I. MỤC TIÊU
-Hiểu đặc điểm , ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự.
-Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
II.KIẾN THỨC CHUẨN
1. Kiến thức
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự.
- Vận dụng ngôi kể váo đọc - hiểu văn bản.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN
Tuần : 09 Ngày soạn : 25/09/2010 NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ Tập làm văn Tiết : 33 Ngày dạy : 05/10/2010 I. MỤC TIÊU -Hiểu đặc điểm , ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn tự sự. -Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự. II.KIẾN THỨC CHUẨN 1. Kiến thức - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2. Kĩ năng - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự. - Vận dụng ngôi kể váo đọc - hiểu văn bản. III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung hoạt động + Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu -Ổn định -Kiểm tra sỉ số. -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS + bài tập. - Giới thiệu bài:Khi kể chuyện người kể giấu mình đi nhưng cũng có khi tự xưng tôi . Vậy khi kể chuyện người kể dừng ở những ngôi nào ? Vai trò của người kể là gì ta đi vào tìm hiểu bài -> Ghi tựa. - Báo cáo sỉ số. -HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -Nghe, ghi tựa. + Hoạt động 2: Hình thành khái niệm * GV gọi HS đọc lời giới thiệu SGK trang 87 . * GV dựa vào lời dẫn chốt => - GV giới thiệu khái quát về ngôi kể, kể theo ngôi thứ 3, 1 SGK. - Gọi HS đọc đoạn 1 SGK. Hỏi: Người kể gọi tên các nhân vật là gì? Dùng bút chì gạch dưới các tên gọi ấy? * GV chốt : người kể gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. * GV gạch chân các từ :Vua , em bé , cha , họ + Khi ấy, tác giả ở đâu? + Sử dụng ngôi kể như thế, tác giả có thể kể như thế nào? - GV khái quát lại vấn đề -> đây là cách kể theo ngôi thứ 3. Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là kể theo ngôi thứ 3. - Gọi HS đọc đoạn 2 SGK. Hỏi: + Người kể tự xưng mình là gì? Nhân vật “tôi” là Dế Mèn hay tác giả? + Trong cách kể này thì người kể có thể kể như thế nào? (Kể tự do hay chỉ kể những gì mình biết và trải qua) - GV khái quát lại vấn đề -> Đây là cách kể theo ngôi thứ nhất. Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là cách kể theo ngôi thứ nhất? - Yêu cầu HS thay ngôi thứ nhất trong đoạn 2 thành ngôi thứ 3 và đọc đoạn văn đã thay. Hỏi: Có thể đổi ngôi thứ 3 -> ngôi thứ 1 trong đoạn 1 được không? Vì sao? ( Cho HS thảo luận ) - GV khái quát lại vấn đề -> rút ra ý 4, 5 ghi nhớ. -HSđđọc - Đọc đoạn 1 SGK. - HS trả lời cá nhân: +Tác giả giấu mình đi. +Kể linh hoạt, tự do-> mang tính khách quan. -HS thực hiện theo yêu cầu của GVù. - Đọc đoạn 2 SGK. - Cá nhân phát hiện: “tôi” là dế mèn -> kể trực tiếp những gì nghe, thấy - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Cá nhân đọc đoạn văn đã thay “tôi” = Dế Mèn. - Thảo luận (Tổ) -> nhận xét: Không thể, vì khó tìm 1 người có mặt mọi nơi. I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự: -Ngôi kể làø vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. -Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể: +Ngôi thứ nhất : người kể hiện diên , xưng tôi +Ngôi thứ ba : người kể giấu mình , gọi sự vật bằng tên của chúng , kể như “ người ta kể” *Lưu ý : Người kể cần lựa chọn ngôi kể sao cho thích hợp , người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả . -Đặc điểm của ngôi kể: +Kể theo ngôi thứ ba : có tính khách quan , người kể có thể kể linh hoạt , tự do những gì diễn ra với nhân vật. +Kể theo ngôi thứ nhất : có tính chủ quan , người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe thấy , nhìn thấy , mình trãi qua , có thể trực tiếp nói ra tình cảm , suy nghĩ của mình , song hạn chế ở tính khách quan + Hoạt động 3 : Luyện tập.. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK. Hỏi : Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn. - Gọi HS trả lời. -> Nhận xét, sửa chữa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK Hỏi : Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn. - Gọi HS trả lời. -> Nhận xét, sửa chữa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK Hỏi :Truyện cây bút thần kể theo ngôi nào ? vì sao như vậy ? - Gọi HS giải thích. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK Hỏi :Vì sao trong các truyện cổ tích , truyền thuyết người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất ? - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5 SGK Hỏi:Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào? - Gọi HS trả lời – nhận xét. -HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -Suy nghĩ trả lời -> cá nhân khác nhận xét. -HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS trả lời cá nhân. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS đọc -Ngôi thứ ba II. Luyện tập Bài tập 1: Thay tôi = dế mèn -> Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba có sắc thái khách quan. Bài tập 2: - Thay ”tôi” vào “Thanh” “chàng” -> Ngôi kể tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Bài tập 3: Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể. Bài tập 4: Giải thích vì: + Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích + Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện. Bài tập 5: Ngôi kể thứ nhất. + Hoạt động 4: Củng cố - dặn dÒ - Thế nào là kể theo ngôi thứ ba? HƯỚNG DẪN TỰ HỌC -Về học bài và tập làm bài tập 6 SGK. -Sự đền ơn và trả ơn của cá vàng đối với ai ? + em trước bài “Ông lão.đánh cá và con cá vàng “ +Soạn câu hỏi phần đọc hiểu văn bản -HS nhắc lại - Thực hiện theo yêu cầu GV.
Tài liệu đính kèm: