I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS cần nắm được:
- Từ nhiều nghĩa
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ chính xác
II. Chuẩn bị:
1. Thầy: SGV, SGK, bảng phụ
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, thường từ chỉ dùng với một nghĩa , nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhiều sự vật được con người khám phá và vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới . Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá đó, con người đã thêm nghĩa mới vào . Chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng từ nhiều nghĩa . Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó .
Ngày giảng. Tiết 17 : Lời văn, đoạn văn tự sự I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Lời văn tự sự: dùng để kể người, kể việc - Đoạn văn tự sự : gồm một số câu , được xác định giữa hai dấu chấm xuống dòng 2. Kĩ năng: - Bước đầu biết cách dùng lời văn , triển khai ý , vận dụng vào đọc hiểu văn bản tự sự - Biết viết đoạn văn , bài băn tự sự 3.Thái độ: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để làm bài thực hành II. Chuẩn bị: 1.GV: SGV, SGK, bảng phụ 2.HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Khi làm bài văn tự sự việc giới thiệu nhân vật trong văn bản cũng rất quan trọng vậy việc giới thiệu nhân vật ,lời kể các nhân vật quan trọng như thế nào Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu bài học hôm nay Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về lời văn, đoạn văn GV: giải thích khái niệm (lời văn) ở đây hiểu là cách thức diễn đạt , kiểu diễn ngôn Đoạn văn : chỉ đoạn văn tự nhiên , mở đầu viết lùi vào và hết đoạn thì chấm xuống dòng . Mỗi đoạn nói chung có nhiều câu , có chủ đề thống nhất có liên kết giữa các câu các lớp trên sẽ dạy kĩ hưn về đoạn văn ở đây chỉ cung cấp khái niệm sơ bộ - GV treo bảng phụ ghi đoạn văn - HS quan sát đoạn 1 - Đoạn văn có mấy câu? - Đoạn 1 : Giới thiệu nhận vật nào ? HS :Câu 1: Hùng vương..hiền dịu. vế 1 nói về vua Hùng, vế 2 nói về Mị Nương Câu 2 :Vua cha. xứng đáng. vế 1 nói về t/cảm, vế 2 nói về nguyện vọng GV: Các câu trên giới thiệu n/v như thế nào? HS: trả lời - HS đọc đoạn 2 GV: Đoạn 2 gồm mấy câu? Các câu có quan hệ với nhau như thế nào? HS: 6 câu, Câu 1: Giới thiệu chung. Câu 2, 3: Giới thiệu Sơn Tinh. Câu 4,5: Giới thiệu Thủy Tinh. Câu 6: Kết lại GV: Các câu trên giới thiệu nhân vật như thế nào? GV: Tài năng của 2 người ngang nhau, cách giới thiệu ngang nhau, cân đối, tạo vẻ đẹp cho đoạn văn. -Trong lời văn giới thiệu nhân vật thường dùng những từ , cụm từ gì ? (Từ có) GV: Qua đó em thấy lời văn kể người (lời văn giới thiệu nhân vật) phải như thế nào? (Trong lời giới thiệu bao hàm việc cung cấp thông tin về nhân vật , bày tỏ thái độ khen, chê, đặc biệt là cung cấp các dữ kiện về tên họ, lai lịch, quan hệ, tính tình có ảnh hưởng đến tiến trình về sau của truyện VD : Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Các nhân vật được giới thiệu rất súc tích và đày đủ , thể hiện thái độ đánh giá rõ ràng củ tác giả HS: đọc đoạn văn GV: Đoạn văn trên kể về sự việc gì ? GV: Đoạn văn trên đã dùng những từ gì để chỉ hành động của nhân vật ?Gạch dưới các từ chỉ hành động đó ? ( dùng nhiều động từ : đùng đùng nổi giận, đem, đuổi, cướp, hô, gọi, rung chuyển, dâng.) GV:Các hành động đó được kể theo thứ tự nào? HS: thời gian GV: Hành động ấy đem lại kết quả gì? ( Nước ngập ruộng đồng.Thành Phong Châu nổi lềnh bềnh trên một biển nước) GV:Lời kể trùng điệp (nước ngập.. nước ngập nước dâng) gây ấn tượng gì cho người đọc? ( Đoạn văn đầy hành độnh mỗi câu đều có nhiều động từ gây ấn tượng mãnh liệt về sự ghen tức của Thuỷ Tinh và sự dữ dội của cảnh lũ lụt dâng cao ) - Qua đó em thấy lời văn kể việc phải như thế nào? HS: Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm , kết quả . .. GV: Khẳng định HS đọc lại đoạn 1, 2, 3 GV:Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào ? câu nào khái quát được ý chính đó ? Hãy gạch chân GV:Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề? HS: mỗi câu trên thường có một ý chính , diễn đạt thành một câu nên gọi là câu chủ đề GV: chốt - Để dẫn đến ý chính ấy, người kể đã dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ như thế nào? - Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với các ý chính? - Vậy thế nào là đoạn văn? - HS đọc ghi nhớ GV: Em hãy kể hoặc viết đoạn văn nêu ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết giặc Ân hoặc Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa trước cho người đó , không kể người bệnh đó có địa vị như thế nào , giàu hay nghèo HS: thực hiện theo yêu cầu /trình bày /nhận xét GV: nhận xét /bổ sung GV: Đọc tài liệu tham khảo SGV T.109 HĐ2 : Luyện tập - HS đọc y/c bài tập 1 - Mỗi đoạn kể về điều gì? - Gạch dưới các câu chủ đề - Các câu văn triển khai từng chủ đề ấy theo thứ tự nào? - HS đọc y/c bài tập 2 - Xác định câu đúng, sai và giải thích GV:Nhận xét I. Lời văn, đoạn văn tự sự 1. Lời văn giới thiệu nhân vật * Đoạn 1 : Giới thiệu Vua Hùng và Mỵ Nương : + Tên , lai lịch, quan hệ, tính tình * Đoạn 2 : Giới thiệu Sơn Tinh và Thuỷ Tinh . - Các câu có quan hệ chặt chẽ + Lai lịch , tài năng . 2. Lời văn kể sự việc - Đoạn 3 : - Sự việc : Thuỷ Tinh tức giận đem quân đánh Sơn Tinh. - Dùng từ : dùng nhiều động từ . - Thứ tự kể : thời gian . - Kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. 3. Đoạn văn - Đoạn 1 : ( Mục 1) Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề . - Đoạn 2 : (Mục 1) Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề . - Đoạn 3 ( Mục 2) Câu 1 nêu ý chính -> câu chủ đề . . - Câu chủ đề: Câu nêu lên ý chính của đoạn. - Các ý được sắp xếp trước sau -> đoạn văn * Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập: 1. Bài tập 1 (T.60) a. ý của đoạn: Câu chăn bò rất giỏi b. ý chính: Hai cô chị ác hắt hủi Sọ Dừa; cô út hiền lành đối sử tử tế với Sọ Dừa c. ý chính: Tính cô còn trẻ con lắm 2. Bài tập 2 (T.60) - Câu 2 đúng vì đảm bảo tính lô gíc 3. Củng cố: - Hình thức lời văn kể việc, kể người. - Đoạn văn? câu chủ đề? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học bài - Làm bài tập 3,4 (T.60) - Nhận diện từng đoạn trong một truyện dân gian đã học , nêu ý chính của mỗi đoạn và phân tích tính mạch lạc giữa các câu trong đoạn - Soạn bài : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ Ngày giảng.. Tiết: 18 : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần nắm được: - Từ nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 2. Kĩ năng: - Nhận diện được từ nhiều nghĩa - Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp 3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ chính xác II. Chuẩn bị: 1. Thầy: SGV, SGK, bảng phụ 2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: * Giới thiệu bài : Trong tiếng Việt, thường từ chỉ dùng với một nghĩa , nhưng xã hội ngày càng phát triển, nhiều sự vật được con người khám phá và vì vậy nảy sinh nhiều khái niệm mới . Để có tên gọi cho những sự vật mới được khám phá đó, con người đã thêm nghĩa mới vào . Chính vì vậy mà nảy sinh ra hiện tượng từ nhiều nghĩa . Vậy thế nào là từ nhiều nghĩa ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều đó . Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu k/n từ nhiều nghĩa - HS đọc bài thơ- SGK - HS tra từ điển tìm nghĩa của từ chân GV:Bài thơ trên nói về những cái chân, đó là những cái chân gì ? HS: trả lời - GV treo bảng phụ ghi một số nghĩa của từ chân GV: Hãy tìm thêm một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân . HS: tìm một số từ nhiều nghĩa GV: Nhận xét /bổ sung Mắt: + nhắm mắt + na mở mắt + mắt cây Mũi: + mũi trên khuôn mặt + mũi thuyền + mũi đất Cụt : 1.cành cụt - thiếu một đoạn ở một đầu làm cho trở thành không chọn vẹn về chiều dài 2. ngõ cụt , phố cụt - thiếu một đoạn thông với cái khác , làm cho lối đi đến đó bị bế tắc 3. cụt vốn - bị mất một phần quan trọng ,không còn nguyên vẹn GV: Theo từ điển tiếng việt 1992 Từ ăn có 13 nghĩa, từ người có 7 nghĩa, từ nhà có 8 nghĩa Theo từ điển tiếng việt năm 2006 từ ăn có 5 nghĩa GV: Hãy tìm một số từ chỉ có một nghĩa. - Em có nhận xét gì sau khi tìm hiểu phần I ? -> Ghi nhớ GVnhấn mạnh : Trong Tiếng Việt từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa HĐ2: Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ GV: Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổinghĩa của từ , tạo ra những từ nhiều nghĩa - Nghĩa đầu tiên của từ chân là nghĩa nào? - Hãy tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “ chân”? GV:Trong một câu cụ thể, một từ thường được dùng với mấy nghĩa? HS: Thông thường chỉ có một nghĩa nhất định. Một số trường hợp từ có thể đồng thời theo cả nghĩa chính và nghĩa chuyển VD: Mùa xuân là tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân + xuân (1): Nghĩa chính + xuân (2): Nghĩa chuyển (mùa xuân), sự tươi đẹp, sức sống thủy chung. GV:Trong bài thơ “ Những cái chân” từ chân được dùng với mấy nghĩa ? HS: 2 nghĩa - Những cái chân => Nghĩa gốc . - chân gậy, chân com-pa, chân kiềng, chân bàn -> nghĩa chuyển . mặc dù được dùng theo nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc -> Tạo liên tưởng thú vị , Cái kiềng đun hàng ngày..khắp nước GV: Qua tìm hiểu VD trên em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? => Ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập - HS tìm VD GV nhận xét - HS đọc yêu cầu bài tập 2 - HS trình bày -> nhận xét - HS đọc đoạn trích * Thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút + Nhiệm vu: Tác giả đoạn trích nêu lên mấy nghĩa của từ bụng? Đó là những nghĩa nào? Em có đồng ý với tác giả không? HS: Các nhóm thảo luận/ trình bày - Ngoài 2 nghĩa trên còn thiếu 1 nghĩa nữa đó là phần phình to ở giữa của một số sự vật ( bụng chân) GV: Nhận xét -> Kết luận - Trả lời câu hỏi b - GV: nhận xét I. Từ nhiều nghĩa 1. Bài thơ: SGk *Từ nhiều nghĩa : “ chân” - chân ( 1) : -> bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật dùng để đi, đứng . (đau chân) - chân ( 2) – Bộ phận dưới cùng của đồ vật có tác dụng đỡ cho vật khác (chân bàn) - chân ( 3) : Bộ phận dưới cùng của đồ vật tiếp giáp và bám chặt với mặt nền . (chân núi ) - chân ( 4) : Địa vị , phần chỗ trong xã hội . *Từ có một nghĩa : thước, bút , toán học , kẽm . *Ghi nhớ: SGK II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Chân (1) : Nghĩa xuất hiện từ đầu -> Nghĩa đầu tiên là nghĩa gốc - Chân ( 2,3,4 ) : Nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc -> Nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc là nghĩa chuyển * Ghi nhớ: SGK III. Luyện tập 1. Bài tập 1 (T.56) * Đầu: (đau đầu, đầu bảng, đầu đường) * Tay: (nắm tay, tay vịn (cầu thang), tay súng, tay cày) * Mũi: (mũi tẹt, mũi thuyền, mũi kéo, mũi quân) 2.Bài tập 2 (T.56) * lá -> lá phổi, lá lách * quả -> quả tim, quả thận 3. Bài tập 4 (T.57) a. T/g nêu 2 nghĩa của từ “bụng” 1. Bộ phận cơ thể người hoặc động vật 2. Lòng dạ b.- ấm bụng: nghĩa 1 - tốt bụng: nghĩa 2 - bụng chân: nghĩa 3 3. Củng cố: - Từ nhiều nghĩa là gì? - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Đọc phần đọc thêm - Làm bài tập 3 (T.57) - Nắm được kiến thức về từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Đặt câu có sử dụng từ nhiều nghĩa - Chuẩn bị bài: Viết bài tập làm văn số 1 Ngày giảng.6a 6b Tiết: 19 - 20 : Viết bài tập làm văn số 1 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS viết được một bài văn kể chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có nội dung: nhân vật, sự việc, thời gian, đặc điểm , nguyên nhân, kết quả bằng lời văn của mình. 2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng tư duy, kĩ năng viết văn tự sự. 3. Thái độ:- GD HS ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ khi làm bài . II. Chuẩn bị: 1.GV: Đề bài, đáp án 2.HS: Xem lại cách làm bài văn tự sự - Đọc lại các truyện truyền thuyết đã học. II. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra : 2. Bài mới : I.Đề bài: - Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em. II. Đáp án : a. Mở bài : - Giới thiệu sự việc, nhân vật. - Sự việc: Vua Hùng kén rể - Nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh b.Thân bài : - Kể diễn biến câu chuyện: + Sơn tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn + Vua Hùng ra điều kiện chọn rể + Sơn Tinh đến trước được vợ + Thuỷ Tinh đến sau tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh + Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua rút về. c.Kết bài: - Kết thúc truyện - Cảm súc, suy nghĩ của em qua truyện trên. III. Biểu điểm: - Điểm 9,10: Bài viết có sáng tạo, bám sát cốt truyện, viết lưu loát có cảm súc - Điểm 7,8: Bài viết khá lưu loát, bám sát cốt truyện, biết dùng ngôn ngữ diễn đạt, song còn mắc 1,2 lỗi chính tả. - Điểm 5,6: Kể lại được nội dung truyện, song bài viết chưa có sự sáng tạo còn mắc một vài lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 3,4: Bố cục bài chưa hợp lý, nội dung truyện sơ sài, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 1,2 : Bài viết chưa đạt yêu cầu, mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 0: Bỏ giấy trắng 3. Củng cố : - Nhận xét giờ trả bài 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại lý thuyết văn tự sự - Tự viết bài hoàn chỉnh cho những chuyện đã học - Chuẩn bị bài: Thạch Sanh
Tài liệu đính kèm: