I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản
2. Kĩ năng
- Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối.
- Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị
- GV: Nghiên cứu, soạn bài chu đáo
- HS: Đọc bi, soạn bi theo cu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức cc hoạt động
1. Kiểm tra bài cũ
Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) có nội dung:
a. nêu bật tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta đời nhà Trần.
b. thể hiện lòng căm thù giặc xâm lược Nguyên – Mông.
c. thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình.
d. nói lên vẻ đẹp non sông đất nước ta trong triều đại nhà Trần.
2. Giới thiệu: (Trực tiếp):
3. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
Ngày dạy /lớp: 7a1, 7a2, 7a3 Tuần 31 - Tiết 121: Ôn tập Văn - Tiết 122: Dấu gạch ngang - Tiết 123: Ôn tập tiếng Việt - Tiết 124: Văn bản báo cáo Tiết 121 ÔN TẬP I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Một số khái niệm thể loại liên quan đến đọc- hiểu văn bản như ca dao, dân ca, tục ngữ, thơ trữ tình, thơ Đường luật, thơ lục bát, thơ song thất lục bát; phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật. - Sơ giản về thể loại thơ Đường luật. - Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại ở từng văn bản. 2. Kĩ năng - Hệ thống hĩa, khái quát hĩa kiến thức về các văn bản đã học. - So sánh, ghi nhớ, học thuộc lịng các văn bản tiêu biểu. - Đọc- hiểu các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận ngắn. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu, soạn bài chu đáo - HS: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: Văn bản đề nghị có những đặc điểm gì? Hãy nêu cách làm văn bản đề nghị. 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1: Hãy nêu tên các nhan đề các văn bản (tác giả) đã được đọc hiểu trong cả năm học. Một HS nêu tên 5 văn bản đã học trong cả năm. I. Tên các văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn 7. - Học kì I: 1. Cổng trường mở ra. 2. Mẹ tôi. 3. Cuộc chia tay của những con búp bê. 4. Những câu hát về tình cảm gia đình. 5. Những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người. 6. Những câu hát than thân. 7. Những câu hát châm biếm. 8. Nam quốc sơn hà. 9. Tụng giá hoàn kinh sư. 10. Thiên trường vãn vọng. 11. Côn Sơn ca. 12. Chinh phụ ngâm khúc (trích). 13. Bánh trôi nước. 14. Qua đèo Ngang. 15. Bạn đến chơi nhà. 16. Vọng lư sơn bộc bố. 17. Tĩnh dạ tứ. 18. Hồi hương ngẫu thư 19. Mao ốc vị thu phong sở phá ca. 20. Nguyên tiêu. 21. Cảnh khuya. 22. Tiếng gà trưa. 23. Một thứ quà của lúa non – Cốm. 24. Sài Gòn tôi yêu. 25. Mùa xuân của tôi. - Học kì II 26. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 27. Tục ngữ về con người và xã hội. 28. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 29. Sự giàu đẹp của tiếng Việt. 30. Đức tính giản dị của Bác Hồ. 31. Ý nghĩa văn chương. 32. Sống chết mặc bay. 33. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. 34. Ca Huế trên sông Hương. 35. Quan âm Thị Kính. HĐ 2: Vận dụng câu hỏi SGK GV nhận xét, sửa chữa và bổ sung. HS nêu định nghĩa lần lượt các thể loại theo yêu cầu SGK. II. Định nghĩa về một số khái niệm thể loại: 1. Ca dao – dân ca. 2. Tục ngữ. 3. Thơ trữ tình. 4. Thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật. 5. Thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. 6. Thơ thất ngôn bát cú. 7. Thơ lục bát. 8. Thơ song thất lục bát. 9. Phép tương phản và tăng cấp. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Vận dụng câu hỏi 4 ở SGK Tr128 HS nêu những tình cảm, thái độ. HS lấy một vài câu dẫn chứng cho mỗi loại. HS trả lời. III. Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao – dân ca đã học: Nhớ thương, yêu kính, than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc, tự hào, biết ơn, (trữ tình), châm biếm, hài hước, dí dõm, đã kích, IV. Những kinh nghiệm của nhân dân được thể hiện 1. Kinh nghiệm tục ngữ về thiên nhiên – thời tiết: Thời gian, tháng năm và tháng mười, dự đoán nắng, mưa, bão giông, lụt, 2. Kinh nghiệm về lao động sản xuất nông nghiệp: Đất đai quý hiếm, vị trí các nghề, làm ruộng nuôi cá, làm vườn, kinh nghiệm cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi, 3. Về con người và xã hội: Xem tướng người, học tập thầy, bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý nhất, sống chết, 4. Củng cố: 1. “Thân em như tấm lụa đào; Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” Câu ca dao trên có nội dung gì? a. bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về tình cảm gia đình. b. đồng cảm với cuộc đời đau khổ đắng cay của người lao động. c. ca ngợi tình yêu chân chất, tinh tế. d. diễn tả tâm trạng, thân phận của người phụ nữ. 2. Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) có nội dung: a. nêu bật tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta đời nhà Trần. b. thể hiện lòng căm thù giặc xâm lược Nguyên – Mông. c. thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình. d. nói lên vẻ đẹp non sông đất nước ta trong triều đại nhà Trần. 3. Hai bài thơ “Cảnh khuya” và Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh thể hiện: a. tâm hồn nhạy cảm, yêu mến thiên nhiên của tác giả. b. lòng yêu nước của tác giả luôn luôn lo nghĩ đến việc của nước. c. phong thái ung dung, lạc quan của Bác. d. Gồm ba câu trả lời trên. 5. Hướng dẫn học ở nhàø: a.Nội dung vừa học - Soạn tiếp theo các câu 5, 6, 10. b.Hướng dẫn soạn bài: - Soạn bài tiếp theo “Dấu gạch ngang”. Ngày dạy /lớp: 7a1, 7a2, 7a3 Tiết 122 DẤU GẠCH NGANG I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Công dụng của dấu gạch ngang trong văn bản 2. Kĩ năng - Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối. - Sử dụng dấu gạch ngang trong tạo lập văn bản. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu, soạn bài chu đáo - HS: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) có nội dung: a. nêu bật tinh thần độc lập tự chủ của dân tộc ta đời nhà Trần. b. thể hiện lòng căm thù giặc xâm lược Nguyên – Mông. c. thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình. d. nói lên vẻ đẹp non sông đất nước ta trong triều đại nhà Trần. 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1: Yêu cầu HS đọc các VD ở SGK Tr129 trên bảng phụ. HS đọc bảng phụ I. Tìm hiểu chung: 1. Công dụng của dấu gạch ngang: Trong mỗi câu trên, dấu gạch ngang được dùng để làm gì? HS trả lời lần lượt từng câu a, b, c, d. VD a) Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – Mùa xuân của Hà Nội thân yêu [] à Đánh dấu bộ phận giải thích. b) à Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. c) à Dùng để liệt kê công dụng của dấu chấm lửng. d) à Nối các bộ phận trong liên danh. Qua phân tích các VD, em thấy dấu gạch ngang có mấy công dụng? Nêu ra. HS trả lời - Bốn công dụng - Nêu tên các công dụng. Gọi HS đọc ghi nhớ 2 HS nêu ghi nhớ * Ghi nhớ: SGK Tr130. 2. Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối: Trong VD d) mục I. Dấu gạch nối trong từ Va-ren được dùng để làm gì? HS trả lời VD a) Va-ren, Ra-đi-ô. à Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng. Hãy nhận xét sự khác nhau giữa dấu gạch ngang và dấu gạch nối. HS nêu nhận xét về cách viết b) - Sài Gòn – hòn ngọc Viễn đông - In-tơ-nét à Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. HS nêu ghi nhớ 2. * Ghi nhớ: SGK Tr130 HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 HS nêu yêu cầu của bài tập 1 III. Luyện tập: 1. Công dụng của dấu gạch ngang: a), b) Đánh dấu bộ phận giải thích. c) Đánh dấu lời nói trực tiếp. d), e) Nối các từ trong một liên danh. Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 4. Củng cố: Điểm không đúng khi phân biệt dấu gạch nối với dấu gạch ngang là: a Dấu gạch nối không phải là một dấu câu – dấu gạch ngang là một dấu câu. b. Dấu gạch nối ngắn hơn dấu gạch ngang. c. Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong những từ mượn gồm nhiều tiếng – dấu gạch ngang dùng để đánh dấu các bộ phận chú thích, giải thích, d. Dấu gạch nối dùng để liệt kê – dấu gạch ngang dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp. 5. Hướng dẫn học ở nhàø: a.Nội dung vừa học: - Làm bài tập 3 và học thuộc ghi nhớ. b.Hướng dẫn soạn bài:. - Soạn bài tiếp theo “Ôn tập Tiếng Việt”. -Chuẩn bị các kiểu câu đã học. HS nêu yêu cầu của bài tập 2 2. Công dụng của dấu gạch nối: Nối các tiếng trong từ phiên âm tiếng nước ngoài. Ngày dạy /lớp: 7a1, 7a2, 7a3 Tiết 123 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức - Các dấu câu. - Các kiểu câu đơn. 2. Kĩ năng Lập sơ đồ hệ thống hĩa kiến thức. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu, soạn bài chu đáo - HS: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ - Dấu gạch ngang có những công dụng gì? - Dấu gạch nối dùng để làm gì? Có điểm gì khác với dấu gạch ngang về cách viết. 2. Giới thiệu: (Trực tiếp): 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1: Ôn lí thuyết I. Các kiểu câu đơn đã học: Có mấy kiểu câu đơn chính? Hai kiểu, nêu theo sơ đồ SGK 1. Phân loại theo mục đích nói: Có mấy kiểu câu phân loại theo mục đích nói. Có 4 kiểu - Câu nghi vấn. Câu nghi vấn là câu như thế nào? Dùng để hỏi: Thường được đánh dấu bằng dấu chấm hỏi và chứa các từ để hỏi nghi vấn. Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn là gì? HS nêu dấu hiệu các từ nghi vấn: ai, bao giờ, ở đâu, Yêu cầu một vài HS cho VD VD: Mẹ làm gì thế? GV: Tương tự như trên, GV yêu cầu HS lần lượt nêu khái niệm các kiểu câu còn lại. - Câu trần thuật: Dùng để nêu một nhận định có thể đánh giá theo tiêu chuẩn đúng hay sai. VD: Bạn làm bài tập này sai rồi. - Câu cầu khiến: Dùng để đề nghị, yêu cầu, người nghe thực hiện hành động được nói đến trong câu. VD: Cậu đi với tớ nhé. - Câu cảm thán: Dùng để bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp. VD: Quyển sách cậu mua rất là hay! Có mấy kiểu câu phân loại theo cấu tạo? Câu bình thường có cấu tạo như thế nào? Hai kiểu Có đủ CN – VN 2. Phân loại theo cấu tạo: - Câu bình thường: Câu có cấu tạo theo mô hình CN – VN. VD: Tơi ăn cơm rồi. Câu đặc biệt có cấu tạo như thế nào? Không theo mô hình CN - VN - Câu đặc biệt: Câu không cấu tạo theo mô hình CN - VN VD: Cháy! Cháy! Cháy bà con ơi! Yêu cầu HS nêu lại công dụng của các dấu câu đã học. Yêu cầu HS cho VD ở mỗi công dụng. HĐ 2: GV cho bài tập yêu cầu HS làm tại lớp các bài tập ở các bài về phần tiếng Việt. HS nêu lần lượt công dụng của từng dấu câu. HS làm tại lớp. II. Các dấu câu đã học: - Dấu chấm: Dùng để kết thúc một câu văn. VD: Mình đi ngủ thơi. - Dấu phẩy dùng để: + Đánh dấu các bộ phận đồng chức trong một phép liệt kê. + Ngắt hơi khi đọc. VD: Để cĩ sức khỏe tốt chúng ta cần ăn uống điều độ, đầy đủ chất, thường xuyên luyện tập thể thao, kết hợp nghỉ ngơi đúng giờ. - Dấu chấm phẩy dùng để: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. - Dấu chấm lửng dùng để: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giãn nhịp điệu câu văn, - Dấu gạch ngang: + Đặt ở giữa câu đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích. + Đặt đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê. + Nối các từ trong một liên danh. III. Luyện tập: 1. Đặt 2 câu có dùng dấu chấm. 2. Đặt 2 câu có dùng dấu chấm lửng. 3. Đặt 2 câu có dùng dấu gạch ngang. HĐ 3. Củng cố: 1. Loại câu thường dùng để miêu tả là: a. Câu nghi vấn b. Câu trần thuật c. Câu cầu khiến d. Câu cảm thán 2. Để nêu một nhận định có thể đánh giá đúng – sai, ta thường sử dụng: a. Câu nghi vấn b. Câu trần thuật c. Câu cầu khiến d. Câu cảm thán 3. Câu đặc biệt là câu a. Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. b. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. c. Chỉ có chủ ngữ hoặc vị ngữ.d. Có một chủ – vị làm nòng cốt câu. HĐ 4. Hướng dẫn học ở nhàø a. Nội dung vừa học - Xem lại các kiểu câu đơn và công dụng của các dấu câu. b. Hướng dẫn soạn bài - Soạn bài tiếp theo “Văn bản báo cáo”. Ngày dạy /lớp: 7a1, 7a2, 7a3 Tiết 124 VĂN BẢN BÁO CÁO I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức Đặc điểm của văn bản báo cáo: hồn cảnh, mục đích, yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. 2. Kĩ năng - Nhận biết văn bản báo cáo. - Viết văn bản báo cáo đúng quy cách. - Nhận ra được những sai sĩt thường gặp khi viết văn bản báo cáo. II. Chuẩn bị - GV: Nghiên cứu, soạn bài chu đáo. - HS: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ 1. Câu đơn bình thừờng là câu: a. Chỉ có chủ ngữ hoặc vị ngữ. b. Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. c. Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. d. Có ít nhất hai cụm chủ – vị làm nòng cốt câu. 2. Dấu chấm phẩy thường được dùng để: a. Đặt ở cuối câu trần thuật. b. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép. c. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép phức tạp. d. Làm giãn nhịp điệu câu văn. 2. Giới thiệu: (Trực tiếp) 3. Tiến trình thực hiện các hoạt động Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung ghi bảng HĐ 1: Viết báo cáo để làm gì? HS đọc 2 văn bản báo cáo SGK Để trình bày kết quả. I. Đặc điểm của văn bản báo cáo: - Mục đích: Trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đã làm được của 1 cá nhân hay tập thể. Văn bản báo cáo cần đảm bảo những yêu cầu gì về nội dung và hình thức? - Nội dung: Phải nêu rõ ai nhận, ai viết, nhận về việc gì và kết quả ra sao. - Hình thức: Phải đúng mẫu, sáng sủa, rõ ràng. GV vận dụng câu hỏi c) SGK Khi cần phải viết sơ kết, tổng kết 1 phong trào thi đua hoặc 1 đợt hoạt động công tác nào đó. Yêu cầu HS trả lời câu 3, mục I. Tình huống b) Tình huống a) viết đề nghị. Tình huống c) viết đơn xin nhập học. HĐ 2: Các cụm trong văn bản được trình bày theo thứ tự nào? HS nêu thứ tự các mục II. Cách làm văn bản báo cáo: - Trình bày theo thứ tự các mục: Cả 2 văn bản giống và khác nhau chỗ nào? Giống nhau về hình thức. Khác nhau về nội dung + + Những phần nào là quan trọng, cần chú ý? Phần ai nhận, ai viết và lí do, sự việc và kết quả đã làm được. - Nội dung phải đảm bảo các mục: ai viết, ai nhận, lí do viết, kết quả. - Trình bày cần sáng sủa, cân đối. HĐ 3: Báo cáo là gì? Cách làm báo cáo như thế nào? HS đọc lại ghi nhớ. III. Ghi nhớ: SGK Tr136 IV. Luyện tập: 2. Các lỗi cần tránh khi viết 1 văn bản báo cáo. - Trình bày thiếu trang trọng, rõ ràng. - Thiếu mục hoặc không đảm bảo thứ tự các mục. - Nội dung báo cáo chung chung, thiếu số liệu cụ thể. 4. Củng cố: 1. Điểm giống nhau giữa các văn bản báo cáo là: a. Tên văn bản b. Số liệu báo cáo c. Nội dung báo cáo d. Thứ tự các mục 2. Trong văn bản báo cáo, mục không phù hợp là: a. Tên văn bản: báo cáo về b. Nơi nhận báo cáo c. Nêu lí do, sự việc và các kết quả đã làm được d. Cảm xúc của người viết báo cáo. 5. Hướng dẫn học ở nhàø: a.Nội dung bài học: - Học thuộc ghi nhớ, làm bài tập 1. b.Hướng dẫn soạn bài: - Soạn bài tiếp theo “Luyện tập văn bản báo cáo và đề nghị”.
Tài liệu đính kèm: