I. MỤC TIÊU
- Có hiểu biết bước đầu về truyện cười.
- Hiểu cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyện.
- Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện.
II. KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại của truyện cườivới nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong hai tác phẩm.
- Ý nghĩa chế giễu , phê phán những con người có tính hay khoe khoang , hợm hĩnh chỉ kàm trò cười cho thiên hạ.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ , hành động , ngôn ngữ của nhân vật lố bịch , trái tự nhiên.
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu văn bản truyện cười.
- Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện.
- Kể lại câu chuyện.
TREO BIỂN (Tự học) LỢN CUỚI ÁO MỚI (Truyện cuời) Văn bản Tuần : 13 Ngày soạn : 22/10/2010 Tiết : 51 Ngày dạy : 07/11/2010 I. MỤC TIÊU - Có hiểu biết bước đầu về truyện cười. - Hiểu cảm nhận được nội dung , ý nghĩa của truyện. - Hiểu một số nét chính về nghệ thuật gây cười của truyện. II. KIẾN THỨC CHUẨN 1. Kiến thức - Khái niệm truyện cười. - Đặc điểm thể loại của truyện cườivới nhân vật , sự kiện , cốt truyện trong hai tác phẩm. - Ý nghĩa chế giễu , phê phán những con người có tính hay khoe khoang , hợm hĩnh chỉ kàm trò cười cho thiên hạ. - Những chi tiết miêu tả điệu bộ , hành động , ngôn ngữ của nhân vật lố bịch , trái tự nhiên. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản truyện cười. - Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện. - Kể lại câu chuyện. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động + Hoạt động 1 : Khởi động - Ổn định lớp. - Kiểm tra bài cũ. Hỏi:Hãy nêu ý nghĩa nội dung và nghệ thuật truyện Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng. -Giới thiệu bài mới:Tiếng cười là một bộ phận không thể thiếu trong cuộc sống con người . Tiếng cười được thể hiện trong các truyện cười đặc sắc của văn học dân gian việt nam. -Báo cáo sỉ số. -Trả lời cá nhân. - Nghe, ghi tựa bài. + Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản. -GV hướng dẫn HS tìm hiểu khái niệm truyện cười. - Cho HS đọc chú thích dấu sao. Hỏi: Dựa vào chú thích, em hãy cho biết Truyện cười là gì? - GV nhận xét và dựa vào sách giáo khoa chốt lại truyện cười. - Đọc chú thích - Trả lời cá nhân I.Giới thiệu chung: * Truyện cười: Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. + Hoạt động 3: Phân tích TREO BIỂN ( TỰ HỌC ) - Cho HS đọc văn bản “Treo biển”. Hỏi:Hãy cho biết tấm biển của nhà hàng đã đề chữ gì? Chỉ ra nội dung thông báo của tấm biển? Hỏi :Từ ở đây dùng để thông báo điều gì? Hỏi :Có bán dùng để thông báo điều gì? Hỏi :Cá dùng để thông báo điều gì? Hỏi :Tươi dùng để thông báo điều gì? Hỏi:Theo em, có thể thêm bớt thông tin nào ở tấm biển không? Vì sao? Hỏi: Từ lúc treo biển nội dung của nó được thay mấy lần? Hỏi: Trong những lần góp ý của khách hàng, chủ cửa hàng có nghe theo không? Kết quả việc góp ý như thế nào? Hỏi:Theo em, sự việc có đáng cười không? Vì sao? ( GV tổng hợp - chốt lại nội dung.) Hỏi: Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì? Chuyển ý qua truyện thứ 2. LỢN CƯỚI ÁO MỚI - Cho HS đọc văn bản. Hỏi : Qua truyện cho thấy cả hai anh chàng này điều có thói gì ? Hỏi : Tác giả đã sử dụng tình huống gì ? Hỏi: Anh thứ nhất có gì để khoe? Theo em, cái áo mới có đáng khoe không? -> Nhận xét. Hỏi: Anh thứ hai khoe cái gì? Có đáng khoe không? Hỏi: Anh đi tìm lợn khoe trong tình trạng nào? Cách khoe? Lẽ ra anh phải hỏi như thế nào mới đúng? Hỏi : Vậy câu hỏi anh thừa chữ gì? Hỏi như thế nhằm mục đích gì? Hỏi: Anh có áo mới khoe khác anh có lợn cưới như thế nào? Điệu bộ, lời nói có gì khác thường? Lẽ ra anh phải trả lời như thế nào? Trả lời như thế nhằm mục đích gì? Hỏi : Tác giả tạo tình huống câu chuyện như thế nào ? Hỏi : Miêu tả điệu bộ của nhân vật ra sao? Hỏi : Sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Hỏi: Qua câu chuyện trên, tác giả dân gian muốn phê phán điều gì? -> Nhận xét. - Đọc. -Trả lời :“Ở đây có bán cá tươi”. -HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Không vì nó rất đầy đủ. - 4 lần. - Nghe theo, cuối cùng dẹp luôn biển. -HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Rất đáng cười. Tên chủ nhà hàng không biết suy nghĩ, nghe theo 1 cách máy móc, thủ tiêu luôn biển. - Phê phán người thiếu chủ kiến khi làm việc. - Đọc văn bản. -HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Aùo mới. -Rất bình thường không đáng khoe. - Lợn cưới. - Không. - Đang đi tìm Lợn sổng. Trả lời : Bác có thấy con Lợn nào chạy không ? - Trả lời cá nhân: Muốn khoe giàu. - Kiên trì chờ được khoe. - Giơ vạt áo lên. -“Không, tôi không thấy con lợn cả.” - Tính khoe của. -HS thực hiện theo têu cầu của GV. -HS thực hiện theo têu cầu của GV. -HS thực hiện theo têu cầu của GV. II. Phân tích 1. Treo biển: - Những nội dung cần thiết cho việc quảng cáo bằng ngôn ngữ trên tấm biển của cửa hàng. + Ở đây thông báo địa điểm cửa hàng. + Có bán thông báo hoạt động của cửa hàng. + Cá thông báo loại mặt hàng. + Tươi thông báo chất lượng hàng bán. - Chuỗi sự việc đáng cười diễn ra trong truyện gồm có bốn lời góp ý và phản ứng của nhà hàng : +Bốn lời góp ý tuy có khác nhau về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách nhìn chỉ quan tới một số thành phần của tấm biển mà không chú ý đến các thành phần khác. + Nhà hàng : thay đổi biển treo theo bất kì góp ý nào ( lần lượt bỏ đi từng yếu tố cối cùng dẹp luôn tấm biển) 2. Lợn cưới, áo mới : a. Tìm hiểu chung. - Thói khoe khoang , học đòi trong thực tế đời sống. - Tình huống gây cười của truyện. b. Phân tích truyện * Nội dung - Nhân vật : người khoe lợn , kẻ khoe áo – những nhân vật khoe của , thích học đòi. - Những nhân vật lố bịch thể hiện thái độ của tác giả dân gian phê phán , mỉa mai thói khoe của một số người. + Biểu hiện qua hành vi : tất tưởi đi khoe lợn cưới , mặc áo mới đứng hóng ở cửa , đợi người khen áo mới , giơ vạt áo. + Biểu hiện qua lời nói : anh khoe lợn hỏi thăm để tìm lợn cưới ; anh có áo mới cố tình ghép vào câu trả lời về lợn sổng để khoe áo đang mặc. * Nghệ thuật - Tạo tình huống truyện gây cười. - Miêu tả điệu bộ , hành động , ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật. - Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. * Ý nghĩa văn bản Truyện chế giễu , phê phán những người có tính hay khoe của – một tính xấu khá phổ biến trong xã hội. + Hoạt động 4: Luyện tập - Cho HS kể lại truyện. + Lưu ý: Kể đúng chi tiết, trình tự, diễn cảm. -HS thực hiện theo têu cầu của GV. III. LUYỆN TẬP - HS đóng vai kể anh có áo mới và anh có lợn cưới. + Hoạt động 5: Củng cố- dặn dò Hỏi : Qua truyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Yêu cầu HS: + Học thuộc bài + Kể được truyện. Hỏi :Từ “ một trăm “và từ “ cả mấy vạn”ta gọi là từ gì ? - Chuẩn bị: Số từ và lượng từ. - Đọc – trả lời câu hỏi SGK -HS thực hiện theo têu cầu của GV. - Nghe.
Tài liệu đính kèm: