Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Thị Điền

A/Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 - Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.

- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

- Kể lại câu chuyện.

3. Thái độ: Có ý thức học tập, yêu quí trân trọng những con người tài giỏi, ủng hộ cho việc làm chính nghĩa, lên án những kẻ xấu trong xã hội.

B/Chuẩn bị: : - GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ; tranh ảnh; -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm; vẽ tranh minh hoạ.

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1:Bài cũ: 1)Kể tóm tắt truyện:"Em bé thông minh"và nêu ý nghĩa truyện.

 2)Truyện “Em bé thông minh" thuộc kiểu nhân vật nào? Sự thông minh mưu trí của cậu bé được thể hiện qua mấy lần thử thách?

HĐ2: Khởi động -GV giới thiệu: Dân tộc nào cũng có những kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc cũng có nhiều điểm tương đồng nhất là về đặc trưng thể loại. Tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu một truyện cổ tích Trung Quốc với nhiều chi tiết thần kì đôc đáo và có ý nghĩa sâu sắc.

 

doc 8 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8 Tiết: 29
TLV: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
S: 05/10/2011
G: 07/10/2011
A/Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
 - Lập dàn bài kể chuyện.
	- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
	- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
B/ Phương pháp : Chia nhóm thảo luận, chọn đại diện nhóm trình bày.
C/ Chuẩn bị: -GV: Chuẩn bị một số dàn ý mẫu-bảng phụ.
 -HS: Chuẩn bị dàn ý và tập nói trước ở nhà.Bài tập theo đề1,2,3,4
D/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Kiểm tra vở soạn của HS.
HĐ2:Giới thiệu bài: Gv nêu tầm quan trọng của việc luyên nói:Luyện nói trong nhà trường là để nói trong một môi trường giao tiếp hoàn toàn khác - môi trường XH, tập thể, công chúng. Nói sao cho có sức truyền cảm để thuyết phục người nghe đó là cả một nghệ thuật. Những giờ tập nói như tiết học hôm nay là để giúp các em đạt điều đó.
HĐ3:Bài học:
B1:Ôn lại những kiến thức đã học về văn tự sự.
*MT: Củng cố kiến thức.
H: Hiểu thế nào là phương thức tự sự?
- phương thức trình bày một chuỗi sự việc, sự việc náy dẫn đến sự việc kia à ý nghĩa
H: Văn tự sự dùng giúp ta thể hiện điều gì?
- kể, giải thích sự việc
- tìm hiểu con ngưới 
à bày tỏ thái độ
H: Các yếu tố then chốt trong văn tự sự là gì?
- sự việc và nhân vật
H: Vấn đề chủ yếu mà văn bản muốn nói tới gọi là gì? Nó và sự việc có mối quan hệ ntn?
- gọi là chủ đề
- sự việc thể hiện chủ đề, chủ đề thấm nhuần trong sự việc
H:Dàn bài chung của văn tự sự gồm mấy phần?
- 3 phần: MB, TB, KB
H: Vậy muốn bài luyện nói tốt, ta cần thực hiện ntn?
- ý bên
GV:
*Yêu cầu của bài luyện nói kể chuyện:
- Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí
- Bám sát nội dung đề yêu cầu
- Ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn biến
B2: Luyện tập:
*MT:Giúp HS biết cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
*GV chia lớp làm 4 nhóm, 2 nhóm chuẩn bị một đề, mỗi thành viên trình bày phần chuẩn bị của mình trước nhóm.
- Đề 1: Tự giới thiệu về bản thân.
- Đề 2: Kể về gia đình mình
*GV hướng dẫn 2 HS nói tại lớp theo dàn bài gơi ý ở 2 đề:
- Chọn vị trí để kể chuyện phải đối diện người nghe.
- Thái độ, cử chỉ phải thích hợp trong khi giới thiệu bản thân, gia đình.
*HS nói – các bạn khác nhận xét ưu, nhược điểm, những hạn chế, những điểm cần khắc phục trong phần kể của bạn 
*GV nhận xét chung về giờ tập nói:
- Nhận xét về tiết học
- Việc chuẩn bị của HS
- Quá trình và kết quả tập nói
- cách nhận xét của HS 
*GV uốn nắn và gợi ý sửa chữa để HS nói cho đạt.
*HS đọc 2 bài tham khảo S/78.
I/ Củng cố kiến thức về văn tự sự:
Khái niệm, mục đích, các yếu tố then chốt, chủ đề, dàn bài.
II/ Luyện tập:
1/Chuẩn bị:
1. Đề bài
 a.Tự giới thiệu về bản thân.
 b.Giới thiệu người bạn mà em quí mến.
 c. Kể về gia đình mình.
 d.Kể về một ngày hoạt động của mình.
2 Lập dàn bài:
*Đề a : Tự giới thiệu về bản thân
a/MB: lời chào và lí do tự giới thiệu.
b/TB:
- Giới thiệu tên, tuổi
- Học tại lớp, trường
- Vài nét về hình dáng
- Có sở thích, nguyện vọng gì
- Có mong ước gì khi được học ở lớp này cùng các bạn.
c/KB: cảm ơn mọi người chú ý lắng nghe.
*Đề b: Giới thiệu người bạn mà em quí nhất.
a/ Mở bài: Lời chào và lí do giới thiệu.
b/ Thân bài: 
+ Giới thiệu tên tuổi, tính tình.
+ Công việc hằng ngày.
+ Sở thích, nguyện vọng.
c/ Kết bài: Tình cảm của mình đối với bạn.
*Đề c: Kể về gia đình mình
a/MB: lời chào và lí do kể.
b/TB:
- Giới thiệu chung về gia đình
- Kể về các thành viên trong gia đình: ông,bà, bố, mẹ. anh, chị, em...
- Với từng người lưu ý tả và kể: chân dung, ngoại hình, tính cách, tình cảm, công việc...
c/KB: tình cảm của mình đối với gia đình.	
 * Đề d:Kể về một ngày hoạt động của chính mình.
a/ Mở bài: Lời chào và giới thiệu ngày hoạt động.
b/ Thân bài: 
+ Thứ tự công việc.
+ Khả năng, sở thích.
+ Tình cảm đối với công việc.
c/ Kết bài: Lời cảm ơn.
2/ Luyện nói trên lớp:
1/ Chia tổ: Luyện nói theo dàn bài.
Tổ 1: Tự giới thiệu về bản thân.
Tổ 2: Giới thiệu về người bạn mà em quí mến.
Tổ 3: Kể về một ngày hoạt động của chính mình.
Tổ 4 Kể về gia đình mình
 2 Đại diện HS nói trước lớp
*Yêu cầu :Nói to, rõ ràng,tự nhiên , tự tin
HĐ4: Củng cố: GV nhận xét chung về tiết Luyện nói.
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
- Chuẩn bị bài “Cây bút thần”:
1/ Đọc và tóm tắt văn bản.
2/ Trả lời các câu hỏi:
- Nhân vật trong truyện thuộc kiểu nhân vật nào
- Mã Lương có tài gì?
- Mã Lương dùng bút thần vào những việc gì?
- Tìm hiểu về nghệ thuật của truyện?
*RKN:
Tuần: 8
Tiết: 30,31
HDĐT Văn bản: CÂY BÚT THẦN
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
 S: 08/10/2011
G: 11/10/2011
A/Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
 - Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện.
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
- Kể lại câu chuyện.
3. Thái độ: Có ý thức học tập, yêu quí trân trọng những con người tài giỏi, ủng hộ cho việc làm chính nghĩa, lên án những kẻ xấu trong xã hội.
B/Chuẩn bị: : - GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ; tranh ảnh; -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm; vẽ tranh minh hoạ.
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1:Bài cũ: 1)Kể tóm tắt truyện:"Em bé thông minh"và nêu ý nghĩa truyện. 
 2)Truyện “Em bé thông minh" thuộc kiểu nhân vật nào? Sự thông minh mưu trí của cậu bé được thể hiện qua mấy lần thử thách?
HĐ2: Khởi động -GV giới thiệu: Dân tộc nào cũng có những kho tàng truyện cổ tích của mình. Bên cạnh những điểm khác biệt, truyện cổ tích của các dân tộc cũng có nhiều điểm tương đồng nhất là về đặc trưng thể loại. Tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu một truyện cổ tích Trung Quốc với nhiều chi tiết thần kì đôc đáo và có ý nghĩa sâu sắc.
HĐ3:Bài học:
B1: Hướng dẫn tìm hiểu chung:
*MT:Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung, biết giải nghĩa được số từ khó.
 * GV hướng dẫn HS đọc thêm văn bản-GV đọc mẫu ,gọi HS đọc tiếp-GV nhận xét sửa chữa.
 * GV kiểm tra việc nắm chú thích của HS và lưu ý chú thích:1,3,4,7,8
H: Đây là truyện cổ tích của nước nào? Kể về kiểu nhân vật nào?
 * GV hướng dẫn HS tìm bố cục và tóm tắt ý chính từng đoạn.
B2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
 @B2.1:Nhân vật Mã Lương 
*MT:Tìm hiểu về nhân vật Mã Lương - kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
H: Nhân vật chính trong truyện là ai?
H: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Hãy kể tên một số nhân vật tương tự mà em biết? 
H: Mã Lương được giới thiệu như thế nào? 
H:Những nguyên nhân nào giúp Mã lương vẽ giỏi như vậy? ( nguyên nhân thực tế và nguyên nhân thần kì )
 * Cho HS thảo luận nhóm gọi đại diện nhóm trả lời HS khác bổ sung GV nhận xét bổ sung chốt vấn đềcho HS ghi
H: Mã Lương có xứng đáng được thần ban cho cây bút hay không?
H:Hình ảnh thần trong truyện gợi cho em nghĩ đến những nhân vật nào trong truyện cổ tích?- bụt, tiên
H: Ý nghĩa của nhân vật bụt, tiên?
* HS trả lời GV chốt:Đây là hình ảnh đẹp trong các câu chuyện cổ tích. Họ thường xuất hiện kịp thời, đúng lúc để trợ giúp cho những nhân vật chính diện. Họ giúp đỡ người hiền lành, tốt bụng, chống lại cái ác. Họ là biểu tượng cho ước mơ của người xưa => kết thúc tiết1. 
 *Tiết2 : 
 * GVdẫn dắt: Khi có cây bút thần Mã Lương đã sử dụng như thế nào?....
 * GV cho HS đọc lại đoạn:”Mã Lương lấy bút...hết’’
H: Mã Lương đã dùng cây bút thần để vẽ cho những ai?(Người nghèo khổ, bọn địa chủ, vua quan độc ác)
H: Đối với những người nghèo khổ trong làng Mã Lương đã vẽ cho họ những gì? (Cuốc cày, thùng....)
H: Tại sao Mã Lương không vẽ cho họ thóc, gạo,
 nhà cửa, vàng bạc mà vẽ:cày cuốc, đèn,
thùng... Điều này có ý nghĩa như thế nào?
H: Đối với tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác Mã Lương đã sử dụng cây bút thần như thế nào?
H:Thái độ của Mã Lương đối với bọn chúng ra sao? Qua đó Mã Lương đã bộc lộ những phẩm chất gì?
H: Đối với bản thân Mã Lương đã vẽ những gì?
H:Hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã lương qua những gì Mã lương đã vẽ?
H: Bên cạnh sự khảng khái, dũng cảm Mã Lương còn có những phẩm chất gì?
@B2.2 :Những chi tiết lý thú, gợi cảm trong truyện.
*MT:Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
H: Theo em, những chi tiết nào trong truyện lý thú 
và gợi cảm hơn cả?
 * GV cho HS tự phát hiện và phát biểu sự cảm nhận cuả mình về chi tiết đó.
 * GV nói về các chi tiết: vẽ chim, cá , vẽ cò không có mắt, vẽ vàng, vẽ biển cả....
B3:HD HS tổng kết. 
*MT: Nắm nghệ thuật và ý nghĩa văn bản. 
 * Gọi đại diện nhóm trình bày khái quát lại phần nghệ thuật.-HS khác bổ sung -GV bổ sung chốt vấn đề cho HS ghi.
* Cho HS rút ra ý nghĩa của văn bản.
* GV hướng dẫn HS đọc thêm ý kiến về truyện cổ tích của M..Gooc ki về truyện cổ tích ở bài 1
B4:Hướng dẫn HS luyện tập
*MT: Củng cố lại những kiến thức đã học.
* GV cho Hs đọc diễn cảm một đoạn truyện -nhắc
 lại định nghĩa truyện cổ tích và kể tên các truyện
 cổ tích đã học
I/ Tìm hiểu chung:
 1. Chú thích: Lưu ý:1,3,4,7,8
 2. Giới thiệu chung: Là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật có tài năng kì lạ.
3. Bố cục : 5 đọan.
II/Đọc - hiểu văn bản:
 1.Nhân vật Mã Lương:
 1.1/ Những lí giải về tài năng:
 a.Hoàn cảnh của Mã Lương:
- Là em bé sớm mồ côi cha mẹ, sống bằng nghề kiếm củi.
- Rất thích học vẽ.
 b.Những nguyên nhân giúp Mã Lương vẽ giỏi 
-Nguyên nhân thực tế: Lòng say mê, cần cù, chăm chỉ cùng với sự thông minh và năng khiếu bẩm sinh.
- Nguyên nhân thần kì:Được thần ban phát cây bút thần có khả năng kì lạ.
 * Các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ. Đó là phần thưởng xứng đáng dành cho Mã Lương.
1.2/Quan niệm của nhân dân về mục đích của nghệ thuật chân chính:
*Mã Lương dùng cây bút thần để vẽ:
 a. Cho những người nghèo khổ:
 Không vẽ của cải vật chất có sẵn để họ hưởng thụ mà chỉ vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống.
=> Thấy được giá trị chân chính của lao động. Đề cao lao động.
b. Đối với bọn địa chủ , vua quan độc ác:
 -Mã Lương dùng cây bút để trừ gian diệt ác, thực hiện công lí của nhân dân.
 c. Đối với bản thân:
 Mã Lương chỉ vẽ những gì thật cần thiết để sống.
 * Mã Lương là một chàng trai khảng khái, dũng cảm, thông minh , mưu trí.
2.Những chi tiết lý thú, gợi cảm trong truyện:
 - Chi tiết lí thú gợi cảm : Cây bút thần => có khả năng kỳ diệu, thực hiện công lí xã hội, giúp người nghèo, trừng trị kẻ ác.
III/ Tổng kết:
Nghệ thuật:
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng trong truyện cổ tích: ML được cụ già râu tóc bạc phơ thưởng cho một cây bút bằng vàng vẽ được những điều kì diệu(con chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót; con cá vẫy đuôi trườn xuống sông).
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không thể dung hòa.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa có tài năng.
Ý nghĩa truyện:
-Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
-Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và những khả năng kì diệu của con người.
*Ghi nhớ SGK
IV/ Luyện tập :Theo SGK
 HĐ4:Củng cố:Hướng dẫn HS thực hiện phần ghi nhớ SGK.
 HĐ5: Hướng dẫn tự học: 
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Ôn lại phần truyên cổ tích; -Đọc và tìm hiểu bài : Ông lão đánh cá và con cá vàng -Vẽ tranh minh hoạ.
- Chuẩn bị bài “Danh từ”- Chú ý phần danh từ chung và danh từ riêng.
Tuần:8 Tiết:32
Tiếng Việt: DANH TỪ
S: 10/10/2011
G: 14/10/2011
A/Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Khái niệm DT:
+ Nghĩa khái quát
+ Đặc điểm ngữ pháp (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
- Các loại danh từ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danht ừ chỉ sự vật.
- Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ: Ý thức sử dụng từ loại Tiếng Việt trong nói, viết.
B/ Chuẩn bị: - GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; -Bảng phụ; -HS: SGK, Vở ghi chép; Vở soạn; Đọc và soạn bài; Bảng phụ hđ nhóm; .
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học :
HĐ1: KT 15 phút (Vì gần với bài KT 1 tiết Văn nên thống nhất chuyển sang tiết 41)
 *Bài cũ: - Vẽ sơ đồ các lỗi dùng từ đã học.
	 - Chỉ ra lỗi sai và chữa lại cho đúng:
a.Ở thời đại mình, nhà thơ Nguyễn Du đã được tận mắt chứng thực bao cảnh ngộ đau khổ của người phụ nữ. (chứng kiến)
 b-Ông ấy là một người rất kiên cố.(kiên cường)
HĐ2: Khởi động: Chỉ ra kết hợp đúng :
 a. những ( bông hoa) – những ( đi ); b. hãy ( nhìn ) – hãy ( cái nón ).
 Từ bài tập này GV dẫn dắt vào bài mới.
HĐ3:Bài học:
B1: HD tìm hiểu chung.
@B1.1: GV hướng dẫn HS đi đến phần 1: *MT: Nắm đặc điểm của danh từ.
* GV cho HS nhắc lại những hiểu biết của mình về danh từ đã được học ở bậc tiểu học - GV ghi bảng phụ câu văn bài tập 1.
 H: Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ được gạch dưới ở câu đó.
 H: Theo em danh từ biểu thị cái gì? => Rút ra ý nghĩa khái quát của danh từ.
 H: Xung quanh danh từ đó có những từ nào?
 H: Tìm thêm các danh từ khác trong các câu trên?=> Rút ra khả năng kết hợp.
 * Đặt câu với các danh từ mà em mới tìm được. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu 
 => Rút ra chức vụ ngữ pháp của danh từ trong câu.
 * Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/ 86- Gọi HS lên bảng cho thêm ví dụ, xác định danh từ.
@B1.2: *MT: Nắm được đặc điểm của các loại danh từ 
* GV ghi bảng phụ câu 1 ở phần 2
 H: Nghĩa của các danh từ được gạch dưới có gì khác với các danh từ đã tìm được? Danh từ được phân chia thành mấy nhóm lớn? 
 H: Danh từ chỉ đơn vị là gì ? Cho ví dụ 
 H: Danh từ chỉ sự vật là gì?Cho ví dụ
 H: Thử thay thế các danh từ in đậm bằng các từ khác rồi nhận xét và phân ra 2loại danh từ đơn vị quy ước và danh từ đơn vị tự nhiên.
 H: Vì sao có thể nói: “Nhà có 3 thúng thóc rất đầy” nhưng không thể nói: “Nhà có 6 tạ thóc rất nặng”
* HS trả lời , từ đó, phân biệt các từ chỉ đơn vị quy ước chính xác và các danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng.
B2:Luyện tập
*MT:Luyện tập sử dụng danh từ để đặt câu.
GV hướng dẫn HS làm bài tập1,2,3
I/ Tìm hiểu chung: 
 1. Đặc điểm của danh từ:
 a. Ý nghĩa khái quát : Danh từ là những từ chỉ người ,vật, hiện tượng, khái niệm.
 b. Khả năng kết hợp : Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước , các từ : này, nọ, kia, ấy... ở phía sau và một số từ ngữ khác để làm cụm danh từ.
 c. Chức vụ ngữ pháp trong câu : - Trong câu danh từ thường được dùng làm vị ngữ .
-Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ “là” phía trước.
 VD: Mẹ em /là công nhân.
*Ghi nhớ : SGK
 2. Các loại danh từ:Có 2 loại :
 a.Danh từ chỉ sự vật: Nêu lên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng...
VD: trâu,vải...
 b. Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật
VD: Ba con trâu. Một nắm thóc . Hai kilogam muối.
* Danh từ chỉ đơn vị gồm 2 nhóm :
 -Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: viên, con, sợi
 -Danh từ chỉ đơn vị quy ước:
 + Danh từ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít
 + Danh từ đơn vị quy ước ước chừng: nắm,mớ...
*Ghi nhớ: SGK/86.87
II/ Luyện tập:
1/ Gọi HS lên bảng cho ví dụ 1 số danh từ chỉ vật.
2/ Liệt kê các loại danh từ:
-Đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên,...
- Đứng trước danh từ chỉ vật: quyển, cái, chiếc,
tờ, sợi.
 3/Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: - Chỉ đơn vị quy ước ước chừng
HĐ 4:Củng cố: Luyện tập.
HĐ 5: Hướng dẫn tự học:
- Nắm kỹ nội dung bài học, học thuộc 2 ghi nhớ. - Làm hết các bài tập SGK
 - Chuẩn bị bài “Danh từ”(tt) - Tiết 34 học bài “Thứ tự kể trong văn tự sự”
 Một số lỗi dùng 
 	 từ
 Lặp từ Lẫn lộn các từ gần âm Dùng từ không
 đúng nghĩa 	
Tuần 9 Tiết 33
TLV: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
 S: 10/10/2011
G: 14/10/2011
A/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: - Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau gữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất
- Đặc điểm riêng của mói ngôi kể.
2. Kĩ năng: - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác. 
B/ Chuẩn bị: +GV: Bảng phụ -Tìm hiểu tư liệu 
 + HS chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy học : 
 HĐ1:Bài cũ :- Gọi 1 HS lên bảng tự giới thiêu về mình. 
 - Gọi 1 HS lên bảng tự giới thiệu về gia đình mình. 
 HĐ2:Khởi động: Khi kể chuyện bắt buộc người kể phải xác định mối quan hệ giữa người kể với sự việc được kể, để có cách gọi thích hợp. Để thực hiện được điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài học : "Ngôi kể trong văn tự sự ".
 HĐ3:Bài học:
 B1:Tìm hiểu chung.
*MT:Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự; Sự khác nhau gữa ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất; Đặc điểm riêng của mói ngôi kể.
@B1.1:GV hướng dẫn HS thực hiện phần bài tập; GV ghi bảng phụ đoạn văn 1 và đoạn văn 2 - Gọi HS đọc 
H: Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
H: Đoạn văn 2 được kể theo ngôi nào? Làm sao để nhận ra điều đó?
H: Người xưng tôi trong đoạn 2 là Dế mèn hay tác giả 
H: Trong hai ngôi kể trên ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình đã biết và trải qua
Hãy đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3- thay tôi bằng Dế Mèn - Lúc đó em sẽ có đoạn văn như thế nào?
H: Có thể đổi ngôi kể trong đoạn văn thứ 3 thành ngôi thứ nhất xưng tôi được không? Vì sao? 
@B1.2: Hướng dẫn học sinh đi vào phần bài học. 
H: Vậy ngôi kể là gì 
H: Em hiểu thế nào là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3
H: Có gì hạn chế trong hai ngôi kể này? 
Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK
 B2: Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập GK/89 
*MT:Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
- Cho HS thực hành viết một đoạn văn kể chuyện bằng cách đóng vai nhân vật.* GV ghi bảng phụ 2 bài tập 1,2
I/Tìm hiểu chung:
 1/ Bài tập : 
Đoạn văn 1- Kể theo ngôi thứ 3 
Đoạn văn 2- Kể theo ngôi thứ 1
 2/ Bài học: 
a. Ngôi kể: là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện 
b. Dấu hiệu nhận biết 2 ngôi kể:
+ Kể theo ngôi thứ nhất: người kể hiện diện xưng "tôi".
+ Kể theo ngôi thứ 3: người kể giấu mình , gọi sự vật bằng tên của chúng, kể như "người ta kể".
* Người kể cần lựa chọn ngôi kể sao cho thích hợp, người kể xưng tôi không nhất thiết phải là tác giả.
c. Đặc điểm của ngôi kể:
 -Kể theo ngôi thứ 3: có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
-Kể theo ngôi thứ 1: có tính chủ quan, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe thấy , nhìn thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm suy nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan.
*Ghi nhớ: SGK/89
II/ Luyện tập:
+ Bài tập 1: Thay" tôi" thành" Dế Mèn "=> mang sắc thái khách quan cho đoạn văn 
+ Bài tập 2 : Thay " tôi " vào các từ "Thanh",
"chàng" =>Đoạn văn mang sắc thái tình cảm riêng 
+ Bài tập 3: Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ 3( mang màu sắc khách quan và tự do )
+ Bài tập thêm: Đóng vai nhân vật Thánh Gióng kể lại đoạn truyện Gióng vươn vai thành tráng sĩ và ra trận đánh nhau với giặc.
 - HS thảo luận nhóm 9-10 cách làm sau khi nghe cô hướng dẫn. Thực hành viết. Chọn đại diện trình bày trước lớp.
 GV cho HS nhận xét, đánh giá – GV chốt ghi điểm.
HĐ4:Hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập SGK/89 
HĐ5: Hướng dẫn tự học:
 - Hiểu về ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba ; 
 - Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất.;
 -Nắm nội dung bài, học thuộc phần ghi nhớ, làm hết bài tập trong SGK. 
 - Soạn bài : " Thứ tự kể trong văn tự sự "

Tài liệu đính kèm:

  • docNGU VAN 6 Tuan 8GT.doc