Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)

A. Mục tiêu cần đạt:

 HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.

 HS kể lại được truyện (kể được các chi tiết chính bằng ngôn ngữ HS).

B. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu liên quan đến truyện.

 HS: Đọc, tập kể ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

C. Kiểm tra bài cũ:

 - HS: Kể lại truyện Sọ Dừa và nêu nôi dung, ý nghĩa của truyện.

 - GV: Kiểm tra HS chuẩn bị bài ở nhà.

D. Các hoạt động dạy và học:

 GV: Giới thiệu bài học.

Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt

HS: Đọc 4 đoạn.

HS:+ Nêu nội dung các đoạn.

 + Tìm hiểu các chú thích (SGK).

HS: Kể lại truyện ( 2 -> 3 em).

HS: Đọc đoạn1.

H: Sự ra đời của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường về hoàn cảnh gia đình, cảnh sống của Thạch Sanh?

H: Thạch Sanh ra đời trong hoàn cảnh nào?

H: Kể về sự ra đời của Thạch Sanh, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?

HS: Thảo luận, phát biểu.

H: Sưl ra đời bình thường và khác thường đó thể hiện điều gì?

HS: Đọc đoạn tiếp theo.

H: Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phảI trải qua những thử thách nào? Hãy kể lại lần lượt các thử thách đó?

H: Sau khi cưới công chúa Thạch Sanh gặp thử thách gì?

H: Qua những thử thách đó, em thấy Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất gì?

GV: Phân tích: Thật thà tin người, giết chằn tinh, đại bàng, nhiều phép; tha chết cho mẹ con Lí Thông, tha tội quân sĩ 18 nước chư hầu.

H: Tronh truyện Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập với nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự dối lập đó?

HS: Thảo luận, phát biểu.

H: Trong truyện ó một số chi tiết thần kì. Em hãy tìm những chi tiết thần kì đó và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó?

HS: Thảo luận và phát biểu.

H:Truyện kết thúc ntn? Theo em cách kết thúc đó nói lên điều gì?

GV: Hướng dẫn HS tổng kết và tìm hiểu ghi nhớ.(SGK).

GV: Hưỡng dẫn HS thực hiện luyện tập.

GS: Hai em kể lại truyện.

GV: Uốn nắn, sửa chữa,

 I/. Tìm hiểu chung:

 Bố cục: 4 đoạn.

- Đoạn 1: Từ đầu -> “mọi phép thần thông”.

- Đoạn 2: tiếp -> “phong cho làm Quận Công”.

- Đoạn 3: tiếp -> “hóa kiếp thành bọ hung”.

- Đoạn 4: còn lại.

II/. Tìm hiểu văn bản:

1). Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.

* Sự bình thường:

+ Là con của một gia đình nông dân tốt bụng.

+ Sống nghòe khổ về nghề kiếm củi.

* Sự khác thường:

+ Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai TháI tử xuống đầu thai.

+ Mang thai trong nhiều năm.

+ Thạch Sanh được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.

=> Thạch Sanh là con của dân thường gần gũi với nhân dân. Sự khác thường tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng làm tăng sức hấp dẫn của truyện.

2). Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua.

- Bị mẹ con Lí Thông lừa đI canh miếu thần thế mạng; Thạch Sanh giết chằn tinh.

- Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa; bị Lí Thông lấp cửa hang.

- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù; Thạch Sanh bị bắt vào ngục.

- Hoàng tử 18 nước chư hầu hội quân sang đánh.

=> Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:

+ Thật thà, chất phác.

+ Dũng cảm, tài năng.

+ Lòng nhân đạo và yêu hòa bình.

3). Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Thạch Sanh và Lí Thông.

=> Là sự đối lập giữa thật thà và xảo trá; vị tha và ích kỉ; thiện và ác.

4). Ý nghĩa của một số chi tiết thần kì:

- Tiếng đàn của Thạch Sanh: giúp công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và giảI thoát cho Thạch Sanh; nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt-> Đó là tiếng đàn của công lí.

 Làm cho quân lính 18 nước chư hầu phảI xin hàng.

- Niêu cơm thần kì: tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh tượng trưng cho lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.

* Truỵên kết thúc với việc Thạch Sanh lên làm vua, mẹ con Lí Thông bị trừng trị thể hiện công lí xã hội và mơ ước của nhân dân ta về sự đổi đời.

III/. Tổng kết:

VI/. Luyện tập:

 HS: Tự trả lời bài 1.

 HS: Kể lại truyện.

 * Đọc thêm (SGK).

 

doc 5 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 6 (Bản chuẩn kiến thức kỹ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 21, 22: Văn bản: thạch sanh
A. Mục tiêu cần đạt: 
	HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Thạch Sanh và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật người dũng sĩ.
	HS kể lại được truyện (kể được các chi tiết chính bằng ngôn ngữ HS).
B. Chuẩn bị: 
	GV: Giáo án, tranh ảnh và tài liệu liên quan đến truyện.
	HS: Đọc, tập kể ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- HS: Kể lại truyện Sọ Dừa và nêu nôi dung, ý nghĩa của truyện.
	- GV: Kiểm tra HS chuẩn bị bài ở nhà.
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt 
HS: Đọc 4 đoạn.
HS:+ Nêu nội dung các đoạn.
 + Tìm hiểu các chú thích (SGK).
HS: Kể lại truyện ( 2 -> 3 em).
HS: Đọc đoạn1.
H: Sự ra đời của Thạch Sanh có gì bình thường và khác thường về hoàn cảnh gia đình, cảnh sống của Thạch Sanh?
H: Thạch Sanh ra đời trong hoàn cảnh nào?
H: Kể về sự ra đời của Thạch Sanh, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?
HS: Thảo luận, phát biểu.
H: Sưl ra đời bình thường và khác thường đó thể hiện điều gì?
HS: Đọc đoạn tiếp theo.
H: Trước khi kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phảI trải qua những thử thách nào? Hãy kể lại lần lượt các thử thách đó?
H: Sau khi cưới công chúa Thạch Sanh gặp thử thách gì?
H: Qua những thử thách đó, em thấy Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất gì?
GV: Phân tích: Thật thà tin người, giết chằn tinh, đại bàng, nhiều phép; tha chết cho mẹ con Lí Thông, tha tội quân sĩ 18 nước chư hầu.
H: Tronh truyện Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập với nhau về tính cách và hành động. Hãy chỉ ra sự dối lập đó?
HS: Thảo luận, phát biểu.
H: Trong truyện ó một số chi tiết thần kì. Em hãy tìm những chi tiết thần kì đó và nêu ý nghĩa của các chi tiết đó?
HS: Thảo luận và phát biểu.
H:Truyện kết thúc ntn? Theo em cách kết thúc đó nói lên điều gì?
GV: Hướng dẫn HS tổng kết và tìm hiểu ghi nhớ.(SGK).
GV: Hưỡng dẫn HS thực hiện luyện tập.
GS: Hai em kể lại truyện.
GV: Uốn nắn, sửa chữa,
I/. Tìm hiểu chung:
 Bố cục: 4 đoạn.
- Đoạn 1: Từ đầu -> “mọi phép thần thông”.
- Đoạn 2: tiếp -> “phong cho làm Quận Công”.
- Đoạn 3: tiếp -> “hóa kiếp thành bọ hung”.
- Đoạn 4: còn lại.
II/. Tìm hiểu văn bản:
1). Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
* Sự bình thường:
+ Là con của một gia đình nông dân tốt bụng.
+ Sống nghòe khổ về nghề kiếm củi.
* Sự khác thường:
+ Thạch Sanh ra đời do Ngọc Hoàng sai TháI tử xuống đầu thai.
+ Mang thai trong nhiều năm.
+ Thạch Sanh được thiên thần dạy đủ các môn võ nghệ và phép thần thông.
=> Thạch Sanh là con của dân thường gần gũi với nhân dân. Sự khác thường tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ cho nhân vật lí tưởng làm tăng sức hấp dẫn của truyện.
2). Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua.
- Bị mẹ con Lí Thông lừa đI canh miếu thần thế mạng; Thạch Sanh giết chằn tinh.
- Xuống hang giết đại bàng cứu công chúa; bị Lí Thông lấp cửa hang.
- Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù; Thạch Sanh bị bắt vào ngục.
- Hoàng tử 18 nước chư hầu hội quân sang đánh.
=> Thạch Sanh đã bộc lộ phẩm chất:
+ Thật thà, chất phác.
+ Dũng cảm, tài năng.
+ Lòng nhân đạo và yêu hòa bình.
3). Sự đối lập về tính cách và hành động giữa Thạch Sanh và Lí Thông.
=> Là sự đối lập giữa thật thà và xảo trá; vị tha và ích kỉ; thiện và ác.
4). ý nghĩa của một số chi tiết thần kì:
- Tiếng đàn của Thạch Sanh: giúp công chúa khỏi câm, nhận ra người cứu mình và giảI thoát cho Thạch Sanh; nhờ đó mà Lí Thông bị vạch mặt-> Đó là tiếng đàn của công lí.
 Làm cho quân lính 18 nước chư hầu phảI xin hàng.
- Niêu cơm thần kì: tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh tượng trưng cho lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân ta.
* Truỵên kết thúc với việc Thạch Sanh lên làm vua, mẹ con Lí Thông bị trừng trị thể hiện công lí xã hội và mơ ước của nhân dân ta về sự đổi đời.
III/. Tổng kết:
VI/. Luyện tập:
 HS: Tự trả lời bài 1.
 HS: Kể lại truyện.
 * Đọc thêm (SGK).
	* Củng cố: GV: Khái quát nội dung bài học.
	* Dăn dò: HS: Học bài, tập kể lại truyện và soạn tiết 23: Chữa lỗi dùng từ.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
****************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 23: chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu cần đạt: 
	- HS nhận ra được các lỗi lặp từ và lẫn lộn các từ gần âm.
	- Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ.
B. Chuẩn bị: 
	GV: Bảng phụ phần I.
	HS: Soạn bài trước ở nhà.
C. Kiểm tra bài cũ:
	- BT về nhà.
	- H: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Lấy ví dụ và phân tích.
D. Các hoạt động dạy và học:
	GV: Giới thiệu bài học.
Hoạt động của GV và HS 
Nội dung cần đạt 
GV: Treo bảng phụ.
HS: Đọc và quan sát đoạn văn
H: Gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau? Các từ được dùng mấy lần trong đoạn văn?
H: Các từ ở đoạn văn a lặp nhằm mục đích gì? Có tác dụng gì?
GV: Đây không phảI là lỗi lặp vì có mục đích, có tác dụng.
H: ở đoạn văn b từ gì được lặp? Việc lặp ở b và ở a có gì khác nhau? Việc lặp nào là lỗi lặp mà người viết mắc phải?
H: Hãy sửa lại lỗi lặp ở ví dụ b?
H: Khi sử dụng câu có lỗi lặp, em thấy ntn?
GV: Chép câu a và b lên bảng.
H: Trong các câu trên từ nào dùng không đúng? Hãy gạch dưới các từ đó?
H: Nguyên nhân mắc lỗi là gì? Em hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng?
GV: Người viết dùng sai do nhớ không chính xác.
GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập
H: Hãy lược bỏ các từ trùng lặp trong câu sau?
GV: Bỏ “câu chuyện ấy”; thay “câu chuyện này” bằng “chuyện ấy”; thay “những nhân vật ấy” bằng “họ”; thay “những nhân vật” bằng “những người”.
GV: Bỏ “lớn lên” vì nghĩa trùng với “trưởng thành”
HS: Thay các từ dùng sai và chỉ ra nguyên nhân dùng sai.
I/. Lặp từ.
1). Gạch dưới những từ có nghĩa giống nhau:
a) – tre (7 lần)
 - giữ (4 lần)
 - anh hùng (2 lần)
=> Việc lặp này nhằm mục đích nhấn mạnh ý, tạo nhịp điêu hài hòa như một baìo thơ cho đoạn văn xuôi.
b) Truyện dân gian (lặp 2 lần)
=> Đây là lỗi lặp từ.
2) Sửa lại:
 Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
=> Sử dụng câu có lỗi lặp từ gây cảm giác nặng nề, vốn từ nghèo nàn, thiếu cân nhhắc khi dùng từ, nhắc lại nội dung cũ một cách máy móc, không cung cấp nội dung mới.
II/. Lẫn lộn các từ gần âm.
a)Ngày mai chúng em sẽ đi thăm quan viện bảo tàng lịch sử của tỉnh.
b) Ông họa sĩ già nhấp nháy bộ ria mép quen thuộc.
=> Câu a: thăm quan (sai: không có từ này trong TV).
 Sửa lại: tham quan.
=> Câu b: nhấp nháy:(1) Mở ra, nhắp vàoliên tiếp; (2) Có ánh sáng khi ló ra, khi tắt liên tiếp.
 Sửa lại: mấp máy (cử động khẽ và liên tiếp).
III/. Luyện tập:
1) Sau khi bỏ từ lặp câu sẽ như sau:
a) Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quí mến. (bỏ: ban, ai, cũng, rất, lẫy, làm, Lan).
b) Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôI ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2) Các từ thay là:
- Sinh động thay cho linh động.
- Bàng quan thay cho bàng quang.
- Hủ tục thay cho thủ tục.
=> Nguyên nhân dùng sai là nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
	* Củng cố: GV: Khái quát nội dung bài học.
	* Dặn dò: HS soạn tiết 25: Em bé thông minh.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
*****************************
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 24: trả bài tập làm văn số một
A. Mục tiêu cần đạt: 
	Đánh giá bài TLV theo yêu cầu của bài tự sự: nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích (chủ đề); sửa lỗi chính tả, ngữ pháp. 
	Yêu cầu “kể bằng lời văn của em” không đòi hỏi nhiều đối với học sinh.
B. Chuẩn bị: 
	GV:- Chấm bài HS, phân loại điểm và nhận xét bài lam HS.
	 - Lấy ra một số lỗi cơ bản mắc phải.
C. Kiểm tra bài cũ:
	HS: Kể lại truyện Thạch Sanh (4 em kể).
D. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Trả bài cho HS.
H: Em kể về ai? (nhân vật nào). Ai là nhân vật chính? Nhân vật đã được giới thiệu rõ chưa?
H: Sự việc được kể là sự việc gì? Nguyên nhân, diẽn biến, kết quả đã được kể ra chưa?
H: Em kể sự việc đó nhằm mục đích gì? Đã đath chưa?
GV: Nhận xét về ưu, nhược điểm và biểu dương những bài làm tốt.
GV: Đưa ra các lỗi trong bài làm HS. (dùng từ, câu, chính tả)
- Đọc, quan sát lại bài kiểm tra.
- HS: Trả lời từng em theo bài làm của mình.
- HS: Dựa vào bài viết:
+ Kể ra sự việc được kể.
+ Nêu nguyên nhân, diẽn biến, kết quả.
- HS: Phát biểu theo chủ đề của mỗi câu chuyện được kể và tự nhận xét.
- HS: Nghe.
- HS: Sửa lại cho đúng.
- HS: Đọc lai bài và tự sửa lại các lỗi mắc phảI cho đúng.
	* Củng cố: GV: Nhận xét chung về bài viết và tiết trả bài.
	* Rút kinh ngiệm giơ dạy:
***************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 6.doc