Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 15 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Hương

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 15 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Hương

A. MỤC TIÊU.

 I. Chuẩn.

 1. Kiến thức.

- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.

-Sự khác nhau trong ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.

-Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.

 2. Kĩ năng.

- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.

-Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.

 3. Thái độ.

 Giáo dục HS yêu thích ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.

 II. Mở rộng và nâng cao.

 .

B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.

 PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não. Kĩ thuật khăn phủ bàn.

 C. CHUẨN BỊ.

 1. Thầy: Soạn g/a. Dùng tranh, bảng phụ.

 2. Trò : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). Tranh vẽ.

D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

 I. Ổn định lớp và kiểm tra bài củ.

 Không thực hiện.

 II. Nội dung bài mới.

 1. Giới thiệu bài.

 Hiện tượng thường gặp trong TLV là ngôi kể, khi nào thì xưng “tôi” (ngôi thứ nhất), khi nào thì kể theo ngôi thứ ba, mỗi ngôi kể có ưu thế gì, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tình cảm của bài văn như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

 

doc 63 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 9 đến 15 - Năm học 2011-2012 - Lê Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
	Tiết 33: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Lớp dạy:6A 
A. MỤC TIÊU.
	 I. Chuẩn.
 1. Kiến thức.
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. 
-Sự khác nhau trong ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. 
-Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
 2. Kĩ năng.
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. 
-Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
 3. Thái độ.
 Giáo dục HS yêu thích ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
 II. Mở rộng và nâng cao.
...........................................
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não. Kĩ thuật khăn phủ bàn.
 C. CHUẨN BỊ.
 1. Thầy: Soạn g/a. Dùng tranh, bảng phụ.
 2. Trò : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). Tranh vẽ.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 I. Ổn định lớp và kiểm tra bài củ. 
	Không thực hiện. 
 II. Nội dung bài mới.
 1. Giới thiệu bài. 
 Hiện tượng thường gặp trong TLV là ngôi kể, khi nào thì xưng “tôi” (ngôi thứ nhất), khi nào thì kể theo ngôi thứ ba, mỗi ngôi kể có ưu thế gì, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tình cảm của bài văn như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1(20p):
- Nêu dấu hiệu của ngôi thứ 3?.
GV dẫn dắt như SGK.
-Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất?.
H/S đọc đoạn văn 1 và 2.
-Đ1 kể theo ngôi nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?.
-Đ2 kể theo ngôi nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?.
-Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trãi qua?.
-Đổi ngôi kể đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3?.
-Có thể đổi ngôi thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi thứ nhất không?. Vì sao?.
- Ngôi kể có vai trò gì trong văn tự sự?
 (H/S đọc ghi nhớ.)
Hoạt đông2(20p):
- * Kĩ thuật khăn phủ bàn. GV chia lớp 3 nhóm, phát giấy, bút cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 1,2. Mỗi thành viên ghi ý kiến cá nhân vào góc giấy quy định của mình. Sau đó các thành viên thảo luận chia sẽ rồi viết ý chung vào ô giữa khăn phủ bàn.
-Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ.
GV: Nhận xét, bổ sung kết luận bảng phụ.
-Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào?. Vì sao?.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
-Kể theo ngôi thứ ba: Người kể dấu mình, không biết ai kể nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.
-Kể theo ngôi thứ nhất.Người kể hiện diện xưng “tôi”.
1. Bài tập.
a. Đ1: Kể theo ngôi thứ ba.
-Vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vuatự giấu mình.
b. Đ2: Kể theo ngôi thứ nhất.
-Nhân vật Dế Mèn tự xưng là tôi.
c. Ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn.
Ngôi kể thứ nhất “tôi” chỉ kể được những gì “tôi” biết mà thôi.
d. Nếu thay vào ngôi kể thứ ba đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình.
e. Khó đổi được. Vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.
2 Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập.
Bài 1.
Thay “tôi” thành “Dế Mèn” ta có đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 có sắc thái khách quan.
Bài 2:
Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”.
Ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái t/c trong đoạn văn. 
Bài 3.
Kể theo ngôi thứ ba.
Vì không thấy người kể xưng tôi.
 3. Củng cố. 2p
 - Thế nào là ngôi kể thứ nhất?. thứ ba?.
 4. Hướng dẫn học bài. 3p
 - Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 4, 5.
 - Chuẩn bị bài sau: tiết tiếp theo.
 5. Rút kinh nghiệm: ..
—–—–&—–—–
Tiết 34: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ(tt)
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Lớp dạy:6A 
A. MỤC TIÊU.
	 I. Chuẩn.
 1. Kiến thức.
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự. 
-Sự khác nhau trong ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. 
-Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
 2. Kĩ năng.
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. 
-Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
 3. Thái độ.
 Giáo dục HS yêu thích ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
 II. Mở rộng và nâng cao.
...........................................
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não. Kĩ thuật khăn phủ bàn.
 C. CHUẨN BỊ.
 1. Thầy: Soạn g/a. Dùng tranh, bảng phụ.
 2. Trò : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). Tranh vẽ.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 I. Ổn định lớp và kiểm tra bài củ. 
	Không thực hiện. 
 II. Nội dung bài mới.
 1. Giới thiệu bài. 
 Hiện tượng thường gặp trong TLV là ngôi kể, khi nào thì xưng “tôi” (ngôi thứ nhất), khi nào thì kể theo ngôi thứ ba, mỗi ngôi kể có ưu thế gì, nó liên quan đến sắc thái biểu hiện tình cảm của bài văn như thế nào ? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1(20p):
- Nêu dấu hiệu của ngôi thứ 3?.
GV dẫn dắt như SGK.
-Thế nào là kể theo ngôi thứ nhất?.
H/S đọc đoạn văn 1 và 2.
-Đ1 kể theo ngôi nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?.
-Đ2 kể theo ngôi nào? Nêu dấu hiệu nhận biết?.
-Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trãi qua?.
-Đổi ngôi kể đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3?.
-Có thể đổi ngôi thứ 3 trong đoạn 1 thành ngôi thứ nhất không?. Vì sao?.
- Ngôi kể có vai trò gì trong văn tự sự?
 (H/S đọc ghi nhớ.)
Hoạt đông2(20p):
- * Kĩ thuật khăn phủ bàn. GV chia lớp 3 nhóm, phát giấy, bút cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm thực hiện bài tập 1,2. Mỗi thành viên ghi ý kiến cá nhân vào góc giấy quy định của mình. Sau đó các thành viên thảo luận chia sẽ rồi viết ý chung vào ô giữa khăn phủ bàn.
-Đại diện nhóm trình bày, chia sẻ.
GV: Nhận xét, bổ sung kết luận bảng phụ.
-Truyện Cây bút thần kể theo ngôi nào?. Vì sao?.
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự.
-Kể theo ngôi thứ ba: Người kể dấu mình, không biết ai kể nhưng người kể có mặt khắp nơi, kể như người ta kể.
-Kể theo ngôi thứ nhất.Người kể hiện diện xưng “tôi”.
1. Bài tập.
a. Đ1: Kể theo ngôi thứ ba.
-Vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha, mình, sứ nhà vuatự giấu mình.
b. Đ2: Kể theo ngôi thứ nhất.
-Nhân vật Dế Mèn tự xưng là tôi.
c. Ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn.
Ngôi kể thứ nhất “tôi” chỉ kể được những gì “tôi” biết mà thôi.
d. Nếu thay vào ngôi kể thứ ba đoạn văn không thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình.
e. Khó đổi được. Vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.
2 Ghi nhớ: (SGK)
II. Luyện tập.
Bài 1.
Thay “tôi” thành “Dế Mèn” ta có đoạn văn kể theo ngôi thứ 3 có sắc thái khách quan.
Bài 2:
Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”.
Ngôi kể tôi tô đậm thêm sắc thái t/c trong đoạn văn. 
Bài 3.
Kể theo ngôi thứ ba.
Vì không thấy người kể xưng tôi.
 3. Củng cố. 2p
 - Thế nào là ngôi kể thứ nhất?. thứ ba?.
 4. Hướng dẫn học bài. 3p
 - Học thuộc ghi nhớ. Làm bài tập 4, 5.
 - Chuẩn bị bài sau: Ông lão đánh cá và con cá vàng.
 5. Rút kinh nghiệm: ..
—–—–&—–—–
Tiết 35: HDĐT: ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG 
 Truyện cổ tích của A.Pu-skin
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Lớp dạy: 6A 
A. MỤC TIÊU.
	 I. Chuẩn.
 1. Kiến thức.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện cổ tích thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập của các nhân vật, sự xuất hiện của các yếu tố tưởng tượng, hoang đường.
 2. Kĩ năng.
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì. Phân tích các sự kiện trong truyện. Kể lại được câu chuyện.
 3. Thái độ.
 - Giáo dục H/S có lòng cảm thông với ông lão.
 II. Mở rộng và nâng cao.
..
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
 PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật động não. 
 C. CHUẨN BỊ.
 1. Thầy: Soạn g/a. Dùnh tranh, bảng phụ.
 2. Trò : Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ). Tranh vẽ.
 D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 I. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ. 3p 
 -Kể tóm tắt truyện “Cây bút thần”.
 II. Nội dung bài mới.
 1. Giới thiệu bài. 
 	 Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện cổ tích dân gian Nga, Đức được A.Pu – skin (đại thi hào Nga “mặt trời của thi ca Nga”) viết lại bằng 205 câu thơ tiếng Nga và Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp. Câu chuyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị với những biện pháp nghệ thuật rất quen thuộc của truyện cổ tích dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện.
 2. Triển khai bài..
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động1(10p):
-H/S đọc VB thật diễn cảm, lột tả rõ sự lặp lại nhưng tăng tiến của những tình huống cốt truyện.
-Cho vài H/S lên đóng vai các nhân vật trong truyện để đọc.
Hoạt động2(15p):
-Ông lão ra biển mấy lần gọi cá vàng ? Mỗi lần như vậy cảnh biển thay đổi ra sao?.
 (HS thảo luận bàn 2’.)
-GV trình bày bảng phụ.
-Qua hành động và lời nói của cá vàng em thấy ông lão là người như thế nào ? 
-Thái độ và hành động của ông lão trước những đòi hỏi của mụ vợ như thế nào ? 
Hoạt động3(15p):
-Học sinh đọc lại văn bản
-Mụ vợ ông lão đã đòi hỏi ở cá vàng mấy lần, mỗi lần đòi những gì?.
 (HS thảo luận bàn 2’.)
-GV trình bày bảng phụ.
-Em có nhận xét gì về sự đòi hỏi của mụ vợ ông lão?.
-Thái độ của mụ vợ đối với ông lão ra sao?.
(Mụ mắng chồng: Đồ ngốc mụ quát to hơn. Mụ mắng như tát nước vào mặt: Đồ ngu ngốc sao ngốc thế. Mụ giận dữ, nổi trận lôi đình tát vào mặt ông lão. Mày dám cãiMụ lại nổi cơn thịnh nộ, sai người đi bắt ông lão đến.)
-Mụ vợ mang bản chất g/c nào?.
-Cá vàng trừng trị mụ vợ ông lão có đích đáng không?. Vì sao?.
-Truyện sử dụng những nghệ thuật nào?.
-Nêu ý nghĩa của truyện?.
 Hoạt động2(5p):
-Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? GVgọi HS đọc phần ghi nhớ bảng phụ
I. Tìm hiểu chung.
 1. Đọc – Tìm hiểu chú thích.
 *chú thích 
II. Tìm hiểu văn bản.
 1. Cảnh biển thay đổi 5 lần.
-L1: Biển gợn sóng êm ả.
-L2: Biển xanh đã nổi sóng.
-L3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
-L4: Biển nổi sóng mù mịt.
-L5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến mặt biển nổi sóng ầm ầm.
 2. Nhân vật ông lão.
-Là một lão ngư nghèo khổ, chăm chỉ làm ăn. Rất lương thiện, nhân hậu.
-Ông nhất nhất nghe theo lời vợ àtính nhu nhược, cam chịu nhẫn nhục. Ông không phải là người ngu dốt, ông hiểu rõ bản tính vợ mình. Ông vô tình tiếp tay đồng loã cho tính tham lam lăng loàn của mụ vợ.
 3. Nhân vật mụ vợ ông lão.
L1: Đòi máng mới à vật chất.
L2: Đòi nhà ruộng àvật chất .
L3: Làm nhất phẩm phu nhân à cc – danh vọng.
L4: Làm nữ hoàng à ccdv, quyền lực.
L5: Làm long vương bắt cá vàng hầu hạ à địa vị vô hạn.
* Lòng tham lam vô đáy không điểm dừng. Bội bạc, cay nghiệt, lăng loàn, thô bỉ.
àG/C bóc lột, thống trị tham ác.
 Cá vàng trừng trị mụ vợ ông lão đích đáng.
Từ đỉnh cao của quyền lực, danh vọng mụ mất tất cả.
* Đặc sắc về giá trị nghệ thuật.
-T ... rò : Học bài. Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ).
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 I. Ổn định lớp và kiểm tra bài củ. 1p 
Kiểm tra việc soạn bài của HS.
 II. Nội dung bài mới.
 1. Giới thiệu bài. 1p
 	Truyện dân gian đề cao giá trị lịch sử và ước muốn của con người vươn tới cái đẹp .Còn ở truyện trung đại lại đề cao đạo lý làm người sống phải có tình nghĩa, bài con hổ có nghĩa của Vũ Trinh sẽ học sau đây là một ví dụ.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(15p):
-Gọi hs đọc chú thích * ở SGK ,giải thích về truyện trung đại .
-GV: Giới thiệu vài nét về tác giả và văn bản?
-GV : Cho HS đọc truyện SGK .Tiếp cho hs đọc từ khó ở sgk.
-Văn bản chia làm mấy đoạn? nêu nội dung mỗi đoạn? (Bảng phụ.)
 + Từ đầu → Sống qua được → Hổ trả nghĩa bà đở Trần.
 + Còn lại : Hổ trả nghĩa bác Tiều.
Hoạt động 2(18p):
- Nhân vật chính trong đoạn 1 là ai ? Hổ đã gặp phải việc gì ? Hổ đã làm gì để giải quyết việc đó?
- Qua quan sát truyện thứ 1 cho biết các hành động của hổ khi đi tìm bà đỡ.
- Tính chất và ý nghĩa của hành động đó.
- Điều đó cho thấy tình cảm của hổ đối với bà đỡ ntn ?
- Tác giả muốn đề cao điều gì về cách sống của con người?.
- Con hổ trắng gặp phải chuyện gì ?
- Bác tiều đã tự mình làm gì để giúp hổ thoát nạn.?
- Hành động đó là hành động gì ?
-Qua truyện tác giả muốn đề cao điều gì ?
- Hổ trắng đã trả nghĩa báctiều ntn ?
- Từ câu chuyện đó tác giả muốn đề cao điều gì trong cách sống của con người ?
GV : Cho sh thảo luận.
- Thông qua câu chuyện tác giả muốn nói tới con người bài học đạo đức nào ?
- Qua bài học em rút ra sự ứng xử thể hiện lòng biết ơn với những người đã cưu mang, giúp đỡ mình như thế nào?
Hoạt động 3(4p):
-GV : Cho hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 4(5p)
.-Đọc thêm sgk
I. Tìm hiểu chung.
 1.Thể loại. Truyện trung đại : 
( được tính từ thế kỷ X - XIX) thường có tính chất giáo huấn có cách viết không giống truyện hiện đại , ở đây vừa có loại truyện hư cấu vừa có loại truyện ký. cốt truyện còn đơn giản nhân vật miêu tả chủ yếu thông qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. 
 2.Tác giả 
- Vũ Trinh(1759- 1828). Làng Xuân Lan, Lang Tài (Bắc Ninh), đổ hương cống năm 17 tuổi làm quan dưới thời nhà Lê - Nguyễn.
 3.Văn bản
 4.Đọc – Tìm hiểu chú thích.
 *chú thích 
 5. Bố cục : 2đoạn , 2 sự việc.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hổ trả nghĩa bà đỡ Trần.
- Nhân vật chính là con hổ vì truyện tập trung kể về cái nghĩa của con hổ.
- Hổ cái sắp sinh con . Hổ đực đi tìm bà đỡ.
- Lao tới cõng bà đỡ đi ngay, xuyên qua bui rậm gai góc.
→ Khẩn trương, thể hiện tình cảm thân thiết đối với người thân.
- Cõng bà , cầm tay, tăng bạc , vẫy đuôi tiễn.
→ Biết ơn người giúp đỡ mình.
→ Loài vật còn biết ăn ở có nghĩa huống là con người.
2. Hổ trả nghĩa bác Tiều.
- Bị hóc xương rất đau đớn
- Đừng cắn ta ta lấy xương cho.
 - Dùng tay thò vào họng hổ lấy xương ra.
→ Hành động tự giác, can đảm.
→ Lòng nhân ái của con người , biểu hiện ở sự yêu thương loài vật.
- Đem nai đến nhà bác để bác có đồ uống rượu , dụi đầu vào quan tài, ,nhảy nhót trước mộ, đưa dê ,lợn đến mỗi dịp giỗ bác.
- Ân mghĩa thuỷ chung bền chặt.
3. Ý nghĩa truyện.
Truyện đè cao giá trị đạo làm người : Con vật còn có nghĩa huống chi là con người.
III. Tổng kết.
Ghi nhớ : SGK.
VI. Luyện tập : Tìm hiểu ở nhà.
V. Đọc thêm : SGK.
 3. Củng cố. 2p
 - Thế nào gọi là truyện trung đại ? 
 - Thông qua câu truyện em rút ra bài học gì về đạo làm người.
 - Đọc lai ghi nhớ sgk GV: tổng kết nội dung bài học.
 4. Hướng dẫn học bài. 1p
 - Học bài nắm nội dung bài học. Làm phần luyện tập sgk- 144.
 - Chuẩn bị bài mới : Mẹ hiền dạy con.
 5. Rút kinh nghiệm: ...
—–—–&—–—–
 Tiết 60. ĐỘNG TỪ,CỤM ĐỘNG TỪ
Ngày soạn : 
Ngày dạy :
Lớp: 6A 
A. MỤC TIÊU.
	 I. Chuẩn.
 1. Kiến thức.
	-Khái niệm động từ: 
	+Ý nghĩa khái quát của động từ. 
	+Đặc điểm ngữ pháp của động từ.
	- Các loại động từ.
 - Nghĩa của cụm động từ. 
	-Chức năng ngữ pháp của cụm động từ.
	- Cấu tạo đầy đủ của cum động từ. 
	-Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm động từ. 
 2. Kĩ năng.
	- Nhận biết động từ trong câu. 
	-Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái. 
	-Sử dụng động từ để đặt câu.
 Sử dụng cụm động từ. 
 3. Thái độ.
 	 Luyện kỹ năng nhận biết , phân loại động từ
 II. Mở rộng và nâng cao.
B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC.
PP vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề. Kĩ thuật đặt câu hỏi. kĩ thuật trình bày 1 phút. Kĩ thuật động não.
 C. CHUẨN BỊ.
 1. Thầy: Soạn g/a. Bảng phụ
 2. Trò : Học bài. Soạn bài theo câu hỏi ở ( SGK ).
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
 I. Ổn định lớp và kiểm tra bài củ. 
- Chỉ từ là gì ? Cho một vài ví dụ ? Nêu các chức năng cú pháp của chỉ từ ? 
 II. Nội dung bài mới.
 1. Giới thiệu bài. 
 Chúng ta đã biết thế nào là động từ,cụm động từ . Vậy động từ có đặc điểm như thế nào và động từ có bao nhiêu loại. Khái niệm và cấu tạo của cụm động từ là gì ? Khi nói và viết chúng ta vận dụng chúng như thế nào ? Bài học hôm nay chúng ta hiểu vấn đề đó.
 2. Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1(10p):
-HS đọc ví dụ a,b,c ở Bảng phụ.
- Tìm động từ trong các câu đó ?
- Qua động từ đó em hãy nêu ý nghĩa khái quát của động từ là gì?
- Động từ là gì ? ĐT thường kết hợp với những từ nào ?
- Xét xem chức vụ điển hình của ĐT trong câu là gì ?
Hoạt động 2(10p):
-HS đọc ví dụ a,b,c ở Bảng phụ.
 -Động từ: Buồn, chạy, cười, dám, đau, đi, định, đọc, đứng, gãy, ghét,hỏi, ngồi, nhức, nứt, toan, vui ,yêu.
-GV: Cho HS thảo luận.
- Xếp các động từ trên vào bảng phân loại.
- Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau có những động từ nào ?
Trả lời câu hỏi gì ?
- Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau có những ĐT nào ? Trả lời câu hỏi gì ?
 Dựa vào bảng phân loại , em hãy cho biết động từ gồm có mấy loại chính ? Chỉ ra cụ thể.
Hoạt động 3(10p):
-GV: Cho HS thảo luận làm bài tập 1 SGK.
- Tìm và phân loại động từ Trong văn bản lợn cưới áo mới?.
-Viết chính tả văn bản con hổ có nghĩa.( từ hổ đực mừng rỡtiễn biệt ).
I . Đặc điểm của động từ.
 1. Ví dụ : 
a. Đi, đến , ra, hỏi.
b. Lấy , làm , lễ.
c. Treo, có , xem , cười, bảo ,bán, phải, đề.
→ ĐT là loại từ chỉ hành động trạng thái của sự vật .
2. Ghi nhớ .(SGK)
II. Các loại động từ chính.
1.Ví dụ : Xếp các ĐT từ bên vào bảng phân loại.
 Bảng phân loại 
Động từ khác đi kèm phía sau 
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi làm gì ?
Đi , chạy cười, đọc, hỏi ngồi, yêu, đứng.
Trả lời các câu hỏi làm sao? thế nào
Dám, toan, đừng , định
Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, toan,yêu.
2. Ghi nhớ : SGK.
 * ĐT Tiếng Việt gồm có 2 loại chính
 - Động từ tình thái
 - Động từ chỉ hành động , trạng thái.
 + Động từ chỉ hành động.
 + Động từ chỉ trạng thái.
III. Luyện tập.
* Bài tập 1: Có các động từ sau:
 - Có, khoe, may, đem ra, mặc, đứng, hóng, có, đi , khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy giơ, bảo, mặc.
 - Phân loại : +ĐT chỉ tình thái : Mặc , có, may, khen, thấy, bảo, giơ.
 + ĐT chỉ hành động, trạng thái: Tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi.
 * Bài tập 2: Chính tả : Con hổ có nghĩa
( nghe- viết).
 Hoạt động 4(5p):
 -GV: Cho học sinh đọc ví dụ bảng phụ và trả lời câu hỏi.
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
- Thử lược bớt những từ ghạch chân rồi rút ra nhận xét ?
- Thử tìm cụm ĐT rồi đặt câu với cụm ĐT ấy ? Nhận xét hoạt động của cụm ĐT
- Qua phân tích tìm hiểu em hiểu thế nào là cụm động từ ?
 (bảng phụ )
- Ý nghĩa của cụm động từ ?
Hoạt động 5(5p):
-Em hãy vẽ mô hình cấu tạo cụm ĐT trong ví dụ 1.
- Tìm thêm những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước, phần sau cụm ĐT.
-Các phụ ngữ phần trước ĐT chỉ điều gì?
-Các phụ ngữ sau bổ sung cho ĐT điều gì 
-GV: Cho HS đọc ghi nhớ bảng phụ .
Sau đó GV diễn giải thêm.
Hoạt động 6(5p):
-GV: Tổ chức cho HS thảo luận .
- Tìm cụm ĐT trong những câu ở bài tập 1bảng phụ .( 4 tổ tìm 4 câu ).
- Em hãy xếp các cụm ĐT ở bài tập 1 vào mô hình cụm ĐT (bảng phụ) .
( HS tự xếp→ trả lời → Lớp nhận xét bổ sung ).
- Nêu ý nghĩa của các phụ ngữ in đậm trong đoạn văn ở sgk.
I. Cụm động từ là gì ? 
 1. Ví dụ : 
 - Đã , nhiều nơi :bổ sung ý nghĩa cho đi
 - Cũng, những câu đố:bổ sung...ra. 
- nếu lược bỏ...thì chỉ còn động từ.
 như thế sẽ không còn ý nghĩa trọn vẹn. 
 VD: chúng em /đang học bài .
→ cụm động từ hoạt động gống động từ.
2. Ghi nhớ: 
 - cụm động từ là loại tổ hợp từ do động với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm tạo thành cụm động từ mới trọng nghĩa.
 - cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có câu tạo phức tạp hơn một mình động từ nhưng hoạt động trong câu giống động từ.
II. cấu tạo của cụm động từ.
1. Vẽ mô hình cấu tạo cụm ĐT 
Phần trước
P/ trung tâm
Phần sau
đã
đi
nhiều nơi
Cũng
ra
 - Đang mưa to ; Sẽ làm bài ; Còn đi nữa.
 - Quan hệ thời gian, tiếp diễn, khuyến khích.
 - Đối tượng, hướng, địa điểm, mục đích
2. Ghi nhớ : SGK trang 148.
III. Luyện tập.
* Bài tập 1: Tìm cụm động từ.
a. Còn đang đùa nghịch ở sau nhà.
b. Yêu thương Mị Nương hết mực.
c. Muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
d.- Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán.
 - Để có thì giờ.
 - Đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ.
* Bài tập 2: Xếp cụm động từ trên vào mô hình cụm động.(HS tự xếp)
* Bài tập 3: Nêu ý nghĩa các phụ ngữ in đậm.
- Phụ ngữ: chưa → đứng trước các động từ: biết, trả lời→ mang ý nghĩa phủ định tương đối.
- Phụ ngữ: không→ đứng trước các động từ: biết, đáp→ mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối → việc dùng các phụ ngữ này trước đây từ miêu tả hành động đều cho thấy sự thông minh nhanh trí của em bé.
 3. Củng cố. 2p	Kĩ thuật trình bày 1 phút. 
 - Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
 - Nêu ý nghĩa khái quát của động từ ? Động từ có mấy loại chính ? 
 4. Hướng dẫn học bài. 1p
 - Học bài nắm nội dung bài học.
 - Chuẩn bị bài mới : Cụm động từ Theo gợi ý sgk.
 - Đọc truyện vui : “Thói quen dùng từ ” SGK .
 5. Rút kinh nghiệm: ...
—–—–&—–—–
 3. Củng cố. 3p	* Kĩ thuật trình bày 1 phút. 
 - Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?
 - Cụm động từ là gì ? cho ví dụ minh hoạ. Nêu mô hình cấu tạo cụm động từ.
 4. Hướng dẫn học bài. 1p
 - Học bài nắm nội dung bài học.
 - Làm bài tập 4 SGK và các bài tập ở sách bài tập.
 - Soạn bài mới : “ Tính từ và cụm tính từ ” theo gợi ý ở SGK.
 5. Rút kinh nghiệm: ...
—–—–&—–—–

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 theo Ct moi HK I.doc