Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:-Khái niệm câu rút gọn.

-Tác dụng của việc rút gọn câu.

-Cách dùng câu rút gọn.

2.Kĩ năng:-Nhận biết và phân tích câu rút gọn.

-Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị :

1.Giáo viên: SGK, SGV,CKT

2.Học sinh: SGK,soạn bài

III.Tiến trình thực hiện các hoạt động:

1. Kiểm tra bài cũ: - Tục ngữ về con người và xã hội mang những đặc điểm gì?

 - Ý nghĩa chung của những câu tục ngữ ấy là gì?

- Ý nghĩa không đúng của câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là:

a. Đặt con người lên trên mọi thứ của cải

b. Phê phán những kẻ trong của khinh người

c. An ủi những trường hợp của mất người còn sau một tai nạn, nghịch cảnh

d. Đặt con người ngang bằng của cải

2. Giới thiệu: (Trực tiếp)

 

doc 12 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 20 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
- Tiết 77: Tục ngữ về con người và xã hội
- Tiết 78: Rút gọn câu
- Tiết 79: Đặc điểm của văn bản nghị luận
- Tiết 80: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận
Ngày soạn:1/1
Ngày dạy.dạy lớp 7a
Tiết 77
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI
VÀ XÃ HỘI
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:-Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
-Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2.Kĩ năng:- Củng cố,bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
-Đọc- hiểu,phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
-Vận dụng ở một mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên:SGK,SGV,CKT
2.Học sinh,SGK,soạn bài.
III.Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 	- Thế nào là văn nghị luận? Nêu 1 số văn bản nghị luận thường gặp?
- Nhu cầu nghị luận chỉ có trong câu hỏi:
a. Người bạn mà em yêu quý là ai?
b. Người bạn mà em yêu mến là người như thế nào?
c. Vì sao em phải yêu mến bạn bè?
d. Kỉ niệm nào sâu sắc đối với người bạn em yêu mến? 
2. Giới thiệu:	Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc là sự kết kinh nghiệm, trí tuệ của nhân nhân qua bao đời.Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và LĐSX tục ngữ còn là kho báu kinh nghiệm dân gian về con người xã hội. Hôm nay,chúng ta đi sâu vào tìm hiểu nội dung các câu tục ngữ.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: HD HS đọc văn bản và các chú thích Tr12-SGK
 (HD cách ngắt nhịp)
 HĐ 2: HDHS trả lời, thảo luận các câu hỏi phần “đọc hiểu văn bản”
 HS đọc văn bản
I.Tìm hiểu chung
Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ.
 Nghĩa của câu tục ngữ một là gì?
 GV giảng về mặt của
 HS đọc câu tục ngữ một
à Con người quý hơn của cải
 Câu này đã dùng hình thức nghệ thuật gì?
à Nghệ thuật so sánh
 Giá trị của kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì?
à Khẳng định tư tưởng coi trọng con người, giá trị con người của nhân dân ta.
 Câu tục ngữ này có thể ứng dụng trong những trường hợp nào?
à Phê phán, an ủi, động viên, 
 Câu tục ngữ hai có những nghĩa nào?
 Răng và tóc thể hiện sức khoẻ của con người
II.Đọc-hiểu văn bản
1.Nội dung
 GV nêu nghĩa rộng
à Thể hiện hình thức tính tình, tư cách của con .người.
-Tục ngữ thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người:
+ Đạo lí.
+Lẽ sống nhân văn
-Tục ngữ còn là những bài học,những lời khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lãnh vực:
+Đấu tranh xã hội.
+Quan hệ xã hội
 Câu này có thể được sử dụng trong những văn cảnh nào?
à Dùng để khuyên nhủ, nhắc nhở con người phải biết giữ gìn răng tóc cho sạch đẹp
 GV: Câu này có hai vế đối rất chỉnh, hai vế bổ sung và làm sáng tỏ nghĩa cho nhau
 HS đọc câu ba
 Các từ “đói, rách” thể hiện điều gì?
à Thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn về vật chất.
 “sạch, thơm” chỉ gì?
à “sạch, thơm” chỉ những điều con người cần phải đạt, phải giữ gìn, 
 Nghĩa đen của câu là gì? Nghĩa bóng là gì?
à HS nêu nghĩa đen, nghĩa bóng.
à Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa, tội lỗi 
 Câu này mang ý nghĩa giáo dục con người về điều gì?
à Giáo dục con người phải có lòng tự trọng
 HS đọc câu 4
 Câu này có mấy vế?
à Có bốn vế
 Từ “học” lặp lại bốn lần có tác dụng gì?
à Vừa nhấn mạnh, vừa để mở ra những điều con người cần phải học.
 Nghĩa của hai vế “học ăn, học nói”?
à Là điều con người cần phải học trước tiên là “ăn, nói”
 Nhân gian đã học cách ăn, cách nói của con người bằng những câu tục ngữ nào?
 GV giải thích nghĩa hai vế “học gói, học mở”
 HS tìm một số ví dụ
Aên tông nồi,ngồi trông hướng.
Aên tuỳ nơi, chơi tuỳ lúc.
=> Học hỏi mọi điều trong cuộc sống.
 Nghĩa cả câu tục ngữ là gì?
 HS nêu nghĩa
 * Những kinh nghiệm và bài học về việc tu dưỡng.
 GV HD HS tự tìm hiểu nghĩa câu 5,6,7,8,9.
Nghĩa câu tục ngữ năm là gì?
-Thầy :Thầy dạy(theo nghĩa rộng là người truyền bá kiến thức mọi mặt)
-Mày: Người học( người tiếp nhận kiến thức)
-Làm nên: Làm được việc thành công trong mọi việc.
Kinh nghiệm đúc kết từ câu tục ngữ này? 
Kinh nghiệm đúc kết từ câu 6
 Hai câu 5,6 là mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau?
Câu 8: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Quả là hoa quả. Cây là cây trồng sinh ra hoa quả.
-Kẻ trồng cây là người trồng trọt chăm sóc để cây ra hoa kết trái.
=> Hoa quả ta dùng đều do công sức người trồng đó là đều nên nhớ.
Câu 9: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì? Một cây đơn lẽ không thành rừng. Nhiều cây gợp lại thành rừng rậm núi cao.
Về hình thức cơ bản tục ngữ có gì đặc biệt? Vì sao nhân dân ta chọn hình thức ấy?
 Câu tục ngữ khuyên nhủ con người phải học để mọi hành vi, ứng xử đều chứng tỏ mình là người lịch sự, tế nhị, 
=> Trong sự học con ngườikhông thể thiếu người dạy bảo.Muốn nên người và thành đạt,người ta cần được dạy dỗ bởi bật thầy.
=> Tự mình học hỏi trong đời sống là cách học tốt nhất
à Bổ sung cho nhau
-Hoàn chỉnh một quan niệm dạy học: Trong vai trò dạy học và tự học rất quan trọng.
Câu 8: Nhớ ơn những người đã giúp mình.
-Kinh nghiệm: Không có gì tự nhiên có cho ta. Mọi đều ta hưởng thụ đều do công sức của con người.
-Bài học kinh nghiệm:Cần trân trọng sức lao động của mọi người,không nên lãng phí.Biết ơn người đi trước.
Câu 9: Đoàn kết càng nhiều thành công càng lớn.
-Bài học: Trách lối sống cá nhân.
-Thường dùng hình thức so sánh, ẩn dụ để lời khuyên được tự nhiên,dễ hiểu không áp đặt mà nhớ lâu.
2.Nghệ thuật
-Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn,cô đúc.
-Sử dụng các phép so sánh,ẩn dụ,đối,điệp ngữ,tù
-Tạo vần,nhịp cho câu văn dễ nhớ,dễ vận dụng.
3.Ý nghĩa văn bản
Không ít câu tục ngữ là kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống,cách đối nhân xử thế.
 GV HD HS giải quyết câu hỏi 4.
 Qua phân tích, em hiểu gì về những câu tục ngữ về con người và xã hội.
 HS đọc ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr13
 GV HD HS tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học.
III. Luyện tập:
 * Câu đồng nghĩa:
 - Người sống hơn đống vàng
 - Lấy của che thân, không ai lấy thân che của
 - Uống nước nhớ nguồn
 * Câu trái nghĩa:
 - Của trọng hơn người
 - Ăn cháo đá bát.
4. Củng cố:
- Đọc những câu tục ngữ về con người và xã hộimà em biết.
- Những câu tục ngữ về con người và xã hội nêu lên nội dung gì, đã sử dụng nghệ thuật gì?
5. Hướng dẫn tự học:
a. Nội dung bài vừa học:
Học thuộc lòng những câu tục ngữ 
-Vận dụng những câu tục ngữ đã học trong những đoạn đối thoại giao tiếp.
-Tìm câu tục ngữ gần nghĩa,trái nghĩa với một vài câu tục ngữ trong bài học.
	b. Hướng dẫn soạn bài:	
Soạn bài tt “Rút gọn câu” theo các câu hỏi SGK.
-Đọc trước các câu hỏi SGK xem cấu tạo của hai câu VD có gì khác nhau?
Tiết 78
RÚT GỌN CÂU
I. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức:-Khái niệm câu rút gọn.
-Tác dụng của việc rút gọn câu.
-Cách dùng câu rút gọn.
2.Kĩ năng:-Nhận biết và phân tích câu rút gọn.
-Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
1.Giáo viên: SGK, SGV,CKT
2.Học sinh: SGK,soạn bài
III.Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 	- Tục ngữ về con người và xã hội mang những đặc điểm gì?
	- Ý nghĩa chung của những câu tục ngữ ấy là gì?
- Ý nghĩa không đúng của câu tục ngữ “Một mặt người bằng mười mặt của” là:
a. Đặt con người lên trên mọi thứ của cải
b. Phê phán những kẻ trong của khinh người
c. An ủi những trường hợp của mất người còn sau một tai nạn, nghịch cảnh
d. Đặt con người ngang bằng của cải
2. Giới thiệu:	(Trực tiếp)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Tìm hiểu khái niệm.
 Dùng VD1.a,b viết lên bảng phụ.
 HS đọc
I. Tìm hiểu chung
 1. Thế nào là rút gọn câu?
 Tìm xem trong hai câu đã cho có từ ngữ nào khác nhau?
à Câu b có thêm từ “chúng ta”
 VD: a. Học ăn,  học mở.
 Từ “chúng ta” đóng vai trò gì trong câu?
à Làm CN
 b. Chúng ta học  mở
2.Ghi nhớ: ( SGK t 15)
 Như vậy hai câu a và b khác nhau như thế nào?
 Câu a thiếu CN
 Câu b có CN
 Hãy tìm những từ ngữ có thể làm CN cho câu a?
à Chúng ta, người Việt Nam, chúng em, 
 GV mở rộng
 Vì sao CN trong câu a có thể được lược bỏ?
à Đây là câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người VN là lời khuyên mang tính đạo lí truyền thống của dân tộc việt Nam.
 Câu a ta gọi là câu gì?
à Câu rút gọn
 HS xem hai câu bốn .a,b ở bảng phụ
 Hãy tìm những từ ngữ thích hợp thêm vào các câu in đậm để đầy đủ ý nghĩa?
 Câu a thêm cụm từ “đuổi theo nó”
 Câu b thêm “mình đi Hà Nội”
 Các câu a,b lượt bỏ đi thành phần gì?
 Câu a lược VN
 Câu b lược cả CN và VN
 Tại sao ở hai câu ấy lại lược bỏ như vậy?
Những phần còn lại ta gọi là gì?
à Làm cho câu gọn hơn.
-Rút gọn câu
 Dựa vào các ví dụ đã phân tích, em hiểu thế nào là rút gọn câu?
 HS nêu ghi nhớ một 
 HĐ 2
 Hãy tìm các thành phần bị lược bỏ trong các câu in đậm?
 HS xem các câu in đậm ở trang 15 SGK
à Thiếu CN(Cả ba điều lược bỏ chủ ngữ)
 2. Cách dùng câu rút gọn:
 VD: - Sáng chủ nhật .. chạy  co
à Thiếu CN (Câu không nên rút gọn)
 Có nên rút gọn câu như vậy không? Vì sao?
 HS thảo luận (2’)
à Không nên, vì rút gọn như thế làm cho câu khó hiểu.
 GV giảng thêm
 HS xem các câu trong đoạn đối thoại Tr15,16 SGK
 Câu trả ... ếu tố luận điểm,luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2.Kĩ năng:-Biết xác định luận điểm,luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
-Bước đầu biết xác định luận,xây dựng hệ thống luận điểm.luận cứ và lập luận cho một bài cụ thể.
II. Chuẩn bị: SGK, SGV
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 	- Thế nào là câu rút gọn? Cho ví dụ.
- Câu rút gọn chủ ngữ là câu:
a. “Người ta là hoa đất”	b. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
c. “Tấc đất, tấc vàng”	d. “Không thầy đố mày làm nên”
2. Giới thiệu:Ở tiết trước em đã tìm hiểu chung về văn nghị luận.Văn nghị luận yêu cầungười viết đảm bảoyêu cầu về luận điểm,luận cứ,lập luận để hiểu rõ thêm điều này.Hôm nay, chúng ta đi vào tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1: Tìm hiểu luận điểm
 HS đọc văn bản “chống thất học” Tr7 SGK
I. Tìm hiểu bài:
 VB: “Chống bỏ học”
 Luận điểm chính của bài viết là gì?Luận điểm với tư cách là tư tưởng quan điểm của bài viết thể hiện tập trung ngay ở nhan đề(Luận điểm chính)
-Chống nạn thất học
 1. Luận điểm:
 Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng nào?
à Dạng ý kiến, các câu khẳng định chung.
 - Luận điểm chính: Chống nạn thất học
 Luận điểm đó được cụ thể bằng những câu văn nào? Việc làm nào?
-> Một trongnâng cao dân trí.
à Câu văn: “Mọi người VN  quốc ngữ”
à Việc làm: “Những người đã biết chữ  cần phải học”( Luận điểm phụ)
 Luận điểm đóng vai trò gì trong bài nghị luận.
 - Vai trò: Chủ yếu
 Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm hải đạt những yêu cầu gì?
Gvluận điểm phải thống nhất các đoạn văn thành một khối(Nội dung củng như hình )
Luận điểm muốn thuyết phục thì:
à Đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
 HĐ 2:
 Em hiểu “luận cứ” là gì?
à Là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm
 2. Luận cứ:
 Hãy chỉ ra những luận cứ trong văn bản “chống nạn thất học”
 HS nêu hai lí lẽ trong bài
 - Do chính sách ngư dân của th/dân Pháp làm cho người VN mù chữ, k0 tiến bộ.(Nhân –quả)
 GV giảng thêm
=> Mọi người VN phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngư õtức là chống nạn thất học.
Vậy chống nạn thất học là gì?
-Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ những người chưa biết chữ hãy gắn học cho biết.
VD. Dẫn chứng”Vợ chưa biết thì chồng bảo..”
 - Nay đ/nước độc lập cần phải nâng cao dân trí để xây dựng nước nhà.( điều kiện)
 Luận cứ đóng vai trò gì?
 Luận cứ cần phải đạt những yêu cầu gì?
à Làm cơ sở cho luận điểm
à Chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
 HĐ 3:
 Em hiểu lập luận là gì?
à Là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ cho chúng làm cơ sở vững chắc.
 3. Lập luận:
 Hãy chỉ ra trình tự lập luận trong văn bản “chống nạn thất học”
GV gợi ý: Vì sao phải chống nạn thất học?
-Chống nạn thất học để làm gì?
 HS thảo luận (2’)
- Đ1: Pháp với chính sách ngu dân dung dùng để lừa dối bốc lộc đồng bào ta.
-Đ2: 95% dân số thất học nghĩa là hầu hết mù chữ như thế thì không thể xây dựng một nước tiến bộ được.
=> Để nâng cao dân trí xây dựng nước nhà..
Những lập luận trên bao gồm cả lí lẽ dẫn chứng được sắp xếp theo thứ tự.
+TRước đây và hôm nay.
+ Công việc của người
-Đã biết chữ, chưa biết chữ.phụ nữ.
-> Tất cả hệ thống làm rõ ý:Tại sao chống nạn thất học?Chống nạn thất học bằng cách nào?
=> Cách sắp xếp như trên chính là lập luận
 - Tác giả nêu lý do vì sao phải chống nạn thất học
 - Mục đích của chống nạn thất học
 - Đưa ra các cách chống nạn thất học
 Lập luận như thế có ưu điểm gì?
 HS trả lời
à Lập luận chặt chẽ
 Hãy đọc phần ghi nhớ
 HS đọc
II. Ghi nhớ:
 HĐ 4:
 HS đọc văn bản “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
III. Luyện tập:
 Văn bản “cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội”
 - Luận điểm chính: cần .. xã hội
 - Luận cứ: 
 + Do có nhiều thói quen xấu.
 + Thói quen là rất khó sửa, khó bỏ.
 + Tác dụng (mục đích) của việc tạo thói quen tốt.
 HD HS đọc thêm
 HS về nhà làm phần lập luận
4. Củng cố:
- Luận điểm, luận cứ cần phải đạt những yêu cầu gì?
- Hãy nêu ra trình tự lập luận cho một bài văn?
5. Hướng dẫn học tự học:
a. Nội dung bài vừa học:
- Học thuộc ghi nhớ.
--Nhớ được đặc điểm văn bản nghị luận qua các văn bản nghị luận đã học.
--Sưu tầm các bài văn,đoạn văn nghị luận trên báo chí,tìm hiểu đặc điểm nghị luận của văn bản đó.
	b. Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài tt “Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận” theo các câu hỏi SGK.
-Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không?
-Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không.
-Căn cứ vào đâu để biết đó là đề văn nghị luận.
Tiết 80
ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý
CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức:Đặc điểm và cấu tạo của đề bài nghị luận,các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.
2.Kĩ năng:
-Nhận biết luận điểm,biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
-So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận và các đề tự sự,miêu tả,biểu cảm.
II. Chuẩn bị :
1.Giáo viên:SGK, SGV,CKT
2.Học sinh: SGK,soạn bài.
III. Tiến trình thực hiện các hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 	- Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận là gì?.
2. Giới thiệu:	Ở tiết trước các em đã học bài “ Đặc điểm của văn nghị luận ”điều thể hiện luận điểm,luận cứ,lập luận được nói trong đề bài.Vậy đề văn là gì? Việc lập dàn ý cho bài văn ra sao? Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
 HĐ 1:
 HS đọc 11 đề văn ở SGK Tr21
I. Tìm hiểu bài:
 Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không?
 Nếu dùng làm đề bài văn sắp viết được không?
GV. Thông thường đề bài của một bài văn có thể hiện chủ đề của nó. Do vậy đề ra như trên hoàn toàn có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết.
-Tất cả các đề văn trên đều có thể làm đề bài, đầu đe.
-Có thể dùng cho bài văn sắp viết
 1. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
 a. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận:
 - Đ văn nghị luận có thể làm đề bài cho bài văn sẽ viết.
 Căn cứ vào đâu mà ta biết đó là đề văn nghị luận? GV nêu một số đề làm dẫn chứng.
 HS thảo luận
VD. Lối sống giản dị,tiếng việt giàu đẹptực chất là những nhận định,những quan điểm,luận điểm.
 - Đề văn nghị luận nêu ra một số khái niệm, một vấn đề lí luận.
 Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn?
GV: Giúp chúng ta hiểu đúng vấn đề, phạm vi không đi lạc đề..
 HS thảo luận.
Tính của đề như là lời khuyên,tranh luận,giải thích.. có tính định hướng cho bài viết.
 - Tính chất của đề có ý nghĩa định hướng cho bài viết, chuẩn bị cho người viết một thái độ, giọng điệu, tranh luận giải thích  phù hợp.
 HĐ 2:Tìm hiểu đề cụ thể
 b. Tìm hiểu đề văn nghị luận:
 Trước khi muốn tìm hiểu đề các em cần phải làm gì?
 Đề nêu lên vấn đề gì?
-Đọc kĩ đề bài
à Vấn đề “không nên tự phụ”
 * Đề “chớ nên tự phụ”
 - Vấn đề: “không nên tự phụ”
 Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?
 - Đối tượng: Con người.
 - Phạm vi: Thói tự phụ
 Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?
à Là khẳng định
à Cần tìm hiểu kỉ đề
 Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?
à Phải bàn bạc, phân tích
Gv có thái độ phê phán thói tự phụ,kiêu căng, khẳng định sự khiêm tốn,học hỏi biết mình biết ta.
 HĐ 3: Lập luận
 Vâïn dụng câu hỏi SGK
à Đề bài chính là luận điểm
 2. Lập ý cho bài văn nghị luận.
 * Đề “chớ nên tự phụ”
 a. Xác định luận điểm:
 Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề?
à Thói tự phụ là một bản tính xấu.
 - Luận điểm chính: “chớ nên tự phụ”
 - Tự phụ là một thói xấu.
 Tự phụ là gì?
à Tự phụ là tự đánh giá cao tài năng thành tích của mình. Do đó coi thường mọi người.
 b. Tìm luận cứ:
 - Khái niệm tự phụ 
 Vì sao khuyên chớ nên tự phụ?
à Tự phụ là đức tính xấu.
 - Không nên tự phụ vì đó là đức tính tự cao, tự đại.
 Tự phụ có hại như thế nào? Tự phụ có hại cho ai?
GV nên nêu các dẫn chứng ở trường lớp,sách báo
 -Cô lập mình với người khác 
-Hoạt động của mình bị hạn chế không có sự hợp tác dẫn đến sự sai lầmvà không hiệu quả. 
-Gây nên nỗi buồn cho chính mình.
-Khi thất bại thường tự ti.
* Tự phụ có hại cho: Chính cá nhân người tự phụ. Với mọi người quan hệ.
 c. Xây dựng lập luận:
 - Lý do không nê tự phụ.
 - Tác hại của thói tự phụ.
 Qua phần thực hành B ta thấy đề văn nghị luận có nội dung và tính chất gì?
 Yêu cầu của việc tìm hiểu đề là gì?
 Lập ý là làm như thế nào?
à HS nêu các ý trong phần ghi nhớ
II. Ghi nhớ: SGK Tr23
4. Củng cố: GV HD cách làm
* Lập luận:
- Trình tự lập luận của văn bản “Chống nạn thất học”
. Lí do vì sao phải chống nạn thất học.
. Chống nạn thất học để làm gì
. Nêu quan điểm chống nạn thất học
. Chống nạn thất học bằng cách nào
 Cách lập luận như trên là theo thứ tự: 
a. Nêu lí do, mục đích - trình bày quan điểm - phương pháp thực hiện
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
a. Nội dung bài vừa học:Về nhà 
- Học thuộc ghi nhớ.
-Đọc văn bản và xác định luận điểm chính của một văn bản nghị luận cụ thể.
	b. Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài tt “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” theo các câu hỏi SGK.
-Về nhà đọc trước văn bản,chú thích SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 20.doc