Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 13

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 13

Tuần 13

Tiết 49, 50 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs

 1. Kiến thức

 - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

 - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm.

 2. Kĩ năng

 - Rèn kĩ năng độc lập, sáng tạo khi kể chuyện.

 3. Thái độ

 - Nghiêm túc ,tự giác khi làm bài

B. Chuẩn bị

 - Gv : Ra đề, đáp án

 - Hs : Nắm vững cách làm văn tự sự

C. Tiến trình kiểm tra:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Gv chép đề lên bảng.

 Hoạt động 2: Hs làm bài, Gv giám sát học sinh làm bài.

 Hoạt động 3: Gv thu bài và nhận xét giờ kiểm tra

 Đề bài:

 Kể về một người thân của em.

 4. Dặn dò:

 Làm lại bài kiểm tra

 Chuẩn bị bài: “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần học 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày kiểm tra: 9/11/2010
Tuần 13
Tiết 49, 50 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp Hs
 1. Kiến thức
 - Biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa. 
 - Biết viết bài theo bố cục, đúng văn phạm.
 2. Kĩ năng
 - Rèn kĩ năng độc lập, sáng tạo khi kể chuyện.
 3. Thái độ
 - Nghiêm túc ,tự giác khi làm bài
B. Chuẩn bị
 - Gv : Ra đề, đáp án
 - Hs : Nắm vững cách làm văn tự sự
C. Tiến trình kiểm tra:
	 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Gv chép đề lên bảng.
 Hoạt động 2: Hs làm bài, Gv giám sát học sinh làm bài.
 Hoạt động 3: Gv thu bài và nhận xét giờ kiểm tra
 Đề bài:
 Kể về một người thân của em.
 4. Dặn dò:
 Làm lại bài kiểm tra
 Chuẩn bị bài: “Treo biển” và “Lợn cưới áo mới”
Ngày giảng: 11/11/2010
Tuần 13
Tiết 51 Văn bản TREO BIỂN – LỢN CƯỚI ÁO MỚI (HDĐT)
(Truyện cười)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Có hiểu biết bước đầu về truyện cười.
 - Hiểu, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa truyện Treo biển.
 - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm truyện cười.
 - Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển.
 - Cách kể hài hước về người hành đôngnj không suy xét, không có chủ kiến trước những ý kiến của người khác.
 2. Kĩ năng :
 - Đọc – hiểu văn bản truyện cười Treo biển.
 - Phân tích, hiểu ngụ ý của truyện.
 - Kể lại câu chuyện. 
 3. Thái độ:
 - GDHS tránh xa những thói xấu về việc thích khoe của, và đồng thời bước đầu có ý thức tự chủ của bản thân.
C. CHUẨN BỊ
 - Gv : đọc và soạn giáo án
 Phương pháp : Vấn đáp, thảo luận.
 - Hs : đọc và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. Ổn định : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: : (5 phút)
? Nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn ? Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học ?
? Nêu ý nghĩa của truyện “ Chân, tay, tai, mắt, miệng” ?
(Đáp án tiết 45)
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài: Tiếng cười đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống của con người, thể hiện trong các truyện cười, có tiếng cười vui hóm hỉnh để mua vui, có tiếng cười châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu truyện cười“ Treo biển ” và ‘‘Lợn cưới áo mới’’. 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
Hoạt động 1: Giới thiệu chung về thể loại
 HS: Đọc chú thích phần dấu sao . 
 ? Nêu định nghĩa truyện cười .
 GV : Giải thích và giảng giải
 Hoạt động 2: Giới thiệu phần đọc và tìm hiểu văn bản.
 GV: Đọc mẫu
 HS: Đọc lại truyện 
 GV: Giảng giải nghĩa của từ khó ở mục chú thích 
? Tóm tắt truyện “ Treo biển ” 
? Nhà hàng treo biển để làm gì?
HS: Suy nghĩ, trả lời
? Hãy chỉ ra nội dung trong tấm biển ?
? Nội dung ấy có phù hợp với công việc của nhà hàng hay không ? 
? Từ khi tấm biển được treo lên, nội dung được góp ý và sửa chữa mấy lần ? 
HS: Có 4 người góp ý .
? Sau mỗi ý kiến thái độ và hành động của nhà hàng như thế nào?
? Kết quả ra sao?
? Theo em sự việc nào làm cho em đáng cười nhất ? 
GV: Giảng cụ thể để học sinh nắm bắt.
? Truyện đưa ra bài học gì ? 
? Nếu là chủ cửa hàng cá em sẽ sử trí ra sao?
GV: Hướng dẫn cụ thể.
HS: Thảo luận nhóm, trả lời
HS: Đọc mục ghi nhớ . 
GV: Đọc mẫu
 HS: Đọc lại truyện 
 GV: Giảng giải nghĩa của từ khó ở mục chú thích 
? Tóm tắt truyện “ Lợn cưới, áo mới ” 
? Vì sao anh chàng thứ nhất cứ đứng hóng ở cửa ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
? Anh mất lợn hỏi thăm như thế nào ?
? Hành vi của hai anh chàng này như thế nào? 
? Lời nói cụ thể của hai anh chàng ra sao? 
HS: Có 4 người góp ý .
? Qua hành vi và lời nói của hai anh chàng cho ta thấy điều gi?
? Bài học được rút ra từ văn bản này là gì?
? Theo em sự việc nào làm cho em đáng cười nhất ? 
GV: Giảng cụ thể để học sinh nắm bắt.
HS: Thảo luận nhóm, trả lời
HS: Đọc mục ghi nhớ . 
Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs thực hiện tổng kết.
? Qua hai câu chuyện em hiểu được điều gì? 
- Hstl theo hai ghi nhớ trong sgk/126,128.
- Gv cho hs đọc ghi nhớ sgk/126,128.
Hoạt động 4: Gv hướng dẫn luyện tập theo sgk.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 * Thể loại: Truyện cười
 Định nghĩa : Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
 1. Đọc,tóm tắt, tìm hiểu từ khó.
 * Giải thích từ khó /Từ khó:SGK
 * Kể lại truyện cười
2. Tìm hiểu văn bản.
 BÀI 1 : TREO BIỂN
 1. Nội dung
- Nhà hàng treo tấm biển để giới thiệu quảng cáo sản phẩm -> Để bán được nhiều hàng
- Nội dung tấm biển quảng cáo : “ ở đây có bán cá tươi” . 
- Ở đây: Trạng ngữ -> Địa điểm bán hàng
- Có bán: Vị ngữ -> Hành động 
- Cá : Danh từ -> Sản phẩm 
- Tươi : Tính từ -> Chất lượng 
 => Tấm biển đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua . 
- Có 4 người góp ý -> Ông chủ cất luôn cái biển . 
=> Tiếng cười về việc làm không suy xét của ông chủ nhà hàng . 
 2.Bài học:
 Cần lắng nghe ý kiến góp ý nhưng cũng cần tự tin, suy nghĩ thận trọng khi quyết định, phải giữ được chủ kiến của mình
 3. Tổng kết
 * Nghệ thuật 
 - Xây dựng tình huống truyện cực đoan, vô lí và cách giải quyết một chiều khồng suy nghĩ, đắn do của chủ nhà hàng.
 - Sử dụng những yếu tố gây cười.
 - Kết thúc bất ngờ, cất luôn tấm biển.
* Ý nghĩa văn bản 
  Tạo tiếng cười hài hước, vui vẻ, phê phán những hành đọng thiếu chủ kiến, và bài học về sự cần thiết phải biết chon lọc ý kiến đóng góp của người khác.
BÀI 2 : LỢN CƯỚI ÁO MỚI
 1.Nội dung
- 1 người khoe lợn, người kia khoe áo mới -> những nhân vật có tính khoe của, học đòi.
- Hành vi : + Tất tưởi đi khoe lợn cưới.
 + Mặc áo mới đứng hóng ở cửa, đợi người đi ngang khoe áo mới, giơ vạt áo.
- Lời nói : + Anh khoe lợn hỏi thăm tìm lợn cưới.
 + Anh khoe áo cố tình khoe áo đang mặc. 
 => Những nhân vật lố bịch thể hiện thái độ phê phán của tác giả dân gian, mỉa mai thói khoe khoang của một số người.
 2.Bài học:
 Không nên khoe khoang, tự đắc, làm mất đi vẻ đẹp trong mắt người khác.
 3. Nghệ thuật và ý nghĩa văn bản
 * Nghệ thuật 
 - Tạo tình huống gây cười.
 - Miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai người.
 - Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại .
 * Ý nghĩa văn bản 
   Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của - một tính xấu khá phổ biến trong xã hội
III/ TỔNG KẾT:
 Ghi nhớ: sgk/126,128.
IV/ LUYỆN TẬP:
Kể chuyện cười mà em biết
 4. Củng cố: (3 phút)
 Gv khái quát lại nội dung bài học
 5. Dặn dò: (1 phút)
 Học bài và sưu tầm thêm các câu chuyện cười dân gian
 Chuẩn bị bài: “Số từ và lượng từ”
Ngày giảng: 12/11/2010
Tuần 13
Tiết 52 Tiếng Việt SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ
A. Mức độ cần đạt
 - Hiểu thế nào là kể chuyện tưởng tượng
 - Cảm nhận được vai trò của tưởng tượng trong tác phẩm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự.
 - Vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
 2. Kĩ năng 
 Kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
 3. Thái độ
 - Nghiêm túc trong giờ học.
C. Chuẩn bị
 - Gv : soạn giáo án, tìm thêm ví dụ về số từ và lượng từ, bảng phụ.
 Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận.
 - Hs : xem bài ở nhà, sưu tầm thêm ví dụ để bài học sinh động hơn.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định : (1 phút)
 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
? Cụm danh từ là gì ? Vẽ mô hình cấu tạo cụm danh từ ?
- Gạch dưới cụm danh từ trong câu sau và điền vào mô hình cụm danh từ .
“ Một cửa hàng bán cá làm cái biển đề mấy chữ to tướng” .
(Đáp án tiết 44)
 3. Bài mới : (35 phút)
 Giới thiệu bài: Hình thức vấn đáp : Lấy ví dụ ở phần bài cũ . 
 Gv : Ở cụm danh từ thứ nhất có từ nào đứng trước danh từ . Hs : “ Một ”
 Gv : Ở cụm danh từ thứ hai có từ nào đứng trước danh từ . Hs : “ Mấy ” 
 Gv : Từ “một” và từ “ mấy ” đó là những từ loại gì?Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ
Hoạt động của thầy và trò
Hđ1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu nội dung bài học
Bước1: Tìm hiểu về đặc điểm của số từ.
- Gv gọi hs đọc ví dụ 1a, 1b trong sgk
? Em hãy cho biết các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- Hstl-gvkl:
Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa về số lượng cho các danh từ: chàng, ván, cơm nếp, nệp bánh 
chưng, ngà, cựa, hồng mao, một đôi.
? Từ" đôi" trong" một đôi" có phải là số từ không? vì sao?
- Hstl-Gvkl:
Từ" đôi"(một đôi) không phải là số từ vì nó mang ý nghĩa đơn vị và đứng ở vị trí của danh từ chỉ đơn vị.
? Vậy em hiểu thế nào là số từ?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng.
? Số từ đứng ở vị trí nào thì gọi là số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự?
- Hstl-Gvkl và ghi bảng:
Bước 2: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu về lượng từ.
- Gv gọi hs đọc các ví dụ trong sgk.
? Nghĩa của các từ in đậm có gì giống và khác so với số từ?
- Hstl-Gvkl:
Tất cả đều đứng trước danh từ. số từ chỉ số lượng hoặc số từ chỉ số thứ tự của sự vật. Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
? Em hiểu thế nào là số từ và lượng từ? 
- Hstl theo ghi nhớ sgk/129.
? Em hãy xếp các từ in đậm vào mô hình cụm danh từ? 
- Gv cho hs thực hiện bài tập nhanh.
- Gvkl và kẻ bảng.
Hđ2: Gv cho hs thực hiện phần luyện tập theo sgk
? Hãy chỉ ra số từ trong bài thơ?
- Gv cho hs thảo luận theo nhóm học tập.
? Các từ in đậm trong bài tập 2 có ý nghĩa như thế nào?
- Gv hướng dẫn hs tìm hiểu điểm giống và khác nhau giữa từ từng và từ mỗi.
- Gv đọc chính tả cho hs viết
Ghi bảng
I/ Số từ
Ví dụ: SGK
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho danh từ.
- Số từ chỉ số lượng và số từ chỉ số thứ tự của sự vật.
- Số từ đứng trước danh từ là số từ chỉ số lượng
- Số từ đứng sau danh từ là số từ chỉ số thứ tự
II/ Lượng từ:
Ví dụ:SGK
- Đều đứng trước danh từ.
- Lượng từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật.
* Ghi nhớ: SGK/129.
 Mô hình cụm danh từ
P.Trước
P.T.T
P.sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
các
hoàng tử
những
kẻ
thua trận
cả
mấy vạn
tướng lĩnh, quân sĩ
II/Luyện tập
Bài tập1: Xác định số từ.
- một, hai, ba, năm( canh)
"Số tờ chỉ số lượng.
-(canh) bốn, năm
"Số từ chỉ số thứ tự
Bài tập 2: Xác định ý nghĩa của số từ.
trăm(núi), ngàn(khe), muôn(nỗi)
"Dùng chỉ số nhiều, rất nhiều.
Bài tập 3:Xác định điểm giống và khác nhau của "từng- mỗi"
- Giống: tách ra từng sự vật, từng cá thể
- Khác:
+ Từng: Mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự, hết cá thể này đến cá thể khác.
+ Mỗi: Mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt.
Bài tập 4: Chính tả: nghe- viết
Viết đúng các chữ l/n và các vần ay-ai.
 4. Củng cố: (3 phút)
 Gv củng cố nội dung bài học
 5. Dặn dò: (1 phút)
 Gv dặn hs về nhà học bài,	 
 Chuẩn bị bài kể chuyện tưởng tượng.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 tuan 13 hoan chinh.doc