Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN

A/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về văn kể chuyện.

2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành tạo lập văn bản kể chuyện.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Đề văn, đáp án.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

C/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I.Ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.

II. Bài cũ: Không

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục tiêu bài học.

 

doc 5 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 9 - Nguyễn Thị Quyên - Trường TH&THCS Húc Nghì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 37-38
	Ngày soạn:25/10/08	 
viết bài tập làm văn
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố, khắc sâu kiến thức đã học về văn kể chuyện.
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức vào thực hành tạo lập văn bản kể chuyện.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Đề văn, đáp án.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào mục tiêu bài học.
2. triển khai bài: 
đề ra:
Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đáp án:
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về việc làm:
- Việc làm gì, thời gian, không gian.
- Việc làm đó có liên quan đến ai, có ý nghĩa gì.
- Nêu cảm nghĩ khái quát của mình.
2. Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự hợp lý bằng lời văn mạch lạc, giàu cảm xúc.
3. Kết bài: Kết quả, ý nghĩa lớn lao của việc em đã làm.
* Yêu cầu:
- Bài làm sạch sẽ, mạch lạc, giàu cảm xúc, đúng với bài văn kể chuyện.
- Chữ viết rỏ ràng, trong sáng, không sai lổi chính tả.
IV. Củng cố: 
Gv Nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Cũng cố lại kiến thức về văn biểu cảm, chuẩn bị bài Luyện nói kể chuyện.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 39
	Ngày soạn:28/10/08
ếch ngồi đáy giếng
	(Truyện ngụ ngôn)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu khái niệm truyện ngụ ngôn, rút ra bài học từ câu chuyện: chủ quan, kiêu ngạo là tính xấu là hại bản thân, cần học hỏi hiểu biết.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, kể chuyện.
3. Thái độ: 
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể lại tóm tắt câu chuyện : “Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Bên cạnh thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, trong kho tàng truyện dân gian còn có truyện lý thú đó là truyện ngụ ngôn.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Giới thiệu về truyện ngụ ngôn.
Hs: Ghi nhớ.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Kể tóm tắt nội dung câu chuyện.
Gv: Nhận xét, đánh giá, khái quát.
Hoạt động 2:
* Khi ở trong giếng, cuộc sống của ếch diễn ra như thế nào?
* Giếng có đặc điểm không gian như thế nào?
* Cuộc sống của ếch là cuộc sống ra sao?
* Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của ếch?
* Chuyện của ếch nhằm ám chỉ điều gì về chuyện con người?
* ếch ra khỏi giếng bằng cách nào?
* Có gì thay đổi trong hoàn cảnh sống của ếch?
* ếch không nhận ra sự thay đổi, cử chỉ nào của ếch chứng tỏ điều đó?
* Tại sao ếch lại có thái độ đó?
* Kết cục chuyện gì đã xãy ra với ếch?
* Theo em vì sao ếch bị giẫm bẹp?
* Mượn sự việc này, dân gian muốn khuyên con người điều gì?
Hoạt động 3:
Hs: Rút ra bài học từ câu chuyện.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Hs: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật.
Gv: Nhận xét, đánh giá.
I. Tìm hiểu chung:
1. Truyện ngụ ngôn:
- Truyện kể bằng văn xuôi, văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật, chính con người để nói bóng gió chuyện con người nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người.
2. Đọc bài:
3. Kể tóm tắt:
II. Phân tích:
 1. ếch khi ở trong giếng:
- Xung quanh chỉ có vài con nhái, cua, ốc. ếch lên tiếng kêu, các con vật đều hoảng sợ.
- Giếng chật hẹp, không thay đổi.
- Cuộc sống của ếch chật hẹp, bó buộc.
g Hiểu biết nông cạn nhưng huênh hoang.
g Môi trường hạn hẹp dể khiến ta kiêu ngạo, không biết thực chất về mình.
2. ếch ra khỏi giếng:
- Mưa to nước tràn giếng.
- Không gian rộng mở khiến ếch có thể đi lại khắp nơi
- Nhâng nháo chả thèm để ý đến xung quanh.
- ếch cứ nghĩ bầu trời là bầu trời của giếng.
- Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
- Cứ tưởng mình oai như ở trong giếng. Coi thường mọi thứ xung quanh, không có kiến thức về thế giới.
- Không nhận thức rỏ giới hạn cuat mình g sẽ bị thất bại thảm hại.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung và nghệ thuật của câu chuyện.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài Thầy bói xem voi.
Quyết chí thành danh
Tiết thứ 40
	Ngày soạn:30/10/08
Thầy bói xem voi
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung văn bản: chế diễu thầy bói , khuyên răn mọi người muốn hiểu biết chính xác sự vật, cần xem xét chúng một cách toàn diện.
2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm, kể chuyện.
3. Thái độ: Phê phán bói toán, mê tín dị đoan.
1. Giáo viên: Tranh ảnh minh họa.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Kể lại chuyện ếch ngiồi đáy giếng Nêu giá trị nội dung, nghệ thuật?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, từ bài cũ gv dẫn vào bài học mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
Hs: Kể tóm tắt nội dung văn bản.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hoạt động 3:
* Các ông thầy bói đều có đặc điểm chung nào?
* Các thầy nãy ra ý định xem voi trong hoàn cảnh nào?
* Việc xem voi ở đây có dấu hiệu nào không bình thường?(người mù, không có ý định nghiêm túc)
* Cảnh xem voi của các thầy bói diễn ra như thế nào?
* Có gì khác thường trong cách xem voi ấy?
* Nhân dân muốn phê phán điều gì đối với nghề thầy bói?
*Các thầy bói nhận định về con voi như thế nào?
* Trong nhận thức của các thầy về voi có phần nào hợp lý không? Vì sao?
* Chổ sai lầm trong nhận thức của các thầy?
* Vì sao các thầy bói nhận thức sai lầm?
* Nhân dân muốn khuyên răn điều gì?
* Vì sao các thầy bói bói xô xát nhau? Tai hại của cuộc xô xát này?
* Nhân dân tỏ thái độ gì đối với nghề thây bói?
Hoạt động 4:
Hs: Thảo luận, khái quát về giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
Gv: Nhận xét, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
2. Đọc bài:
2. Kể tóm tắt:
II. Phân tích:
1. Các thầy bói xem voi:
- Tất cả đầu bị mù, đều muốn xem con voi.
- ế hàng, ngồi tán gẫu hì có voi đi qua.
- Sờ vòi, tai, chân, đuôi.
- Xem voi bằng tay.
g Giễu cợt, phê phán nghề thầy bói.
2. Các thầy bói phán về con voi:
- Con voi:
+ Con đĩa.
+ Cái đòn càn.
+ Cái quạt thóc.
+ Cột đình.
+ Chổi sể cùn.
- Có một phần hợp lý g tiếp xúc với con voi.
- Mỗi người chỉ biết được từng phần mà quả quyết nói đúng nhất về con voi.
- Do không thấy đường, xem xét không đầy đủ, phiến diện.
g Không nên chủ quan trong nhận thức.
3. Hậu quả:
- Nói sai về con voi nhưng đều cho là đúng
- Đánh nhau toác đầu, chảy máu.
g Châm biếm sự hồ đồ của thầy bói.
III. Tổng kết: 
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, đọc lại văn bản, chuẩn bị bài Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct37-t40.doc