Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 49: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 49: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường

I. MỤC TIÊU

 - Hiểu được các yêu cầu của bài làm tự sư kể chuyện đời thường.

 -Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường.

 -Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường

 II.KIẾN THỨC CHUẨN

 1. Kiến thức

 - Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.

 - Chủ đề , dàn bài , ngôi kể , lời kể trong kể chuyện đời thường.

 2. Kĩ năng

 - Làm bài văn kể chuyện đời thường.

III. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN

 

doc 2 trang Người đăng thu10 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9 - Tiết 49: Luyện tập xây dựng bài tự sự kể chuyện đời thường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tập làm văn
Tuần : 12 	 Ngày soạn : 20 /10/2010 
Tiết : 48 	 Ngày dạy : 30/11/ 2010 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG BÀI TỰ SỰ 
 KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
I. MỤC TIÊU
 	- Hiểu được các yêu cầu của bài làm tự sư kể chuyện đời thườngï. 
 -Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường. 
 -Biết tìm ý, lập dàn ý cho đề văn kể chuyện đời thường 
 II.KIẾN THỨC CHUẨN
	1. Kiến thức
	- Nhân vật và sự việc được kể trong kể chuyện đời thường.
	- Chủ đề , dàn bài , ngôi kể , lời kể trong kể chuyện đời thường.
	2. Kĩ năng
	- Làm bài văn kể chuyện đời thường.
III. HƯỚNG DẪN-THỰC HIỆN
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung hoạt động
+ Hoạt động 1 : Khởi động
- Ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ ( Không kiểm tra )
- Giới thiệu bái : Đây là đề văn kể chuyện đời thường cho nên chúng ta phải kể xoay quanh đời sống hằng ngày , kể một cách chân thật không bịa đặt.
- Báo cáo sỉ số.
- Nghe - Ghi tựa bài.
+ Hoạt động 2 : Hình thành khái niệm
- Gọi HS đọc các đề ở SGK (7 đề).
 Hỏi: Các đề trên yêu cầu chúng ta kể về điều gì?
-> Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh.
 Hỏi: Khi kể về những đề trên chúng ta cần phải làm gì?
- Gọi HS nhận xét -> GV chốt lại.
Hỏi: Theo em hiểu thế nào là kể chuyện đời thường? Cho HS thảo luận.
- Gọi HS trình bày -> chốt lại.
 Hỏi: Em hãy tìm một hoặc hai đề văn tự sự cùng loại?
- Nhận xét-> cho HS ghi vào vở.
- Gọi HS đọc đề và bài tham khảo “Kể chuyện về ông hay bà của em” (SGK trang 119, 120, 121).
 Hỏi: Bài làm trên có sát với đề không? Các sự việc nêu lên có xoay quanh chủ đề về người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu không?
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
Hỏi: Bài làm trên được xây dựng theo bố cục mấy phần ?
Hỏi: Vậy khi làm một bài văn kể chuyện ta cần phải thực hiện các thao tác nào ?
* GV chốt =>
- Cá nhân đọc đề.
-Kể về người thật, việc thật.
- Nhân vật và sư việc phải chân thực, không bịa đặt.
- HS thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS tìm đề.
- Nghe – ghi .
- HS đọc.
- Sát- các sự việc kể trong bài có xoay quanh chủ đề người ông hiền từ, yêu hoa, yêu cháu.
-3 phần 
-HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
1.Kể chuyện đời thường
- Là kể về những câu chuyện hằng ngày, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó. Nhân vật và sư việc phải chân thực, không bịa đặt. 
2. Cách làm một bài văn kể chuyện đời thường :
+ Tìm hiểu đề.
+ Lập dàn ý , chọn ngôi kể , thứ tự kể.
 Chọn lời văn kể chuyện phù hợp.
- Phát hiện và chữa những lỗi chính tả phổ biến.
+ Hoạt động 3: Luyện tập
 - Gọi HS đọc đề đ (SGK trang 119).
- Chia nhóm cho HS lập dàn bài (Phát giấy cho HS).
- GV gọi HS trình bày (Trên giấy).
-> Nhận xét, đánh giá.
- HS đọc.
- Thảo luận nhóm -> lập dàn bài.
- Trình bày.
3. Luyện tập
* Mở bài: Giới thiệu quê em đổi mới.
 * Thân bài: 
 - Làng trước kia nghèo, buồn, lặng lẽ.
- Làng hôm nay đổi mới toàn diện nhanh chóng:
 + Những con đường, những ngôi nhà mới.
 + Trường học, trạm xá, uỷ ban, câu lạc bộ, sân bóng
 + Điện đài, tivi, xe máy, vi tính .
 + Nề nếp làm ăn, sinh hoạt.
* Kết bài: Làng trong tương lai.
+ Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. ( 
-GV gọi HS đọc 2 bài văn tham khảo (SGK trang 122, 123)
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Yêu cầu HS về nhà:
 + Tập kể chuyện đời thường.
 + Chuẩn bị: Bài viết số 3.
- Đọc.
- Thực hiện theo yêu cầu GV

Tài liệu đính kèm:

  • doce2-48-LUYENTAPTUSU-KECHUYENDOITHUONG.doc