I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1/ Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng,hoang đường.
2/ Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì.
- Phân tích các sự kiện trong truyện.
- Kể lại được câu chuyện.
3/ Thái độ :
Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, tinh thần hợp tác trong hoạt động của nhóm.,học sinh yêu thích văn bản tự sự.
NS: 03/10/2011 TUẦN 09 ND: 10/10/2011 TIẾT 33 Tập làm văn NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ = a= a = a= a = a = a = a= a = I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba ). - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. - Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể. 2/ Kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự. 3/ Thái độ : Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, tinh thần hợp tác trong hoạt động của nhóm.,học sinh yêu thích văn bản tự sự. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định nề nếp – kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - Các em đã được tìm hiểu: Thế nào là văn tự sự, sự việc và nhân vật trong văn tự sự, chủ đề và cách làm bài văn tự sự, rồi đến cách viết lời văn đoạn văn tự sự. Tiết học hơm nay, các em sẽ biết thêm một hiện tượng thường gặp trong tập làm văn là ngôi kể, ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? Mỗi ngôi kể có ưu thế gì, nó có liên quan đến sắc thái biểu hiện tình cảm của bài văn như thế nào? HS thực hiện theo yêu cầu của GV. HS ch ý lắng nghe. Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu chung: - GV giới thiệu khái quát về ngôi kể, kể theo ngôi thứ ba, ngôi thứ nhất SGK. - Gọi HS đọc đoạn 1 SGK. Hỏi: Người kể gọi tên các nhân vật là gì? Dùng bút chì gạch dưới các tên gọi ấy? + Khi ấy, tác giả ở đâu? - GV khái quát lại vấn đề -> đây là cách kể theo ngôi thứ 3. Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là kể theo ngôi thứ 3. - Gọi HS đọc đoạn 2 SGK. Hỏi: + Người kể tự xưng mình là gì? Nhân vật “tôi” là Dế Mèn hay tác giả? - GV khái quát lại vấn đề -> Đây là cách kể theo ngôi thứ nhất. Hỏi: Vậy em hiểu như thế nào là cách kể theo ngôi thứ nhất? - Yêu cầu HS thay ngôi thứ nhất trong đoạn 2 thành ngôi thứ 3 và đọc đoạn văn đã thay. Hỏi: Có thể đổi ngôi thứ 3 -> ngôi thứ 1 trong đoạn 1 được không? Vì sao? - Cho HS thảo luận. Hỏi:Sử dụng ngôi kể thứ ba tác giả có thể kể như thế nào? Hỏi:Sử dụng ngôi kể thứ nhất, tác giả có thể kể như thế nào? GV: gọi HS nhắc lại vai trò các ngôi kể, chuyển qua nội luyện tập. HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đọc. -Gọi sự vật bằng tên của chúng. -Tác giả giấu mình đi. -Người kể giấu mình, HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - Đọc đoạn 2 SGK. -“tôi” là Dế Mèn . - Nghe - Người kể hiện diện, xưng tôi. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Không thể, vì khó tìm một người cùng lúc có mặt mọi nơi. -Có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt, tự do -Có tính chủ quan, người kể có thể trực tiếp HS thực hiện theo yêu cầu của GV. I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự: 1. Ngôi kể : Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. 2.Dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể: -Ngôi thứ ba: người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “người ta kể”. -Ngôi thứ nhất:người kể hiện diện, xưng tôi. Lưu ý :Người kể cần lựa chọn ngôi kể sao cho thích hợp, người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả. 3.Đặc điểm của ngôi kể: - Kể theo ngôi thứ ba:có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt, tự do với những gì diễn ra với nhân vật. - Kể theo ngôi thứ nhất:có tính chủ quan, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm, suy nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK. - Gọi HS trả lời. -> Nhận xét, sửa chữa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2 SGK - - Gọi HS trả lời. -> Nhận xét, sửa chữa. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3 SGK - Gọi HS giải thích. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4 SGK - Cho HS thảo luận. - Đại diện nhóm giải thích. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 5 SGK - Gọi HS trả lời – nhận xét. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể. -Thực hiện theo yêu cầu của GV -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. II.Luyện tập: Bài tập 1: Thay tôi = Dế Mèn - Đoạn văn kể theo ngôi thứ ba có sắc thái khách quan. Bài tập 2: Thay“tôi”vào“Thanh”,”chàng” -Ngôi kể tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn. Bài tập 3: Truyện cây bút thần kể theo ngôi thứ 3 vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể. Bài tập 4: Giải thích vì: + Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích + Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện. Bài tập 5: Ngôi kể thứ nhất. Hoạt động 4: Tổng kết - Hỏi: Thế nào là ngôi kể? Nêu dấu hiệu nhận biết hai ngôi kể?. -Hướng dẫn tự học: + Chuẩn bị: văn bản: Ông lão đánh cá và con cá vàng. Trả lời các câu : - Truyện cổ tích của nước nào? - Truyện ca ngợi những phẩm chất gì của ông lão? - Bài học đối với mụ vợ là gì? - Nghệ thuật của truyện? Truyện có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV. - Nghe, thực hiện theo yêu cầu của GV. NS: 05/10/2011 TUẦN 09 ND: 10/10/2011 TIẾT 34 Tập làm văn ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG ( Đọc thêm) = a= a = a= a = a = a = a= a = I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. - Thấy được những nét chính về nghệ thuật và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong truyện. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì. - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng,hoang đường. 2/ Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. - Phân tích các sự kiện trong truyện. - Kể lại được câu chuyện. 3/ Thái độ : Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, tinh thần hợp tác trong hoạt động của nhóm.,học sinh yêu thích văn bản tự sự. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định lớp :nề nếp – sĩ số - Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện “Em bé thông minh”. - Dựa vào khái niệm truyện cổ tích dẫn vào bài - ghi tựa. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu chung: - GV hướng dẫn HS đọc truyện. - Cho HS đọc phân vai - nhận xét. - Yêu cầu HS tìm hiểu một số từ khó chú thích dấu sao SGK. Hỏi: Em hiểu gì về tác giả? Đây là truyện cồ tích của nước nào? - GV tạm chia bố cục truyện thành 3 đoạn và cho HS nêu ý chính từng đoạn. - Nghe. - HS đọc phân vai -> lớp nhận xét. - Đọc chú thích SGK. -Nước Nga, Đức. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. I. Tìm hiểu chung: - Ông lão đánh cá và con cá vàng là truyện cổ dân gian Nga, Đức được Pu-skin viết lại bằng 205 câu thơ (tiếng Nga). - Kết cấu sự kiện trả ơn trong truyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng. Hoạt động 3: Đọc – hiểu văn bản - GV treo tranh. Hỏi: Em hiểu gì về hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão? - GV chốt lại: sống nghèo khổ nhưng hạnh phúc. Hỏi:Truyện ca ngợi phẩm chất gì của ông lão? Hỏi:Ông lão bắt được cá vàng và sau đó ông lão đã làm gì cá vàng? Hỏi:Cá vàng mấy lần trả ơn? Hỏi: Mụ vợ đã đòi hỏi những gì? Tương ứng với những đòi hỏi của mụ vợ là mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Cách sử dụng phép đối lặp ấy có tác dụng gì? Hỏi: Mỗi lần ông lão ra biển, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao? Nghệ thuật gì? - GV diễn giảng: Sự giận dữ của biển cũng chính là thái độ bất đồng của nhân dân. - Chốt lại vấn đề: Mụ vợ tham lam, bội bạc. Hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất của những lần đòi hỏi của mụ vợ? Đó là những đòi hỏi về mặt nào? Nghệ thuật gì? - GV nhận xét sự trả lời của hS. Hỏi: Sự bội bạc lên đỉnh điểm khi mụ vợ đòi hỏi gì? Nêu cảm nghĩ của em trước thái độ của mụ vợ? - Cho HS tìm câu tục ngữ nói về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ. Hỏi: Em có suy nghĩ gì về nhân vật ông lão? - GV diễn giảng: hiền lành, đôn hậu vốn là tính cách của ngừơi lao động nghèo. Nhưng tính nhu nhược, dễ mềm lòng sẽ là bạn đồng hành của kẻ tham lam. Hỏi: Kết quả của lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ra sao? Em rút ra bài học gì? (Liên hệ phần đọc thêm) - Nêu câu hỏi 5 SGK. - Cho HS thảo luận tìm ý nghĩa hình tượng cá vàng. - Cho HS xem tranh và phát hiện cảnh trong tranh. Hỏi: Truyện ca ngợi và phê phán điều gì? -Nghèo khổ. - Nghe. -Tấm lòng nhân hậu -Thả,không cần trả ơn, - Bốn lần. -Máng lợn, tòa nhà, nhất phẩm phu nhân, nữ hoàng, Long Vương-5 lần. -Thay đổi, nổi sóng HS lằng nghe. - Càng cao, đối xử tệ bạc với chồng -> nghệ thuật tăng tiến. - Long Vương- bắt cá vàng hầu hạ. - Nêu cảm nghĩ. - Tham thì thâm. HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Mụ vợ bị trừng trị. -> Bài học không tham lam, không bội bạc, phải biết trọng ân tình. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên -Ca ngợi người tốt, II. Phân tích: 1.Nội dung: - Ca ngợi người có tấm lòng nhân hậu và người có nghĩa tình sau trước, biết ơn đối với người nhân hậu. + Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng và thả cá vàng mà hề đòi hỏi. + Cá vàng bốn lần trả ơn cho ông lão đánh cá. - Bài học đối với mụ vợ tham lam của ông lão đánh cá: điều kì diệu đã không xảy ra khi mụ đòi cá vàng phải biến mụ thành Long Vương và cá vàng phải làm theo ý muốn của mụ. 2. Nghệ thuật: -Tạo nên sự hấp dẫn cho truyện bằng các yếu tố tưởng tượng, hoang đường qua hình tượng cá vàng. - Có kết cấu sự kiện vừa lặp lại vừa tăng tiến. - Xây dựng hình tượng nhân vật đối lập, mang nhiều ý nghĩa. - Kết thúc tác phẩm Ông lão đánh cá và con cá vàng không giống các truyện cổ tích thông thường ở chỗ phần lớn các truyện cổ tích đều có kết thúc có hậu, còn ở truyện này kết thúc lại quay trở lại hoàn cảnh thực tế. 3.Ý nghĩa: Truyện ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, độc ác. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập - Gọi HS đọc bài tập 1. - Cho HS thảo luận -> rút ra nhận xét về tên truyện. Gọi HS đọc và xác đinh yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu HS kể diễn cảm truyện. Gọi HS nhận xét, gv nhận xét, khích lệ HS. -HS Thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS Thực hiện theo yêu cầu của GV. -HS Thực hiện theo yêu cầu của GV. HS lắng nghe, ghi nhận. III.Luyện tập: Bài tập 1: Tên truyện cũng có cơ sở vì: + Mụ vợ là nhân vật chính. + Ý nghĩa của truyện là nêu bài học, phê phán người tham lam, bội bạc. Bài tập 2: Kể diễn cảm truyện. Hoạt động 5: Tổng kết Hỏi: Truyện do ai kể? Nghệ thuật truyện là gì? Truyện có ý nghĩa như thế nào? * Hướng dẫn tự học: + Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất theo đúng trình tự các sự việc + Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một chi tiết đặc sắc trong truyện. * Soạn bài: Thứ tự kể trong văn tự sự. + Tóm tắt các sự việc trong văn bản “Ông lão đánh cá và con cá vàng” cho biết các sự việc được kể theo thứ tự nào? Thứ tự đó tạo được hiệu quả nghệ thuật gì? + Đọc đoạn văn SGK trang 97-98 và trả lời câu hỏi trang 98. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. NS: 06/10/2011 TUẦN 09 ND: 11/10/2011 TIẾT 35-36 Tập làm văn THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ = a= a = a= a = a = a = a= a = I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự - Kể xuôi, kể ngược theo nhu cầu thể hiện. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1/ Kiến thức: - Hai cách kể - kể “xuôi”, kể “ngược” - Điều kiện cần có khi kể ngược. 2/ Kĩ năng: - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. 3/ Thái độ : Tự giác, tích cực trong các hoạt động học tập, tinh thần hợp tác trong hoạt động của nhóm.,học sinh yêu thích văn bản tự sự. III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRỊ NỘI DUNG LƯU BẢNG Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định nề nếp – sĩ số. - Kiểm tra bài cũ: Hỏi: Nêu dấu hiệu nhận biết của ngôi kể và đặc điểm của ngôi kể ? Kiểm tra bài tập về nhà. Giáo viên giới thiệu tầm quan trọng của việc sắp xếp các sự việc trong tự sự - dẫn vào bài - ghi tựa. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. Hoaït ñoäng 2: Tìm hiểu chung: * Yêu cầu HS tóm tắt lại các sự việc chính trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng. -> ghi bảng phụ. Hỏi: Hãy cho biết các sự việc trong truyện kể theo thứ tự nào? Hỏi: Kể theo thứ tự đó có tác dụng gì? - GV chốt lại: đó là cách kể xuôi. Hỏi: Vậy, em hiểu thế nào là cách kể xuôi? -> Rút ra ý 1 ghi nhớ. - Gọi HS đọc tiếp đoạn văn mục 2 SGK. Hỏi: Liệt kê các sự việc theo thứ tự thực tế. - GV ghi bảng. Hỏi: Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh đến điều gì? (Cho HS thảo luận) - GV nhận xét, khái quát lại vấn đề: đó là cách kể ngược. Hỏi: Em hiểu thế nào là cách kể ngược? -Giới thiệu ông lão đánh cá-Ông lão bắt được cá vàng và thả cá vàng, nhận lời hứa của cá vàng-Năm lần ra biểu gặp cá vàng và kết quả mỗi lần. - Kể theo thứ tự thời gian. -> Tạo sự mạch lạc dễ theo dõi. HS lắng nghe. -Kể các sự việc liên tiếp.. - Đọc mục 2 SGK. - Ngỗ mồ côi, không người dạy, bị mọi người xa cách. - Ngỗ tìm cách trêu chọc đánh lừa mọi người, làm họ mất lòng tin. - Bị chó dại cắn thật nhưng không ai cứu. - Trạm y tế băng bó và tiêm thuốc ngừa cho Ngỗ. - Thứ tự kể: bắt đầu từ hậu quả-> nguyên nhân -> về thực tại)=>Nổi bật ý nghĩa bài học. HS lắng nghe tích cực. HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. I.Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. -Thứ tự kể trong văn tự sự là trình tự kể các sự việc,bao gồm kể xuôi và kể ngược. -Sự khác nhau của hai cách: kể xuôi và kể ngược. + Kể xuôi: là kể các sự việc liên tiếp nhau theo trình tự trước sau, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết. + Kể ngược: là kể các sự việc theo trình tự không gian, đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các sự việc đã xảy ra trước đó để gây bất ngờ, gây chú ý hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật. * Lưu ý: Trong kể ngược, yếu tố hồi tưởng đóng vai trò quan trọng. Thứ tự kể xuôi, kể ngược phải phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Tiết 2 Khởi động: nhắc lại Thế nào là kể xuôi và kể ngược ? - Gọi HS đọc câu chuyện và nắm yêu cầu bài tập 1. -> Nhận xét câu trả lời của HS. Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2. - Hãy tìm hiểu đề và lập dàn bài theo gợi ý? * GV gọi HS trình bày trước lớp và gọi học sinh trong lớp nhận xét. * Sau cùng giáo viên nhận xét , động viên, khích lệ học sinh. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. -Thực hiện theo yêu cầu của GV. HS lắng nghe tích cực và ghi bài. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. HS lắng nghe tích cực. II. Luyện tập: Bài tập 1: Truyện kể ngược theo dòng hồi tưởng. Kể theo ngôi thứ I. Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò làm cơ sở cho việc kể ngược Bài tập 2: a.Mở bài:Giới thiệu lý do lần đầu tiên em được đi chơi xa.Ai đưa em đi. b.Thân bài: -Nơi xa ấy là đâu? Về quê, ra thành phố, hay đi tham quan nơi nào?... -Em đã trông thấy gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi? c.Kết bài:Em ước ao những chuyến đi như thế nào? Hoạt động 4: Tổng kết - Hỏi: Theo em, truyện Cây bút thần được kể theo thứ tự nào? Tác dụng? -Hướng dẫn tự học: +Yêu cầu HS : Tham khảo các đề SGK. +Chuẩn bị: Bài viết số 2-Văn kể chuyện. - Kể xuôi -> tạo sự mạch lạc.. - Thực hiện theo yêu cầu GV. DUYỆT TUẦN 9 Ngày . . . tháng 10 năm 2011 Tổ trưởng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm: