I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
- Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ.
1. Kiến thức:
- Chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân.
2.Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn
- Lập ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp.
b. Kĩ năng sống
- Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiến và xử lí thông tin, để kể chuyện .
- Giao tiếp ứng xử trình bày trình bày suy nghĩ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cố gắng, nghiêm túc bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước lớp.
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG
- Động não : Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện về lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu
- Thực hành có hướng dẫn: kể lại một câu chuyện trước tập thể.
IV. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, thảo luận.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài viết ở nhà theo nhóm của học sinh .
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Để giúp chúng ta làm bài viết hoàn chỉnh hay chúng ta có kỹ năng lập dàn bài .Lập dàn bài là những kỹ năng vô cùng quan trọng .Từ dàn bài phát triển thành văn nói cũng cực kỳ quan trọng . Để tập thói quen diễn đạt, tự tin, bình tĩnh khi đứng trước tập thể, chúng ta có thể luyện nói
TUẦN 7 TIẾT 25,26 Ngày soạn:29/09/2012 Ngày dạy :01/10/2012 Văn bản: EM BÉ THÔNG MINH (Truyện cổ tích) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện cổ tích Em bé thông minh. II.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh. - Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. - Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động. 2. Kĩ năng : a.Kĩ năng chuyên môn : - Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại. - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh. - Kể lại một câu chuyện cổ tích. b.Kĩ năng sống : - Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống. - Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Động não : Suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái , sự công bằng của các nhân vật truyện cổ tích. - Thảo luận nhóm kỷ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện cổ tích được học - Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ, về những tình tiết trong truyện. - Lập bản đồ tư duy về các phẩm chất của nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật. IV. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, thảo luận. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : 2. Kiểm tra: Câu hỏi : Kể tóm tắt truyện “TS”. Nêu Nghệ thuật, ý nghĩa của truyện? Đáp án và biểu điểm. Câu Đáp án Điểm Câu 1 - HS tóm tắt theo yêu cầu của giáo viên Nghệ thuật : -Sắp xếp các tình tiết tự nhiên , khéo léo: công chúa lâm nạn gặp Thạch Sanh trong hang sâu, công chúa bị câm khi nghe tiếng dàn của TS bỗng nhiên khỏi bệnh và giải oan cho chàng ròi nên vợ nên chồng. -Sử dụng những chi tiết thần kì : + Tiếng đàn tuyệt diệu tượng trưng cho tình yêu, công lí , nhân đạo, hòa bình , khẳng định tài năng , tâm hồn, tình cảm của chàng dũng sĩ có tâm hồn nghệ sĩ. + Niêu cơm thần tượng trưng cho tình thương , lòng nhân ái, ước vọng đoàn kết, tư tưởng yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. -Kết thúc có hậu : thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình theo quan niệm của nhân dân. 2. Ý nghĩa văn bản : truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện, 10 3. Bài mới : Giới thiệu bài : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhận vật rất phổ biến trong truyện cổ tích . “ Em bé thông minh “ là một truyện gồm nhiều mẩu chuyện. Nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách từ đó bộc lộ sự thông minh tài trí hơn người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích. GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thể loại truyện cổ tích. HS : Suy nghĩ, trả lời. HOẠT ĐỘNG 2. Hướng dẫn HS đọc và tiếp xúc văn bản GV: Hướng dẫn cách đọc - Giọng đọc –kể vui hóm hỉnh. HS : Tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích ? Xác định bố cục bài văn (mở truyện như thế nào,thân truyện ntn?kết truyện ra sao?) HS : Thảo luận trả lời GV Ngoài ra chúng ta có thể chia bố cục theo các đoạn như sau: Đoạn 1 : Từ đầu . “ tâu vua “ Đoạn 2 : tiếp .. “ ăn mừng với nhau rồi “ Đoạn 3 : tiếp “ rất hậu “ Đoạn 4 : Còn lại . - GV đọc đoạn 1 , 3 HS đọc 3 đoạn sau . * HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản - HS đọc lại đoạn 1 ? Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào ? ? Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không ? Vì sao ? GV : Gợi dẫn. HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV ? Câu nói của em bé vặn lại viên quan là một câu trả lời bình thường hay là một câu đố ? ? ở đây trí thông minh của em bé đã được bộc lộ như thế nào ? HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV GV: Em bé giải đố bằng cách đố lại khiến cho viên quan phải sửng sốt, bất ngờ . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh , nhanh trí . * Hết tiết 25 chuyển tiết 26. - HS đọc đoạn 2 : ? Vì sao vua có ý định thử tài em bé ? ? Lệnh vua ban có phải là một câu đố không ? Vì sao ? ? Em bé đã thỉnh cầu nhà vua điều gì ? GV : Gợi dẫn. HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV ? Lời thỉnh cầu của em bé là câu đố hay lời giải đố ? Vì sao ? ? ở đây trí thông minh hơn người của em bé được thể hiện như thế nào ? HS Trả lời : Lệnh vua là một câu đố vì nó khó. Lời giảng : Trí thông minh hơn người của em bé ở chỗ em bé biết dùng câu đố để giải câu đố . Câu trả lời của em khiến vua và đình thần phải thừa nhận em là người thông minh. - Học sinh đọc đoạn 3 : ? Lần thứ hai để tin chắc em bé có tài thật, vua lại thử bằng cách nào ? ? Lệnh vua có phải là một câu đố không ? Vì sao ? Tính thông minh của em bé được thể hiện như thế nào ? GV: vạch ra được sự vô lý trong yêu cầu của nhà vua . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh. ? Câu đố của sứ thần nước ngoài oái oăm ở chỗ nào ? – Sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc . ? Các đại thần đã làm gì ? họ có thực hiện được không? GV : Gợi dẫn. HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV ? câu trả lời của em bé có gì khác thường . GV: Lời giảng : Em bé rất thông minh biết dựa vào kinh nghiệm dân gian để giải đố. Em vừa thông minh vừa hồn nhiên đúng cách một đứa trẻ. * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tổng kết * Học sinh thảo luận nhóm :Ý nghĩa của truyện ? HS : Làm trên bảng – GV nhận xét HS : Đọc mục ghi nhớ . HS : Kể tóm tắt lại truyện . I. GIỚI THIỆU CHUNG: * Thể loại: Truyện cổ tích. - Định nghĩa / sgk , 53 II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1. Đọc,tóm tắt, tìm hiểu từ khó. * Từ khó:SGK 2.Tìm hiểu văn bản. a. Bố cục. + Mở truyện: Vua sai quan đi kiếm người hiền tài giúp nước. + Thân Truyện : - Em bé giải câu đố của viên quan. - Em bé giải câu đố của vua lần 1 và lần 2 - Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài. + Kết Truyện : Em bé trở thành trạng nguyên. b. Đại ý. - Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trs khôn dân gian, trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên, chất phát mà không kém phần thâm thúy của nhân dân trong đời sống hang ngày. c. Phân tích. c1. Những thử thách đối với em bé. Em bé giải câu đố của viên quan . Viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường ? - Hoàn cảnh : Hai cha con đang làm ruộng . - Viên quan : hỏi => bất ngờ khó trả lời . - Em bé hỏi lại viên quan => sự bất ngờ, sửng sốt . => Em bé rất thông minh, nhanh trí. Em bé đã giải câu đố của viên quan bằng cách đố lại viên quan một câu đố tương chứng tỏ em bé rất thông minh. c2. Em bé giải câu đố lần thứ nhất của nhà vua Nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con? - Vua thử tài em bé để kiểm tra sự thông minh. - Lệnh vua ban là một câu đố vì oái oăm, khó trả lời . - Em bé thỉnh cầu nhà vua vừa là câu đố, vừa là giải đố vì : vạch ra được cái vô lý trong lệnh của nhà vua . => Em bé rất thông minh dùng câu đố để giải đố. c3. Em bé giải câu đố lần thứ hai của nhà vua Nhà vua: Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ. - Lệnh của nhà vua là một câu đố khó, như một bài toán khó. - Lời thỉnh cầu của em bé là một câu đố vì khó không thể thực hiện được . => lòng can đảm, tính hồn nhiên,thông minh của bé qua cách giải đố. Em bé khéo léo tạo những tình huống chỉ ra sự phi lí trong câu đố của viên quan, của nhà vua. c4. Em bé giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài . sứ thần: Làm thế nào.rất dài? - câu đố rất oái oăm . - Các đại thần đều lắc đầu . - Em bé dựa vào kinh nghiệm trong dân gian đơn giản, hiệu nghiệm. -> Em bé rất thông minh, hồn nhiên, làm sứ giả phải khâm phục. III. TỔNG KẾT 1. Ngheä thuaät : - Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước. 2. YÙ nghóa vaên baûn: - Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian. - Tạo tiếng cười. VI.CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Đọc lại và tóm tắt văn bản.- Nắm nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản. - Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua. - Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh. - Chuẩn bị trả bài ''Luyện nói kể chuyện'' VII. RÚT KINH NGHIỆM : ******************************************** HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA VĂN Học kỹ các truyện TG, ST-TT, TS, EBTM về nhân vật, cốt truyện, nội dung, ý nghĩa, định nghĩa truyện cổ tích TUẦN 7 TIẾT 27,28 Ngày soạn:29/09/2012 Ngày dạy :02/10/2012 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Nắm chắc kiến thức đã học về văn tự sự: chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự - Biết trình bày diễn đạt để kể một câu chuyện của bản thân II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ. 1. Kiến thức: - Chủ đề, dàn bài , đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự - Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. 2.Kĩ năng: a. Kĩ năng chuyên môn - Lập ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. b. Kĩ năng sống - Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiến và xử lí thông tin, để kể chuyện . - Giao tiếp ứng xử trình bày trình bày suy nghĩ,ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức cố gắng, nghiêm túc bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước lớp. III. CÁC PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG - Động não : Suy nghĩ để nhớ lại những tình tiết một câu chuyện về lựa chọn cách kể câu chuyện theo yêu cầu - Thực hành có hướng dẫn: kể lại một câu chuyện trước tập thể. IV. PHƯƠNG PHÁP. - Vấn đáp, thảo luận. V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc chuẩn bị bài viết ở nhà theo nhóm của học sinh . 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Để giúp chúng ta làm bài viết hoàn chỉnh hay chúng ta có kỹ năng lập dàn bài .Lập dàn bài là những kỹ năng vô cùng quan trọng .Từ dàn bài phát triển thành văn nói cũng cực kỳ quan trọng . Để tập thói quen diễn đạt, tự tin, bình tĩnh khi đứng trước tập thể, chúng ta có thể luyện nói Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I Củng cố kiến thức: GV yêu cầu HS nhắc lại những kiến thức đã học về thể loại tự sự : chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. Chuẩn bị :GV hướng dẫn HS chuẩn bị dàn bài cho một trong các đề . GV ghi lại đề bài lên bảng HS tập nói trước tổ nhóm 10 phút. Học sinh trình bày dàn bài đã chuẩn bị trước tổ. -> Gọi HS nhận xét bổ sung . Ú GV lưu ý: HS có thể chọn ngội thứ ba hoặc ngôi 1 hoặc chọn cách kể theo thời gian hoặc không gian hoặc theo mạch hồi tưởng của người kể Hoạt động II: Luyện nói trước lớp. * HS : -Lớp phó học tập điều khiển các bạn trong lớp luyện nói. -HS khác lắng nghe và nhận xét phần trình bày của các bạn . -Nhận xét về những ưu nhược điểm và những điểm cần khắc phục trong phần trình bày. Ú GV: GV theo dõi và nhận xét sửa chữa lối dùng từ , đặt câu, cách diễn đạt. Tuyên dương những bài nói hay ,sáng tạo. Lưu ý : +Nghi thức lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ thích hợp khi kể miệng. + Nói to, rõ ràng, nhìn thẳng vào người nghe, chú ý kể diễn cảm: không nói như đọc thuộc lòng . GV gọi mỗi tổ một đại diện lên trình bày trước lớp? HS cả lớp nhận xét, bổ sung . GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, cho điểm, I.TÌM HIỂU CHUNG 1.Củng cố kiến thức : thể loại tự sự : chủ đề, dàn bài.đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. 2.Chuẩn bị: Đề bài : Kể lại một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ thương binh , neo đơn. * Dàn ý: a. Mở bài : - Nhân dịp nào đi thăm - Ai tổ chức ? Đoàn gồm những ai ? - Dự định đến thăm gia đình nào ? Ở đâu b. Thân bài : - Chuẩn bị gì cho cuộc đi thăm - Tâm trạng của em trước cuộc đi ? - Trên đường đi ? Đến nhà liệt sĩ ? Quang cảnh gia đình - Cuộc gặp gỡ thăm hỏi diễn ra như thế nào? - Lời nói? Việc làm? Quà tặng? - Thái độ lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ? c. Kết bài: Ra về? Ấn tượng về cuộc đi? II.LUYỆN TẬP TRƯỚC LỚP VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Nhận xét giờ tập nói :về sự chuẩn bị .về kết quả và quá trình tập nói của HS . - Về cách nhận xét bạn nói của HS. - Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình. - Chuẩn bị bài “chữa lỗi dùng từ” . VII. RÚT KINH NGHIỆM : ............................................................................................................................................ ************************************************************
Tài liệu đính kèm: