PHẦN VĂN VÀ TẬP LÀM VĂN
A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu nghĩa của chúng.
- Tăng thêm hiểu biết và tình cảm gắn bó với địa phương quê hương mình.
B. Chuẩn bị:
- Phân nhóm, bảng phụ
- Tích hợp với phần Văn ở bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất với phần Văn ở học kì I (ca dao)
C. Tiến trình dạy học:
1, Ổn định:
2, Kiểm tra:
3. Bài mới:
Tiết trước các em đã có khái niệm về tục ngữ, tìm hiểu tục ngữ qua chủ đề “ Thiên nhiên và lao động sản xuất”, trong tiết này các em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ ở đại phương mình sống.
Trình tự các họat động dạy và học:
Hoạt động 1:
- Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm ở nhà các câu ca dao, tục ngữ và sắp xếp chúng
theo thứ tự a, b, c
- Lên lớp các em sẽ thảo luận theo nhóm để cung cấp thêm một số vốn từ.
- Giáo viên sẽ cho điểm nhóm nào làm việc tích cực, có nhiều câu tục ngữ hay.
-Thời gian học sinh tiến hành là trong một tháng.
* Cách làm :
- Tìm trong các sách báo, tạp chí địa phương.
- Hỏi người già, cha mẹ
Ngày dạy: 31/12 /2009 Tuần 20 Tiết 77 TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh - Hiểu thế nào là tục ngữ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. - Thuộc lòng những câu tục ngữ trong văn bản. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ, phân nhóm. - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài Ôn tập Tiếng Việt, với phần Tập làm văn ở bài Tìm hiểu chung về văn nghị luận. C. Tiến trình dạy học: 1, Ổn định: 2, Kiểm tra: - Kiểm tra việc soạn bài của học sinh. - Tập, sách giáo khoa. 3, Bài mới: Ở học kỳ I, các em đã được tìm hiểu về ca dao, những câu ca đã diễn tả đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Trong học kỳ II này, chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu về tục ngữ cũng là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là “túi khôn” dân gian vô tận. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu 8 câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Cho học sinh đọc khái niệm tục ngữ SGK ? Tục ngữ là gì? ? Có thể chia 8 câu tục ngữ trong bài làm mấy nhóm? ? Mỗi nhóm gồm những câu nào? - 8 câu tục ngữ có thể chia làm hai nhóm, mỗi nhóm gồm 4 câu ? Gọi tên từng nhóm? 1 ® 4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên. 5 ® 8: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất. ? Phương thức biểu đạt của các câu tục ngữ là gì? Nghị luận. Hoạt động 2: Quan sát câu1: ? Nghĩa của câu tục ngữ ? - Tháng năm (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài; tháng mười (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn. ? Nghĩa của câu tục ngữ được hiểu bằng cách nào? Bằng các từ ngữ tạo nên nó – Nghĩa đen. ? Kinh nghiệm được đúc rút từ câu tục ngữ này là gì? kinh nghiệm nhận biết về thời gian và cách sử dụng thời gian sao cho hợp lý. ? Ở nước ta, tháng năm thuộc mùa hạ, tháng mười thuộc mùa đông. Từ đó suy ra câu tục ngữ này có nghĩa gì? ? Có phải đêm và ngày tháng năm và tháng mười ngắn đến mức chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối không? Dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Nói quá. ? Hãy xác định từ trái nghĩa trong câu tục ngữ trên. Cho biết từ trái nghĩa có tác dụng gì? Tạo sự đối xứng giữa hai vế câu. ? Nhận xét về cách gieo vần của câu tục ngữ. ? Em thử nêu lên một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm này trong thực tế cuộc sống. - Kinh nghiệm nêu lên ở đây chủ yếu dùng cho người làm nghề nông song cũng có thể có ích chung cho người lao động khác sống cùng vùng địa lí trong những trường hợp: tính toán độ dài đường khi đi xa, sắp xếp công việc trong ngày, hoặc vào việc giữ gìn sức khoẻ trong mùa hè và mùa đông Câu 2: ? Theo dõi câu tục ngữ, cho biết nghĩa của câu? Đêm sao dày báo hiệu ngày hôm sau trời sẽ nắng. Đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa. ? Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? ? Có nhận xét gì về hình thức câu tục ngữ? ? Kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào trong thực tế đời sống? - Câu tục ngữ giúp con người ý thức biết dùng sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc. - Tuy nhiên, không phải hôm nào trời ít sao cũng mưa. Phán đoán trong tục ngữ, do dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng. Câu 3: ? Em biết kinh nghiệm gì của người xưa qua câu trên? ? Dựa vào đâu mà nhân dân đã tổng kết như thế? - Khi trên trời xuất hiện ráng có sắc màu vàng mỡ gà tức là sắp có bão. Đây là một trong rất nhiều kinh nghiệm dự đoán bão. ? Kinh nghiệm của câu tục ngữ này giúp được gì cho nhân dân lao động ? - Biết dự đoán bão thì có ý thức biết chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu. ? Hiện nay, khoa học đã cho phép con người dự báo bão khá chính xác. Vậy kinh nghiệm trên của dân gian còn có tác dụng không? Ở vùng sâu vùng xa, phương tiện thông tin hạn chế thì kinh nghiệm đoán bão của dân gian vẫn còn tác dụng. ? Nhận xét hình thức của câu tục ngữ? Câu 4: xem chú thích SGK / tr4 ? Nghĩa của cả câu? Thấy kiến ra nhiều vào tháng bảy thì tháng tám sẽ còn lụt. ? Dân gian đã trông kiến để đoán lụt. câu tục ngữ còn có một dị bản khác đó là gì? (HS tự suy nghĩ, đọc) ? Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm này là gì? - Ở nước ta, đặc biệt là ở Bắc, Trung Bộ mùa lũ xảy ra vào tháng 7 (âm lịch) nhưng có năm kéo dài sang cả tháng 8. Từ kinh nghiệm quan sát, nhân dân đã tổng kết quy luật: kiến bò nhiều vào tháng 7 là điềm báo sắp có lụt. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo dài hàng đàn để tránh mưa, lụt và lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới ? Nhận xét về hình thức? Ngắn gọn Câu 5: ? Em hiểu gì về đơn vị “tấc”? - Tấc là đơn vị đo độ dài, bằng 1/10 thước. ? Còn đối với vàng người ta có đo bằng tấc thước không? - Vàng là kim loại quý, thường được đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng lớn vô cùng. ? So sánh tấc đất với tấc vàng thì câu tục ngữ có ý nghĩa gì? - Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất ® đất được coi như vàng, quý như vàng. ? Vì sao nhân dân lao động lại quý đất như vàng? - Đất quý giá vì đất nuôi sống con người, đất là nơi người ở. Cuộc sống và công việc của người nông dân gắn với đất đai, đồng ruộng. đất sinh ra của cải, lương thực nuôi sống con người. ? Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào? - Phê phán hiện tượng lãng phí đất. - Để đề cao giá trị của đất ở một vùng được thiên nhiên ưu đãivề thời tiết, địa hình nên dễ trồng trọt, làm ăn. Câu 6: ? Giải thích nghĩa của từ canh, trì, viên, điền? - Canh: làm một nghề gì. - Trì: ao - Viên: vườn - Điền: ruộng. ? Em hiều gì về câu tục ngữ này? - Câu này nói về thứ tự các nghề, các công việc đem lại lợi ích cho con người. Trong các nghề được kể, đem lại nhiều lợi ích kinh tế nhất là nuôi cá, tiếp theo là làm vườn, sau đó là làm ruộng. ? Trong thực tế bài học này được áp dụng như thế nào? - Cơ sở khẳng định thứ tự trên là giá trị kinh tế thực tế của các nghề. Kinh nghiệm của câu tục ngữ không phải với nơi nào cũng đúng. Nhưng ở những nơi điều kiện tự nhiên chỉ tốt cho một nghề nào đó, chẳng hạn làm vườn hay làm ruộng thì vấn đề lại không như vậy. ? Nêu giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện? - Câu tục ngữ giúp con người biết khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải và vật chất Câu 7: Các chữ nhất, nhì, tam, tứ có nghĩa gì? Thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư – nêu rõ thứ tự, nhấn mạnh vai trò của từng yếu tố trong nghề trồng lúa. ? Ý nghĩa câu tục ngữ? -Câu này khẳng định ý nghĩa quan trọng của các yếu tố với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta. ? Ở mỗi yếu tố trên , em hãy tìm những câu tục ngữ gần gũi về nội dung đó để khẳng định? - Yếu tố 1: “Một lượt tát, một bát cơm” - Yếu tố 2: “Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân” v.v ? Kinh nghiệm của câu tục ngữ ấy đã giúp được gì cho người nông dân trong quá trình trồng lúa? - Kinh nghiệm đó đã giúp người nông dân thấy được tầm quan trọng của từng yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước. - Nó rất có ích dối với một đất nước mà phần lớn dân số sống bằng nghề nông. Câu 8: Theo dõi câu tục ngữ, cho biết nghĩa của từ thì và thục? ? Ý nghĩa của câu tục ngữ trên? Thứ nhất là thời vụ, thứ hai là đất canh tác. ? Kinh nghiệm này được vận dụng vào thực tế sản xuất nông nghiệp ở nước ta như thế nào? Câu tục ngữ này khẳng định tầm quan trọng của thời vụ và của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt . Lịch gieo cấy đúng thời vụ và cải tạo đất sau mỗi vụ. Hoạt động 3: ? Các em hãy tổng kết những đặc điểm nghệ thuật và nội dung của 8 câu tục ngữ trên? Ghi nhớ: SGK tr 5 Thảo luận nhóm để trả lời. Hãy sưu tầm những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất mà em biết. (trừ những câu trong sách giáo khoa) I. Tục ngữ là gì? Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hằng ngày. II.Đọc - hiểu cấu trúc văn bản: III. Tìm hiểu văn bản: 1/ Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên. Câu 1: - Cách nhận biết và sử dụng thời gian trong cuộc sống con người sao cho hợp lý với từng mùa. - Sử dụng biện pháp nói quá, phép đối xứng, gieo vần lưng. Câu 2: - Nhìn sao để đoán trước thời tiết nắng mưa, chủ động trong mọi công việc. - Phép đối, gieo vần Câu 3: - Khi chân trời xuất hiện ráng vàng là sắp có bão. - Gieo vần lưng. Câu 4: Kinh nghiệm để phòng bị chống lụt. 2/ Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất Câu 5: Đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai. Câu 6: Lợi ích kinh tế của các nghề Câu 7: Thứ tự từng vai trò của các yếu tố trong nghề trồng trọt. Câu 8: Trồng trọt cần đúng thời vụ và cải tạo đất đai sau mỗi vụ. III/ Tổng kết: - Nghệ thuật: Ngắn gọn, gieo vần lưng, đối nhau giàu hình ảnh - Nội dung: SGK tr 5 4.Củng cố: Làm bài tập trắc nghiệm. Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tục ngữ? A, Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B, Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C, Là một thể loại văn học dân gian. D, Cả ba ý trên. Bài tập 2: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì? A, Các hiện tượng thuộc về quy luật tự nhiên. B, Công việc lao động sản xuất của nhà nông. C, Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. D, Những kinh nghiệm quý báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Bài tập 3: Dòng nào không phài là đặc điểm về hình thức của tục ngữ? A, Ngắn gọn. B, Thường có vần, nhất là vần chân. C, Các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. D, Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Trò chơi ô chữ: Luật chơi: Tìm ô chữ hàng dọc bằng cách giải ô chữ hàng ngang. Hàng ngang: 1, Gồm mười chữ cái. Bốn câu tục ngữ (từ câu 1 đến câu 4) trong bài thuộc đề tài nào? 2, Gồm sáu chữ cái. Thể thơ ca dao thường sử dụng? 3, Gồm mười ba chữ cái. Tục ngữ là một bộ phận của văn học nào? 4, Gồm tám chữ cái. Những câu tục ngữ trong bài được biểu đạt theo phương thức nào? 5, Gồm tám chữ cái. Những câu tục ngữ trong bài học được hiểu theo nghĩa nào? 6, Gồm tám chữ cái. . là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. 1 T H I Ê N N H I Ê N 2 L Ụ C B Á T 3 V Ă N H Ọ C D Â N G I A N 4 ... đề chứng minh hay còn gọi là luận đề. Ngoài luận đề, người viết cân phải nêu lên cái gì nữa? - Trích đề và định hướng của đề. Nêu những từ, cụm từ hay dùng trong phần định hướng của bài chứng minh. - Bằng những dẫn chứng có trong Trong phần thân bài, của bài văn chứng minh, trước tiên, người viết cần phải làm gì? - Diễn giải rõ luận đề (nếu cần) Sau đó, người viết làm gì nữa? - Xây dựng một hệ thống luận điểm hợp lí để chứng minh từng bước, từng bộ phận của luận đề. Ở mỗi bước chứng minh, em làm như thế nào? - Nêu rõ luận điểm cần chứng minh - Nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh - Dùng những câu văn gắn kết dẫn chứng với những kết luận cần đạt tới. Với văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy cho biết luận đề, luận điểm, dẫn chứng, câu văn gắn kết. - Cho học sinh nêu lại. Vậy em hãy cho biết đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận chứng minh là gì? - Dùng dẫn chứng tiêu biểu, chính xác phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. Trong phần kết bài của bài văn chứng minh người viết phải làm gì? - Thông báo luận đề đã được chứng minh xong. - Nêu ý nghĩa của công việc chứng minh đối với thực tế cuộc sống (hay là phần liên hệ bản thân). b. Giải thích: Em hãy đọc một bài văn nghị luận giải thích. - Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Phần mở bài của văn giải thích có gì giống và khác văn chứng minh. - Khác ở phần định hướng. Những từ, cụm từ hay dùng trong văn giải thích. - Vì sao? Tại sao? Hiểu như thế nào? Ý nghĩa ra sao? Nêu lại cách làm phần thân bài. - Giải nghĩa vấn đề cần giải thích (là gì?) - Giải thích vấn đề cần giải thích (tại sao?) theo từng luận điểm (dựa chắc vào những lẽ phải đã được thừa nhận) - Nêu cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống (bằng cách nào, làm thế nào?) So sánh phần kết bài của bài giải thích và chứng minh. - Chứng minh: Dùng dẫn chứng đã được công nhận để làm sáng tỏ vấn đề. - Giải thích: Dùng lí lẽ đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề. 4. Củng cố: Nhắc lại nội dung đã ôn tập. 5. Dặn dò: Về nhà học kỹ bài. Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (tt). D/ Rút kinh nghiệm: Tuần 32 Ngày soạn: Tiết: 128 Ngày dạy: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (Tiep theo) A. Mục tiêu bài học: Cho học sinh ôn lại và củng cố các khái niệm cơ bản về văn bản biểu cảm và văn bản nghị luận. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ, phân nhóm - Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt ở bài Ôn tập cuối năm, Kiểm tra cuối năm. C. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra: - Mục đích viết đề nghị và mục đích viết báo cáo có gì khác nhau? - Nội dung báo cáo và nội dung đề nghị có gì khác nhau? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở HK này các em đã được tìm hiểu nhiều về văn biểu cảm, đánh giá và văn bản nghị luận. Hôm nay để giúp các em có cái nhìn tổng quát về hai thể văn này, chúng ta cùng nhau ôn tập. 3. Trình tự các họat động dạy và học: Hoạt động 2: B. Văn bản Nghị luận: Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận chứng minh và giải thích đã học và đọc trong sách Ngữ văn lớp 7 tập 2. - Xem ghi bảng a. Chứng minh: Đọc lại một văn bản nghị luận chứng minh mà em thích nhất. - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Một văn bản nghị luận chứng minh thường được bố cục như thế nào? - Ba phần: Mở bài, thân bài, kết luận. Ở phần mở bài, người ta phải nêu lên được gì? - Nêu vấn đề chứng minh hay còn gọi là luận đề. Ngoài luận đề, người viết cân phải nêu lên cái gì nữa? - Trích đề và định hướng của đề. Nêu những từ, cụm từ hay dùng trong phần định hướng của bài chứng minh. - Bằng những dẫn chứng có trong Trong phần thân bài, của bài văn chứng minh, trước tiên, người viết cần phải làm gì? - Diễn giải rõ luận đề (nếu cần) Sau đó, người viết làm gì nữa? - Xây dựng một hệ thống luận điểm hợp lí để chứng minh từng bước, từng bộ phận của luận đề. Ở mỗi bước chứng minh, em làm như thế nào? - Nêu rõ luận điểm cần chứng minh - Nêu những dẫn chứng dùng để chứng minh - Dùng những câu văn gắn kết dẫn chứng với những kết luận cần đạt tới. Với văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em hãy cho biết luận đề, luận điểm, dẫn chứng, câu văn gắn kết. - Cho học sinh nêu lại. Vậy em hãy cho biết đặc điểm nổi bật của văn bản nghị luận chứng minh là gì? - Dùng dẫn chứng tiêu biểu, chính xác phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề. Trong phần kết bài của bài văn chứng minh người viết phải làm gì? - Thông báo luận đề đã được chứng minh xong. - Nêu ý nghĩa của công việc chứng minh đối với thực tế cuộc sống (hay là phần liên hệ bản thân). b. Giải thích: Em hãy đọc một bài văn nghị luận giải thích. - Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu. Phần mở bài của văn giải thích có gì giống và khác văn chứng minh. - Khác ở phần định hướng. Những từ, cụm từ hay dùng trong văn giải thích. - Vì sao? Tại sao? Hiểu như thế nào? Ý nghĩa ra sao? Nêu lại cách làm phần thân bài. - Giải nghĩa vấn đề cần giải thích (là gì?) - Giải thích vấn đề cần giải thích (tại sao?) theo từng luận điểm (dựa chắc vào những lẽ phải đã được thừa nhận) - Nêu cách vận dụng điều đó vào thực tế cuộc sống (bằng cách nào, làm thế nào?) So sánh phần kết bài của bài giải thích và chứng minh. - Chứng minh: Dùng dẫn chứng đã được công nhận để làm sáng tỏ vấn đề. - Giải thích: Dùng lí lẽ đã được thừa nhận để làm sáng tỏ vấn đề. Hoạt động 3: B. Văn bản nghị luận: Tên bài Đặc điểm Bố cục Chứng minh Giải thích Chứng minh Giải thích Chứng minh Giải thích - Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Sự giàu đẹp của Tiếng Việt. - Đức tính giản dị chủa Bác Hồ. - Ý nghĩa của văn chương. - Phải tẩy sạch nạn tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu Dùng dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vân đề. *Mở bài: Nêu vấn đề - Trích đề - định hướng chứng minh. * Thân bài: - Diễn giải rõ l;uận đề (nếu cần) - Chứng minh: + Nêu luận điểm + Đưa dẫn chứng + câu gắn kết dẫn chứng với những kết luận cần đạt tới. * Kết bài: - Thông báo luận đề đã được chứng minh. - Nêu ý nghĩa của công việc chứng minh đối với thực tế cuộc sống. *Mở bài: Nêu vấn đề - Trích đề - Định hướng giải thích. * Thân bài: - Giải nghĩa luận đề (là gì?) - Giải thích vấn đề (tại sao) - Cách vận dụng (làm thế nào? Bằng cách nào?) * Kết bài: - Thông báo luận đề đã được giải thích. - Nêu ý nghĩa của công việc giải thích đối với thực tế cuộc sống. 4. Củng cố: Nhắc lại nội dung đã ôn tập. 5. Dặn dò: Về nhà học kỹ bài. Chuẩn bị bài: Ôn tập Tiếng Việt (tt). D/ Rút kinh nghiệm: Tuần 33 Ngày soạn: Tiết 129 Ngày dạy: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT (Tiếp theo) A. Mục tiêu bài học: Giúp hệ thống hoá kiến thức về một số phép biến đổi câu và một số phép tu từ cú pháp. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ, phân nhóm - Tích hợp với phần Văn và Tiếng Việt ở bài Ôn tập cuối năm, Kiểm tra cuối năm. C. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra: - Giới thiệu những văn bản đã học thuộc hai kiểu bài nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích. Từ đó em hãy rút ra đặc điểm của hai kiểu bài này? - Em hãy trình lại bố cục của kiểu bài nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích? 2. Bài mới: Tiếp tục ôn tập phần Tiếng Việt của các tiết trước, hôm nay chúng ta sẽ cũng nhau hệ thống lại các kiến thức đã học về biến đổi câu như thêm bớt thành phần câu, chuyển đổi kiểu câu và các phép tu từ cú pháp. 3. Trình tự các họat động dạy và học: Hoạt động 1: Ôn lý thuyết và cho ví dụ 1. Biến đổi câu: - Có mấy loại biến đổi câu? - Có hai loại: + Thêm bớt thành phần câu + Chuyển đổi kiểu câu a. Thêm bớt thành phần câu gồm mấy kiểu? Hai kiểu: Rút gọn câu và mở rộng câu - Thế nào là rút gọn câu? - Làm cho câu gọn hơn, thông tinh nhanh, tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong các câu trước. Ví dụ: + Môn nào con được điểm mười. + Môn toán ạ! - Ngụ ý hành động, đặc diểm chung có tất cả mọi người (lược bỏ chủ ngữ) Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. - Mở rộng câu gồm có mấy cách? - Hai cách: + Thêm trạng ngữ + Dùng câu chủ vị làm thành phàn câu. - Thế nào thêm trạng ngữ cho câu? Cho ví dụ. - Bên cạnh các thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, câu có thể bổ sung thêm trạng ngữ để trình bày rõ hoàn cảnh hoặc điều kiện thực hiện nói ở trong câu. Ví dụ: Ngày mai, tôi đi học vi tính. Trạng ngữ - Thế nào là cụm Chủ – Vị làm thành phần câu. - Trong khi nói và viết, người ta có thể dùng những kết cấu câu có hình thức giống, gọi cụm chủ vị làm thành phần câu. - Hãy nêu các trường hợp dùng cụm Chủ – Vị làm thành phần câu. Cho ví dụ? - Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ và định ngữ đều có thể mở rộng bằng cụm Chủ – Vị. Ví dụ: Chị Ba / đến // khiến tôi rất vui. C V CN VN ® Cụm C – V là vị ngữ. b. Chuyển đổi kiểu câu - Các em đã học chuyển đổi câu kiểu nào? - Chuyển đổi câu chủ động thành bị động. - Thế nào là câu chủ động, bị động? - (Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK tr 60). - Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (ngược lại) nhằm mục đích gì? - Tránh lặp lại một kiểu câu, dễ gây nhàm chán. - Đảm bảo một mạch và thống nhất. Ví dụ: Nhà vua nói: + Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực này. Chú bé được nhà vua truyền ngôi và trở thành một vị hoàng đế hiền minh. 2. Các phép tu từ cú pháp: - Từ đầu học kỳ I đến nay các em đã học những phép tu từ nào? - Điệp ngữ (học kỳ I) và liệt kê (học kỳ II) - Thế nào là phéo điệp ngữ. Ch ví dụ? - Là cách lặp lại từ ngữ (có khi cả câu). Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ. Ví dụ: Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi! cũng vì bà - Thế nào là phép liệt kê? Cho ví dụ. - Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng tình cảm. - Xét theo ý nghĩa và cấu tạo ta phân biệt kiểu liệt kê. (Gọi học sinh trả lời SGK tr 110) Ví dụ: Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau nhưng cũng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Hoạt động 2: Giáo viên chọn một số bài tập ( Lấy từ SGK, sách bài tập hoặc tự soạn) yêu cầu học sinh làm để đánh giá mức độ tìm hiểu và vận dụng của học sinh. 4. Củng cố: - Phần luyện tập 5. Dặn dò: Học sinh về học kỹ bài. Chuẩn bị D/ Rút kinh nghiệm: Bài tập 1: Em hiểu thế nào là tục ngữ? A, Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B, Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C, Là một thể loại văn học dân gian. D, Cả ba ý trên.
Tài liệu đính kèm: