GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2010- 2011
Bài 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
(Lý Lan)
A- Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức
- Giúp học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của bố mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
- Hiểu được đặc điểm của văn bản nhận dạng này như những dòng nhật ký tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Từ đó có cách đọc phù hợp diễn cảm, sáng tạo.
2- Kỷ năng:
- Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ văn bản nhận dạng.
3- Thái độ:
- Giáo dục học sinh có tình cảm kính trọng cha mẹ, thầy cô và ý thức được trch nhiệm của mình trong học tập.
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
a- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
b- Tổ chức dạy bài mới:
- Giới thiệu bài mới: Gợi lại những kỷ niệm của ngày đầu tiên em cắp sách đến trường, ngày ấy ai đưa em đi khai giảng, tâm trạng của em.
- Bài mới:
Giáo án ngữ văn 7 Năm học: 2010- 2011 Bài 1: Cổng trường mở ra (Lý Lan) A- Mục tiêu cần đạt: 1- Kiến thức - Giúp học sinh cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của bố mẹ đối với con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người. - Hiểu được đặc điểm của văn bản nhận dạng này như những dòng nhật ký tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng. Từ đó có cách đọc phù hợp diễn cảm, sáng tạo. 2- Kỷ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, cảm thụ văn bản nhận dạng. 3- Thái độ: - Giáo dục học sinh có tình cảm kính trọng cha mẹ, thầy cô và ý thức được trch nhiệm của mình trong học tập. B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học: a- Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh b- Tổ chức dạy bài mới: - Giới thiệu bài mới: Gợi lại những kỷ niệm của ngày đầu tiên em cắp sách đến trường, ngày ấy ai đưa em đi khai giảng, tâm trạng của em. - Bài mới: I - Hoạt động 1 I.Đọc bài văn và tìm hiểu chú thích - Giáo viên đọc mẫu, sau đó cho học sinh đọc và nêu nhận xét cách đọc - Cho học sinh tìm hiểu một số chú thích ở SGK - Nhắc lại nội dung của các văn bản nhận dạng - Yêu cầu giọng đọc nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình - Chú ý đến các chú thích: 1, 2, 4, 7, 10 II - Hoạt động 2 II.Đọc hiểu văn bản Cho 1 học sinh đọc lại văn bản và học sinh cho biết: văn bản viết về ai, về việc gì? Tóm tắt ngắn gọn - Văn bản viết về tâm trạng người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường đầu tiên vào lớp 1 của con - Đọc những câu văn, tìm những chi tiết nói về tâm trạng của con và mẹ trong đêm trước ngày khai trường 1- Tâm trạng người mẹ trước đêm ngày khai trường của con. - Mẹ có tâm trạng: Thao thức, bâng khuâng, xao xuyến, mẹ không ngủ, trằn trọc, chuẩn bị chu đáo cho con, suy nghĩ miên man... - Con: háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản, ngủ ngon, vô tư. - Tại sao người mẹ lại không ngủ được - Vì người mẹ trăn trở suy nghĩ về người con, mẹ bâng khuâng, xao xuyến nhớ về ngày khai trường măn xưa của mình - Tìm chi tiết chứng tỏ ngày khai trường đã để lại dấu ấn trong tâm hồn người mẹ - Chi tiết: Bà ngoại dắt mẹ đến trường, mẹ hồi hộp, nôn nao, hốt hoảng... - Trong bài văn, người mẹ có trực tiếp nói với con không? vậy mẹ tâm sự với ai? - Mẹ không trực tiếp nói với con và với ai cả, mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra đang nói với chính mình, đang ôn lại kỷ niệm thời cắp sách tới trường của mẹ. - Cách viết này có tác dụng gì? - Cách viết đó làm nổi bật tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những điều sâu thẳm trong lòng mẹ mà khó nói bằng lời trực tiếp được. - Qua phân tích trên, em thấy người mẹ là người như thế nào? 2- Vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ: - Người mẹ có vẻ đẹp tâm hồn, tình cảm trong sáng thương yêu, chăm sóc, quan tâm đến con cái. - Đọc những câu thơ, văn nói về mẹ đối với con cái mà em biết. - Miếng ngon thì để phần chồng Miếng xương phần mẹ, miếng lòng phần con - Ra đi mẹ có dặn dò Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ sang - Chỗ ráo con nằm, chỗ ướt mẹ lăn ( Liên hệ cảm nghĩ về người mẹ em) - Mẹ nói “ Bước qua cánh cổng trường ...kỳ diệu mở ra”. Theo em, thế giới kỳ diệu đó là gì? - Thế giới kỳ diệu đó là: Những kiến thức, tri thức mênh mông rộng lớn, là tình yêu quê hương đất nước qua trang sách, là tình cảm thầy trò, bạn bè... - Câu văn nào trong bài nói về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. - Câu: Ai cũng biết rằng nỗi sai lầm trong giáo dục... đi chệch cả hàng dặm sau này. III - Hoạt động 3 III.Tổng kết - Bài văn để lại điều gì sâu lắng trong lòng em. - Học sinh đọc phần ghi nhớ SGK - Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu thể hiện tâm trạng người mẹ - Giọng văn nhẹ nhàng, tình cảm phù hợp với tâm trạng người mẹ. IV - Hoạt động 4 IV.Luyện tập - Học sinh trao đổi theo nội dung câu hỏi ( Hướng dẫn học sinh trao đổi câu hỏi) C - Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc diễn cảm văn bản, bộc lộ cảm xúc về người mẹ trong bài văn. - Đọc bài “ trường học” để rút ra bài học qua lời dạy của người bố - Chuẩn bị bài “mẹ tôi”. Tiết 2: Mẹ tôi (ét-mô-đôđơ A-mi-xi) A- Điểm cần đạt: 1- kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được: Qua bức thư người bố gửi cho con để thấm thía công lao và tình cảm của mẹ đối với người con có lỗi. Từ đó suy nghĩ đến trách nhiệm làm con của mình không nên để bố mẹ buồn phiền. 2- Kỷ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm văn bản, học tập cách dùng từ ngữ, cách nói trực tiếp, gián tiếp của một bức thư. 3- Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức được trách nhiệm, tình cảm cao đẹp đối với cha mẹ. B- Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: Văn bản “Cổng trường mở ra” giúp em cảm nhận sâu sắc nhất điều gì? kỷ niệm ngày đầu đến trường của em có ấn tượng gì sâu sắc? 2- Tổ chức dạy bài mới: a- Giới thiệu bài: Giới thiệu về công lao, tình cảm của mẹ... nhưng có những đứa con không nhận ra điều ấy. Đến khi mắc lỗi lầm ta mới nhận ra và văn bản “mẹ tôi” đã nói về điều đó. b- Bài mới: Hoạt động 1: Học sinh đọc chú thích I- Đọc và tìm hiểu chú thích - Giáo viên đọc mẫu cho học sinh đọc và nhận xét cách đọc 1- Đọc: Giọng đọc thể hiện được tâm tư, tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông đối với vợ mình (mẹ Enricô) - Cho học sinh đọc và nắm chắc nghĩa của một số chú thích 2- Tìm hiểu chú thích: - Chú ý các chú thích là từ HV: 1, 5, 7, 9, 10. Hoạt động 2 II - Tìm hiểu văn bản - Học sinh đọc lại văn bản, cho biết nội dung của bài văn - ND: Bức thư của người bố gửi cho con, trong thư bố đã chỉ ra những lỗi lầm của con khi vô lễ với mẹ. - Tại sao, tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi” 1- Nhan đề văn bản: - Nhan đề do chính tác giả đặc cho bài văn. - Qua bức thư của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên với những phẩm chất lớn lao, cao cả, âm thầm, lặng lẽ, hy sinh cuộc đời cho con cái. - Tác giả để cho người bố nói với người mẹ là nhằm mục đích làm tăng tính khách quan cho sự việc và đối tượng qua đó thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể. - Qua bài văn, em thấy thái độ của người bố đối với Enricô như thế nào. 2- Tâm trạng và suy nghĩ của người bố: - Người bố buồn bã, tức giận “sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố... không nén được cơn tức giân...” Bố không đáp lại nụ hôn của con. - Lý do gì khiến người bố có thái độ như vậy. - Lý do: Enricô phạm lỗi thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm. - Tìm những chi tiết nói về cử chỉ của người mẹ đối với Enricô. 3- Hình ảnh người mẹ: - Mẹ thức suốt đêm, quằn quại lo lắng sợ mất con, .. hy sinh tính mạng về con. - Theo em, mẹ của Enricô là người như thế nào - Mẹ của Enricô là người âm thầm, lặng lẽ hy sinh về con cái -> người mẹ có tấm lòng cao cả và đẹp đẽ. (Liên hệ với người mẹ ở bài “cổng trường mở ra” và các người mẹ khác, mẹ của em) - Khi đọc thư bố, Enricô có tâm trạng như thế nào? vì sao? 4- Nỗi lòng của Enricô. - Enricô xúc động vô cùng về: Bố đã gợi lại những cử chỉ của mẹ đối với em, những kỷ niệm giữ mẹ và em, gợi ra một cuộc sống thiếu mẹ. Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố, vì lời nói chân thành sâu sắc của bố và Enricô đã nhận thấy lỗi lầm của mình - Tại sao bố không trực tiếp nói với Enricô mà lại viết thư. - Bố viết thư là để mình Enricô biết, có thể em sẽ đọc nhiều lần để suy nghĩ về lời lẽ của bố đây là cách dạy con rất kín đáo và tế nhị và đây cũng là cách ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội. - Qua phân tích bài văn, em rút ra ghi nhớ gì - Ghi nhớ (SGK): cho 1, 2 học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 3 III - Tổng kết - Nội dung của văn bản - ND: Văn bản là một bức thư bố gửi cho con, qua lời răn dạy của người bố chúng ta hiểu được công lao to lớn của người mẹ và trách nhiệm con cái không được để bố mẹ buồn phiền vì mình. - Nhận xét về hình tượng nghệ thuật của bài. - NT: Từ ngữ phù hợp với thể loại bức thư và tâm trạng người bố. Các câu đợn liền mạch với nhau. Hoạt động 4 IV- Luyện tập - Chọn một đoạn trong thư có nội dung thể hiện vai trò to lớn cuả mẹ 1- HS: chọn đoạn: Khi đã khôn lớn, trưởng thành... chà đạp lên tình yêu thương đó. 2- Kể lại một việc làm khiến bố mẹ buồn (học sinh về nhà làm bài tập 2) C- Hướng dẫn học ở nhà: - Thuộc lòng bức thư và đoạn thơ “Thư gửi mẹ” của Hai - nơ - Làm bài tập 2 (phần luyện tập) - Viết đoạn văn bộc lộ cảm xúc về mẹ mình (mẹ của em) - Chuẩn bị bài “ Từ ghép”. Tiết 3: Từ ghép A- Điểm cần đạt: - Giúp học sinh nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép: Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập: - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng việt. - Biết phân biệt và sử dụng các loại từ ghép trong những ngữ cảnh cụ thể. B- Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: Dựa vào kiểm tra ở lớp 6, cho biết thế nào là từ ghép? cho 3 VD: 2- Bài mới: a- Giới thiệu bài: b- Tổ chức các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: I- Các loại từ ghép - HS đọc VD và yêu cầu 1 ở SGK trang 13 - Tìm tiếng chính, phụ trong các từ: bà ngoại, thơm phức. - Bà ngoại (bà = tiếng chính; ngoại = phụ) - Thơm phức (thơm = tiếng chính; phức = phụ) - Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính như thế nào - Tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính để phân biệt nghĩa của từ ghép: VD: Bà ngoại ạ bà nội Thơm phức ạ thơm ngát - Nhận xét về vị trí của 2 tiếng - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau => Từ ghép chính phụ - Đọc ví dụ 2 (trang 14) - Các từ: Quần áo, trầm bổng có phân ra tiếng chính, phụ không? - Quần áp, trầm bổng không phân ra tiếng chính, tiếng phụ, bình đẳng về mặt ngữ pháp - HS có thể lấy VD về 2 loại từ ghép trên. => Từ ghép đẳng lập. - Nêu khái niệm về 2 loại từ ghép - Học sinh đọc ghi nhớ (SGK) Hoạt động 2 II - Nghĩa của từ ghép - Cho biết nghĩa của từ “bà” - “Bà” = người đàn bà sinh ra bố hoặc mẹ, hoặc người đàn bà ngang vai, ngang tuổi bà mình - Nghĩa của bà ngoại? so với nghĩa của từ “bà”. - “bà ngoại” - người sinh ra mẹ * Như vậy, nghĩa của từ “bà” rộng hơn nghĩa của từ “bà ngoại” Tương tự: nghĩa của từ “thơm” và “thơm phức”. - Theo em, nghĩa của từ ghép chính phụ như thế nào? - Ghi nhớ SGK - So sánh nghĩa của “quần áo” so với nghĩa của mối tiếng “quần, áo” - Quần, áo: Có tính chất chỉ cụ thể từng loại - quần áo: Mang ý nghĩa chỉ khái quát - Trầm bổng: Chỉ âm thanh lúc trầm lúc bổng trầm, bổng: Chỉ cụ thể từng yếu tố. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập - HS lấy ví dụ và chủ nghĩa của 2 loại từ ghép trên - Ghi nhớ: SGK (Cho học sinh rút ra kết luận và đọc ghi nhớ ở SGK) Hoạt động 3 III - Luyện tập - Học sinh làm các bài tập 1, 2, 3 - Hướng dẫn học sinh làm - Học sinh giải bài tập 4 4- Không nói “một cuốn sách vở” được vì: sách vở là t ... con người thoát khỏi chốn tối tăm mù mịt -> sách cũng như ngọn đèn sáng giúp con người thoát khỏi sự tối tăm của sự không hiểu biết. +TS sách là ngọn đèn sáng bất diệt? ngọn đèn soi sáng cho sự hiểu biết không bao giờ tắt. -> Tóm lại: Sách là nguồn sáng bất diệt được thắp lên từ trí tuệ con người. - Vì sao nói đến sách người ta nghĩ ngay đến trí tuệ của con người - Sách chưa đựng trí tuệ của con người, sách ghi lại những hiểu biết quý giá mà con người ghi nhận được ở cuộc sống/ lao động, CSCĐ, trong các mối quan hệ -> sách là ngọn đèn sáng của trí tuệ (lấy VD) - Những hiểu biết của con người được sách ghi lại không chỉ có ích ở một thời mà có ích cho muôn đời, kiến thức trong sách được truyền lại cho đời sau -> sách là ngọn đèn bất diệt của trí tuệ con người. - ý nghĩa của câu nói: + Cần phải đọc sách để hiểu biết nhiều hơn và sống tốt hơn. + Cần phải chọn sách tốt hay để đọc + Cần phải tiếp nhận ND tốt trong sách để làm theo sách Hoạt động 3 2- Lập dàn ý: - Học sinh đọc phần mở bài đã trình bày ở vở a- Mở bài: Giới thiệu giá trị của sách với đời sống con người - Dẫn câu nói b- Thân bài: (trình bày phần tìm ý) c- Kết bài: - ý nghĩa của câu nói - Thái độ của em đối với sách 3- Viết đoạn văn: - Học sinh nhắc lại những yêu cầu của đoạn mở bài, thân bài, kết bài trong văn lập luận giải thích - Học sinh có thể viết đoạn văn ở lớp ( nếu còn tác giả) -> đọc -> giáo viên và các bạn khác sửa chữa. C- Hướng dẫn học ở nhà: - Về nhà tập viết các đoạn văn ở đề bài trên - Chuẩn bị bài: Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu Làm bài tập làm văn ( số 6) - Văn giải thích A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh: ôn tập củng cố về cách làm bài lập luận giải thích, học sinh có thể vận dụng kiến thức về phép lập luận giải thích vào bài làm cụ thể - Học sinh có thể tự đánh giá về năng lực làm văn giải thích của các em. Từ đó có phương hướng phấn đấu phát huy những ưu điểm và sửa chữa những khuyết điểm. B- Tiến trình lên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: Giáo viên ra đề về nhà cho học sinh Đề bài: Em hãy giải thích câu TN “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Tiết 109-110: Bài 27 Văn bản Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu Nguyễn ái Quốc A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh hiểu được giá trị của đoạn văn trong việc khắc hoạ sắc nét hai nhân vật Va - ren và Phan Bội Châu với 2 tính cách, đại diện cho hai lực lượng xã hội, phi nghĩa và chính nghĩa, thực dân Pháp và nhân dân Việt Nam - hoàn toàn đối lập nhau trên đất nước ta thời pháp thuộc. - Thấy được NT của truyện ngắn thật sắc sảo qua ngòi bút châm biếm, hài hước và cũng rất thâm thuý. - Rèn luyện kỹ năng tóm tắt truyện, kể chuyện, phân tích nhân vật trong quá trình so sánh đối lập. - Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm trân trọng, yêu quý, ngợi ca người anh hùng cứu nước Phan Bội Châu và thái độ căm ghét, khinh bỉ tên chính khách thực dân Va - ren. B- Tiến trình lên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: Em hãy phân tích thái độ của quan phụ mẫu để làm tõ bản chất thối nát của quan 2- Tổ chức dạy bài mới: Hoạt động 1 I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Học sinh đọc chú thích (*) nêu rõ nét chính về tác giả. ( đăng trên báo “ Người cùng khổ” số 36, 37 tháng 9,10 - 1925 1- Tác giả: Nguyễn ái Quốc là tên của Chủ tịch HCM (gọi từ 1919 - 1945) - Bút danh của tờ báo “ Người cùng khổ”, “ bản án CĐTDP” 2- Tác phẩm: Truyện ngắn được ra đời gắn liền với 1 hiện tượng lịch sử nhà CM PBchâu bị bắt cóc ( 1925) ở TQuốc sau đó giải về giam ở Hoả lò - HN sắp xử án và VA - ren chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương Hoạt động 2 II- Tìm hiểu truyện - có thể giải thích ý nghĩa của cụm từ “ Những trò lố...” - Những trò lố: Có nghĩa là những trò hề nhảm nhí tồi tệ, kệch cỡm mà người làm trò càng diễn càng bộc lộ sự vô duyên và lố bịch, tức cười, (Varen diễn 1 trò hề khi gặp Phan Bội Châu) - Đây là tác phẩm ghi chép sự thật hay tưởng tượng - Đây là 1 câu chuyện hư cấu (qua trí tưởng tượng của tác giả) - Học sinh đọc phần đầu của tác phẩm cho biết Va - ren nhận chăm sóc Phan Bội Châu là vì đâu? - Tác giả nhận xét gì về Va ren qua lời hứa ấy. - Lời nhận xét ấy bộc lộ tháu độ gì của tác giả? 1- Va ren và những trò lố của y: a- Trước khi gặp Phan Bội Châu: - Nhận chăm sóc PBC vì: Do sức ép của công luận ở Pháp và ở Đông Sương nên đã “ nửa chính thức hứa” - Chắc gì quan toàn quyền đã giữ lời hứa, nếu hứa thì sẽ chăm sóc vào lúc nào và chăm sóc ra làm sao. - Thái độ nghi ngờ. Từ đó tác giả mỉa mai châm biếm lên án kẻ thủ đoạn, xảo quyệt (nửa chính thức hứa, chăm sóc khi đã yên vị, chăm sóc khi 4 tuần lễ mới sang đến Việt nam) - Vì sao Va - ren kéo dài thời gian 4 tuần trên đường sang Đông Dương - Đây là sự chậm trễ cố ý vì: Y muốn để chính quyền Pháp ở Đông Dương xử tử PBC trước khi y đến Sài Gòn, y phủ tay... -> y đã tự mình gây ra trò lố trước dư luận rộng rãi của công chúng - Học sinh đọc phần tiếp theo - Tác giả giới thiệu Va ren là người như thế nào? - Khi gặp PBC, Va ren có những hành động, cử chỉ gì? b- Va ren gặp Phan Bội Châu - là lẻ phản bội g/c vô sản Pháp, ruồng bỏ g/c mình -> bị đuổi khỏi g/c => có quyền - Tuyên bố trả tự do cho PBC, trong khi 1 tay bắt tay và một tay năng gông cùm, đưa ra một lời giao kèo “ có đi có lại” - Việc làm đó gợi cho em suy nghĩ gì? - Đay là trò lố bịch, bô liêm sỉ, một kẻ giả dối xảo quyệt, lời hứa giả tạo được dần dần hiện lên - Học sinh đọc tiếp, cho biết: Sau lời giao kèo, Va ren đã làm gì? - Nhận xét gì lời lẽ, giọng điệu - Dùng lời ngọt ngào để ca ngợi, tâng bốc PBC khuyên răn thân tình, thuyết phục... - Nói năng như diễn thuyết, giọng khi cao, khi thấp, khi than thở, khi khẳng định nhằm mục đích : Thuyết phục PBC từ bỏ ý định phục thù để cộng tác với nó. - Qua cuộc gặp gỡ PBC, Va ren hiện lên là kẻ như thế nào? => Là kẻ trâng tráo, vô liêm sỉ, đã phản bội tổ quốc nhưng còn vênh váo, khoe khoang, thuyết phục người khác theo mình. Đây là những trò lố bịch đáng lên án nhất đối với y. - Phan Bội Châu được giới thiệu là người như thế nào? 2- Phan Bội Châu: Người anh hùng, vị thiên sứ, hi sinh cả gia đình, của cải => được mọi người kính trọng tôn sùng đang bị giam hãm, tù đầy. - Trước lời lẽ của Va ren, PBC có thái độ như thế nào - Im lặng, dửng dưng, nhếch mép, cười ruồi -> thái độ khinh bỉ, coi thường, căm ghét kẻ thù đồng thời bộc lộ tính cách, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù. - Qua thái độ của PBC, em hiểu gì về tác giả. - Thái độ của PBC cũng chính là thái độ của tác giả. Hoạt động 3 III - Tổng kết - Em nhận xét về NT của truyện NT- Qua việc hư cấu, tưởng tượng, truyện mang tính hài hước, châm biếm, mỉa mai, cái >< trong truyện bộc lộ gay gắt và hiện liên rất rõ. Truyện cũng có biện pháp tương phản và tăng cấp. ND: Truyện đã khắc hoạ được 2 nhân vật có tính cách đối lập nhau, đại diện cho 2 lực lượng XH ( SGK0 IV- Luyện tập: ( Hướng dẫn học sinh LT) Qua câu truyện hình thành ở em tình cảm gì? C- Hướng dẫn học ở nhà: - Viết đoạn văn bộc lộ thái độ tình cảm của em đối với nhân viên Va ren và PBC - Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Tiết 111: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu (tiếp theo) A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh củng cố kiến thức về việc dùng cụm C-V để mở rộng để mở rộng câu bằng cụm C-V - Rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích các cụm C-V trong câu và dùng câu có cụm C-V B- Tiến trình lên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? cho VD? 2- Tổ chức dạy bài mới: Hoạt động 1 I- Củng cố lí thuyết - Lấy VD có câu dùng cụm C-V để mở rộng câu và được mở rộng ở trường hợp nào? - Học sinh nêu các trường hợp dùng cụm CN- VN để mở rộng câu VD: Cái xe này lốp đã hỏng -> mở rộng VN VD: Tôi học giỏi làm cho cả nhà vui mừng -> mở rộng CN và phụ ngữ trong cụm DT - Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu: CN, VN, phụ ngữ trong cụm DT, cụm ĐT, cụm TT. Hoạt động 2 Học sinh làm bài tập 1 II- Phần bài tập 1- Bài tập 1 a- Có cụm C-V làm CN (khí hậu nước ta ấm áp ) và một cụm C- V làm phụ ngữ trong cụm ĐT “cho phép” (ta quanh năm trồng trọt) b- Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho DT “khi” và 1 cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT “nói” (tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay) c- Có 2 cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT “thấy” Học sinh làm bài tập 2 2- Bài tập 2: a- Chúng em học giỏi làm cho cha mẹ và thầy cô vui mừng b- Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích c- T/V rất giàu thanh điệu khiến lời nói của người VN ta du dương, trầm bổng, như một bản nhạc d- CM tháng tám thành công đã khiến cho TV có một bước phát triển mới, một số phận mới. Học sinh làm bài tập 3 3- Bài tập 3: a- Anh em hoà thuận khiến hai thân... b- Đây là cảnh một rừng thông ngày biết bao nhiêu người qua lại c- Hàng loạt vở kịch như... ra đời đã sưởi ấm cho đèn sân khấu... Hoạt động 4 III - Luyện tập Viết đoạn văn có nội dung tự chọn, trong có một số câu đã được dùng cụm C- V để mở rộng câu. C- Hướng dẫn học ở nhà: - Chuẩn bị bài: Luyện nói: Bài văn giải thcíh một vấn đề (Chuẩn bị kỹ bài ở nàh theo hướng dẫn ở SGK) Tiết 112: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề A- Mục tiêu cần đạt: - Giúp học sinh nắm vững hơn và vận dụng thành thạo hơn các kỹ năng làm bài văn lập luận giải thích, đồng thời củng cố những kiến thức XH và văn học có liên quan đến bài luyện tập. - Biết trình bày miệng về một vấn đề xã hội (hoặc văn học), để thông qua đó tập nói năng một cách mạch dạn, tự nhiên, trôi chảy. B- Tiến trình lên lớp: 1- Kiểm tra bài cũ: Nêu các bước làm bài lập luận giải thích 2- Tổ chức dạy bài mới: Hoạt động 1 I- Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh - Học sinh trình diện bài đã chuẩn bị ở nhà - Mỗi tổ đã được phân công chuẩn bị 1 đề ở SGK - Nhận xét chung về việc chuẩn bị bài cảu các em Hoạt động 2 II- Tổ chức luyện nói: - Học sinh trình bày bài trước nhóm, tổ của mình 1- Chia lớp thành 2 nhóm: (theo 4 tổ). Mỗi nhóm do nhóm trưởng (tổ trưởng) điều khiển để các bạn trong nhóm được trình bày bài chuẩn bị của mình (Mỗi học sinh trình bày 1 đoạn, phần của bài chuẩn bị) - Cử đại diện của tổ( bạn nói khá tốt) trình bày trước lớp. 2- Luyện nói trước cả lớp: - lần lượt những học sinh trình bày bài của mình theo ngôn ngữ nói. - Các học sinh khác lắng nghe - nhận xét bài nói của từng bạn. 3- Giáo viên nhận xét chung về giờ luyện nói: - Về nội dung của bài làm - Về cách nói, cách trình bày, NN, tâm trạng của học sinh - Có thể cho điểm một số học sinh nói tốt C- Hướng dẫn học ở nhà: - Luyện nói ở nhà theo bài đã chuẩn bị - Viết bài văn h/c về một trong các đề trên 2- Tổ chức dạy bài mới
Tài liệu đính kèm: