Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh biết được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

- Học sinh hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

2.Kĩ năng:

- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận diện được từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ; phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức thận trọng khi sử dụng từ để giao tiếp.

- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV, giáo dục kĩ năng sống cho HS.

2.TRỌNG TÂM:

- Ý nghĩa của từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.Giáo viên: Những ví dụ tiêu biểu, bảng phụ.

3.2.Học sinh: Đọc, tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số: 6A1: 6A2

4.2.Kiểm tra miệng:

 

doc 14 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 - Năm học 2010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 4 - Tiết: 17,18 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Tuần dạy: 5
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức:
- Học sinh biết: vận dụng được những kiến thức đã học về văn tự sự : có nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, nguyên nhân, diễn biến, kết quả sự việc; biết trình bày bài văn khoa học, rõ ràng.
- Học sinh hiểu được yêu cầu của đề.
1.2.Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng dùng từ , đặt câu , viết đoạn.
1.3.Thái độ :
- GD ý thức tự giác, trung thực khi làm bài kiểm tra.
2.MA TRẬN:
3.ĐỀ KIỂM TRA, ĐÁP ÁN:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: Giáo viên ghi đề bài lên bảng.	
Nhắc học sinh đọc kĩ đề, tìm ý, lập dàn ý trước khi làm bài.
Học sinh viết đề vào giấy kiểm tra và làm bài.
Đáp án:
1. Mở bài:(2đ)
 - Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng: lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi
2. Thân bài:(6đ)
 - Đất nuớc có giặc ngọai xâm, vua cho sứ giả đi tìm người tài cứu nước.
 - Thánh Gióng bảo mẹ mời sứ giả vào nhà.
 - Thánh Gióng bảo sứ giả tâu với vua làm cho áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt.
 - Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ , cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
 - Thánh Gióng xông trận, giết giặc. Roi sắc gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
 - Thắng giặc, Gióng bay về trời.
3. Kết bài:(2đ)
 - Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương. Lập đền thờ ngay ở quê nhà.
 - Biểu điểm trên bao gồm các yêu cầu:
 + Không mắc lỗi chính tả. 
 + Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu.
 + Kiến thức đúng. 
 + Bài văn có đủ ba phần. 
Hoạt động 2: Giáo viên thu bài.
Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc trong học tập.
Đề bài : Em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
4.KẾT QUẢ:
*Thống kê chất lượng:
Lớp
Số HS
Giỏi
TL
Khá
TL
TB
TL
Yếu
TL
Kém
TL
TB
TL
6A1
6A2
*Đánh giá chất lượng bài làm của học sinh và đề kiểm tra:
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Chuẩn bị bài “Treo biển”; “Lợn cưới, áo mới”: Đọc trước văn bản; trả lời câu hỏi SGK; Tìm hiểu ý nghĩa cốt truyện.
 PHÒNG GD – ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS TÂN HÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN ( tiết 17,18)
Năm học: 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP : 6
 Thời gian: 90 pht
I/ Đề: 
 Em hãy kể lại truyền thuyết Thánh Gióng bằng lời văn của em.
 Tân Hà, ngày 12 tháng 09 năm 2011
 GVBM
 Lê Thị Mỹ Ngọc
 PHÒNG GD – ĐT TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG THCS TÂN HÀ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN ( tiết 17,18)
Năm học: 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP : 6
 Thời gian: 90 phút
Câu
Nội dung đáp án
Thang điểm
Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng: lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi
2đ
Thân bài: Kể lại diễn biến nội dung câu chuyện.
 - Đất nuớc có giặc ngọai xâm, vua cho sứ giả đi tìm người tài cứu nước.
 - Thánh Gióng bảo mẹ mời sứ giả vào nhà.
 - Thánh Gióng bảo sứ giả tâu với vua làm cho áo giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt.
 - Thánh Gióng ăn khoẻ, lớn nhanh. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ , cưỡi ngựa, cầm roi ra trận.
 - Thánh Gióng xông trận, giết giặc. Roi sắc gãy, Gióng nhổ tre đánh giặc.
 - Thắng giặc, Gióng bay về trời.
6đ
Kết bài:
 - Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương. Lập đền thờ ngay ở quê nhà.
+Suy nghĩ của em về nội dung câu chuyện?
2đ
 Tân Hà, ngày 12 tháng 09 năm 2011
 GVBM
 Lê Thị Mỹ Ngọc
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG
CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Bài 5 – Tiết 19 
Tuần dạy: 5 
1.MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 
- Học sinh hiểu được nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
2.Kĩ năng:
- Rèn cho học sinh kĩ năng nhận diện được từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển nghĩa của từ, nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ; phân biệt nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức thận trọng khi sử dụng từ để giao tiếp.
- GD ý thức giữ gìn sự trong sáng của TV, giáo dục kĩ năng sống cho HS.
2.TRỌNG TÂM:
- Ý nghĩa của từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.Giáo viên: Những ví dụ tiêu biểu, bảng phụ.
3.2.Học sinh: Đọc, tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số: 6A1: 6A2	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu hỏi 1:
Có thể giải nghĩa của từ bằng những cách nào? 4đ)
Câu hỏi 2:
Giải nghĩa từ “học sinh” và cho biết em giải nghĩa bằng cách nào?(5đ)
Câu hỏi 3:
 p Qua sự chuẩn bị mới, em biết gì về tnghiều nghĩa? ( 1 đ)
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị, đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ giải thích.
Học sinh: Người theo học trong nhà trường: Trình bày khái niệm .
l Là từ mà trong mỗi hoàn cảnh khác nhau, nó mang những ý nghĩa khác nhau.
4.3.Bài mới
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
Giới thiệu bài mới: Trong tiếng Việt ta thường gặp trường hợp: một từ nhưng có thể có nhiều nghĩa. Khi đứng ở câu này, từ mang nghĩa này nhưng đứng ở câu khác nó lại mang nghĩa khác! Đó là hiện tượng gì? Hôm nay, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ”.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ nhiều nghĩa
Giáo viên treo bảng phụ có ghi ví dụ, gọi học sinh đọc :
 a/ Chân Nam bị đau nên không tập thể dục được.
 b/ Con chó bị què mất một các chân.
 c/ Cái bàn này chân đã lung lay.
 d/ Chân tường đã bị nứt.
 e/ Chân răng bị đau.
Em hiểu nghĩa của từ “chân” trong ví dụ a, b như thế nào?
Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng, chạy, nhảy (nghĩa gốc).
Từ “chân” ở câu (c) có nghĩa như thế nào?
Bộ phận dưới cùng của một số đồ vật dùng để đỡ các bộ phận khác.
Từ chân trong ví dụ ( d), (e) có nghĩa như thế nào?
Bộ phận cuối cùng của một số đồ vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
Tìm một số từ khác có nghĩa tương tự như từ chân. Cho ví dụ cụ thể?
Tư “Mặt”: mặt người hay vật (nghĩa gốc).
Nghĩa chuyển: mặt trời, mặt đường
Từ: miệng, mũi
Có từ nào chỉ có một nghĩa không? Cho ví dụ.
Có: cà chua, mồng tơi
Qua những ví dụ trên em biết từ có thể có nghĩa như thế nào?
Có một hoặc nhiều nghĩa.
Gọi học sinh đọc ghi nhớ 1.
GD HS có kĩ năng nhận diện ý nghĩa của từ trong những tình huống cụ thể. Từ đó rút ra cho mình bài học thiết thực về dùng từ tiếng Việt đúng nghĩa và trong sáng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Những từ nhiều nghĩa lúc nào cũng có một nghĩa gốc (nghĩa chính) và nghĩa chuyển.
Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân?
Bộ phận ở dưới tiếp giáp với đất.
Các từ “chân” trong bài “Những cái chân” mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Nghĩa chuyển.
Theo em, nghĩa nào được hình thành từ đầu làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác? (Nghĩa gốc).
Trong một câu cụ thể một từ được dùng với mấy nghĩa? (một nghĩa).
Tuy nhiên có một vài trường hợp từ có thể hiểu theo hai nghĩa (nghĩa gốc và nghĩa chuyển).
Qua tìm hiểu những ví dụ trên, em hiểu chuyển nghĩa là gì? Thế nào là nghĩa gốc? Thế nào là nghĩa chuyển?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/56.
Giáo viên nhấn mạnh 4 ý trong ghi nhớ.
Hướng dẫn học sinh phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Gọi học sinh đọc bài tập 2.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 3.
Gọi học sinh đọc bài tập 4.
Cho học sinh thảo luận nhóm 4’.
Nhóm 1, 3, 5 câu a; nhóm 2, 4, 6 câu c.
Gọi đại diện trình bày, nhận xét.
Giáo viên đọc học sinh viết một đoạn trong văn bản “ Sơn Tinh Thủy Tinh”.
Sau khi viết xong, cho học sinh kiểm tra lỗi chính tả của nhau. Sau đó, Giáo viên có thể yêu cầu một số học sinh nộp vở. Giáo viên kiểm tra, chấm điểm.
I.Từ nhiều nghĩa:
- Ví dụ: Từ “chân”
 - Từ: mặt, miệng, mũi
Ghi nhớ 1: SGK / 56
II.Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
Ghi nhớ 2: SGK/56
III. Luyện tập:
Bài 2
 -Lá: lá lách, lá phổi; trái: trái tim; quả: quả thận, cuống: cuống rốn, cuống phổi.
Bài 3:
 a/ Hộp sơn-> sơn cửa; cái bào-> bào gỗ; cái quạt-> quạt muỗi
 b/ Cuộn bức tranh-> một cuộn giấy
Bài 4:
a/ Bụng (nghĩa gốc): là bộ phận cơ thể người hoặc động vật chứa ruột, gan, dạ dày, lá lách, mật
 Bụng: (nghĩa chuyển) biểu tượng ý nghĩa sâu kín, không bộc lộ ra ngoài đối với người, việc nói chung.
b/ Ăn  bụng: từ bụng chỉ một bộ phận trong cơ thể con người.
 Anh bụng: từ bụng chỉ tấm lòng của anh ấy.
 Chạy  chắc: từ bụng chỉ bắp thịt ở cẳng chân.
Bài 5: Chính tả (nghe-viết)
Bài viết: Sơn Tinh, Thủy Tinh.
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1:
Chuyển nghĩa là gì?
Câu 2:
Từ có thể có nghĩa như thế nào? Cho một từ nhiều nghĩa xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển?
 Thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa.
 Nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng từ nhiều nghĩa phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
4.5.Hướng dẫn học sinh tự học:
- Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc naøy:
Học thuộc ghi nhớ SGK / 56, nắm kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa.
Làm bài tập 1. Tìm thêm những từ nhiều nghĩa xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Đọc thêm về từ “ngọt”.
	- Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc tieáp theo:
Đọc, tìm hiểu trước phần I, tóm tắt yêu cầu phần II bài “ Lời văn, đoạn văn tự sự”. Tìm hiểu về lời văn kể việc, lời văn kể người, đoạn văn.
Xem trước phần I – “Chữa lỗi dùng từ”
5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	
Bài 5 – Tiết 20
Tuần dạy: 
LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
1.MỤC TIÊU:
1. 1.Kiến thức: 
- Học sinh nắm được lời văn tự sự: kể người, kể việc. 
- Học sinh hiểu: đoạn văn tự sự: gồm một số câu, được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng.
1.2. Kĩ năng: 
- Rèn cho học sinh kĩ năng bước đầu biết dùng lời văn, triển khai ý, vận dụng vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
- HS biết viết được đọan văn, bài văn tự sự.
1.3. Thái độ: 
GD ý thức lựa chọn, tìm lời văn thích hợp khi kể chuyện.
2.TRỌNG TÂM:
- Phân tích lời văn đoạn văn tự sự để đọc hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
3.CHUẨN BỊ:
3.1Giáo viên: đoạn văn mẫu, bảng phụ ghi các đoạn văn.
3.2.Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước về lời văn giới thiệu nhân vật, lời văn kể việc.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số: 6A1:	 6A2:	
4.2.Kiểm tra miệng:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1:
Nêu các bước làm bài văn tự sự?
Câu 2:
Theo em trong những bước trên bước nào quan trọng hơn? Vì sao?
Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
Tìm hiểu đề, lập dàn ý.
GV nhận xét, chấm điểm.
4.3.Bài mới:
Hoạt đông của thầy, trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: 
 Giới thiệu bài : Muốn có bài văn tự sự hay đòi hỏi ta phải có lời văn, đoạn văn hay. Vậy, cách viết lời văn, đoạn văn như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ được hiểu rõ qua bài: “Lời văn đoạn văn tự sự”. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời văn tự sự.
Gọi học sinh đọc đoạn văn 1, 2
Khi kể, người ta có thể giới thiệu những gì?
Tên, họ, quan hệ, tính tình, lai lịch, tài năng
Khi giới thiệu nhân vật ở ngôi thứ ba, người viết thường dùng từ nào?
Đó, là
Ví dụ: có một người con gái; có hai chàng trai; là Mị Nương; là Sơn Tinh Thủy Tinh; bấy giờ cónước ta
Giáo viên ghi đoạn 3 trong bảng phụ, treo bảng cho học sinh tìm hiểu.
Đoạn văn trên dùng từ gì để chỉ hành động của nhân vật?
Đến, lấy, nổi giận, đem, đuổi, đòi, cướp, hô, gọi, dâng, đánh (động từ).
Các hành động trên kể theo thứ tự nào?
Trước, sau, việc xảy ra trước kể trước, việc xảy ra sau kể sau, không đảo lộn được.
Hành động ấy đem lại kết quả gì?
Nước ngập  biển nước.
Lời kể trùng điệp “ nước ngập”; “ nước dâng”gây ấn tượng gì cho người đọc?
Trận lụt dữ dội đang xảy ra một cách nhanh chóng.
Qua những chi tiết trên, em biết khi kể việc phải kể như thế nào?
Việc làm, kết quả, sự đổi thay đổi do hành động ấy đem lại.
Giáo viên ghi đoạn văn 1, 2 trong bảng phụ.
Ý chính của đoạn 1 là gì? Thể hiện cụ thể ở câu nào? Đứng trước hay sau ý phụ?
Vua Hùng kén rể (câu 2) ý phụ dẫn đến ý chính.
Ý chính của đoạn 2 là gì? Thể hiện cụ thể ở câu nào? Đứng trước hay sau ý phụ?
Giới thiệu hai chàng trai đến cầu hôn (câu 1).
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đoạn văn. Treo bảng phụ ghi đoạn văn 3.
Ý chính của đoạn 3 là gì? Thể hiện cụ thể ở câu nào? Đứng trước hay sau ý phụ?
Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, muốn cướp Mị Nương (câu 1) ý phụ giải thích làm rõ ý chính.
Ở bài chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự em, đã biết câu mang ý chính trong đoạn văn còn gọi là câu gì?
Câu chủ đề .
Qua tìm những ví dụ trên em hiểu văn tự sự là văn như thế nào? Cách viết đoạn văn như thế nào?
Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK / 59.
Giáo viên nhấn mạnh 2 ý lớn trong ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Cho học sinh thảo luận nhóm 5’.
Gọi học sinh trình bày.
Nhận xét.
Yêu cầu học sinh viết câu giới thiệu.
Gọi học sinh đọc, nhận xét.
I.Lời văn, đoạn văn tự sự:
1.Lời văn giới thiệu nhân vật:
2.Lời văn kể việc:
3.Đoạn văn:
Ghi nhớ: SGK/59
II./Luyện tập:
Bài 2:
- Câu (b) đúng, vì các hành động sắp xếp theo thứ tự trước sau.
Bài tập 3:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
Câu hỏi của GV
Câu trả lời của HS
Câu 1:
Phân biệt lời văn kể người và lời văn kể việc?
Câu 2:
Lời văn, đoạn văn tự sự có vai trò như thế nào trong bài văn? Vì sao?
Kể người giới thiệu: tên, họ, lai lịch, tính tình, t ài năng
Kể việc: hành động, việc làm, kết quả
Quan trọng vì nó góp phần tạo nên bài văn.
Giáo dục học sinh ý thức sử dụng lời văn phù hợp trong đoạn văn tự sự.
4.5.Hướng học học sinh tự học:
- Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc naøy:
Nhận diện từng đoạn trong truyện “Sự tích Hồ Gươm”, nêu ý chính mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn.
Học thuộc ghi nhớ SGK / 59. 
Làm bài tập 1;4 SGK / 60, tham khảo bài tập 5, 6, 7 VBT / 25.
Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc tieáp theo:
Đọc, tóm tắt văn bản, tập trả lời những câu hỏi trong phần đọc hiểu văn bản, chuẩn bị phần luyện tập của văn bản “Thạch Sanh”.
Xem lại đề kiểm tra TLV số 1, lập dàn ý, chuẩn bị tiết trả bài KT TLV số 1.
5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 5.doc