Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần lễ 21

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần lễ 21

 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ

 I/. Mục tiu:

 - Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả .

 - Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả .

 - Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết .

 II/. Kiến thức chuẩn:

 1.Kiến thức :

 - Mục đích của miêu tả .

 - Cch thức miu tả .

 2.Kĩ năng :

 - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả .

 - Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả , xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả .

 

doc 13 trang Người đăng thu10 Lượt xem 572Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần lễ 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 21
Tiết : 76
 NS: 
 ND:
 TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
 I/. Mục tiêu:
 - Biết được hoàn cảnh cần sử dụng văn miêu tả .
 - Những yêu cầu cần đạt đối với một bài văn miêu tả .
 - Nhận diện và vận dụng văn miêu tả trong khi nói và viết .
 II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
 - Mục đích của miêu tả .
 - Cách thức miêu tả .
 2.Kĩ năng :
 - Nhận diện được đoạn văn, bài văn miêu tả .
 - Bước đầu xác định được nội dung của một đoạn văn hay bài văn miêu tả , xác định đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả trong đoạn văn hay bài văn miêu tả .
 III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1.Ổn định lớp .
 2.Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra vở bài soạn của 2 HS .
 3.Giới thiệu bài mới : 
 Ở HK I, các em đã được học văn tự sự (gọi là kể chuyện) gồm có kể chuyện đời thường, kể chuyện sáng tạo. Qua HK II, các em sẽ học một thể loại mới, đó là văn miêu tả.
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
 Hình thành cho HS khái niệm văn miêu tả thông qua các tình huống VD
- Bước 1 : Cho HS lần lượt đọc và thảo luận trả lời 3 tình huống SGK .
- GV nhận xét, bổ sung rồi ghi bảng :
 * Tái hiện hình ảnh con đường và đặc điểm nhà em.
 * Cần miêu tả đặc điểm chiếc áo.
 * Người lực sĩ : có thân hình cường tráng, ngực nở, cơ bắp nổi cuồn cuộn, có sức mạnh.
- Bước 2 : Cho HS tìm thêm 1 số tình huống tương tự (phần này HS tự tìm bằng cách cho HS đưa ra tình huống) => Cho HS rút ra nhận xét thế nào là văn miêu tả ?
- Bước 3: Yêu cầu HS chỉ ra 2 đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt .
- GV treo bảng phụ như đã chuẩn bị
Hỏi : Qua đoạn văn, em thấy 2 chú dế có đặc điểm gì nổi bật ? Chi tiết, hình ảnh nào nói lên điều đó ?
 - HS nêu ý kiến, GV nhận xét và ghi bảng :
* Đặc điểm nổi bật của 2 chú Dế :
 - Dế Mèn : Cường tráng, kiêu căng, xốc nổi, hiếp đáp kẻ yếu .
 - Dế Choắt : Gầy gò, xấu xí, ngu đần .
* Các chi tiết :
 - Ở Dế Mèn : Chân, càng, khoeo, vuốt, đầu, cánh, răng, râu,những động tác ra oai , khoe sức .
 - Ở Dế Choắt : Dáng gầy gò,dài lêu nghêu . . . Những so sánh “Gã nghiện thuốc phiện như người cởi trần mặc áo gi – lê . . .
- Bước 4 : Cho HS rút ra nội dung, ghi nhớ 
-> GV nhấn mạnh bản chất của văn miêu tả:Là làm nổi bậc các đặc điểm cụ thể và tính chất tiêu biểu của sự vật à Qua đó , người đọc hình dung và nhận ra ngay sự vật và con người được miêu tả .
- GV gọi HS đọc ghi nhớ .
- Lớp báo cáo 
- HS trình tập soạn để được kiểm tra 
- HS nghe và ghi tựa bài 
- HS đọc các tình huống 
- HS thảo luận, thực hiện yêu cầu
- HS lắng nghe và ghi nhận
- HS tìm thêm tình huống khác => có thể HS trả lời chưa đúng ngay vì chưa rõ và chưa hiểu hết .
- HS chỉ ra hai đoạn văn miêu tả
- HS dựa vào đoạn văn, nêu ý kiến
2
- HS lắng nghe
- HS rút ra khái niệm như nội dưng ghi nhớ
 I. Thế nào là văn miêu tả ?
 Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh, ... làm cho những cái đĩ như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe . Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của người viết, người nĩi thường bộc lộ rõ nhất .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
 Bài 1.
 - Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.
 - Phân 3 nhóm thảo luận.(5phút) để thực hiện yêu cầu
 Gợi ý:
 - Mỗi đoạn văn miêu tả nhân vật nào, yếu tố nào làm nổi bật ?
 - Gọi 3 HS đại diện 3 nhóm thực hiện 3 đoạn văn
 -> GV cho HS nhận xét .
 ->GV nhận xét, bổ sung .
 Bài 2
 - Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2.
 - Phân 2 nhóm thảo luận bài tập 2a, 2b.
Gợi ý nếu:
 2a.Miêu tả cảnh mùa đông
 - Bầu trời, khí trời, gió và mưa phùn
 - Cảnh cây lá
 - Con người đi lại vào ban đêm . . .
 2b.Miêu tả khuôn mặt mẹ 
 - Mắt, môi, mái tóc
 - Hiền hay nghiêm
 - Vui vẻ hay lo âu.
 -> GV nhận xét, bổ sung.
 -> Cho HS đọc thêm “Lá rụng”
- HS xác định yêu cầu bài tập 
- HS thảo luận 
- HS lắng nghe
- HS đại diện nhóm nêu ý kiến 
- HS lắng nghe
- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 .
- HS lắng nghe ghi nhận và thực hiên yêu cầu như gợi ý
II.Luyện tập
 Bài tập 1 :
 - Đoạn 1 : Tả vật
 + Tái hiện hình ảnh Dế Mèn.
 + Đặc điểm : Chàng Dế thanh niên cường tráng, to, khoẻ.
 - Đoạn 2 : Tả người
 + Tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc.
 + Đặc điểm : Chú bé nhanh nhẹn, vui vẻ, hồn nhiên.
 - Đoạn 3 : Tả cảnh
 + Cảnh sau cơn mưa vùng bãi ven hồ
 + Đặc điểm : Thế giới loài vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
 Bài tập 2 :
 a.Một số đặc điểm nổi bật của mùa đông :
 - Lạnh lẽo, ẩm ướt : gió bấc, mưa phùn.
 - Đêm dài, ngày ngắn.
 - Bầu trời âm u : ít thấy trăng sao, nhiều mây và sương mù.
 - Cây trơ trọi, khẳng khiu : lá vàng rụng nhiều 
 - Mùa của hoa : Đào, mai  -> chuẩn bị đón xuân.
b. Một số đặc điểm nổi bật của khuôn mặt mẹ :
 - Sáng và đẹp 
 - Hiền hậu, nghiêm nghị 
 - Vui vẻ, lo âu 
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
 4. Củng cố :
 - Thế nào là văn miêu tả ? Khi làm văn miêu tả, chúng ta chú trọng đến năng lực gì ? 
 5. Dặn dị :
 - Bài vừa học :
 + Hiểu được thế nào là văn miêu tả .
 + Phải cĩ năng lực quan sát tốt .
 - Chuẩn bị bài mới :
 Sông nước Cà Mau (trang 18+19,sgk )
 + Đọc và nắm cốt truyện
 + Nắm được các từ khó 
 + Đọc chú thích (*) nắm về tác giả, tác phẩm
 + Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản
 - Bài sẽ trả bài : Bài học đường đời đầu tiên.
v Hướng dẫn tự học :
 - Nhớ được khái niệm văn miêu tả .
 - Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn .
- HS trả lời theo câu hỏi của GV 
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
Tuần : 21 NS :
 Tiết : 77 ND :
 SÔNG NƯỚC CÀ MAU
 (Đất rừng phương Nam – Đoàn Giỏi)
 I/. Mục tiêu:
 - Bổ sung kiến về tác giả và tác phẩm văn học hiện đại .
 - Hiểu và cảm nhận được sự phong phú và đọc đáo của thiên nhiên sơng nước Cà Mau, qua đĩ thấy được tình cảm gắn bĩ của tác giả đối với vùng đất này .
 - Thấy được hình thức nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong đoạn trích .
 II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
 - Sơ giảng về tác giả và tác phẩm “Đất rừng phương Nam” .
 - Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam .
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích .
 2.Kĩ năng :
 - Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại cĩ yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.
 - Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản .
 - Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên .
 III/. Hướng dẫn - thực hiện:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1 : Khởi động .
 1. Ổn định lớp .
 2. Kiểm tra bài cũ :
 + Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là bài học gì ? Theo em đó có phải là bài học cho mọi người không ? (8 điểm )
 +“Bài học đường đời đầu tiên ” là sáng tác của nhà văn nào ?
 A. Tạ Duy Anh 
 C. Đoàn Giỏi 
 B. Tô Hoài 
 D. Vũ Tú Nam
 3. Giới thiệu bài mới :
 “ Đẹp vô cùng Tổ Quốc ta ơi  !”
Thật vậy đất nước ta đâu đâu cũng đẹp, cũng xinh. Đó là niềm tự hào của dân tộc ta. Có không biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ viết nên những trang viết đầy tự hào về đất nước như Nguyễn Tuân, Tô Hoài  Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một vùng cực nam của đất nước qua ngòi bút của Đoàn Giỏi trong đoạn trích “ Sông nước Cà Mau”.
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản .
 Tìm hiểu chung về bài văn .
 - Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục.
 - Cho HS đọc chú thích dấu sao
 - GV giới thiệu tác giả, tác phẩm “ Đất rừng Phương Nam” và đoạn trích “ Sông nước Cà Mau” .
 - GV hướng dẫn cách đọc -> đọc mẫu 1 đoạn -> gọi 2 HS đọc tiếp .
 - Lưu ý HS 1 số từ khó.
 - GV nêu câu 1 SGK
Hỏi: Bài văn miêu tả cảnh gì ? Theo trình tự như thế nào ? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục bài văn ? 
GV chốt : 
 + Cảnh SNCM .
 + Trình tự miêu tả :Khái quát -> cụ thể: Chung về thiên nhiên, miêu tả và thuyết minh các kênh rạch + sông ngòi + cảnh vật hai bên sông + chợ Năm Căn .
Hỏi : Bố cục cĩ thể chia ra làm mấy phần ? 
 GV chốt :
 Đoạn 1: Từ đầu ->màu xanh đơn điệu
 Đoạn 2: Từ khi qua Chà Là -> khĩi sĩng ban mai .
 Đoạn 3 : cịn lại 
 GVgiảng : TP “Đất rừng phương Nam” là TP xuất sắc nhất của VH thiếu nhi nước ta .
Hỏi: Em hãy hình dung vị trí quan sát của người miêu tả ? Vị trí ấy có thuận lợi gì trong việc quan sát và miêu tả ?
 GV chốt :
 Vị trí : Trên thuyền quan sát, người kể xưng “tôi”(Chú bé An) 
Thuận lợi miêu tả Tự nhiên, như một cuốn phim để cho người đọc dễ nhận biết cảnh vật . 
 Chuyển ý
Hoạt động 3 : Phân tích .
 Aán tượng chung ban đầu về cảnh thiên nhiên vùng Cà Mau . 
 Cho HS đọc thầm lại đoạn 1.
Hỏi: Ấn tượng ban đầu về cảnh Sông nước Cà Mau được thể hiện qua những hình ảnh nào ? Hình ảnh cụ thể hay khái quát ?
 GV nhận xét, giới thiệu HS phép so sánh, điệp từ “xanh” trong đoạn trích.
Hỏi: Em hình dung thế nào về vùng sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả ?
 GV chốt :
 Miêu tả khái quát -> không gian rộng lớn .Bằng thị giác và tính giác và cảm giác tinh tế để miêu tả . Nghệ thuật : Tả xen với kể, liệt kê, điệp từ và mốt số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác .
 ð Vùng sông nước Cà Mau thiên nhiên nguyên sơ, rộng lớn, hấp dẫn .
 Tìm hiểu về dòng sông Năm Căn . 
 Cho HS đọc thầm đoạn 2.
Hỏi: Cách gọi tên địa danh như thế nào? Nhận xét gì về cách đặt tên ấy? Các địa danh này gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên vùng Cà Mau?
 GV nhận xét, diễn giảng về cách đặt tên hết sức mộc mạc của người dân Nam Bộ.
Hỏi: Dòng sông và rừng đước Năm Căn được miêu tả bằng những chi tiết nào? Sử dụng nghệ thuật gì để tả? Tác dụng? dùng tư ø- ngữ như thế nào để miêu tả ?
 GV chốt : 
 Rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn động từ, cụm động từ : không thể thay đổi theo trình tự khác được .
 GV nhận xét, nhấn mạnh vẻ đẹp hùng vĩ, rộng lớn của cảnh : Cách đặt tên các địa danh cho thấy tự nhiên, hoang dã, phong phú, giản dị chất phát con người hòa cùng thiên nhiên .
Hỏi: Tìm những từ miêu tả màu sắc của rừng đước và nhận xét cách miêu tả màu sắc của tác giả ?
 GV chốt : Con sông rộng lớn, nước đổ ra biểân như thác, cá nước bơi như con người, rừng đước cao ngất như dãy tường thành vô tận => các động từ và cụm động từ diễn tả trạng thái hoạt động của cảnh vật sông Năm Căn .
Hỏi: Màu sắc miêu tả trong miêu tả các loại thực - động vật là màu gì ? và có nhận xét gì về cách miêu tả màu sắc của tác giả ?
 GV chốt : Màu sắc miêu tả là màu xanh sắc thái tình cảm .
 Tìm hiểu về cảnh chợ Năm Căn 
 - Cho HS đọc thầm đoạn 3.
Hỏi: Hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, tấp nập?Tác giả dùng nghệ thuật nào để thể hiện?
- GV nhận xét .
 + Sự trù phú của chợ Năm Căn 
 + Sự độc đáo của chợ Năm Căn: Họp chợ ngay trên sông, đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói (Hoa, Miên, Chà Châu Giang . . .)
 + Nghệ thuật miêu tả: quan sát kỹ lưỡng, bao quát cụ thể cả hình khối, màu sắc, âm thanh -> sự trù phú của Năm Căn .
Hỏi : Gợi ý về ý nghĩa .
 + SNCM là đoạn trích như thế nào về mặt nghệ thuật (độc đáo, hấp dẫn) ? 
 + Chứng tỏ Đồn Giỏi là nhà văn như thế nào về vùng sơng nước Cà Mau ? 
- Lớp báo cáo 
- HS nghe câu hỏi và lên trả lời .
- HS nghe và ghi tựa bài 
- HS đọc và đọc chú thích .
- Nghe + ghi .
- Nghe .
- Hai HS đọc diễn cảm phần còn lại.
- Đọc từ khó.
- HS trả lời cá nhân : tả cảnh sông nước Cà Mau . Trình tự từ khái quát -> cụ thể.
- Lắng nghe 
-> Bố cục ba đoạn .
- Nghe 
- Vị trí quan sát : trên thuyền xuôi dòng . Người kể chuyện (tác giả) có thể miêu tả cảnh quan theo một trình tự tự nhiên , hợp lý : Các sông rạch, cảnh hai bên bờ sông .. 
- Lắng nghe 
- Đọc thầm đoạn 1 . (theo bố cục) 
- Cá nhân phát hiện khái quát cảnh sông ngòi, kênh rạch màu xanh, tiếng sóng biển -> cảm nhận bằng thị giác, thính giác -> hình ảnh khái quát .
- Cá nhân nêu cảm nhận vùng sông nước nguyên sơ, rộng lớn .
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật : Kể, liệt kê, điệp từ và một số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác .
- Đọc thầm đoạn 2 .
- Thảo luận nhóm 2 HS .
-> Cá nhân nhận xét .
- Cách gọi dân dã, mộc mạc, dựa theo đặc điểm riêng -> gợi sự phong phú nguyên sơ.
- Nghe .
- Cá nhân phát hiện chi tiết :
 + Sông rộng hơn ngàn thước .
 + Nước ầm ầm đổ ra biển .
 + Cá hàng đàn .
 + Rừng đước dựng lên cao ngất
-> So sánh => Cảnh rộng lớn, hùng vĩ.
- Thảo luận nhóm 2 HS .
-> Cá nhân nhận xét : các động từ không thể thay thế .
- Lắng nghe 
- Cá nhân phát hiện màu xanh rừng đước : Xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ .
-> Điệp tư ø: miêu tả cây đước từ non tới gia ø.
- Lắng nghe 
- Suy nghĩ – trả lời
- Lắng nghe 
- Đọc thầm đoạn 3 .
- HS phát hiện về chợ Năm Căn trong đoạn 3 : Tấp nập, trù phú, rộng lớn . . . ( HS kể ra trong VB ) 
- Sự độc đáo của chợ Năm Căn : Họp chợ ngay trên sông, đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói ( Hoa, Miên, Chà Châu Giang . . . )
- Cá nhân phát hiện chi tiết và nghệ thuật thể hiện : so sánh, liệt kê, miêu tả .
- HS trả lời và nhận xét à ghi nhận về ý nghĩa .
I.Tìm hiểu chung:
 1.Tác giả:
 - Đoàn Giỏi (1925 – 1989), quê ở Tiền Giang. Nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
 - Là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ .
 2. Đoạn trích:
 - Bài văn tả cảnh “Sông Nước Cà Mau”; theo một trình tự từ khái quát đến cụ thể qua sự quan sát của nhà văn .
 - Nằm ở chương XVIII của tác phẩm “Đất rừng phương Nam”, là tác phẩm thành cơng của nhà văn viết về vùng đất phương Nam của tổ quốc .
 - Bố cục : 3 đoạn
 + Ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau.
 + Cảnh kênh rạch và sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ 
 + Cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo .
II. Phân tích :
 1.Nội dung :
 a. Ấn tượng ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau :
 - Không gian rộng lớn.
 - Tác giả miêu tả qua các cảm nhận bằng:
 - Thị giác ( nhìn ) : màu xanh bao trùm.
 - Thính giác ( nghe ) : tiếng gió, tiếng sóng, hơi gió muối
- Sử dụng biện pháp nghệ thuật : Kể, liệt kê, điệp từ và một số từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác .
 => vùng thiên nhiên nguyên sơ, rộng lớn, hấp dẫn. 
b.Sông ngòi kênh rạch Cà Mau :
 - Tên gọi các con sông, địa danh : Không mỹ lệ mà dựa theo đặc điểm riêng của vùng sông nước Cà Mau à Tự nhiên, hoang dã, phong phú gần thiên nhiên và giản dị chất phát .
- Hình ảnh sông Năm Căn rộng lớn, hùng vĩ, màu xanh trãi dài vô tận .
- Động từ, cụm động từ : Trình tự, tinh tế và chính xác .
c.Cảnh chợ Năm Căn:
- Cảnh đông vui, tấp nập, trù phú, độc đáo.
- Nghệ thuật so sánh, liệt kê miêu tả, quan sát tinh tế khắc họa rõ nét chợ Năm Căn.
2. Nghệ thuật .
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể .
- Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các pháp tu từ .
- Sử dụng ngơn ngữ địa phương .
- Kết hợp miêu tả và thuyết minh .
 Hình dung và cảm nhận về vùng đất Cà Mau qua bài văn .
 - Qua bài văn em cảm nhận được gì về vùng Cà Mau cực nam của Tổ quốc?
 - Nêu khái quát về nghệ thuật của đoạn trích.
 -> Rút ra ghi nhớ SGK
 - Cho HS đọc lại ghi nhớ.
 GV chốt : 
 * Cảnh sông nước Cà Mau : đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã, Chợ Năm Căn : tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam của tổ quốc.
 * Bức tranh thiên và cuộc sống hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua cảm nhận trức tiếp và vốn hiểu biết của tác giả .
- Thảo luận nhanh tìm nội dung và nghệ thuật đoạn trích (HS tự nêu những cảm nhận thú vị hay sâu sắc của mình )
- Đọc ghi nhớ SGK .
3. Ý nghĩa (ghi nhớ)
 - Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc .
 - Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở vùng Cà Mau hiện lên vừa cụ thể, vừa bao quát thông qua sự cảm nhận trực tiếp và vốn hiểu biết phong phú của tác giả.
 Hoạt động 4 : Luyện tập .
GV hướng dẫn HS sử dụng Vở BTNV , làm bài tập ở phần luyện tập.
- Hướng dẫn HS luyện tập :
 + Yêu cầu HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1, 2 SGK.
Hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về vùng Cà Mau ?
- Đọc, xác định yêu cầu bài tập. 
- Cá nhân nêu cảm nghĩ.
III. Luyện tập
 ( Vở BTNV )
 HS xem và thực hiện 
Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dị .
 4. Củng cố :
 - Thiên nhiên Cà Mau được miêu tả như thế nào ? 
 - Sơng ngịi Cà Mau như thế nào ?
 - Cảnh chợ Năm Căn ra sao ? 
 - Đoạn trích sử dụng những nghệ thuật nào ? 
 5. Dặn dị :
 - Bài vừa học :
 + Thiên nhiên Cà Mau .
 + Sơng ngịi Cà Mau .
 + Cảnh chợ Năm Căn .
 + Đoạn trích sử dụng những nghệ thuật .
 - Chuẩn bị bài mới :
 + Tiếng Việt : So Sánh .
 + Đọc và giải quyết các câu hỏi trong SGK .
 + Soạn và chuẩn bị trước : Làm các bài tập và ví dụ .
 + Nắm sơ lược về ghi nhớ . 
 - Bài sẽ trả bài : Phĩ Từ .
v Hướng dẫn tự học :
 - Đọc kỹ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả đặc sắc, các chi tiết sử dụng phép tu từ so sánh .
 - Hiểu được ý nghĩa của các chi tiết cĩ sử dụng phép tu từ .
- HS trả lời theo câu hỏi của GV 
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 CHUAN TUAN 21.doc