Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

2. Kĩ năng

- Đọc-hiểu và phân tích ca dao, dân ca ca trữ tình.

- Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương, đất nước, con người.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: SGK, SGV, tích hợp môi trường.

2. Học sinh: SGK, soạn bài.

III. Tiến tình tổ chức các hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp

2. KTBC

Cu 1. Khái niệm về ca dao, dân ca. đọc bốn bài ca dao đã học và đọc thêm một số bài ca dao có cùng chủ đề.

Cu 2. Đọc ghi nhớ SGK Tr36 và cho biết nghệ thuật nào được sử dụng ở cả bốn bài ca dao?

Cu 3. Các bài ca dao, dân ca thuộc phương thức biểu đạt:

a. Miêu tả b. Tự sự c. Biểu cảm d. Nghị luận.

3. Giới thiệu: Nhà văn I-li-a-ê-ren bua đã từng nói” lòng yêu nướcban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”Mỗi con người chúng ta ai cũng có một tình yêu quê hương đất nước mạnh mẽ. Đằng sau những câu hát đối đáp, những lời mời, những lời nhắn gửi ấy là một tình yêu chân chất niềm tự hào sâu sắc, tinh tế đối với quê hương đất nước, con người. Để hiểu rõ thêm điều này hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu.

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 3 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 03
- Tiết 09: Những câu hát về tình cảm gia đình
- Tiết 10: Những câu hát tình yêu quê hương đất nước
- Tiết 11: Từ láy
-Tiết 12:	Quá trình tạo lập văn bản
	Viết bài TLV số 1 – Văn tự sự – miêu tả (ở nhà)
Ngày soạn 
Tiết 09 	Ngày dạy / lớp 7a
CA DAO DÂN CA 
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm ca dao, dân ca.
- Nội dung, ý nghĩavà một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viện: SGK, SGK
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
Câu 1. Vì sao khi xây dựng văn bản cần phải có bố cục? Hãy nêu các điều kiện để bố cục được rành mạch và hợp lý.
Câu 2. Hãy nêu các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc?
Câu 3. Các đoạn trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được nối tiếp với nhau theo mối liên hệ:
a. Liên hệ thời gian – thời gian.	b. Liên hệ tâm lí (nhớ lại).
c. Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản).	d. Ba câu trả lời trên đều đúng.
3. Giới thiệu: Tất cả những kho báu trên trái đất không thể nào sánh được bằng hạnh phúc gia đình.Mái ấm gia đình dẫu đơn sơ đến đâu đi nữa, vẫn là nơi ta tránh nắng,tránh mưagia đình là tế bào của xã hộichính nhờ lớn lên trong gia đình như một nguồn chảy xuyên suố tmạnh mẽ thể hiện trong ca dao –dân camà tiết học hôm nay các em sẽ học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Thế nào là ca dao, dân ca?
 HS trả lời: Chú thích (*) Tr35 SGK
I. Tìm hiểu chung
- Dân ca: Những sáng tác dân gian kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng.
- Ca dao: lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca.
- Tình cảm gia đình là một trong chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt Nam.
 GV: Ca dao, dân ca đều là những thuật ngữ HV, sách Thuyết văn giải thích: Nghĩa cổ của từ ca là hát có nhạc đi. Như thế, ca dao, dân ca là những tên gọi chung các thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc,diễn tả đời sống nội tâm của con ngươì 
-Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc.
-Ca dao là lời thơ của dân ca.
 HĐ 2: Lời of từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?
 Trong ca dao, dân ca không gian “ngõ sau” và “bến sông” thường gắn với tâm trạng người phụ nữ. Ca dao có một hệ thống là những câu hát của người phụ nữ lấy chồng xa quê:
 Chiều chiều ra đứng bến sông
 Muốn về quê mẹ mà không có đò
 Đối tượng của nổi nhớ (ông, bà)
 Hình ảnh gợi nhớ (nuột lạc, mái nhà) giúp ta khẳng định điều đó
 Bài 1: Công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của người làm con trước công lao to lớn ấy.
 Bài 2: Tâm trạng nỗi buồn xót xa sâu lắng của người con gái lấy chồng xa quê, nhớ mẹ nơi quê nhà.
 Bài 3: Lời của cháu con nói với ông bà (or nói với người thân) về nỗi nhớ ông bà.
 Bài 4: Có thể là lời của ông bà hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ nói với con hoặc của anh em ruột tâm sự với nhau. Điều này được xác định bởi ND câu hát.
II. Đọc-hiểu văn bản
1. Nội dung
- Nhân vật trữ tình trong các bài ca dao về tình cảm gia đình:
+ Người ông, bà cha, mẹ (đối với con cháu).
+ Người con, cháu (đối với ông bà, cha mẹ); người anh, em (đối với nhau).
- Những tình cảm được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gia đình:
+ Tình yêu thương
+ Lòng biết ơn
+ Nỗi nhớ
Gọi HS đọc bài ca dao một.
 “Cù lao chín chữ” nghĩa là gì?
GT:Vì thế bổn phận làm con phải có trách nhiệm trước công lao to lớn đó.
Theo em có gì sâu sắc trong cách ví von so sánh ở lời ca: Công cha như núi ngắt trời,nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông?
Tình cảm bài một muốn diễn tả là tình cảm gì?
 HS đọc.
-Công lao cha mẹ nuôi con vất vả nhiêu bề
-Đặt công cha nghĩa mẹ ngang tầm với vẻ cao rộng và vĩnh cửu của thiên nhiên để khẳng định công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.
-Biểu lộ lòng biết ơn sâu nặng đối với cha mẹ.
-Cách so sánh dân dã, quen thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu.
à ND bài một muốn diễn tả nhắc nhở là công lao trời biển 
2. Nghệ thuật
- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát biến thể
 Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca này?.
- Hình ảnh: Bài ca dao dùng lối nói ví quen thuộc of ca dao để biêủ hiện công cha, nghiã mẹ, 
 - Âm điệu: là lời nhắn gởi về bổn phận làm con được thể hiện trong hình thức lời ru, mỗi con người.
  Do đó âm điệu bài ca này là âm điệu tâm tình, thành kính sâu lắng.
 - Ngôn ngữ: Giản dị mà sâu sắc.
 Hãy tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha, nghĩa mẹ như bài một ?
 HS: -Công cha như núi Thái Sơn
  đạo con.
 - Ơn cha nặng lắm ai ơi!
 Ngõ mẹ = trời 9 tháng cưu mang.
 GV: Bài 2: là tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa quê. Đó là tâm trạng gì?
 HS đọc bài 2, giải thích “chiều” và “chín chiều” SGK.
à Nỗi buồn xót xa, nhớ quê, nhớ mẹ
 Em hãy phân tích hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm nhân vật?
 - Thời gian: “chiều chiều” gợi buồn, gợi nhớ.
 - không gian: “ngõ sau” nơi vắng lặng, heo hút.
 - Hành động và nỗi niềm nhân vật: “trông về, nhìn về” biết bao giờ “mới được về” à Nỗi niềm xót xa tột đỉnh thể hiện mạnh mẽ.
 GV: Người con gái lấy chồng xa quê “Chiều  sau” “Trông  mẹ” và nỗi nhớ, nỗi buồn đau khôn nguôi. Đó là nỗi nhớ về mẹ, về quê nhà,  
 Là nỗi đau buồn tủi of kẻ làm con  Bài ca rất giản dị, mộc mạc thế mà đau khổ, yêu thương nhứt buốt.
 Em hãy nêu ND của bài ca dao thứ hai?
3. Ý nghĩa văn bản
Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
 Nghệ thuật trong bài là gì?
à Ẩn dụ “ngõ sau” chỉ à cảnh cô đơn của nhân vật
 HS đọc bài 3.
 Bài 3 diễn tả nỗi nhớ và sự tôn kính đối với ông bà.
 HS đọc, giải thích từ “nuộc lạt” GSK.
 Những t/cảm đó được d/tả như thế nào?
 Kiểu so sánh này khá phổ biến trong ca dao
 “Qua đình  ... bay nhiêu”
 “Qua cầu dừng bước trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bay nhiêu”
à Diễn tả bằng hình thức so sánh ( SS mức độ)
 Nêu cái hay của cách diễn tả đó?
à Thể hiện ở những nét:
 - Nhóm từ “ngó lên” trong vãn cảnh bài ca này thể hiện sự tôn kính, trân trọng.
 - Hình ảnh so sánh: “nuột lạt mái nhà” gợi sự nối kết bền chặt, k0 tách rời of sự vật cũng như tình cảm huyết thống  of ông bà đ/v con cháu.
 - Hình thức: So sánh mức độ (bao nhiêu  bay nhiêu) gợi nỗi nhớ da diết, khôn nguôi.
 - Âm điệu: thể thơ lục bát phù hợp, hỗ trợ cho sự diễn tả tả cảm trong bài.
 Hãy nêu ND bài ca dao số ba
HS trả lời
 Gọi HS đọc bài ca dao số ba.
 Các từ: “Bác mẹ”, “cùng thân”, “hai thân” có nghĩa là gì?
HS đọc.
 - HS trả lời chú thích SGK.
 Tình cảm gì được thể hiện ở bài cdao này?
 - Tình cảm anh em thân thong ruột thịt.
 T/cảm anh em thân thong được diễn tả như thế nào?
 (GV dùng câu hỏi gợi mở)
 GV: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”. Anh em là hai nhưng lại là một: cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, sướng khổ có nhau trong một nhà.
 - Trong quan hệ anh em ≠ với “người xa” có những“cùng”, chữ “chung”, chữ “một” thật thiêng liêng.
 Bài ca dao sử dụng nghệ thuật gì?
 So sánh bằng hình ảnh nào?
 GV: bài ca dao đưa ra những bộ phận (tay-chân) of con người mà so sánh. Nói về tình nghĩa anh em, cách so sánh đó càng biểu hiện sự gắn bó thiêng liêng of tình anh em.
 - Quan hệ anh em còn được so sánh bằng h/ảnh “như thể tay chân”
 Bài ca dao số ba nhắc nhở chúng ta điều gì?
à Nhắc nhở: Anh em phải hòa thuận, để cha mẹ vui lòng 
 Nêu ND bài ca dao số bốn .
 Những b/pháp ng/thuật nào được cả 4 bài cdao sử dụng?
 Thể thơ lục bát.
 Gọi HS đọc ghi nhớ
 HS đọc ghi nhớ
III. Ghi nhớ: SGK Tr36
HĐ 3: - Tình cảm được d/tả trong 4 bài ca là những tình cảm gì? Em có nhận xét gì về tình cảm đó?
 HS trả lời
IV. Luyện tập
 1. - Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là t/cảm gia đình.
 - Nhận xét: Vì
 B1: Công lao của cha mẹ, trách nhiệm làm con.
 B2: Nhớ thong mẹ khi lấy chồng xa quê.
 B3: Yêu kính ông bà.
 B4: Tình anh em ruột thịt.
 - Hãy tìm thêm một số bài ca khác có ND tương tự?
 HS trả lời:
 Ngày nào em bé cỏn con
 .. thế này
 Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
 Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao.
 2. Một số bài ca dao tương tự.
 HĐ 4. Củng cố
1. Điểm không chính xác về ca dao, dân ca
a. Thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
b. Phản ánh tâm tư, tình cảm con người.
c. Diễn tả tâm hồn, tình cảm của một số kiểu nhân vật trữ tình.
d. Là thể loại trữ tình dân gian kết hợp lời và nhạc.
2. Các bài ca dao, dân ca thuộc phương thức biểu đạt
a. Miêu tả	b. Tự sự	c. Biểu cảm	d. Nghị luận.
3. HS đọc những bài ca dao đọc thêm.
HĐ 5. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
- Thuộc lòng 4 bài ca dao.
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
b. Hướng dẫn soạn baì
- Soạn bài tt “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”
+ Phân tích ... ống đang xuân.
Hai dòng thơ cuối bài có vẽ đẹp riêng trong sự kết hợp với toàn bài.
Vận dụng câu hỏi 7
Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì?
GT Yêu quý tự hào về vẻ đẹp và sức sống quê hương và con người-Tin tưởng vào cuốc sống tốt đẹp của làng quê.
à lời chàng trai.
à Muốn bày tỏ tình cảm với cô gái, ca ngợi vẽ đẹp của cô gái.
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr40
III. Luyện tập
 1. Bài hai thể thơ lục bát. Ngoài ra ở chùm bài này còn có thể lục bát biến thể (B1 và B3), thể thơ tự do (2 dòng đầu của bài 1).
 2. Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca: Tình yêu và niềm tự hào về quê hương, đất nước, con người.
HĐ 3. Củng cố
Gọi HS nêu lại nội dung từng bài ca dao.
1. Lời của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời ” là:
a. Lời của con nói với cha mẹ.	b. Lời của anh em khuyên nhủ nhau
c. Lời của con cháu nói với ông bà.	d. Lời của cha mẹ nói với con.
2. Người con gái trong bài ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau ” mang tâm trạng:
a. Đau buồn vì tình cảnh hiện tại.	b. Nhớ thương cha mẹ và quê nhà.
c. Nhớ về một thời con gái đã qua.	d. Đau đớn vì người mẹ thân yêu đã mất.
HĐ 4. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
-Về nhà học bài và sưu tầm những ca dao ca ngợi sự giàu đẹp của thiên nhiên.(Môi trường)
b. Hướng dẫn soạn bài
Soạn bài “Từ láy”
+ Từ láy có mấy loại? Tìm ví dụ cho mỗi loại.
+ Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa của từ láy.
Tuần 03 	Ngày soạn 
Tiết 11 	Ngày dạy / lớp 7a
TỪ LÁY
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Khái niệm từ láy.
- Các loại từ láy
2. Kĩ năng
- Phân tích cấu tạo từ, giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
- Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộcđể tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, nói giảm hoặc nhấn mạnh.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, SGV
2. Học sinh: SGK, Soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
1. Hãy nêu nội dung của những bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người?
2. Đọc 1 bài ca dao có nội dung nói về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
3. Người con gái trong bài ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau ” mang tâm trạng:
a. Đau buồn vì tình cảnh hiện tại.	b. Nhớ thương cha mẹ và quê nhà.
c. Nhớ về một thời con gái đã qua.	d. Đau đớn vì người mẹ thân yêu đã mất.
3. Giới thiệu: Ở lớp 6 các em đã học bài về từ trong đó có từ đơn và từ phức, trong từ phức có từ láy và từ ghép. Vậy thế nào là từ ghép? Từ láy được cấu tạo như thế nào? Để hiểu rõ thêm điều này, hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: GV ôn lại định nghĩa về từ láy. Nêu khaí quát nội dung của bài học mới
I. Tìm hiểu bài
1. Các loại từ láy
HĐ 2: Tìm hiểu về cấu tạo
Những từ láy “đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu ” có đặc điểm gì giống nhau, khác nhau?
à đăm đăm: Hai tiếng giống nhau hoàn toàn; tiếng phía sau láy lại toàn bộ nguyên vẹn tiếng gốc.
à mếu máo: láy phụ âm đầu.
à liêu xiêu: láy phần vần.
- Từ láy toàn bộ
+ Đăm đăm à láy toàn bộ nguyên vẹn tiếng gốc.
 + Bần bật à biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối.
 Dựa vào kết quả phân tích trên, hãy phân loại các từ láy trên?
Vậy có mấy loại từ láy?
à đăm đăm: láy toàn bộ.
à mếu máo, liêu xiêu: láy bộ phận.
-Hai loại
 - Từ láy bộ phận
+ Mếu máo: láy phụ âm đầu.
+ Liêu xiêu: láy phần vần.
 Vì sao các từ láy “bần bật”, “thăm thẳm” không nói được là “bật bật”, “thẳm thẳm”?
 GV: Thực chất nay là những từ láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu và phụ âm cuối là do sự hòa phối âm thanh.
HS đọc hai câu văn trang 42.
à Vì do sự hòa phối âm thanh.
 Em hãy tìm một vài từ láy có hiện tượng như trên? Từ những quan sát cụ thể trên, em hiểu thế nào về cấu tạo của từ láy?
à Đỏ – đo đỏ; Xôm – xôm xốp
Nhỏ – nho nhỏ; Đở – đơ đở.
HS nêu phần ghi nhớ SGK
HĐ 3: Tìm hiểu về nghĩa của từ láy? Nghĩa của các từ láy ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh?
 GV vận dụng 2a, 2b. Giảng, tổng kết ý cho HS vận dụng câu hỏi 3
à Do sự mô phỏng âm thanh
à Mềm mại – mềm
(mềm mại: mềm và gợi cảm giác dễ chịu khi sờ đến à sắc thái
à Đỏ - đo đỏ giảm nhẹ
à Thăm thẳm – thẳm à sắc thái nhấn mạnh.
2. Nghĩa của từ láy
 - Ha hả, oa oa.
- Nhấp nhô.
 - Lí nhí
à Sự hòa phối âm thanh.
- Mềm – mềm mại à có sắc thái giảm nhẹ.
à Thẳm - thăm thẳm à sắc thái nhấn mạnh.
 Từ những ví dụ trên, em có nhận xét gì về nghĩa của từ láy
HS đọc ghi nhớ
HĐ 4: GV tổng kết toàn bài
HS đọc cả hai phần ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr42
III. Luyện tập
1. Tìm từ láy và xếp vào bảng phân loại.
 - Láy toàn bộ: bần bật, thăm thẳm, chiền chiện.
 - Láy bộ phận: nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
2. Điền các tiếng láy để tạo từ láy.
3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu.	
HĐ 5. Củng cố
HS đọc ghi nhớ và phần đọc thêm.
1. Từ láy là:
a. Từ gồm nhiều tiếng có nghĩa	b. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
c. Từ có các tiếng giống nhau về vần	d. Từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng.
2. Trong các từ sau, từ láy toàn bộ là từ:
a. Nhỏ nhắn	b. Nho nhỏ 	c. Nhỏ nhặt	d. Nhỏ nhen
3. Trong các từ sau, từ láy bộ phận là từ:
a. Bần bật	b. Xanh xanh	c. Nhấp nhô	d. Chiền chiện
HĐ 6. Hướng dẫn tự học 
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Làm bài tập 4, 5, 6.
- Nhận diện từ láy trong một số văn bản đã học
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài tt “Quá trình tạo lập văn bản”
+ Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?
+ Tạo lập văn bản phải theo một quá trình gồm các bước như thế nào?
Tuần 03 	Ngày soạn 
Tiết 12 	Ngày dạy	 / lớp 7a
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Các bước tạo lập văn bản trong giao tiếp.
2 .Kĩ năng: Tạo lập văn bản có bố cục, liên kết, mạch lạc.
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên: SGK, SGV
2. Học sinh: SGK, soạn bài
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. Ổn định lớp
2. KTBC
- Từ láy gồm các loại nào?
- Em có nhận xét gì về nghĩa của từ láy.
3. Giới thiệu: Các em vừa được học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản. Hãy suy nghĩ xem: Các em học những kiến thức và kĩ năng ấy để làm gì? Chỉ để hiểu biết thêm về văn bản thôi hay còn vì một lý do nào khác nữa? Thì bài học hôm nay giúp chúng ta hiểu lí do đó. Đó là quá trình tạo lập văn bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
HĐ 1: Vận dụng mục một SGK
 Khi muốn viết thư cho một người nào đó, thì điều gì thôi thúc em phải viết thư?
 Khi bản thân muốn bày tỏ, thông báo, trình bày,  một vấn đề gì đó.
 (HS có thể trả lợi ≠ nhau)
I. Các bước tạo lập văn bản
 Khi nào thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản?
 GV đưa thêm dẫn chứng để HS rõ.
 Từ nhu cầu tạo lập văn bản ta cần phải xác định rõ những vấn đề nào?
 Khi có nhu cầu phát biểu ý kiến, viết thư, báo tường, bài văn ở lớp, ở nhà,  có thể bắt nguồn do bản thân, do nhu cầu chủ quan.
 HS nêu theo mục 2 SGK.
HĐ 2: Đây là một bước của quá trình. Ta gọi này là bước gì?
 GV giảng thêm:
 - Viết cho ai (đối tượng)
 - Viết để làm gì? (thu hoạch, kiểm tra, bài thi, )
 - Viết về cái gì? (ND, vấn đề)
 - Viết như thế nào? (cách viết, kiểu bài)
 - Viết trong bao lâu? (15’, 30’, )
 Có xác định được thời gian mới định được dung lượng.
 Bước xác định yêu cầu đề và tìm định hướng.
1. Xác định yêu cầu đề và tìm định hướng
 - Viết cho ai.
 - Viết để làm gì?
 - Viết về cái gì?
 - Viết như thế nào?
 Bước tiếp theo ta phải làm gì?
 Xây dựng bố cục: Lập dàn ý và tìm ý
HĐ 3: Vận dụng câu hỏi 4 SGK
 Chỉ có ý và dàn bài thì chưa tạo được một văn bản mà cần phải diễn đạt (viết văn) thành văn.
2. Lập dàn ý và tìm ý
 Th/hiện bố cục rành mạch
 Vậy, nay là bước làm gì khi tạo lập văn bản?
 Văn bản viết không thể thiếu một yêu cầu nào trừ yêu cầu “kể chuyện hấp dẫn”
3. Diễn đạt
 Có mạch lạc và có l/kết chặt chẽ.
HĐ 4: Vận dụng câu hỏi 5 SGK
 Văn bản cũng rất cần kiểm tra sau khi hoàn thành
HS nêu một số tiêu chuẩn ở khâu này
 Trong tạo lập văn bản thì đây là bước gì?
4. Đọc lại và sửa chữa
 GV chốt lại: Quá trình tạo lập văn bản phải theo các bước như thế nào?
 HS đọc ghi nhớ SGK Tr46
* Ghi nhớ: SGK Tr46
HĐ 5. Củng cố
 GV hỏi theo các câu a, b, c, d SGK/T46.
 HD gợi ý HS về nhà làm bài tập
 HS đọc yêu cầu bài 1
 HS trả lời tự do
 c, d HS tự làm
II. Luyện tập
1. Trả lời các câu hỏi SGK
 a. Điều muốn nói là điều rất cần thiết.
b. Việc thiếu quan tâm sẽ làm cho việc dùng từ không chính xác, xưng hô không thích hợp.
 GV nêu câu hỏi theo SGK bài tập hai 
 HS đọc bài tập 2
 HS trả lời: Không phù hợp, cần điều chỉnh.
2. a. Bạn ấy cần phải rút ra nõ kinh ghiệm học tập từ thực tế để giúp các bạn khác học tốt hơn.
 b. Bạn sẽ xác định sai đối tượng giao tiếp
HĐ 6. Hướng dẫn tự học
a. Nội dung vừa học
- Học thuộc nhớ
- Làm bài tập 3, 4
- Tập viết một đoạn văn có tính mạch lạc
b. Hướng dẫn soạn bài
- Soạn bài “Những câu hát than thân”
+ Nêu nội dung từng bài ca dao.
+ Trả lời các câu hỏi SGK trừ câu 5
- Viết bài tập làm văn ở nhà:
Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3.doc