Giáo án Âm nhạc THCS

Giáo án Âm nhạc THCS

1. Thời gian thực hiện

 Phân phối chương trình ( PPCT) có hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011-2012.

2. Néi dung vµ thêi l­îng d¹y häc

 - Néi dung d¹y häc bé m«n trong PPCT cã sù ®iÒu chØnh ë c¸c líp 6,7,8,9 theo h­íng tinh gi¶m, hîp lý, phï hîp víi tr×nh ®é nhËn thøc vµ t©m sinh lý løa tuæi häc sinh.

 - Thêi l­îng d¹y häc cña bé m«n trong mét líp kh«ng thay ®æi: 35 tiết/ năm. Riêng ở lớp 9 học trong 1 học kì là 18 tiết, có thể bố trí ở học kì 1 hoặc học kì 2 và kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.

 

doc 18 trang Người đăng vanady Lượt xem 2697Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. Thời gian thực hiện
	Phân phối chương trình ( PPCT) có hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học được áp dụng từ năm học 2011-2012. 
2. Néi dung vµ thêi l­îng d¹y häc
	- Néi dung d¹y häc bé m«n trong PPCT cã sù ®iÒu chØnh ë c¸c líp 6,7,8,9 theo h­íng tinh gi¶m, hîp lý, phï hîp víi tr×nh ®é nhËn thøc vµ t©m sinh lý løa tuæi häc sinh. 
	- Thêi l­îng d¹y häc cña bé m«n trong mét líp kh«ng thay ®æi: 35 tiết/ năm. Riêng ở lớp 9 học trong 1 học kì là 18 tiết, có thể bố trí ở học kì 1 hoặc học kì 2 và kết quả đánh giá, xếp loại học kì của môn học cũng chính là kết quả, đánh giá xếp loại của cả năm học.
B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ
I. Phân phối chương trình:
LỚP 6
Học kì I: 19 tuần = 18 tiết
Học kì II: 18 tuần = 17 tiết
Cả năm: 37 tuần = 35 tiết
HỌC KÌ I
Tiết PPCT
Bài
Hướng dẫn thực hiện nội dung điều chỉnh
 Tiết 1
- Giới thiệu môn học Âm nhạc ở trường Trung học cơ sở
- Tập hát Quốc ca
Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần tập hát Quốc ca.
Tiết 2
- Học hát: Bài Tiếng chuông và ngọn cờ
- Bài đọc thêm: Âm nhạc ở quanh ta
Tiết 3
- Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ
- Nhạc lí:
+ Những thuộc tính của âm thanh + Các kí hiệu âm nhạc
Tiết 4
- Nhạc lí: Các kí hiệu ghi trường độ của âm thanh
-Tập đọc nhạc: TĐN số 1
Tiết 5
- Học hát: Bài Vui bước trên đường xa
 Tiết 6
- Ôn tập bài hát: Vui bước trên đường xa
- Nhạc lí: Nhịp và phách ; Nhịp 2/4
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2 
 Xác định trọng tâm chính là Nhạc lí và TĐN. Cần nhiều thời gian cho 2 nội dung này. Nội dung Ôn tập bài hát: Vui bước trên đường xa có thể thực hiện luôn ở tiết trước. 
Tiết 7
- Tập đọc nhạc: TĐN số 3
- Cách đánh nhịp 2/4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Cao và bài hát Làng tôi
Tiết 8
- Ôn tập
Tiết 9
- Kiểm tra 1 tiết 
Tiết 10
- Học hát: Bài Hành khúc tới trường
Tiết 11
- Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và bài hát Lên đàng
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần Âm nhạc thường thức.
Tiết 12
- Ôn tập bài hát: Hành khúc tới trường
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam
Tiết 13
- Học hát: Bài Đi cấy
- Kiểm tra viết 15 phút.
Tiết 14
- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Tiết 15
- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
 Thay đổi thứ tự thực hiện nội dung dạy Tiết 15 như sau:
- Ôn tập bài hát: Đi cấy
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
Chú ý: Dành nhiều thời gian cho phần ANTT, đây là nội dung mới.
Tiết 16-17
- Ôn tập 
Tiết 18
- Kiểm tra Học kì I 
HỌC KÌ II
Tiết 19
- Học hát: Bài Niềm vui của em
Tiết 20
- Ôn tập bài hát: Niềm vui của em
- Tập đọc nhạc: TĐN số 6 
Tiết 21
- Nhạc lí: Nhịp 3/4 - Cách đánh nhịp 3/4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần Âm nhạc thường thức.
Tiết 22
- Học hát: Bài Ngày đầu tiên đi học
Tiết 23
- Ôn tập bài hát: Ngày đầu tiên đi học 
- Tập đọc nhạc: TĐN số 7 
Tiết 24
- Ôn tập bài hát: Ngày đầu tiên đi học 
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 
- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Mô-da
Tiết 25
- Ôn tập 
Tiết 26
- Kiểm tra 1 tiết 
Tiết 27
- Học hát: Bài Tia nắng, hạt mưa
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
Tiết 28
- Ôn tập bài hát: Tia nắng, hạt mưa 
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8 
- Nhạc lí: Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc
 Trong tiết này, 2 nội dung TĐN và Nhạc lí là trọng tâm. Do đó cần dành nhiều thời gian cho 2 nội dung này. Ôn tập bài hát dành ít thời gian hơn. Có thể chia thời lượng như sau: 
- Ôn tập bài hát: 7 - 8 phút
- Tập đọc nhạc: 20 phút
- Nhạc lí: 15 phút
Tiết 29
- Tập đọc nhạc: TĐN số 9
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Văn Chung và bài hát Lượn tròn, lượn khéo
Tiết 30
- Học hát: Bài Hô-la-hê, Hô-la-hô; Kiểm tra viết 15 phút.
- Bài đọc thêm: Trống đồng thời đại Hùng Vương
Tiết 31
- Ôn tập bài hát: Hô-la-hê, Hô-la-hô
- Tập đọc nhạc: TĐN số 10 
Tiết 32
- Ôn tập bài hát: Hô-la-hê, Hô-la-hô
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 10 
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu
Tiết 33-34
- Ôn tập 
Tiết 35
- Kiểm tra cuối năm
LỚP 7
Học kì I: 19 tuần = 18 tiết
Học kì II: 18 tuần = 17 tiết
Cả năm: 37 tuần = 35 tiết
HỌC KÌ I
Tiết PPCT
Bài
Hướng dẫn thực hiện nội dung điều chỉnh
Tiết 1
- Học hát: Bài Mái trường mến yêu
- Bài đọc thêm: Nhạc sĩ Bùi Đình Thảo và bài hát Đi học 
Tiết 2
- Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
- Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Bài đọc thêm: Cây đàn bầu
Tiết 3
- Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát Nhạc rừng
Tiết 4
- Học hát: Bài Lí cây đa
- Bài đọc thêm: Hội Lim
Tiết 5
- Ôn tập bài hát: Lí cây đa
- Nhạc lí: Nhịp 4/4
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2
 Trong tiêt 5 này, 2 nội dung Nhạc lí và TĐN là trọng tâm, nên dành nhiều thời gian cho 2 phần này. Ôn tập bài hát dành ít thời gian hơn.
Tiết 6
- Nhạc lí: Nhịp lấy đà
- Tập đọc nhạc: TĐN số 3
- Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một vài nhạc cụ phương Tây
 Trong tiết 6 này, lượng kiến thức rất nhiều, nên giáo viên chú ý phân chia thời gian hợp lí. Phần Nhạc lí có thể chỉ giới thiệu và minh họa đơn giản rồi đưa ra khái niệm sau đó lồng ghép vào bài TĐN số 3 (Bài này có nhịp lấy đà).
Tiết 7
- Ôn tập
Tiết 8
- Kiểm tra 1 tiết 
Tiết 9
- Học hát: Bài Chúng em cần hòa bình
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào Tiết 9.
Tiết 10
- Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình
- Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Bài đọc thêm: Hội xuân “Sắc bùa”
Tiết 11
- Ôn tập bài hát: Chúng em cần hòa bình
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa
Tiết 12
- Học hát: Bài Khúc hát chim sơn ca
Tiết 13
- Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
- Nhạc lí: Cung và nửa cung - Dấu hóa
Tiết 14
- Ôn tập bài hát: Khúc hát chim sơn ca
- Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Giới thiệu nhạc sĩ Bét-tô-ven
Trong tiết 14 này, 2 nội dung TĐN và Âm nhạc thường thức là trọng tâm, nên dành nhiều thời gian cho 2 phần này. Ôn tập bài hát dành thời gian ít hơn.
Tiết 15-16
- Ôn tập 
- Kiểm tra viết 15 phút.
Tiết 17-18
- Kiểm tra học kì I 
HỌC KỲ II
Tiết 19
- Học hát: Bài Đi cắt lúa
- Nhạc lí: Sơ lược về quãng
Tiết 20
- Ôn tập bài hát: Đi cắt lúa
- Tập đọc nhạc: TĐN số 6
Tiết 21
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 6
- Âm nhạc thường thức: Một số thể loại bài hát
Tiết 22
- Học hát: Bài Khúc ca bốn mùa
- Bài đọc thêm: Tiếng sáo Việt Nam
Tiết 23
- Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa
- Tập đọc nhạc: TĐN số 7 
Tiết 24
- Ôn tập bài hát: Khúc ca bốn mùa
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 7 
- Âm nhạc thường thức: Vài nét về âm nhạc thiếu nhi Việt Nam
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần Âm nhạc thường thức.
Tiết 25
- Ôn tập
Tiết 26
- Kiểm tra 1 tiết 
Tiết 27
- Học hát: Bài Ca-chiu-sa
- Bài đọc thêm: Bản hành khúc cách mạng
Tiết 28
- Ôn tập bài hát: Ca-chiu-sa
- Tập đọc nhạc: TĐN số 8 
Tiết 29
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 8 
- Nhạc lí: Gam trưởng - Giọng trưởng
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi
Tiết 30
- Học hát: Bài Tiếng ve gọi hè
- Bài đọc thêm: Xuất xứ một bài ca
Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần Bài đọc thêm. Chú ý: không kiểm tra đánh giá kết quả Bài đọc thêm.
Tiết 31
- Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè
- Tập đọc nhạc: TĐN số 9
Tiết 32
- Ôn tập bài hát: Tiếng ve gọi hè
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 9
- Âm nhạc thường thức: Vài nét về dân ca một số dân tộc ít người
Tiết 33- 34
- Ôn tập 
- Kiểm tra viết 15 phút.
Tiết 35
- Kiểm tra cuối năm
LỚP 8
Học kì I: 19 tuần = 18 tiết
Học kì II: 18 tuần = 17 tiết
Cả năm: 37 tuần = 35 tiết
HỌC KỲ I
Tiết PPCT
Bài
Hướng dẫn thực hiện nội dung điều chỉnh
Tiết 1
- Học hát: Bài Mùa thu ngày khai trường
Tiết 2
- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường
- Tập đọc nhạc: TĐN số 1 
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần TĐN số 1.
Tiết 3
- Ôn tập bài hát: Mùa thu ngày khai trường
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 1
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát Một mùa xuân nho nhỏ
Tiết 4
- Học hát: Bài Lí dĩa bánh bò
Tiết 5:
- Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò
- Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ
- Tập đọc nhạc: TĐN số 2 
Trong tiết 5 này, 2 nội dung Nhạc lí và TĐN là trọng tâm, nên dành nhiều thời gian cho 2 phần này. Ôn tập bài hát dành ít thời gian hơn.
Tiết 6
- Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bò
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 2 
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò kéo pháo 
Tiết 7
- Ôn tập
Tiết 8
- Kiểm tra 1 tiết 
Tiết 9
- Học hát: Bài Tuổi hồng
Tiết 10
- Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
- Nhạc lí: Giọng La thứ hòa thanh
- Tập đọc nhạc: TĐN số 3 
Trong tiết 10 này, 2 nội dung Nhạc lí và TĐN là trọng tâm, nên dành nhiều thời gian cho 2 phần này. Ôn tập bài hát dành ít thời gian hơn.
Tiết 11
- Ôn tập bài hát: Tuổi hồng
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 3
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và bài hát Bóng cây kơ-nia
Tiết 12
- Học hát: Bài Hò ba lí
- Nhạc lý: Giọng cùng tên
Tiết 13
- Ôn tập bài hát: Hò ba lí
- Nhạc lí: Thứ tự các dấu thăng, giáng ở hóa biểu- Giọng cùng tên
- Tập đọc nhạc: TĐN số 4
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần TĐN số 4.
Tiết 14
- Ôn tập bài hát: Hò ba lí
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Âm nhạc thường thức: Một số nhạc cụ dân tộc
Tiết 15-16
- Ôn tập 
- Bài đọc thêm: Âm vang một bài ca Quốc tế
- Kiểm tra viết 15 phút
 Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần Bài đọc thêm. Chú ý: không kiểm tra đánh giá kết qủa Bài đọc thêm.
Tiết 17- 18
Kiểm tra Học kì I 
HỌC KÌ II
Tiết 19
- Học hát: Bài Khát vọng mùa xuân
Tiết 20
- Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân
- Nhạc lí: Nhịp 6/8
- Tập đọc nhạc: TĐN số 5
 Trong tiết 20 này, 2 nội dung Nhạc lí và TĐN là trọng tâm, nên dành nhiều thời gian cho 2 phần này. Ôn tập bài hát dành ít thời gian hơn.
Tiết 21
- Ôn tập bài hát: Khát vọng mùa xuân
- Ôn tập Tập đọc nhạc: TĐN số 5
- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn và bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu
Tiết 22
- Học hát: Bài Nổi trống lên các bạn ơi!
Tiết 23
- Ôn tập bài hát: Nổi trống lên các  ... Âm nhạc thường thức: Một số ca khúc mang âm hưởng dân ca
- Tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào phần Âm nhạc thường thức
Tiết 15
- Dạy bài hát do địa phương tự chọn
Tiết 16-17
- Ôn tập
Tiết 18
- Kiểm tra cuối học kì 
II. Hướng dẫn thực hiện các nội dung khác:
	1. Hướng dẫn sử dụng phần câu hỏi và bài tập 
 	Các câu hỏi và bài tập trong SGK cần được sử dụng một cách linh hoạt. Không cần thiết phải yêu cầu HS thực hiện đầy đủ các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. GV có thể lược bớt, thay thế hoặc bổ sung các câu hỏi, bài tập âm nhạc cho phù hợp với năng lực, đối tượng HS và điều kiện dạy học cụ thể của từng vùng, miền
	2. Hướng dẫn dạy học Nhạc lí 
a) Nội dung và mục tiêu dạy Nhạc lí
 	Nội dung Nhạc lí ở Trung học cơ sở giới thiệu về các kiến thức sau:
- Những thuộc tính của âm thanh, một số kí hiệu âm nhạc.
- Nhịp và phách; Nhịp , , , ; Nhịp lấy đà.
- Cung và nửa cung, dấu hoá.
- Gam trưởng, giọng trưởng.
- Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ, giọng La thứ hoà thanh.
- Giọng song song, giọng cùng tên.
- Thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu từ 1 đến 4 dấu hoá.
- Giới thiệu sơ lược về quãng, hợp âm, dịch giọng.
 	Phân môn Nhạc lí cung cấp cho HS một số nội dung lí thuyết âm nhạc cơ bản và cần thiết, nhằm hỗ trợ việc học hát, tập đọc nhạc và nâng cao hiểu biết về âm nhạc. Mục tiêu của các bài học trong phân môn Nhạc lí là giúp HS biết khái niệm, đặc điểm, nhận biết kiến thức trên bản nhạc, được nghe âm thanh minh hoạ và có thể áp dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. Thời lượng dạy nội dung nhạc lí trong một tiết khoảng 15-20 phút.
 	Kiến thức nhạc lí được phân bố đều ở 4 năm học, HS không được học thường xuyên, lại ít có điều kiện vận dụng, liên kết kiến thức thành hệ thống, nên đây là nội dung tương đối khó với HS. Với thời lượng không nhiều, các nội dung nhạc lí cần được giới thiệu ở mức độ sơ giản, qua thực hành để hiểu biết lí thuyết, chủ yếu để HS công nhận, không cần lí giải. GV không nên khai thác sâu, mở rộng kiến thức nhạc lí như ở trường chuyên nghiệp, chỉ cần giúp các em có khái niệm ban đầu và biết sử dụng kiến thức trong các bài tập cụ thể.
b) Quy trình dạy Nhạc lí
Những phân môn mang tính chất lí thuyết như Nhạc lí và Âm nhạc thường thức, quy trình dạy học chỉ mang tính tham khảo, không nhất thiết phải thực hiện theo đúng trình tự. Các bước dạy nhạc lí cần thực hiện là:
- Giới thiệu kiến thức nhạc lí (tên, khái niệm, vai trò, đặc điểm, tính chất).
- Minh họa kiến thức trên bản nhạc.
- Minh họa kiến thức bằng âm thanh.
- Củng cố.
c) Kĩ thuật dạy Nhạc lí
* Giới thiệu kiến thức
 	Giới thiệu kiến thức nhằm để HS ghi nhớ tên, đặc điểm, tính chất, tác dụng của nội dung kiến thức nhạc lí. GV giới thiệu hoặc liên hệ những điều HS đã biết để giới thiệu kiến thức mới. Ví dụ:
- Dạy về nhịp hoặc , GV có thể yêu cầu HS nhắc lại hiểu biết của các em về nhịp hoặc , vừa củng cố lại kiến thức đã học, vừa dẫn dắt sang kiến thức mới.
- Khi giới thiệu về nhịp lấy đà, GV có thể đưa ra hai bài hát đã học (một bài hát có nhịp lấy đà, và một bài hát không có nhịp lấy đà) để HS so sánh và đưa ra khái niệm. Tuy nhiên, cũng có nội dung nhạc lí, GV không nên đưa ra khái niệm mà chỉ giới thiệu về cách viết và tác dụng của nó, ví dụ như: dấu nối, dấu luyến, dấu nhắc lại, dấu hồi, khung thay đổi, dấu thăng, dấu giáng
*Minh họa kiến thức trên bản nhạc
 	GV yêu cầu HS tìm các bài hát hoặc bản nhạc có sử dụng kiến thức vừa học, để các em thấy kiến thức đó gần gũi với thực tế. Ví dụ:
- Dạy về nhịp , GV yêu cầu HS tìm những bài hát, bản nhạc trong SGK có sử dụng số chỉ nhịp này. 
- Dạy về thứ tự các dấu thăng, dấu giáng ở hoá biểu, GV yêu cầu HS tìm các bài hát, bài Tập đọc nhạc trong SGK có sử dụng hoá biểu, sau đó hướng dẫn các em xác định giọng của các bản nhạc đó.
* Minh họa kiến thức bằng âm thanh
 	Đây là một hoạt động quan trọng trong việc dạy Nhạc lí, giúp HS không chỉ biết lí thuyết mà còn được nghe âm thanh để hiểu rõ hơn về các khái niệm, vai trò, tác dụng của kiến thức nhạc lí. Điều rất quan trọng là cần cho HS nghe ví dụ nào để các em hiểu được bản chất của kiến thức. GV có thể đàn, hát hoặc dùng băng, đĩa hình để cho HS nghe, nhận xét sự khác nhau giữa bản nhạc có sử dụng và không sử dụng kiến thức nhạc lí đó.
 	Dưới đây là một số cách minh hoạ kiến thức nhạc lí bằng âm thanh.
- Dạy về nhịp, có thể thực hiện các bước sau:
	+ Cho HS nghe một tiết điệu nhịp như Foxtrot hoặc Country trên đàn phím điện tử, HS nghe và cảm nhận về phách mạnh và phách nhẹ của loại nhịp này. Tốt hơn nếu các em vừa nghe vừa tập vỗ tay thể hiện phách mạnh, phách nhẹ của loại nhịp này.
	+ Trên nền tiết điệu đó, GV đàn giai điệu có dùng phần đệm một bài hát viết ở nhịp mà HS đã học để các em thấy nhịp này được ứng dụng vào thực tế như thế nào (ví dụ bài Tiếng chuông và ngọn cờ).
- Dạy về cung và nửa cung, có thể thực hiện các bước sau:
	+ HS nghe gam Đô trưởng, trong đó có 2 quãng nửa cung và 5 quãng một cung.
	+ HS hát 1-2 câu có sử dụng quãng nửa cung, ví dụ bài Bạn ơi lắng nghe (dân ca Ba-na, Tây Nguyên):
- Dạy về giọng cùng tên, GV có thể giới thiệu và minh họa bằng bài hát Một mùa xuân nho nhỏ (Trần Hoàn) cho HS nghe và cảm nhận về đặc điểm, ứng dụng của giọng cùng tên. Bài hát có 2 đoạn, đoạn 1 viết ở giọng La thứ, đoạn 2 chuyển sang giọng cùng tên là giọng La trưởng. Cũng có thể dùng những bài hát khác để minh họa về việc chuyển sang giọng cùng tên là bài Trở về Su-ri-en-tô (nhạc Italia), Bóng cây kơ-nia (nhạc Phan Huỳnh Điểu) hoặc Tuổi đời mênh mông (Trịnh Công Sơn)
- Dạy về hợp âm, có thể thực hiện các bước sau:
	+ HS nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm lần lượt vang lên.
	+ HS nghe hợp âm Đô trưởng với 3 âm vang lên đồng thời.
	+ Thực hiện tương tự với một vài hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm bảy.
 	- Dạy về dịch giọng, có thể làm theo cách sau:
	+ GV giới thiệu bài TĐN Con kênh xanh xanh, (Nhạc và lời: Ngô Huỳnh) viết ở giọng Đô trưởng.
 	+ GV đàn cho học sinh hát lời bài Con kênh xanh xanh ở giọng Đô trưởng.
 	+ GV giới thiệu bài Con kênh xanh xanh viết ở giọng Rê trưởng, HS quan sát để nhận thấy bản nhạc đã được dịch giọng.
+ GV đàn cho HS hát lời bài Con kênh xanh xanh ở giọng Rê trưởng.
	+ GV giới thiệu bài Con kênh xanh xanh viết ở giọng Mi trưởng, HS quan sát để nhận thấy bản nhạc tiếp tục được dịch giọng lần nữa.
	+ GV đàn cho HS hát lời bài Con kênh xanh xanh ở giọng Mi trưởng.
+ Có thể thực hiện tiếp tục với các giọng Pha trưởng, Son trưởng, La trưởng.
	Với cách dạy trên, HS vừa được quan sát, vừa được hát lời bài Con kênh xanh xanh với giọng cao dần lên (Đô trưởng, Rê trưởng, Mi trưởng), sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất của dịch giọng và sẽ rất hào hứng khi tham gia bài học này.
Củng cố
HS thực hiện 1-2 bài tập nhạc lí đơn giản hoặc yêu cầu các em nhắc lại kiến thức vừa học.
 	Tuỳ thời gian dạy học và năng lực của HS, GV có thể đưa ra một số bài tập nhằm củng cố kiến thức. Ví dụ về một số dạng bài:
- Viết một hình tiết tấu gồm 4 nhịp, trong đó sử dụng một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Ví dụ kết quả HS làm được là:
- Viết lên khuông nhạc có 4 nhịp, sử dụng với cao độ bất kì, trường độ có một nốt trắng, bốn nốt đen và bốn nốt móc đơn. Giả sử GV gợi ý HS vẫn dùng tiết tấu trên, kết quả các em làm được có thể là:
- Có bạn viết đoạn nhạc ở nhịp , hãy cho biết những ô nhịp nào bạn đã viết sai về trường độ?
- Ghi khoảng cách cung và nửa cung giữa các nốt cho đúng.
- Xác định những quãng sau là quãng mấy?
d) Những điều cần tránh khi dạy Nhạc lí
- GV dạy sai về kiến thức, phân tích, giải thích không đúng về bản chất của kiến thức.
- GV chỉ thuyết trình, diễn giảng mà không cho HS được nghe âm thanh, được quan sát hay làm bài tập.
- GV phân tích sâu, mở rộng về kiến thức nhạc lí, làm nội dung trở nên rườm rà.
- GV yêu cầu HS làm bài tập không phù hợp với mục tiêu.
3. Hướng dẫn dạy Tập đọc nhạc
a) Mục tiêu dạy Tập đọc nhạc
 	- HS hiểu bản chất của tập đọc nhạc là quá trình khám phá ra giai điệu bản nhạc.
 	- HS nắm vững tên nốt nhạc, có kĩ năng giải mã về cao độ và trường độ của nốt nhạc để đọc đúng giai điệu, biết đọc bài Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách hoặc đánh nhịp.
 	- Giúp HS phát triển tai nghe, cảm thụ về âm thanh, hỗ trợ việc học hát và phát triển năng khiếu âm nhạc của các em.
b) Quy trình dạy Tập đọc nhạc
 	Hiện nay, đa số GV thường dạy tập đọc nhạc với quy trình gồm 8 bước sau.
- Giới thiệu bài Tập đọc nhạc
- Tìm hiểu bài Tập đọc nhạc
- Luyện tập cao độ
- Luyện tập tiết tấu
- Tập đọc từng câu
- Tập đọc cả bài
- Ghép lời ca (nếu có)
- Củng cố, kiểm tra Có hai điểm cần lưu ý về quy trình dạy tập đọc nhạc. 
 	+ Lưu ý thứ nhất : 8 bước trong quy trình là những hoạt động cần thiết để dạy tập đọc nhạc, nhưng đó không phải là các yếu tố cố định, GV có thể thay đổi trình tự 2 bước là luyện tập cao độ và luyện tập tiết tấu mà không ảnh hưởng gì đến kết quả học tập.
 	+ Lưu ý thứ hai: GV có thể thực hiện tuần tự từng bước trong quy trình nhưng cũng có thể kết hợp 2-3 bước lại với nhau. Ví dụ có thể đưa bước tập nói tên nốt nhạc, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu vào trong bước tập đọc từng câu. Như vậy, GV sẽ hướng dẫn HS tập nói tên nốt nhạc, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu rồi tập đọc câu 1. Sau đó dạy câu 2 tương tự.
c) Những điều cần tránh khi dạy Tập đọc nhạc
- Tránh dạy sai kiến thức. 
- Không dạy tập đọc nhạc bằng cách truyền khẩu, không đọc mẫu nhiều và biến tập đọc nhạc thành hát tên nốt nhạc.
- Không nên đàn giai điệu quá nhiều hoặc giáo viên đọc mẫu bài Tập đọc nhạc trước khi HS tập đọc, làm giảm tính tích cực của HS, các em không có động lực để giải mã và khám phá giai điệu.
- Xác định không đúng trọng tâm, ví dụ luyện tập cao độ hoặc tiết tấu quá lâu. Chỉ thực hiện 4 bước (giới thiệu bài Tập đọc nhạc, tìm hiểu bài, luyện tập cao độ, luyện tập tiết tấu) trong khoảng 10 phút, nếu kéo dài hơn có thể không đủ thời gian để đọc từng câu đồng thời làm giảm hứng thú học của HS.
-Với những bài Tập đọc nhạc có lời ca, không nên dạy học sinh tập hát trước để các em nắm được giai điệu, rồi mới hướng dẫn đọc nhạc. Cách dạy này mắc phải 2 sai lầm, thứ nhất làm HS chú ý đến lời ca hơn là nốt nhạc, thứ hai làm các em không còn động lực khám phá giai điệu của bản nhạc.
- Không nên căn cứ vào lời ca để chia câu nhạc, không căn cứ vào lời để gõ đệm.
- Không để HS ghi tên nốt vào bài Tập đọc nhạc (GV yêu cầu HS cần phải thuộc nốt nhạc).
- Không nên yêu cầu HS học thuộc bài Tập đọc nhạc.
- Không xác định đúng mục tiêu dạy tập đọc nhạc, coi dạy tập đọc nhạc chỉ để giúp HS hát đúng lời ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docAm nhac_THCS.doc