Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần thứ 4

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần thứ 4

 A.MỤC TIÊUCẦN ĐẠT:

- Giúp h/s hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện

- Vẻ đẹp của một số hình ảnh chính trong truyện

- Kể được truyện

- Rèn kỷ năng tóm tắt và kể diễn cảm

 B. CHUẨN BỊ:

 1.GV: - Đồ dùng: Tranh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

 - Tích hợp: Phân môn TV : Nghĩa của từ , TLV: Chủ đề, dàn bài văn tự sự.

2.HS : - Học bài cũ vb Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ;

 - Chuẩn bị bài mới : Tập đọc kĩ ở nhà văn bản “Sự tích Hồ Gươm”

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định:

2. Bài cũ : Nêu ý nghĩa của truyện ST TT Thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của ND ta thời xưa.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: - Để ca ngợi sức mạnh chính nghĩa của k/n Lam Sơn và giải thích tên hồ Gươm nhân dân ta đã sáng câu chuyện .Ta sẽ đọc thêm và tìm hiểu nội dung chính của văn bản.

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần thứ 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Tiết 13 BAỉI 4: HệễÙNG DAÃN ẹOẽC THEÂM
NS: 2/9/2007 
ND: 27/ 9/2007
 (Truyền thuyết)	
 a.MụC TIÊUCần đạt: 
- Giúp h/s hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện
- Vẻ đẹp của một số hình ảnh chính trong truyện
- Kể được truyện
- Rèn kỷ năng tóm tắt và kể diễn cảm
 b. chuẩn bị:
 1.gv: - Đồ dùng: Tranh Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
 - Tích hợp: Phân môn TV : Nghĩa của từ , TLV: Chủ đề, dàn bài văn tự sự.
2.HS : - Học bài cũ vb Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ;
 - Chuẩn bị bài mới : Tập đọc kĩ ở nhà văn bản “Sự tích Hồ Gươm”
TIếN TRìNH Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG
1. ổn định: 
Bài cũ : Nêu ý nghĩa của truyện ST TTà Thể hiện ước mơ chiến thắng thiên tai của ND ta thời xưa.
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: - Để ca ngợi sức mạnh chính nghĩa của k/n Lam Sơn và giải thích tên hồ Gươm nhân dân ta đã sáng câu chuyện.Ta sẽ đọc thêm và tìm hiểu nội dung chính của văn bản.
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG GHI BảNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
? So với bốn truyện truyền thuyết ta đã học thì truyện này có điểm khác nhau giống nhau ntn? à(đều là truyền thuyết nhưng khác ở chỗ là sau thời Hùng Vương, gần với lịch sử của dân tộc )à Giải thích cách gọi tên hồ.
? Truyện đề cập vấn đề gì ? à( Truyện giải thích tên gọi của hồ Gươm , sự hợp lực của n/d chống giặc Minh.)
* Hướng dẫn h/ s đọc – hiểu vb
- GV đọc mẫu , nói rõ cách đọc, gọi học sinh đọc tiếp.
- GV uốn nắn cách đọc và sửa lỗi cho h/s khi đọc.
- Đọc , tìm hiểu thêm chú thích sgk
- GV tóm tắt truyện, gọi h/s tóm tắt ngắn gọn
- Tìm hiểu vb Gv chỉ giảng tóm tắt ý chính.
 ? Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm thần? Cách trao gươm ntn?
? Cách trao gươm như thế có ý nghĩa gì?à (Đất nước đang dưới ách đô hộ của giặc Minh,lực lượng quân Lam Sơn còn yếu, cách trao gươm mang ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh hai miền cùng đánh giặc)
- Hs thảo luận:
? Tại sao gươm gặp Lê Lợi thì lại tỏa sáng?à (Báo cho Lê Lợi biết đó là báu vật, thúc giục Lê Lợi lên đường đánh giặc)
* Tìm hiểu việc trao trả gươm thần.
? Gươm thần được trả trong hoàn cảnh nào?à (khi không còn bóng tăm giặc,đất nước thái bình vua dạo chơi ở hồ Tả Vọng)
? Việc trả gươm lại có ý nghĩa gì?à (gươm chỉ dùng để đánh giặc,đất nước không còn chiến tranh,không cần giữ vũ khí)
? Cách đòi gươm ntn?à( Rùa vàng nhô lên trên mặt nước hồ, lưỡi gươm thần động đậy, rùa nói ..xin hoàn gươm)
? Chi tiết nào tả lại cảnh trả gươm , cảnh ấy diễn ra ntn?
 ( H/s thảo luận)
? Truyện có ý nghĩa gì?à (ca ngợi tính chất chính nghĩa,tính nd,ca ngợi chiến thắnh chống giặc Minh của quân Lam Sơn)
* Hướng dẫn h/s tổng kết VB.( chốt ghi nhớ về NT và nội dung của văn bản)
* Hướng dẫn luyện tập theo câu hỏi sgk.
? Truyền thuyết nào có hình ảnh rùa vàng? Rùa vàng tượng tưởng cho ai? mang ý nghĩa gì? (hs thảo luận)
? Vì sao tg không để Lê Lợi trực tiếp nhận lưỡi gươm cùng một lúc? (hs thảo luận)
- HS trả lời BT3?
I.Tìm hiểu chung:
- Sự tích hồ gươm thuộc truyền thuyết sau thời các vua Hùng, đậm tính lịch sử hơn .
II.Đọc hiểu văn bản 
Đọc văn bản và hiểu chú thích
- Hướng dẫn cách đọc diễn cảm
Tóm tắt truyện
Phân tích : ( GV giảng sơ lược ý chính)
3.1/ Đức Long Quân cho nghĩa quân mựơn gươm thần:
- Giặc minh xâm lược
- Thế lực nghĩa quân yếu,nhiều lần thua
- Long Quân quyết định cho mượn gươm để họ giết giặc ( Sự trợ giúp của tổ tiên)
* Cách trao gươm:
- Lê Thận nhặt lưỡi gươm ở dưới nước
- Chuôi gươm Lê Lợi bắt được trên rừng
- Tra vào vừa in
- Trên gươm có hai chữ “thuận Thiên”
- Gươm gặp Lê Lợi tỏa sáng => Chi tiết kỳ lạ, thần kỳ , linh thiêng, huyền bí. Trao gươm là trao nhiệm vụ cho Lê Lợi, sự đoàn kết 1 lòng từ miền xuôi miền ngược từ trời đất, thần thánh cùng đánh giặc.
3.2/ Lê Lợi trả gươm
* Hoàn cảnh
- Lê Lợi lên làm vua,dời đô về Thăng Long
- Đất nước thanh bình
* Cách thức đòi gươm; Rùa nhô lên tiến về vua,vua thấy lưỡi gươm thần động dậy
- Rùa nổi lên mặt nước nói “xinquân”
à Chi tiết thật lý thú,hoang đường.Thể hiện ý nguyện hòa bình, không cần binh đao
III. Tổng kết: Ghi nhớ sgk tr.43
VI. Luyện tập 
- Truyền thuyết có hình ảnh rùa vàng.Mị Châu-Trọng Thủy 
- Rùa vàn tượng trưng cho tổ tiên linh thiêng
BT2: Sao không để Lê Lợi nhận cả gươm : Bởi vì cách trao gươm có ý nghĩa sâu sắc
à Nếu vậy thì: Không thể hiện được tính cộng đồng toàn dân, Sự hội tụ , hợp sức 2 miền
BT3: Nhận gươm thần trả ở hồ Gthươm
- Nơi mở đầu cuộc kn Lam Sơn ở thanh hóa, nơi kết thúc cuộc chiến là ở Đông đô. Thắng là ở quê Lê Lợi. Hoàn kiếm là nơi thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoá của cả nước
BT4: nhắc lại đn truyền thuyết?
Hướng dẫn về nhà : 
 - Học bài cũ : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Nắm vững đặc điểm của sự vật và nhân vật trong văn tự sự.
 - Chuẩn bị bài mới : Chủ đề và dàn bài văn tự sự . Đọc kĩ các bài tập và trả lời các câu hỏi.
Tuần : 4
Tiết :14
NS : 25/O9/2007
ND: 29/0 9/2007
a.MụC TIÊU Cần đạt: 
- Giúp h/s nắm vững k/n: chủ đề, dàn bài, mở bài, thân bài, kết bài trong một bài văn tự sự
- Nắm được mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề
- Rèn kỷ năng tìm hiểu đề, làm dàn bài trước khi viết bài.
b.CHUẩN Bị: 
1. GV : - Đồ dùng: bảng phụ
 - Tích hợp: Phần văn ở văn bản : Sự tích hồ gươm, phần tiếng việt: k/ n nghĩa của từ 
2. HS : Học bài c sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Chuẩn bị bài mới chủ đề và dàn bài văn tự sự.
c.TIếN TRìNH Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG
ổn định:
Bài cũ: Nêu đặc điểm sự việc, nhân vật trong văn tự sự?à( Sự việc được trình bày một cách cụ thể:..theo thời gian, địa điểm, do nhân vật thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quảsắp xếp theo trật tự, có ý nghĩa. Nhân vật thực hiện các sự việc, nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động, nhân vật thể hiện qua các mặt: gọi tên, lai lịch, hình dáng , việc làm )
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Muốn hiểu được một bài văn tự sự, ta cần nắm được chủ đề của nó, sau đó là tìm hiểu bố cục. Vậy chủ đề là gì? Bố cục có phải dàn bài không? Làm thế nào để xác định được, ta sẽ tìm hiểu tiết học 
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG GHI BảNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chủ đề một bài văn tự sự
 - Hs đọc bài văn và trả lời câu hỏi tìm hiểu chủ đề
? Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa bệnh trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?à (lòng thương người)
? Chủ đề của câu truyện là gì? chủ đề được thể hiện ở những câu văn nào? Và qua việc làm nào nữa?à( Ca ngợi tấm lòng thương yêu người bệnh , chủ đề thể hiện qua những câu văn: “ Tuệ Tĩnh là nhà danh y lỗi lạc thời trầncứu giúp người bệnh người ta cứu giúp nhau khi hoạn nạnân huệ, chữa bệnh cho con người nông dân bị nặng trước, cứu nguy trước”
? Chủ đề là gì?à (vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản)
GV: Cho h/s đọc và tìm hiểu dàn bài 1 bài văn tự sự
? Bài văn trên có mấy phần? Mỗi phần mang tên gọi là gì? Nhiệm vụ của mỗi phần? Thiếu một phần được không?à ( Bài văn có 3 phần:
- Mở bài
- Thân bài
- Kết bài
- Trong 3 phần thì phần thân bài dài nhất chi tiết nhất .Trong bài văn không thể thiếu phần nào.)
? Các phần mở bài, thân bài, kết bài thực hiện yêu cầu gì của bài văn tự sự?
? Mở bài : VB trên giới thiệu gì ?àGiới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh
? Thân bài kể những việc gì? 
(h/s thảo luận)
àTrình bày diễn biến của sự việc. “Một hômchú bé sẽ đi lại được”
? Kết bài nêu ý nghĩa gì?àTấm lòng vì người bệnh.( Tiếp tục đi..)
? Vậy thì dàn bài của một bài văn tự sự ntn? gồm mấy phần? mỗi phần làm gì?à Gồm 3 phần:
- MB: giới thiệu chung về nhân vật sự việc
- TB: Kể điễn biến sự việc.
- KB: Kết cục sự việc.
GV: Hướng dẫn hs ghi nhớ ở sgk/45, khắc sâu ý chính cho h/s dễ nhớ về chủ đề và dàn bài văn tự sự.
* Hướng dẫn h/s luyện tập và thảo luận trả lời các bài tập sgk/ 45,46.
I.Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của văn tự sự:
1.Chủ đề:
 VD : 
( sgk tr.44)
+ Chủ đề : Ca ngợi tấm lòng thương người của người thầy thuốc 
- Câu chủ đề:
“ Là người hết lòng thương yêu,cứu giúp người bệnh con người ta cứu giúp nhau khi hoạn nạn sao ông lại nói chuyện ơn huệ”
2. Dàn bài: 3 phần
* Mở bài Giới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh
* Thân bài (kể diễn biến sự việc)
- Một nhà quý tộc mời Tuệ Tĩnh đến chữa bệnh đau lưng.
- sắp đi thì có hai vợ chồng nông dân đưa con gãy chân đến.
- Tuệ Tĩnh chữa cho chú bé gãy chân trước rồi mới đến nhà quý tộc sau
* Kết bài
- Không kịp nghĩ tiếp tục di
II Ghi nhớ: 
 (Sgk tr.45)
III. Luyện tập:
BT1. Truyện phần thưởng sgk tr.45 46
a/ Chủ đề: Tố cáo chế diễu tên cẩu thần tham lam và đề cao trí thông ming của người nông dân
b/ Dàn bài: 3 phần
Mở bài: Một người nông dân nhà vua
Thân bài: Ông ta tìm đến cung điệnhai mươi nhăm roi
Kết bài: Nhà vua bật cườinghìn rúp
c/ Truyện này và truyện Tuệ Tĩnh có nét giống khác nhau
+ Giống : Hai truyện này đều có kịch tính, yếu tố bất ngờ, kết bài hay thể hiện chủ đề câu chuyện .
+ Khác
-Truyện Tuệ Tĩnh mở bài nói ngay chủ đề
- Kết bài mà thầy thuốc lại tiếp tục cuộc
chiến 
- Yếu tố bất ngờ đầu truyện
-Truyện Phần thưởng
- Giới thiệu tình huống
- Kết thúc sự việc quan viên bị đuổi, người nông dân được thưởng 
Bất ngờ cuối truyện
BT2. Đánh giá cách mở bài, kết bài truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và truyền thuyết Hồ Gươm
+ Truyện: Sơn Tinh Thủy Tinh + Truyện: Sự tích Hồ Gươm
MB: Nêu tình huống
KB: Nêu sự việc tiếp diễn
MB: Nêu tình huống diễn giải dài
KB: Nêu sự việc kết thúc
* Có hai cách mở bài:
- Giới thiệu chủ đề câu chuyện
- Giơí thiệu tình huống nảy sinh câu chuyện
* Có hai cách kết bài 
+ Kể sự việc kết thúc 
+ Kể sự việc tiếp tục song chuyện khác như đang tiếp diễn
Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài cũ: Bài chủ đề và dàn bài văn tự sự . Nắm vững chủ đề là gì? dàn bài của một bài văn tự sự như thế nào? 
 - Chuẩn bị bài mới tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. Đọc kĩ các đề ở sgk/ 47 và tập tìm hiểu đề trước ở nhà.
Tuần: 4
Tiết 15
NS: 25/ 09/ 07
ND:27/ 9/07
a.MụC TIÊU cần đạt: - Giúp h/s biết cách tìm hiểu đề trước lúc làm bài văn tự sự.
- Có phương pháp tìm hiểu đề
- Rèn thói quen xác định được trọng tâm của văn bản , yêu cầu của đề bài trước khi tạo lập văn bản.
b.CHUẩN Bị:
 1/ GV: - Đồ dùng:
 - Tích hợp: Phần văn ở các văn bản truyện truyền thuyết đã học; TV ở bài nghĩa của từ
 2/ HS: Học kỷ bài chủ đề và dàn bài của văn tự sự. Chuẩn bị bài mới tìm hiểu đề và cách làm văn tự sự.
c.TIếN TRìNH Tổ CHứC CáC HOạT Động
ổn định:
Bài cũ: Chủ đề là gì? Dàn bài văn tự sự ntn? Nêu cụ thể từng phần?à Chủ đề là vấn đề chủ yếu trong văn bản , dàn bài văn tự sự gồm 3 phần :
- Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật.
- Thân bài: Kể diễn biến của sự việc.
- Kết bài: Kể kết cục sự việc.
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Trong tiết học trước các em đã biết lập dàn bài, tìm được chủ đề một bài văn tự sự. Nhưng muốn làm tốt một bài văn tự sự đúng hướng đạt yêu cầu cao thì ta phải tìm hiểu đề.Vậy tìm hiểu đề cách nào ta sẽ học bài . ..
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG GHI BảNG
* Hướng dẫn đọc, tìm hiểu các dạng đề văn tự sự
- Đọc 6 đề trong sgk/47. 
? Lời văn đề thứ nhất nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
à Đề 1 kể chuyện, câu chuyện em thích, bằng lời văn của em.)
? Các đề 3,4,5,6 không có từ kể nhưng có phải là đề văn tự sự không?à (là đề văn tự sự vì :
- Yêu cầu đề 3 kể về kỷ niệm ngày thơ ấu kể sự việc 
- Đề 4 kể về ngày sinh nhật.
- Đề 5 kể về việc quê em đổi mới.
- Đề 6 kể về sự trưởng thành của em .)
? Tìm các từ ngữ trọng tâm trong các đề?( GV cho hs gạch chân các từ quan trọng: -Câu chuyện em thích.
 - Chuyện người bạn tốt.
 - Kỷ niệm ấu thơ.
 - Sinh nhật em.
 - Quê em đổi mới.
 - Em đã lớn.
? Các yêu cầu của đề làm nổi bật điều gì à
- câu chuyện làm em thích.
- lời nói làm để chứng tỏ bạn ấy tốt.
- Sự việc tâm trạng của em trong ngày sinh nhật.
- Sự đổi mới ở quê em.
- Những biểu hiện của sự lên về thể xác tâm hồn.
? Đề nào nghiêng về kể việc? Kể người?
Về tường thuật? 
 - Đề 1,5,4,3 kể việc;
- Đề 2,6 kể người
- Đề 1,5,4,3 nghiêng về tường thuật lại sự việc
? Tìm hiểu đề là làm như thế nào?
àPhải tìm hiểu kỷ lời văn của đề để nắm vững y/c của đề bài) 
*
 Hướng dẫn h/s ghi nhớ:
 Cách tìm hiểu đề văn tự sự ý 1 phần ghi nhớ sgk tr/48.
* Hướng dẫn h/s luyện tập cách tìm hiểu đề
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
* Tìm hiểu đề:
1.Ví dụ
* Đề văn tự sự:
Đề 1: Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
Đề 2: Kể chuyện về một người bạn tốt.
Đề 3: Kỉ niệm ngày thơ ấu.
Đề 4: Ngày sinh nhật của em.
Đề 5: Quê em đổi mới.
Đề 6: Em đã lớn rồi.
+ Các từ trọng tâm trong đề
- Câu chuyện em thích
- Chuyện người bạn tốt
- Kỉ niệm ấu thơ
- Sinh nhật em
- Quê đổi mới
- Em đã lớn
* Các đề nghiêng về kể việc,tường thuật sự việc:
- Các đề 3,4,5,1
* Các đề nghiêng về kể người: Đề 2, đề 6
2 Ghi nhớ:
- Tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kỷ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Chú ý từ ngữ quan trọng trong đề.
II. Luyện tập:
Đề: Em hãy kể lại một câu chuyện đã học bằng lời văn của em.
 Tìm hiểu đề: Đề yêu cầu chúng ta 
- Kể chuyện
- Câu chuyện đã học
- Bằng lời văn của em
Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài cũ : - Tìm hiểu đề ? Học kỷ ghi nhớ sgk/48 
 - Chuẩn bị bài mới : - Làm bài tập phần luyện tập để tiết sau sẽ thực hành ở tiết học thứ 16
Tuần: 4
Tiết 16
NS : 27 / 09/2007
ND:1/ 10/ 2007	 
 (Tiếp theo)
a.MụC TIÊU cần đạt: 
- Giúp hs biết cách làm một bài văn tự sự
- Cách trình bày dàn ý theo bố cục: 3 phần
- Rèn kỷ năng diễnđạt, làm dàn bài khi làm bài viết tập làm văn.
b.CHUẩN Bị: 
 1. GV: - Đồ dùng:
 - Tích hợp: Văn bản : Sự tích Hồ Gươm; TV: Nghĩa của từ
 2. HS: Học kỷ cách tìm hiểu đề. Chuẩn bị phần 2 của bài cách làm bài văn tự sự.
c.TIếN TRìNH Tổ CHứC CáC HOạT ĐộNG
ổn định:
Bài cũ : Trình bày cách tìm hiểu đề ?àTìm kỷ lời văn của đề để nắm vững y/c của đề.
Bài mới: 
* Giới thiệu bài: Sau khi tìm hiểu y/c của đề bài thì thao tác tiếp theo là ta phải làm gì để làm tốt bài văn.Vậy tiết học này ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách làm bài văn tự sự.
HOạT ĐộNG CủA THầY Và TRò
NộI DUNG GHI BảNG
* Gọi học sinh nhắc lại cách tìm hiểu đề.
 Tiếp tục cho h/s tìm hiểu cách làm một bài văn tự sự
* GV ghi đề bài lên bảng: Đề 1
? Nêu cách tìm hiểu đề?à Kể một chuyện mà em thích nhất nhưng không sao chép như ở sgk mà phải kể bằng lời văn của mình.Tức là có sự sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo nội dung của truyện.
? Sau khi nhận biết y/c của đề bài, tiếp đó ta phải làm bằng cách nào? (lập dàn ý theo 3 phần: MB,TB,KB)
? Lập ý em xác định nội dung sẽ viết chuyện nào? em thích nhân vật nào? sự việc nào? chuyện đó biểu hiện chủ đề gì? (giới thiệu câu chuyện nhân vật sự việc theo diễn biến, kết quả, ý nghĩa)
? Lập dàn ý theo mấy phần?à 3 phần
? Mở bài nêu gì?à (giới thiệu câu chuyện em thích theo y/c của đề bài,viết có sự sáng tạo)
? Thân bài:nêu những gì?à (diễn biến câu chuyện
? Kết bài ntn? (nêu kết thúc câu truyện tức là sự việc kết thúc, câu chuyện đó giúp em điều gì sau khi học)
? Sau khi lập dàn ý thì ta sẽ làm gì?à (viết thành lời văn)
? Em sẽ viết ntn?à (suy nghĩ kỷ rồi viết bằng lời văn của chính mình,không sao chép của người khác,theo bố cục rõ ràng,đầy đủ.
? Khi viết xong bài ta cần làm gì?à (đọc lạivb và sữa lỗi)
? Vậy thì muốn làm 1 bài văn tự sự ta phải tiến hành những bước gì?à( Lập ý theo y/c của đề, lập dàn ý, viết thành văn, kiểm tra lại sửa lỗi)
* GV chốt ý à ghi nhớ sgk tr.48
* Hướng dẫn h/s luyện tập lập dàn ý truyện Thánh Gióng (thảo luận nhóm)
1.Tìm hiểu đề: (Tiết 15)
2. Cách làm bài văn tự sự
Đề bài: kể 1 câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
VD: Truyện thánh Gióng
* Tìm hiểu đề: yêu cầu kể lại một câu chuyện mà em thích
- Kể bằng chính lời văn của mình không sao chép sách
* Lập ý: - Kể chuyện Thánh Gióng kể bằng lời văn của mình không sao chép nguyên bản
- Em thích nhân vật Thánh Gióng
- Đánh giặc giữ nước à người anh hùng bất tử
* Lập dàn ý 3 phần
+ Mở bài:
- Giới thiệu câu chuyện mà em yêu thích nhất
VD: Truyện Thánh Gióng em có cảm tình nhất,để lại ấn tượng)
+ Thân bài: Kể lại diễn biến câu chuyện theo thứ tự,có kết quả và ý nghĩa
+ kết bài kể sự việc kết thúc.Nêu được cảm xúc,ý nghĩa câu chuyện
* Viết thành văn theo bố cục
* Đọc lại bài văn và sửa lỗi
II Ghi nhớ:
( tr.48 sgk.)
- Tìm hiểu đề
- Lập ý
- Lập dàn ý
- Viết thành văn
- Đọc lại sữa lỗi
III Luyện Tập
* Dàn ý: Kể chuyện Thánh Gióng
 +Mở bài: Giới thiệu câu chuyện nhân vật sự việc em thích
 +Thân bài:
 - Đời Hùng Vương thứ 6
 - Hai vợ chồng nghèo hiền lành
 - Ao ước đứa con
 - Một hôm,thấy vết chân lạ,bà ướm thử,có con.sau 12 tháng sinh được 1 cậu bé
 - Cậu bé khỏe,đẹp,không biết làm gì
 - Tự nhiên biết nói,xin đi đánh giặc,lớn như thổi thành tráng sĩ
 - Đánh giặc rất giỏi,đánh tan giặc
 - Tráng sĩ về trời
 - Lập đền thờ nhớ ơn
 + Kết bài: - Suy nghĩ của em về câu chuyện
4/ Hướng dẫn về nhà : - Học văn bản sự tích Hồ Gươm.
 - Nắm ý nghĩa của truyện. Kể tóm tắt truyện
 	 - Soạn bài: Sọ dừa. Kể tóm tắt truyện và trả lời các câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc