Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Nắm được các đặc điểm của danh từ

 -Nắm được các tiểu loại của danh từ :danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật

 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm danh từ- Nghĩa khái quát của danh từ.

 - Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp kết hợp , chức vụ ngữ pháp )- Các loại danh từ

 2. Kĩ năng:

 a. Kĩ năng chuyên môn :

 - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

 - Sử dụng danh từ để đặt câu.

 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức dùng chính xác danh từ, tình cảm yêu quý Tiếng

 III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm.

 IV. CHUẨN BỊ

 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan

 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà

 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số

 2.Kiểm tra bài cũ:

 3.Bài mới:

Danh từ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong câu. Vậy danh từ là gì? Gồm mấy loại lớn? Chức năng của nó trong câu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Trần Văn Huy - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 TIẾT 29 Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt)
 Ngày soạn:07/10/2012 
 Ngày dạy:08/10/2012 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
 - Nhận ra được các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
 - Biết cách chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1.Kiến thức:
 - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
 - Cách chữa các lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
 2.Kĩ năng: 
 a. Kĩ năng chuyên môn:
	- Cách chữa - Lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
	-Dùng từ chính xác , tránh lỗi về nghĩa của từ
b..Kĩ năng sống :
- Ra quyết định :Nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ thường gặp.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt.
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh dùng từ đúng nghĩa 
 III.CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG 
- Thực hành có hướng dẫn: nhận ra và đề xuất cách sữa lỗi dùng từ tiếng việt thường gặp.
- Động não : Suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về cách dùng từ Tiếng Việt 
- Lập bản đồ tư duy về các lỗi dùng từ thường gặp và cách sửa chữa.
 IV. PHƯƠNG PHÁP- Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm..
 V. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: 
 2. Học sinh: soạn bài
VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
Câu hỏi: Khi nói viết chúng ta thường mắc những lỗi gì về dùng từ ? Cho ví dụ ? Nêu nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục 
Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
=> Lặp từ: 
 Truyện dân gian ( 2 lần ) 
-> Cảm giác nặng nề, lủng củng => lỗi lặp . 
 Sửa lỗi: Có 2 cách:
+ Bỏ ngữ: Truyện dân gian
+ Đảo cấu trúc câu: Em thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
=> Lẫn lộn các từ gần âm :
 Từ dùng sai Sửa lại 
 Thăm quan -> Tham quan 
 Nhấp nháy -> Mấp máy 
+ Nghĩa các từ: 
- Từ Tham quan: là xem tận mắt để mở rộng hiểu biết.
- Từ mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp
- Từ nhấp nháy: mở – tắt liên tiếp.
Nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục 
+ Nguyên nhân: 
Vốn từ ngữ nghĩa Thiếu cân nhắc khi nói viết à Lỗi lặp từ 
Chưa nhớ rõ ngữ âm - Chưa hiểu rõ ngữ nghĩa 
à Lỗi lẫn lộn các từ gần nghĩa. 
+ Khắc phục 
- Để tránh lỗi lặp từ cần thường xuyên đọc sách báo thận trọng khi nói hoặc viết 
- Để tránh lẫn lộn từ gần âm cần phải hiểu, nhớ rõ ngữ nghĩa, ngữ âm của từ. 
10 
3.Bài mới: tiết học trước ta đã tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Tiết học này ta sẽ tìm hiểu lỗi nghĩa của từ ?
HOẠT ĐÔNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Dùng từ không đúng nghĩa
GV hệ thống lại 2 loại lỗi dùng từ ở tiết trước để học sinh dễ tiếp thu tiết học mới về sai nghĩa khi dùng từ 
Lỗi lặp từ và Lộn xộn các từ gần âm
* Gọi HS đọc ví dụ a/SGK / 75
- Hãy giải nghĩa từ “yếu điểm” với nghĩa này từ yếu điểm có thích hợp với câu trên không ? 
- Em thay bằng từ nào cho phù hợp ? Nghĩa của từ ấy là gì ? Em hãy đọc lên và nêu nhận xét ý nghĩa của cả câu ? 
* HS đọc lại ví dụ b/SGK . đề bạt nghĩa là gì ? Với nghĩa này từ “Đề bạt “ có phù hợp với nội dung ý nghĩa câu trên không ? Em thay bằng từ nào ? Từ đó nghỉa là gì ? 
HS đọc lại ví dụ b và nhận xét ý nghĩa của cả câu sau khi đã sửa ? 
* Đọc lại ví dụ c/ SGK cho biết nghĩa của từ chúng thực ? Với nghĩa này từ chứng thực dùng trong câu có phù hợp không ? Em nên thay bằng từ gì ? Nghĩa từ ấy là gì ? 
+ Đọc lại cả câu c và nhận xét ? 
+ Qua ba ví dụ trên theo em nguyên nhân mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa là gì ? 
+ Từ những nguyên nhân trên em khắc phục bằng cách nào ? 
Lưu ý : Cần tránh dùng từ không đúng nghĩa khi viết tập làm văn ? 
Hoạt động II: Luyện tập
- Học sinh đọc bài tập 1 
Học sinh thảo luận nhóm 
Làm bảng phụ – GV nhận xét . 
Bài 2,3 : Học sinh về nhà làm 
- Giáo viên đọc đọan – học sinh viết chính tả . 
2 em trao đổi bài cho nhau – sửa lỗi .
 I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Dùng từ không đúng nghĩa 
a. Ví dụ : SGK 
* Từ dùng chưa đúng 
 - Yếu điểm =>Điểm quan trọng. 
- Nhược điểm => Hạn chế ,yếu kém.
- Đề bạt =>Cử giữ chức vụ cao. 
- Bầu => Bỏ phiếu hoặc biểu quyết.
- Chứng thực =>Xác nhận là đúng
- Chứng kiến => Nhìn thấy
b .Nguyên nhân mắc lỗi : 
Không biết nghĩa của từ . 
Hiểu sai nghĩa của từ 
c. Hướng khắc phục : 
- Nếu không hiểu nghĩa của từ thì chưa nên dùng . 
- Tra từ điển
II.LUYỆN TẬP 
 Bài 1 : Chọn các kết hợp từ đúng 
- Bản (tuyên ngôn) ;(tương lai) xán lạn ; bôn ba (hải ngoại) (bức tranh) thuỷ mạc , (nói năng) tuỳ tiện 
Bài 2: Điền từ 
a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn 
Bài 3 : Sửa lại bằmg dùng đúng nghĩa 
a. Tống = tung 
b. Thực thà = thành khẩn, bao biện = ngụy biện 
c. Tinh tú – tinh túy 
Bài 4: Viết chính tả
VII.CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Học toàn bộ nội dung 2 tiết học - Lập bảng phân biệt các từ dùng sai , dùng đúng.
 - Học phần bài học trong vở ghi - Đọc bài đọc thêm SGK - Xem trước bài Em bé thông minh 
VII. RÚT KINH NGHIỆM:
	***********************************************************
TUẦN 8 TIẾT 30	 Ngày soạn:07/10/2012 Ngày dạy:08/10/2012 
 Tiếng Việt: DANH TỪ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	 - Nắm được các đặc điểm của danh từ 
 -Nắm được các tiểu loại của danh từ :danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật
 II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ 
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm danh từ- Nghĩa khái quát của danh từ. 
 - Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp kết hợp , chức vụ ngữ pháp )- Các loại danh từ
 2. Kĩ năng: 
 a. Kĩ năng chuyên môn :
 - Nhận biết danh từ trong văn bản. - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 
 - Sử dụng danh từ để đặt câu.
 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức dùng chính xác danh từ, tình cảm yêu quý Tiếng 
 III. PHƯƠNG PHÁP Vấn đáp kết hợp thuyết trình, thảo luận nhóm...
 IV. CHUẨN BỊ
 1.Giáo viên: Soạn bài, chuẩn bị tài liệu có liên quan 
 2. Học sinh: soạn bài trước ở nhà
 V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 2.Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới: 
Danh từ là một trong những từ loại đóng vai trò quan trọng trong câu. Vậy danh từ là gì? Gồm mấy loại lớn? Chức năng của nó trong câu như thế nào? Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
.Hoạt động I: Đặc điểm của danh từ
- Cho HS nhắc lại những hiểu biết của em về danh từ đã học ở bậc tiểu học?
+ HS xác định danh từ trong cụm danh từ (ba con trâu ấy)? Trong cụm danh từ ấy đâu là danh từ trung tâm? Những từ đứng trước và sau danh từ trung tâm ấy là từ nào? 
+ Ngoài các danh từ trong cụm ấy trong câu còn có danh từ nào?
=> Vậy theo em danh từ biểu thị những gì? 
+ Ý nghĩa khái quát của danh từ là gì?
+ Phía trước danh từ “con trâu” là từ nào? 
+ Từ “ba” có ý nghĩa gì? Sau DT “con trâu” thường có những từ nào? chúng mang những ý nghĩa gì?
+ Vậy em có nhận xét gì về khã năng kết hợp của danh từ?
+ Hãy đặt 1 câu hỏi có DT làm chủ ngữ, 1 câu có DT làm vị ngữ
+ Dựa vào câu phân tích em có nhận xét gì về chức vụ ngữ pháp trong câu của danh từ? khi DT làm vị ngữ trong câu có những điều kiện gì?
=> Qua phân tích em cần ghi nhớ những gì về đặc điễm của danh từ?
- HS đọc to ghi nhớ SGK
Hoạt động II: Luyện tập
Bài 1: Liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với 1 trong các DT ấy 
Bài 2Liệt kê các loại từ 
Bài 3 Liệt kê các DT + chỉ đơn vị quy ước chính xác: 
 I. Đặc điểm của danh từ
1. VD: SGK
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao ba con trâu ấy để thành chín con
 Nhận xét
Ba con trâu ấy 
Số từ danh từ chỉ từ
- DT trung tâm con trâu 
- Vua: danh từ chỉ người.
- Gạo, nếp, thúng: danh từ chỉ sự vật.
- Mưa, nắng: danh từ chỉ hiện tượng.
- Độc lập tự do: danh từ chỉ khái niệm.
=>DT là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
- Khả năng kết hợp: DT kết hợp với từ chỉ số lượng trước nó (những, ba, bốn, vài ) các từ (này, nọ, đó, kia, ấy ) ở phía sau và 1 số từ từ ngữ khác để lập thành cụm DT
VD: Những học sinh ấy 
+ Làng tôi/ rất đẹp.
 CN VN
+ Ba tôi / là nông dân.
 CN là +VN
- Chức vụ ngữ pháp trong câu
+ Chức vụ điển hình của danh từ là làm chủ ngữ 
- Khi làm Vị ngữ cần có từ là đứng trước
* Ghi nhớ SGK
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: liệt kê 1 số DT chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với 1 trong các DT ấy 
Lợn, gà, nhà, cửa, bàn, chó, mèo
VD: con mèo nhà em rất đẹp 
Bài 2. Liệt kê các loại từ 
a) Thường đứng trước DT chỉ Người 
ngài, viên, người, , ông bà, chú bác, 
b) Thường đứng trước DT chỉ đồ vật: Quyển, quả, pho, tờ, chiếc  
 F. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
 - Nhắc lại ghi nhớ . SGK 
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một truyện đã học.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
- Học bài SGK. Làm BT 4 + 5. Chuẩn bị bài '' Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự'' 
H. RÚT KINH NGHIỆM 
...............................................................................................................................
 **********************************************************
TUẦN 8 TIẾT 31	 Ngày soạn : 07/10/2012
 Ngày dạy : 12/10/2012	
 Tập làm văn: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
 - Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng cảu ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ 3)
 - Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
 II .TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.- Sự khác nhau giũa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.
 - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
 2. Kĩ năng :
 - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.- Vận dụng ngôi kể vào đọc-hiểu văn bản tự sự.
 3. Thái độ:- Nghiêm túc trong giờ học.
III. PHƯƠNG PHÁP.- Vấn đáp, thảo luận.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1. ổn định : 
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra bài soạn của học sinh.
 3. Bài mới : Giới thiệu bài: Hình thức vấn đáp 
 - GV: Trong các truyện : Truyền thuyết và cổ tích đã học, kể theo ngôi thứ mấy ? 
 - HS : Ngôi thứ ba 
 - GV : Trong bài luyện nói, em tự giới thiệu về bản thân, kể theo ngôi thứ mấy ?
 - HS : Thứ nhất 
 => Vậy hôm nay, các em sẽ tìm hiểu về ngôi kể và lời kể trong văn tự sự
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự
- HS đọc đọan văn . 
? Người kể gọi tên các nhân vật là gì ? 
 HS : Trả lời .
? Khi sử dụng ngôi kể như thế người kể có xuất hiện không? 
? Lời kể như thế nào ? 
 HS : Trả lời
GV: Chốt ý
- HS đọc đọan 2 : 
? Trong đoạn văn người kể tự xưng mình là gì ? 
? Đoạn văn được kể theo ngôi nào ? 
? Nhận xét về lời kể (Ở ngôi kể này người kể có thể kể tự do được không?.
 HS :Thảo luận trả lời
 GV: Chốt ý
? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do hơn ? Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua ?
 HS : thực hiện ghi nhớ
 HS : Đọc đoạn văn.
? Hãy đổi ngôi kể trong đoạn văn 2 ? Nhận xét . 
? Ở đọan 1 có đổi thành ngôi kể thứ nhất không ? Vì sao ? 
- Giáo viên nhấn mạnh : Khi làm bài văn tự sự, người kể phải chọn ngôi kể thích hợp để đạt được mục đích giao tiếp . 
* HOẠT ĐỘNG 2:Hướng dẫn HS luyện tập
- Bài 1, 2 : HS thay đổi ngôi kể . 
- Kể lại :
- Nhận xét về lời kể . 
- Bài 3,4 : HS thảo luận nhóm . 
làm bảng phụ – GV nhận xét . 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
 1.Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự . 
 a. Ngôi kể
 - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện
 b. Các ngôi kể:
- Đọan 1 
 + Gọi nhân vật bằng tên ( vua, thằng bé ) 
 => Người kể tự giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như “ người ta kể ”=> kể theo ngôi thứ ba . 
 + Tác dụng: Lời kể tự do, linh họat . 
- Đọan 2 : 
 + Nhân vật tự xưng “ tôi ” (Dế mèn)=> kể theo ngôi thứ nhất . 
 + Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra suy nghĩ của mình . 
 + Người kể xưng “ tôi ” không nhất thiết là chính tác giả . 
 c. Đặc điểm của ngôi kể.
 - Kể theo ngôi thứ ba: có tính khách quan, kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
 - Kể theo ngôi thứ nhất: có tính chủ quan, 
Người kể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, nói ra suy nghĩ của mình . 
2. Ghi nhớ ( SGK ) 
II. LUYỆN TẬP :
BT1 : Thay đổi ngôi kể 
 - Thay “ tôi ” bằng “ Dế mèn ”
 - Ngôi thứ nhất => Ngôi thứ ba 
 => Lời kể khách quan . 
BT2; Ngôi thứ 3 => ngôi thứ nhất
 => Lời kể mang sắc thái tình cảm . 
BT3,4 : Kể theo ngôi thứ ba 
 - Giữ không khí truyền thuyết, cổ tích . 
 - Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện .
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Học ghi nhớ- Tập kể chuyện bằng ngôi thứ nhất.- Ôn tập lại các văn bản đã học chuẩn bị kiểm tra văn
VI. RÚT KINH NGHIỆM :
..............................................................................................................
 ***********************************************
TUẦN 8 TIẾT 32 Ngày soạn:07/10/2012
Ngày dạy : 12/ /10/2012 
 KIỂM TRA VĂN
I – MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Kiểm tra được những kiến thức về truyện truyền thuyết, cổ tích đã học
- Khái quát được một vài nội dung của truyền thuyết, cổ tích Việt Nam đã học.
 2. Kỹ năng:
 - Có kĩ năng nhận biết về thể loại, nhân vật, sự việc
- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vào bài làm cụ thể.
- Kĩ năng suy nghĩ sáng tạo.
 3. Thái độ: Nghiêm túc khi làm bài
II – HÌNH THỨC:
- Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra: Học sinh làm bài tại lớp 45 phút.
III – MA TRẬN:
Cấp độ
Tên
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TN
TL
Truyện Thánh Gióng
Số câu
Số điểm... 
Tỉ lệ %
Nhớ lại tác phẩm đã học
Số câu:1
Sđ: 0,5
Số câu : 1
Sđ :0,5đ
 5
Truyện Sơn TinhVà Thủy Tinh 
Ý nghĩa của truyện
Ý nghĩa của truyện
Sự viêc liên quan đến nhân vật
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu:1
Sđ:0.5
Số câu:01(II)
Sđ:02.
Số câu:01
Sđ:0.5
 Số câu:3 Sđ:3đ
30
Truyện “Thạch Sanh”
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
-Nhận biết về thể loại
Số câu: 1
Sđ:0,5=
Khái niệm về thể loại
Số câu:1(II)
Sđ: 2
Nhận xét, đánh giá nhân vật
Số câu:1
Sđ: 0,5đ
trình bày cảm nhận chi tiết thần kì
Số câu: 1(II)
Sđ: 3
Số câu:4
Sđ: 6,0
60
Truyện Em bé thông minh
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Kiểu nhân vật
Số câu: 1
S đ: 0.5
Số câu: 1
Sđ:0,5 đ
5
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 6
Số điểm: 6
60
Số câu : 2
Số điểm: 1
10
Số câu :1
Sđ; 3
30
Số câu :9
Số điểm:10
100 
PHÒNG GD& ĐT KRÔNG PA
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
HỌ VÀ TÊN:.................................
LỚP:...............
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP: 6
 Thời gian làm bài: 45phút (Không tính thời gian phát đề)
(Mã đề: 001)
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY GIÁO
ĐỀ: 
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm): 
 Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
 Câu 1:Nhân vật Thánh Gióng xuất hiện trong văn bản nào?
A. Sơn Tinh ,Thủy Tinh 	 	 B. Thánh Gióng
C. Con rồng cháu tiên 	 	 D. Bánh chưng bánh giầy
 Câu 2: Truyện “Sơn Tinh Và Thủy Tinh” phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
 A. Giữ nước	B. Dựng nước
 C. Hiện tượng lũ lụt ước mơ chế ngự thiên tai.	D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc.
 Câu 3: Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại nào ?
A. Cổ tích	B. Truyền thuyết	
C. Truyện cười	D. Ngụ ngôn.
 Câu 4 : Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh ?:
	A. Vua Hùng kén rể.	B. Vua ra lễ vật không công bằng.
	C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.	D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
 Câu 5 : Nhân vật em bé trong truyện “ Em bé thông minh” thuộc kiểu nhân vật nào?
A:Có phẩm chất tốt đẹp, nhưng xấu xí . 	 	B: Nhân vật thông minh tài giỏi. 
C: Nhân vật mồ côi, bất hạnh 	 D: Nhân vật có xuất thân là thần thánh 
 Câu 6: Lý Thông là nhân vật :
A: Tài năng , nhân đạo.	B: Xảo trá, ích kỉ, độc ác, vong ân bội nghĩa .
C: Thật thà , chất phác.	D: Có tài nhưng lừa dối. 
B Tự luận: (7 điểm)
Câu 1: Truyện cổ tích là gì ? (2 điểm)
Câu 2 Khi miêu tả tài năng của Sơn Tinh và Thủy Tinh, tác giả dân gian đã sử dụng những yếu tố tưởng tượng kì ảo nào? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Sơn Tinh, Thủy Tinh ? (2đ):
Câu 3 Truyện “Thạch Sanh” có nhiều chi tiết thần kì, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn thần và niêu cơm thần. Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 100 chữ để trình bày cảm nhận của em về hai chi tiết trên.(3đ)
 Lưu ý : Phần tự luận HS làm vào tờ giấy riêng
IV. ĐÁP ÁN
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
A
C
B
B
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
(2đ)
Truyện cổ tích: loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
 0,5 đ
Nhân vật bất hạnh( người mồ côi,con riêng...)
Nhân vật dũng sĩ có tài năng kì lạ
Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch.
Nhân vật là động vật
Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường , thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.
0,25 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0.5đ
Câu 2
(2đ)
 - Tài năng của Sơn Tinh: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi (0.25đ); vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi (0.25đ)
 0,5đ
 - Tài năng của Thủy Tinh: gọi gió, gió đến (0.25đ); hô mưa, mưa về (0.25đ)
0,5đ
 - Ý nghĩa hình tượng của mỗi nhân vật
 +Thủy Tinh: hiện tượng mưa to (0.25đ), bão lụt ghê gớm hàng năm đã được hình tượng hóa (0.25đ)
 + Sơn Tinh: lực lượng cư dân đắp đê chống lũ lụt (0.25đ), là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa đã được hình tượng hóa. (0.25đ)
0,5đ
0,5đ
Câu 3 (3đ)
 - Hs viết đúng hình thức một đoạn văn như yêu cầu (0.5đ)
 - Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ý mạch lạc (0.5đ)
 - Đoạn văn phải nêu được những cảm nhận sau:
 + Tiếng đàn tượng trưng cho tình yêu, công lí, nhân đạo, hòa bình (0.5đ); khẳng định tài năng, tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ (0.5đ)
 + Niêu cơm thần kì tượng trưng cho tình thương, lòng nhân ái (0.5đ), ước vọng đoàn kết ,tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta (0.5đ)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
V HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 - Ôn lại những kiến thức đã học.
 - GV nhận xét tiết kiểm tra của HS –thu bài 
 - Về nhà học bài xem lại các kiến thức đã học
 - Chuẩn bị tiết sau Thứ tự kể trong văn TS
IV. RÚT KINH NGHIỆM :

Tài liệu đính kèm:

  • dochuygia v6 tuan 8 chuan.doc