chủ đề Đặc điểm thể loại, nghệ thuật 1 Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 Theo tài liệu của Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội Tuyên truyền, phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung cảu mọi người. Thuyết minh (giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị) 2 Ôn dịch, thuốc lá Theo Nguyễn Khắc Viện ( Từ thuốc lá đến ma tuý - Bệnh nghiện) Thuốc lá giống như ôn dịch và còn nguy hiểm hơn ôn dịch nên chống lại hút thuốc lá là vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người. Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người. 3 Bài toán dân số Theo Thái An (Báo Giáo dục và Thười đại, số 28/1995) Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người. Từ câu chuyện cổ, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm. IV. Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn tiếp tục soạn bài. V. Dặn dò: 1. Học bài 2. Tiếp tục ôn tập. TUẦN XXXIV BÀI 33 Tiết 135-136 KIỂM TRA CUỐI NĂM Ngày soạn: 30.04.2006 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Nhằm đánh giá: - Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra. - Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm; phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. Nhưng trọng tâm của học kì II là nội dung văn thuyết minh và văn lập luậ cùng các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài văn. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Ôn tập kiến thức cho HS. - Xem và đánh giá đề của Sở 2. Học sinh: - Ôn tập - Chuẩn bị giấy bút. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Lên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. Hoạt động 3: Phát đề và coi kiểm tra (Có đề thi và đáp án - biểu điểm kèm theo cuối Giáo án) TUẦN XXXV BÀI 33 Tiết 137 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần TIẾNG VIỆT) Ngày soạn: 01.05.2006 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: - Biết nhận ra sự khac nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương. - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô ở địa phương theo cạch xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tích chất nghi thức. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng. - Nghiên cứu tình hình địa phương. - Soạn giáo. 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt. - Nghiên cứu tình hình địa phương. - Soạn bài. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: I I. Lên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. Hoạt động 3: Tìm từ xưng hô ở địa phương. - Đại từ trỏ người: tui, choa, qua (tôi); tau (tao); bầy tui (chúng tôi); mi (mày); hấn (hấn) - Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô: bọ, thầy, tía, ba (bố); u, bầm, đẻ, mạ má (mẹ). Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2, 3, 4. Hoạt động 5: Kết thúc bài. @ GV đánh giá kết quả hoạt động của HS. @ GV khái quát lại những vấn đề của địa phương. IV. Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện bài viết. V. Dặn dò: 1. Xem lại các văn bản nhật dụng 2. Chuẩn bị Luyện tập làm văn bản thông báo TUẦN XXXV BÀI 34 Tiết 128 LUYỆN TẬP VĂN BẢN THÔNG BÁO Ngày soạn: 03.05.2006 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Ôn tập lại những tri thức về văn bản thông báo: mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một bản tường trình. - Nâng cao năng lực viếtothong báo cho HS. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng - Tìm thêm các ví dụ thích hợp. - Đèn chiếu, giấy trong. 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt. - Trả lời câu hỏi Tìm hiểu bài. - Tìm hiểu các ví dụ trong thực tế cuộc sống. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS III. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Nêu mục tiêu để dẫn dắt vào bài mới. Hoạt động 2: Ôn tập tri thức văn bảnothong báo. Hướng dẫn HS nhắc lại những kiến thức đã học. Hoạt động 3: Luyện tập làm văn bản thông báo. Cho nội dung và yêu cầu HS viết bản thông báo. Gọi 2 HS lên trình bày. GV nhận xét, chốt lại vấn đề IV. Củng cố: 1. Lưu ý HS một số điểm khi làm văn bảnothong báo. 2. Nhắc nhở HS khi làm văn bản thông báo. V. Dặn dò: 1. Học bài, làm bài tập. 2. Ôn tập phần Tập làm văn TUẦN XXXV BÀI 34 Tiết 139 TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN Ngày soạn: 04.05.2006 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn dã học trong năm. - Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận- B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Xem sgk, sgv, sbt, thiết kế bài giảng. - Lập bảng hệ thống 2. Học sinh: - Xem sgk, sbt. - Ôn tập - Soạn bài. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Lên lớp: Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Chuẩn bị cho tiết dạy lâu dài nên GV kiểm tra hàng tuần. Đến tiết dạy, GV kiểm tra bảng tìm hiểu tình hình địa phương và bài viết cảu HS. Hoạt động 2: Giới thiệu bài. GV nêu yêu cầu của tiết học để đi vào bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS ôn tập lí thuyết. Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập viết đoạn văn IV. Củng cố 1. Tổng kết lại nội dung vấn đề. 2. Hướng dẫn HS về nhà ôn tập. V. Dặn dò: 1. Học bài 2. Tiếp tục ôn tập. TUẦN XXXV BÀI 34 Tiết 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA CUỐI NĂM Ngày soạn: A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS. - Củng cố lại các kiến thức Ngữ văn đã học. - Tự đánh giá kiến thức, trình độ của mình và so sánh với các bạn trong lớp. B. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Chấm bài, sửa lỗi. - Thống kê chất lượng. - Soạn giáo án. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức. - Tự nhận xét bài làm của mình. C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP: I. Ổn định lớp: II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: Hoạt động 1: Trả bài. @ GV phát bài cho học sinh. @ GV hướng dẫn học sinh đọc lại bài và xem xét những chổ sữa của GV. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đề và lập dàn ý. @ Gọi HS đọc lại đề bài. @ Hướng dẫn HS sửa lỗi Hoạt động 3: Nhận xét. @ Ưu điểm: - Một số em làm bài có đầu tư sưu tầm tư liệu nên bài viết rất rõ ràng, cụ thể. - Một số em biết cách làm bài văn nghị luận, diễn đạt trôi chảy, rõ ràng. @ Hạn chế: - Nhiều em chưa phân biệt nghị luận với kể, tả. - Nhiều bài viết chưa nêu được vấn đề ở mở bài. - Sai lỗi chính tả quá nhiều. - Diễn đạt còn vụng. - Trình bày bố cục chưa hợp lí. - Có bài lối viết ngông, sá, đi lan man chưa đúng trọng tâm vấn đề. - Nhiều em chữ viết quá xấu, trình bày rối rắm Hoạt động 4: Sửa lỗi. @ GV dùng bảng thống kê lỗi sai để hướng dẫn HS sửa các lỗi sai trong bài. @ Cho HS tự sửa các lỗi sai của mình. Hoạt động 5: Đọc bài làm tốt của HS. - Đinh Thị Khánh Hòa Lớp 8.4 - Trần Thanh Toàn Lớp 8.4 - Phạm Thị Thuỳ Dương Lớp 8.3 - Ngô Trường Long Lớp 8.3 IV. Củng cố: - Nhắc lại lí thuyết Văn bản nghị luận. - Nhắc nhở HS những điểm lưu ý khi làm bài viết Tập làm văn. V. Dặn dò: Dặn HS: Xem lại lí thuyết và tự viết lại bài. Khẳng định lại lợi ích của nó.
Tài liệu đính kèm: