A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng các nhân vật trong truyện.
- Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ chia li.
- Đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật.
- Kể và tóm tắt truyện.
3. Thái độ:
- Cảm thông, chia sẻ với những bạn nhỏ có hoàn cảnh éo le.
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não, thảo luận nhóm
D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS (7A1: Sĩ số Vắng: (P: ; KP: )
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Mẹ tôi”?
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người cha trong truyện ?
3.Bài mới: Mặc dầu rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết một cách đầy đủ về cuộc sống gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn, xót xa, nhất là khi chia tay với những người thân yêu để bước qua một cuộc sống khác.Để hiểu rõ những hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động tuổi thơ của các em như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Tuần : 2 Ngày soạn: 20/08/2011 Tiết PPCT: 5-6 Ngày dạy: 23/08/2011 CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ (Khánh Hoài) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được hoàn cảnh éo le và tình cảm, tâm trạng các nhân vật trong truyện. - Nhận ra được cách kể chuyện của tác giả trong văn bản. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Tình cảm anh em ruột thịt thắm thiết, sâu nặng và nỗi đau khổ của những đứa trẻ không may rơi vào hoàn cảnh bố mẹ chia li. - Đặc sắc nghệ thuật của văn bản. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện, đọc diễn cảm lời đối thoại phù hợp với tâm trạng của các nhân vật. - Kể và tóm tắt truyện. 3. Thái độ: - Cảm thông, chia sẻ với những bạn nhỏ có hoàn cảnh éo le. C.PHƯƠNG PHÁP: Phát vấn, đàm thoại, thuyết trình, phương pháp động não, thảo luận nhóm D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS (7A1: Sĩ số Vắng: (P:; KP:) 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu vài nét về nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản “Mẹ tôi”? Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người cha trong truyện ? 3.Bài mới: Mặc dầu rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng trẻ vẫn cảm nhận, vẫn hiểu biết một cách đầy đủ về cuộc sống gia đình mình. Nếu chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh, các em cũng biết đau đớn, xót xa, nhất là khi chia tay với những người thân yêu để bước qua một cuộc sống khác.Để hiểu rõ những hoàn cảnh éo le, ngang trái của cuộc đời đã tác động tuổi thơ của các em như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV yêu cầu HS đọc thầm chú thích GV:Cho biết đôi nét về tác phẩm? Xuất xứ? Thể loại? HS: Trả lời , GV nhận xét và chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn HS đọc Văn bản HS: Đọc Văn bản GV: Giải nghĩa chú thích. - Chú ý chú thích: 1,4,7,9. GV:Bạn nào có thể tóm tắt Văn bản? HS:Tóm tắt, GV nhận xét tóm tắt lại. GV Truyện viết về ai? Về việc gì? Ai là nhân vật chính trong truyện? Chủ đề? HS Truyện viết về cuộc chia tay đầy xót xa, cảm động của hai anh em Thành và Thuỷ. Nhân vật chính là Thành và Thuỷ. GV: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể này có tác dụng gì? HS Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Ngôi kể này giúp tác giả thể hiện được một cách sâu sắc những suy nghĩ, tình cảm và tâm trạng nhân vật, đồng thời làm tăng tính chân thực của truyện . GV: Tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy khi mẹ giục thu dọn đồ chơi? GV: Em có nhận xét gì? GV nhận xét, chốt ý. HẾT TIẾT 6 CHUYỂN TIẾT 7 GV :Lời nói và hành động của Thuỷ khi thấy anh chia 2 con búp bê Vệ sĩ và Em nhỏ ra hai bên như thế nào? HS trả lời.GV nhận xét, chốt ý. GV Theo em, có cách nào giải quyết được mâu thuẫn ấy? HS Gia đình Thành và Thủy phải đòan tụ thì hai anh em không phải chia tay. GV Kết thúc truyện Thuỷ đã lựa chọn cách giải quyết nào? HS: Thủy để con em nhỏ ở lại GV Chi tiết naỳ gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì? HS thảo luận nhóm – 3 phút và, trình bày. GV nhận xét, chốt ý. GV:Thuỷ là em bé thế nào? GV chốt ý. GV Cuộc chia tay của Thủy và lớp học diễn ra như thế nào? GV Chi tiết nào khiến em cảm động nhất? Vì sao? HS Trả lời thao cảm tính. GV Em hãy giải thích vì sao khi dắt Thuỷ ra khỏi trường, tâm trạng của Thành lại “kinh ngạc khi tha mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên “cảnh vật”? HS: Cuộc đời vẫn bình yên ấy thế mà Thành – Thuỷ lại phải chịu đựng sự mất mát và đổ vỡ quá lớn. Cả trời đất như sụp đổ trong tâm hồn em, thế mà bên ngoài mọi người và đất trời vẫn ở trạng thái bình thường. Em cảm thấy thất vọng, bơ vơ, lạc lõng. GV Hãy tìm những chi tiết trong truyện để thấy 2 anh em Thành – Thuỷ rất mực gần gũi, thương yêu, chia sẻ và quan tâm đến nhau. HS thảo luận nhóm, trình bày. GV nhận xét, chốt ý -GV: Tên truyện có liên quan đến ý nghĩa của truyện không? HS Những con búp bê vốn là những đồ chơi của tuổi nhỏ, thường gợi lên thế giới trẻ em với sự trong sáng, ngây thơ, vô tội. Những con búp bê trong truyện cũng như anh em Thành – Thuỷ trong sáng, vô tư, không có tội lỗi gì thế mà lại phải chia tay nhau.Tên truyện đã gợi ra một tình huống buộc người đọc phải suy nghĩ và góp phần thể hiện ý nghĩa nội dung của truyện. GV: Trình bày những nét nghệ thuật chính đồng thời nêu ý nghĩa của văn bản? HS trình bày, GV nhận xét GV: Trong truyện có nhiều cuộc chia tay, cuộc chia tay nào đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất? Vì sao? HS suy nghĩ và trình bày, phản biện theo cảm nhận của riêng mình Gv chốt ý, liên hệ thực tế, giáo dục HS HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Kể ở ngôi thứ nhất , người kể xưng “tôi” - Khóc nức nở, không chịu chia đồ chơi I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Khánh Hoài 2.Tác phẩm: -Xuất xứ: In trong tuyển tập thơ - văn được giải thưởng năm 1992. - Thể loại: Truyện ngắn II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: 2.Tìm hiểu văn bản: a.Tóm tắt: b.Bố cục: 3 phần c.Chủ đề: Tình cảm gia đình d. Phân tích: d1. Hai anh em và những cuộc chia tay: * Tâm trạng của họ khi mẹ giục thu dọn đồ chơi: - Thủy kinh hoàng, sợ hãi, đau đớn, run lên, nức nở suốt đêm - Thành cố nén mình nhưng vẫn đẫm lệ à Cuộc chia tay đầy xúc động * Chia nhau đồ chơi: - Thành chia 2 con búp bê ra 2 bên - Thuỷ rất giận dữ cũng rất bối rối. - Cuối cùng, nhường nhau không chịu chia búp bê à Hồn nhiên trong sáng, giàu lòng vị tha. * Cuộc chia tay với lớp học: - Cả lớp sững sờ, cô giáo bàng hoàng, tái mặt và nước mắt giàn giụa. - Cô tặng Thủy quyển sổ với lời nhắn: “Cô tặng emvề trường mới em cố gắng học tập nhé!” - Lũ nhỏ khóc mỗi lúc mỗi to. à Đầy cảm động và chan chứa tình yêu thương. d2. Tình cảm gắn bó của hai anh em Thành – Thuỷ: - Thuỷ mang kim chỉ ra tận sân vá áo cho anh. - Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em. - Hai anh em nhường nhau không chịu chia búp bê - Thành dẫn em đến lớp chia tay với cô giáo và các bạn - Anh mãi nhìn theo hình bóng của em mình.. à Gần gũi, thương yêu chia sẻ và quan tâm đến nhau. 3. Tổng kết: * Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống tâm lí, lựa chọn ngôi kể thứ nhất theo lời kể của nhân vật “tôi” - Khắc họa hình tượng nhân vật trẻ nhỏ, lời kể tự nhiên theo trình tự sự việc * Ý nghĩa của văn bản: Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình và mỗi người cần biết giữ gìn gia đình hạnh phúc III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đặt vào nhân vật Thủy kể tóm tắt câu chuyện theo ngôi thứ nhất - Tìm các chi tiết thể hiện tình cảm gắn bó giữa hai anh em Thành và Thủy - Chuẩn bị: Những câu hát về tình cảm gia đình. E. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... *****************************************
Tài liệu đính kèm: