Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần thứ 8

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần thứ 8

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:

- Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện bằng miệng theo một đề bài.

- Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài soạn viết sẵn hoặc học thuộc lòng

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng nói, kể trước tập thể to, rõ, mạch lạc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp

B. CHUẨN BỊ:

1. GV : - Tích hợp phần văn bản ở phần truyện truyền thuyết & cổ tích.

 - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt và TLV ở kĩ năng dùng từ, tạo lập văn bản(nói)

2.HS : - Chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà.

C.TIẾN TRÌNH TO CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ: (GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s ở nhà)

 3. Bài mới: Luyện nói

- Dựa vào đề bài GV đã cho ở tiết trước, HS chuẩn bị dàn ý trước ở nhà. GV hướng dẫn, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài. Gọi HS chép dàn bài sơ lược lên bảng, HS dưới lớp đánh giá, bổ sung. GV gợi ý và hoàn chỉnh dàn bài.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 8
Tiết : 29	Bài : 8
NS: 20/10/2007 
ND:23/10/2007 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện bằng miệng theo một đề bài.
Biết kể theo dàn bài, không kể theo bài soạn viết sẵn hoặc học thuộc lòng
Bước đầu rèn luyện kĩ năng nói, kể trước tập thể to, rõ, mạch lạc.
Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp
B. CHUẨN BỊ:
1. GV : - Tích hợp phần văn bản ở phần truyện truyền thuyết & cổ tích. 
 - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt và TLV ở kĩ năng dùng từ, tạo lập văn bản(nói)
2.HS : - Chuẩn bị dàn ý sơ lược, tập nói và tập kể ở nhà.
C.TIẾN TRÌNH TO ÅCHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	1. Ổn định :
 	2. Bài cũ: (GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của h/s ở nhà)
 	3. Bài mới: Luyện nói 
- Dựa vào đề bài GV đã cho ở tiết trước, HS chuẩn bị dàn ý trước ở nhà. GV hướng dẫn, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài. Gọi HS chép dàn bài sơ lược lên bảng, HS dưới lớp đánh giá, bổ sung. GV gợi ý và hoàn chỉnh dàn bài.
** Đề bài: Hãy kể về gia đình em.
	I. Dàn bài: 
Mở bài: Lời chào và lí do kể.
Thân bài: 
+ Giới thiệu chung về gia đình
+ Kể về bố
+ Kể về mẹ
+ Kể về anh, chị, em
 Có thể kể: - Chân dung, ngoại hình từng người.
	- Tính cách từng người
	- Tình cảm của em đối với từng người
	- Công việc của từng người
	3. Kết bài: Tình cảm của em đối với gia đình
 II. Yêu cầu chung trong giờ luyện nói: Khi lên trình bày phải thưa trình rõ ràng. Nói gãy gọn biểu cảm, không đọc văn bản. Trình bày theo bố cục rõ ràng. Lời trình bày trôi chảy, thái độ bình tỉnh, nhìn thẳng xuống lớp.
 III. Luyện nói : 
Chia tổ để HS kể cho nhau nghe.
Gọi HS lên tập nói trước lớp; Có thể gọi nhiều HS lên nói từng phần: Mở bài, thân bài, kết bài( So sánh khả năng nói, diễn đạt của từng em)
Trong quá trình HS kể GV chú ý uốn nắn cho các em
Gọi HS đọc và nêu nhận xét về các bài văn tham khảo SGK
* Giáo viên đánh giá chung về tiết tập nói.
Nhận xét về sự chuẩn bị bài của HS
Đánh giá về quá trình và kết quả của tiết tập nói.
Nêu lên những ưu điểm và những hạn chế của HS
 4. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ VB “Em bé thông minh”. Nắm vững ý nghĩa của truyện.
 - Soạn bài : Cây bút thần . Tóm tắt truyện và tìm hiểu , trả lời các câu hỏi theo skg.
Tuần : 8	 
Tiết : 30-31	
NS : 27/10/2007 
ND:29/10/07 
 ( Truyện cổ tích Trung Quốc) 	 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
Nội dung ý nghĩa truyện và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc của truyện. Qua đó hiểu hơn về định nghĩa truyện cổ tích.
Rèn kĩ năng kể chuyện, năng lực cảm thụ những hình ảnh đẹp bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú của nhân dân ta.
Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì luyện tập sẽ được đền bù và nhất định sẽ thành công.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phân môn văn ở phần truyện truyền thuyết & cổ tích. 
 - Tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở kĩ năng dùng từ, tạo lập văn bản(nói)
 2.HS : - Học bài cũ và soạn bài theo câu hỏi sgk, tập kể ở nhà.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1. Ổn định :
	 2. Bài cũ: - Trong truyện “Em bé thông minh qua 4 lần thử thách, em thấy tài trí của em bé được thể hiện như thế nào?
- Nêu ý nghĩa truyện?
 	3. Bài mới: 
 Truyện “ Cây bút thần” là truyện cổ tích Trung Quốc- Một nước láng giềng, có quan hệ giao lưu và có nhịều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người với nhiều chi thiết thần kì độc đáo . Để hiểu rõ hơn ta sẽ tìm hiểu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn tìm hiểu chung.
GV: Giới thiệu cho h/s về đất nước và nền văn học Trung Quốc: TQ có một kho tàng VHDG đồ sộ và có giá trị. Nền văn hoá, văn học TQ có những nét tương đồng do ảnh hưởng của một ngàn năm đô hộ bắc thuộc
* Theo em đây là truyện kể về kiểu nhân vật nào?
**Hướng dẫn đọc, kể và tìm hiểu văn bản: Giọng chậm rãi, bình tĩnh, chú ý phân biệt lời kể và lời của một số nhân vật trong truyện ( GV cùng HS đọc kể toàn truyện một lần)
* Em cho biết nhân vật chính của truyện là ai? Nhân vật gắn liền với hình tượng nghệ thuật đặc sắc nào? ( Mã Lương- cây bút thần)
* Căn cứ vào đặc điểm của kiểu bài văn tự sự em cho biết truyện có thể chia bố cục ra làm mấy phần?
à Truyện có thể chia bố cục ra làm 3 phần: 
-Đoạn 1 : Từ đầuthích thú vô cùng : Giới thiệu nhân vật & hoàn cảnh của nhân vật.
- Đoạn 2 : Tiếp hung dữ : Phần Mã Lương dốc lòng học vẽ được thần thưởng cây bút thần . ML đem tài năng phục vụ nhân dân; trừng trị kẻ độc ác.
- Đoạn kết : Nêu kết cục : ML về sống và vẽ giữa lòng dân.
- Đọc đoạn từ đầu”thích thú vô cùng”
* Khi chưa có bút thần Mã Lương được giới thiệu ra sao về hoàn cảnh, cuộc sống, sở thích?
DG: Giống như nhiều nhân vật trong truyện cổ tích Việt Nam: Sọ Dừa, Thạch Sanh Mã Lương thuộc tầng lớp người nghèo khó, cha mẹ mất sớm, em phải đi cắt cỏ, kiếm củi, sống qua ngày. Em là một em bé thông minh, ham học đặc biệt là thích học vẽ. Em học vẽ mọi nơi, mọi lúc trong mọi điều kiện: Lúc kiếm củi trên rừng, lúc cắt cỏ ven sông, lúc ở nhà. Những khi ấy mặt đất, bờ sông, tường nhà trở thành “giấy vẽ” của em. ML vẽ ra những vật giống hệt như thật: “ mọi người tưởng như sắp được nghe chim hót, .” Niềm mơ ước, khát khao của em là có một cây bút vẽ.
* Mã Lương có được cây bút vẽ trong hoàn cảnh nào?
* Điểm đặc biệt của cây bút này là gì?
* Việc cụ già thưởng cho Mã Lương như thế có ý nghĩa gì?
* Tại sao cụ già không ban cho Mã Lương cây bút ngay từ đầu mà chỉ đến lúc này khi thấy tài năng và sự ham mê của em mới trao bút cho em?
DG: Việc cụ già không trao bút cho em ngay từ đầu là để thử thách sự kiên trì của em. Đồng thời tác giả dân gian muốn khẳng định: Tài năng là do kiên trì, rèn luyện mà có chứ không phải muốn là có. ML chỉ nhận được bút thần khi em chứng tỏ được tài năng và lòng say mê học vẽ của mình.
* Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh và phẩm chất của nhân vật này?
* Em học tập được điều gì ở ML? 
DG: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật thông minh có tài năng kì lạ- Kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Đặc điểm của nhân vật này là có tài năng kì lạ và luôn dùng tài năng ấy để làm việc thiện, chống lại cái ác.
* Sau khi có bút thần, Mã Lương đã sử dụng cây bút như thế nào?
* Đối với những người nghèo Mã Lương đã giúp đở họ ra sao? 
* Qua đó ta thấy được nét tính cách gì của em?
* Tại sao Mã Lương không vẽ cho họ thóc, gạo, vàng, bạcmà chỉ vẽ cho họ những dụng cụ để làm việc?
DG: Sở dĩ ML không vẽ thóc, gạo, vàng bạc mà vẽ cày, cuốc, đèn, thùng gánh nước. Điều này có ý nghĩa sâu sắc: ML đã không vẽ của cải, vật chất có sẵn để họ hưởng thụ; mà vẽ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người dân sản xuất, sinh hoạt, tạo ra thóc, gạo, nhà cửa và các của cải khác. Của cải mà con người hưởng thụ thì phải do chính con người làm ra. Các đồ vật Mã Lương vẽ là những công cụ hữu ích cho mọi nhà.
* Từ đó em rút ra được bài học gì cho bản thân từ việc làm của nhân vật? ( Phải biết giúp đỡ những người nghèo khi họ gặp hoàn cảnh khó khăn)
GV chuyển: Đối với cái thiện em dùng bút thần để giúp đỡ họ. Còn đối với cái ác ML đã sử dụng bút thần như thế nào tiết sau ta tiếp tục tìm hiểu.
 HẾT TIẾT 1- CHUYỂN TIẾT 2
* Việc Mã Lương có cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn đã có hành động gì với Mã Lương? 
* Mục đích tên địa chủ nhốt Mã Lương để làm gì?
* Em có chết như ý muốn của hắn không?
* Cuối cùng ML đã dùng bút thần để trừng trị tên địa chủ như thế nào?
* Qua đây ta thấy được tính cách gì đáng quý của em bé ? Còn tên địa chủ em thấy hắn là một con người như thế nào? 
* Sau khi thoát khỏi tay tên địa chủ ML đi đâu? 
- Kể tóm tắt đoạn truyện cuối.
* Vì sao em bị vua bắt?
* Khi bị vua bắt ML có vẽ theo ý của nhà vua không? Em đã vẽ những gì?
* Cây bút thần khác với các vật có phép màu ở chỗ nào? Cái thần ở đây là gì?--> Bút thần đã trở thành vũ khí lợi hại giúp em chiến đấu chống lại nhà vua. Cái thần ở đây là chỉ khi Mã Lương sử dụng nó mới hiệu nghiệm . Còn ở trong tay vua thì vua không thể nào sử dụng được nó. Cũng như ở phần trên: Cái thang giúp Mã Lương trốn thoát khỏi nhà tên địa chủ nhưng khi tên địa chủ trèo lên đuổi theo thì cái thang biến mất. Cái thần của cây bút chỉ phục vụ cho người lương thiện, không phục vụ kẻ ác.
* Biết không sử dụng được bút thần tên vua đã làm gì?
* Kết cục nhà vua phải làmø gì?
* Qua đây ta thấy Mã Lương thể hiện mình là con người như thế nào?
* Em có nhận xét gì về bản chất của ông vua?
* Qua chuyện tác giả dân gian muốn nói với chúng ta điều gì?
** Hướng dẫn tổng kết VB : ( Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Những người chăm chỉ, tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác, tham lam phải bị trừng trị.
- Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa
- Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc vềï nhân dân , về những người tốt bụng, cái tài và khổ công luyện tập
Thể hiện mơ ước, niềm tin và những khả năng kì diệu của con người.)
I. Tìm hiểu chung:
* Thể loại: Truyện cổ tích Trung Quốc
- Kể về kiểu nhân vật tài năng kì lạ.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc & tìm hiểu chú thích.
* Đọc
* Chú thích: (SGK/84,85)
2. Tóm tắt truyện.
3. Bố cục: 3 phần
4.Phân tích:
a. Nhân vật Mã Lương và cây bút thần.
- Cha mẹ mất sớm
- Chặt củi, cắt cỏ kiếm sống
- Thích học vẽ, không ngừng học vẽ, vẽ giống như thật
- Ước có một cây bút vẽ
- Nghèo khó nhưng hiếu học và có chí vươn lên. 
- Trong giấc ngủ một cụ già trao cho em cây bút.
- Tỉnh dậy bút vẫn ở trong tay.
- Khi dùng bút để vẽ các sự vật trong tranh đều biến thành vật thật.
à chi tiết hoang đường, kì lạ. Mã Lương có hoàn cảnh đáng thương- là một cậu bé hiếu học kiên trì, chịu khó. 
- Bút thần là phần thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có chí.
b. Mã Lương sử dụng bút thần.
* Đối với người nghèo.
- Vẽ cho tất cả các người nghèo khó trong làng: vẽ cày, cuốc, đèn, thùng
=> Yêu thương những người cùng cảnh ngộ. Giúp họ có phương tiện làm ăn, sinh sống bằng sức lao động chân chính
 TIẾT 2
* Đối với tên địa chủ và vua quan.
+ Với tên địa chủ: 
 Địa chủ
 Mã Lương
- Bắt ML vẽ theo ý muốn
- Nhốt ML vào chuồng ngựa, không cho ăn uống.
- Cùng đầy tớ đuổi theo.
- Ngã nhào xuống đất.
àĐộc ác, bị trừng trị
- Không chịu vẽ
- Vẽ bánh để ăn, lò sưởi để sưởi ấm; vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa trốn đi
- Vẽ cung tên bắn tên địa chủ
àKhẳng khái không chịu phục tùng cái ác 
+ Đối với vua: 
 Vua 
 Mã Lương
- Bắt vẽ rồng, phượng(Loài vật quý, đẹp)
- Cướp cây bút, nhốt ML vào ngục
- Vẽ núi vàng thành tảng đá lớn
- Vẽ thỏi vàng
 thành mãng xà
- Thả ML 
 - Yêu cầu ML vẽ biển
- Bị nhấn chìm trong biển sóng
à Tham lam, độc ác, bị trừng trị thích đáng.
- Vẽ cóc ghẻ, gà trụi lông( Loài vật xấu xí, bẩn thỉu)
- Vẽ biển( Cá, thuyền, gió, sóng)
àThông minh, mưu trí
III. Tổng kết: 
 (Ghi nhớ SGK/85)
IV. Luyện tập: 
 Nhắc lại định nghĩa truyện cổ tích.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 * Học bài cũ : Nắm được các lỗi dùng từ thường gặp và biết sửa lỗi.
 * Ssoạn bài mới : “Danh từ”, đọc kĩ bài và tìm hiểu các ví dụ – trả lời các câu hỏi theo sgk.
Tuần : 8	 
Tiết : 32 	Bài : 8
NS: 27/ 10/2007 	 
ND: 29/10/2007 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
Trên cơ sở kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, giúp HS nắm được: 
+ Đặc điểm của danh từ.
+ Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
+ Biết phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Rèn kĩ năng giải bài tập, thống kê, phân loại các danh từ.
B. CHUẨN BỊ:
 1.GV: - Tích hợp với phân môn văn ở bài cây bút thần. 
 - Tích hợp với phân môn TLV ở ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
 2. HS : Soạn bài mới và học bài cũ.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 	1. Ổn định :
	 2. Bài cũ:
- Phát hiện và chữa các lỗi về dùng từ trong các câu sau: 
 + Thầy giáo đã truyền tụng lại cho chúng em rất nhiều kiến thức.
 + Bác Hồ đã buôn ba hải ngoại để tìm ra con đường cứu nước.
 	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của danh từ.
- Quan sát VD ở bảng phụ; Đọc lại ví dụ a
(?) Em hãy xác định danh từ trong cụm danh từ “ ba con trây ấy”?
? Trong cụm danh từ trên, phần trung tâm của cụm danh từ là “con trâu” ( con là danh từ chỉ đơn vị; trâu là danh từ chung)
Có thể coi con trâu là danh từ.
* Trước và sau cụm danh từ trên còn có những từ nào?
* Hãy tìm thêm những danh từ khác có trong VD a?
(Vua, làng, gạo, nếp, thúng)
* Qua các VD trên em thấy danh từ biểu thị những gì? ( Là những từ chỉ người, vật, sự việc)
- Đọc VDb (Bảng phụ)
* Em hãy chỉ ra những danh từ trong VD? Các danh từ đó chỉ về cái gì?
GV tích hợp: Từ đầu năm đến nay em đã được học và tìm hiểu về thể loại truyện dân gian trong đó có truyện truyền thuyết, cổ tích. “Truyền thuyết”, “cổ tích” ta gọi đó là những danh từ chỉ khái niệm.
* Vậy em hiểu thế nào là danh từ?
Liên hệ: Tìm thêm một số danh từ khác mà em biết?
- Quan sát lại VDa. Chú ý các cụm từ: Ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy.
* Trước và sau những danh từ là những từ nào?
* Từ “ba” là loại từ gì?(Từ chỉ số lượng) đứng ở vị trí nào trong cụm danh từ?
* Vậy đứng sau danh từ là những từ gì?( này, kia, nọ, ấy)
GV chốt: Vậy, danh từ có khả năng kết hợp với những từ chỉ số lượng(đứng trước); và những từ như nay, kia, nọ, ấy(đứng sau)
* Quan sát lại ví dụ a,b và cho biết: Xét về chức năng cú pháp thì danh từ giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?
--> thường làm chủ ngữ; 
- Quan sát VDc
* Xác định chủ ngữ, vị ngữ, danh từ trong câu?
* Vậy danh từ ngoài chức năng làm chủ ngữ trong câu nó còn có chức năng cú pháp gì trong câu nữa?
* Khi danh từ làm vị ngữ thì cần phải có điều kiện gì?
- Đọc lại ví dụ ở bảng phụ.
* Nghĩa của những từ gạch chân có gì khác với các danh từ đứng sau?
* Các danh từ gạch chân chỉ về cái gì? ( Đơn vị)
* Các danh từ đứng sau chỉ về cái gì?( Sự vật)
* Vậy danh từ được chia làm mấy loại lớn? Đó là những loại nào?
** Chú ý các danh từ chỉ đơn vị , khi thay các danh từ “con, viên, thúng, ta”ï bằng những từ khác “ chú, ông, rá, cân”.
* Trường hợp nào đơn vị tính đếmá, đo lường thay đổi? Vì sao?
( Em thử lắp ghép vào sẽ thấy ngay)
à Khi thay thúng = rá; tạ = cân thì đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi --> Danh từ chỉ đơn vị quy ước; khi thay con = chú; viên = ông thì đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi --> Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
* Vậy danh từ chỉ đơn vị được chia ra làm mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
VD: - Nhà em có ba thúng gạo rất đầy
Nhà em có sáu tạ thóc rất nặng
( Thúng, tạ là danh từ chỉ đơn vị quy ước)
* “ Thúng” nêu lên đơn vị chỉ số lượng như thế nào?( Ước chừng)
* “ Tạ” nêu lên đơn vị chỉ số lượng ra sao? ( Chính xác)
* Vậy danh từ chỉ đơn vị quy ước có mấy loại?
* Tại sao ta có thể nói: ‘ Nhà em córất đầy” nhưng không thể nói : “ Nhà em córất nặng”?
** Vẽ sơ đồ về các loại danh từ
* Tóm lại, bài học hôm nay em cần ghi nhớ những điều gì?
àNhắc lại bài học qua phần ghi nhớ SGK .
* Nêu yêu cầu bài tập 1.
 - Quan sát sự vật xung quanh, tìm danh từ
Đặt câu có danh từ làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ.
? Nêu rõ yêu cầu bài tập 2
*Liệt kê các loại từ( DT chỉ đơn vị tự nhiên)
** thảo luận nhóm .
Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
* Nêu rõ yêu cầu bài tập 3 
GV: Nhận xét, đánh giá 
** Hướng dẫn h/s làm bài tập về nhà.
I. Đặc điểm của danh từ.
1. Ví dụ: 
- Cụm danh từ: (Ba) con trâu( ấy.)
 Danh từ 
- Danh từ khác: vua, làng, gạo, nếp, thúng
* VD 
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ( DT chỉ người)
- Mưa, gió, bão, lụt( DT chỉ hiện tượng)
*Đặt câu: - Ba con trâu ấy// gặm cỏ.
 - Bố em// là nông dân
 Cn vn
2. Ghi nhớ1: 
 ( SGK- 86)
II. Danh từ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
1.. Ví dụ: 
 * Bảng phụ: 
 - ba con trâu (chú) trâu
- một viên quan ( ông)quan
- ba thúng gạo ( rá) gạo
- sáu tạ thóc ( cân) thóc
Các danh từ : con, chú , viên, ông, thúng, rá, tạ, cân là DT để tính đếm đo lường sự vật gọi là DT đơn vị. Nhưng đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi là DT đơn vị tự nhiên, thay đổi là DTĐV QƯ(ưc - cx)
2. Ghi nhơ ù: 2sgk/87
 (Sơ đồ)
 DANH TỪ
 DT chỉ đơn vị DT chỉ sự vật
 ĐV	 ĐV 
 quy ước tự nhiên 
Ước 	Chính
chừng	 xác
 ( Ghi nhớ2 SGK/87)
II. Luyện tập: SGK/87
Bài 1: Kể ra một số danh từ chỉ sự vật và 
đặt câu.
Em rất thích đọc sách
Cửa sổ này hình vuông
Bài 2: Liệt kê các loại từ ( DT chỉ đơn vị
 tự nhiên)
a. chuyên đứng trước danh từ chỉ người: 
ngài, viên, cụ
b. Chuyên đứng trước DT chỉ sự vật: Cái,
 bức, tấm , cuộn
Bài 3: Liệt kê các danh từ.
a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: Mét, lít, kg
b. Chỉ đơn vị quy ước ước chừng: Nắm, mớ, vốc
* Về nhà: Hoàn thành vào vỡ.
4. Hướng dẫn về nhà;
 * Học bài cũ:
Đọc các văn bản truyện đã học để tìm hiểu vềø lời và các đoạn văn tự sự. Nắm được lời văn kể nhân vật và kể sự việc.
 * Soạn bài mới:
 - Soạn bài “ Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự”.Đọc các đoạn văn tìm hiểu ngôi kể.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8.doc