Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 đến 10 - Năm học 2011-2012 - Kiêm Ngọc Diệp

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 đến 10 - Năm học 2011-2012 - Kiêm Ngọc Diệp

1/ Mục tiêu:

a)Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

- Khái niệm từ nhiều nghĩa.

- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.

- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

 b)Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.

 c)Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng nghĩa khi giao tiếp.

2/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên : Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, Từ điển tiếng Việt – NXB Giáo dục

 - Học sinh : Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.

3/ Phương pháp giảng dạy : Từ ngữ liệu trong bài, cho HS phân tích và khái quát hướng về phần ghi nhớ trong SGK. Có thể giảng đến đâu, chọn bài tập thích hợp để cho HS luyện tập đến đó.

4/ Tiến trình :

4.1) Ổn định : Kiểm diện học sinh (6A1 : , 6A2 : , 6A5 : )

4.2) Kiểm tra bài cũ:

 HS 1 : Sửa bài tập 4 Sgk/36 (10đ)

 HS 2 : Nghĩa của từ là gì? Hãy giải tích nghĩa của từ “học sinh”

 - Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, ) mà từ biểu thị.

 - Học sinh : người theo học ở nhà trường ở bậc tiểu học và trung học.

9 HS 3 : Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Cho biết các chú thích sau đây giải nghĩa từ theo cách nào?(10đ)

 - Có 2 cách giải thích nghĩa của từ :

 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

 + Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

 . Phúc ấm : phúc của tổ tiên để lại cho con cháu. (Trình bày khái niệm)

 . Tế : Cúng lễ. (Đưa ra từ đồng nghĩa)

 

doc 65 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 5 đến 10 - Năm học 2011-2012 - Kiêm Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
Truền 
Tuần : 	5	
Tiết:17,18	
Ngày dayï : 21.9
1/ Mục tiêu : 
a)Kiến thức : Giúp HS :
- Biết cách làm bài văn tự sự
- Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng về văn tự sự nói chung, về các truyền thuyết nói riêng để giải quyết một đề văn kể chuyện theo yêu cầu cụ thể.
b)Kĩ năng: - Rèn kĩ năng làm bài, kể chuyện tóm tắt, chọn lọc kiến thức chính xác.
	 - Trình bày bài làm sạch đẹp, đúng quy cách.
c)Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự giác làm bài, không sao chép bài của bạn.
2/ Chuẩn bị:
Giáo viên : Đề kiểm tra, đáp án
Học sinh : Ôn tập văn tự sự, lập dàn ý cho các đề 1, 2, 3 SGK/47.
3/ MA TRẬN BÀI VIẾT TLV SỐ 1
 Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
TL
TL
TL
TL
TL
Bài viết đúng thể loại tự sự
1
1
1
1
Kể bằng lời văn của mình nhưng phải phù hợp với không khí xưa của truyện cổ dân gian
1
1
1
1
Kể ngắn gọn có chọn lọc, đảm bảo đủ các sự việc chính
1
3
1
3
Khi kể phải tôn trọng cốt truyện, giữ nguyên không khí cổ xưa, không biến thành một truyện hiện đại. 
1
2
1
2
Giữ đúng nguyên văn những câu nói của nhân vật
1
1
1
1
Bố cục bài văn rõ ràng, mạch lạc
1
1
1
1
Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. 
1
1
1
1
Cộng : số câu
Tổng số điểm
1
1
1
1
2
2
3
6
7
10
4/ Tiến trình :
4.1) Ổn định : Kiểm diện học sinh (6A1 : , 6A2 : , 6A5 : )
4.2) Kiểm tra bài cũ : (không)
 4.3) Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Để củng cố lại kiến thức mà các em đã học về văn tự sự thì tiết học hôm nay các em sẽ tiến hành làm bài viết TLV tại lớp 2 tiết về văn tự sự.
Hoạt động 1: GV đọc đề cho cả lớp nghe à ghi đề lên bảng, HS ghi vào giấy kiểm tra
 Hoạt động 2 : GV hướng dẫn HS cách làm bài
Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề.
Khi kể phải tôn trọng cốt truyện, giữ nguyên không khí cổ xưa, không biến thành một truyện hiện đại. Những từ cổ, cách nói ngày xưa, những câu nói của nhân vật cố gắng giữ đúng nguyên văn.
Truyện kể có 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
Kể bài lời văn của mình nhưng lời văn đó phải phù hợp với nội dung và thời điểm xuất hiện truyện.
Văn bản trong SGK dài, cần kể ngắn gọn hơn.
Hoạt động 3 : HS lập dàn bài và tiến hành viết bài dựa trên dàn ý đã lập
Hoạt động 4 : GV nhắc nhở HS xem lại bài, chuẩn bị nộp bài.
- Đọc lại bài, kiểm tra các lỗi sai sót à Sửa lỗi kịp thời.
- Ghi đủ cột lớp, tên HS, trước khi nộp bài
Hoạt động 5 : GV thu bài, kiểm tra lại số lượng bài.
4.4. Củng cố và luyện tập : 
 - GV nhận xét tình hình và tác phong làm bài của HS.
ĐỀ: Kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em.
 Dàn bài khái quát
1. Mở bài:
 - Gới thiệu hoàn cảnh của truyện : Hùng Vương thứ mười tám muốn kén rể cho con gái yêu là Mị Nương.
2. Thân bài :
 - Gới thiệu nhân vật chính của truyện : Sơn Tinh (Thần núi Tản Viên) và Thủy Tinh (Thần Biển) cùng đến cầu hôn.
 - Tài năng phi thường của Sơn Tinh và Thủy Tinh. Cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
 - Nỗi băn khoăn của nhà vua và yêu cầu sính lễ trong đám cưới Mị Nương.
 - Sơn Tinh đến trước cưới được Mị Nương.
 - Thủy Tinh đến sau, tức giận đem quân đánh Sơn Tinh.
 - Cuộc giao tranh quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. Sự thất bại của Thủy Tinh.
3. Kết bài:
 - Mất Mị Nương, Thủy Tinh ôm hận, năm nào cũng dâng nước đánh Sơn Tinh, gây ra lũ lụt.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	- Xem lại cách làm bài văn tự sự.
	- Bố cục 3 phần của bài văn tự sự và nhiệm vụ cụ thể của từng phần.
	- Lập lại dàn ý cho đề văn trên.
	- Chuẩn bị bài : Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
 Chú ý : + Thế nào là từ nhiều nghĩa -> Phân tích VD rút ra khái niệm.
 + Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì. Nghĩa gốc ? Nghĩa chuyển ?
5/ Rút kinh nghiệm :
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
Truền 
Tuần : 5	
Tiết :19	
Ngày dạy : 22.9
1/ Mục tiêu: 
a)Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
- Khái niệm từ nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
 b)Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
 c)Thái độ: Giáo dục HS ý thức sử dụng từ đúng nghĩa khi giao tiếp.
2/ Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, Từ điển tiếng Việt – NXB Giáo dục
 - Học sinh : Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
3/ Phương pháp giảng dạy : Từ ngữ liệu trong bài, cho HS phân tích và khái quát hướng về phần ghi nhớ trong SGK. Có thể giảng đến đâu, chọn bài tập thích hợp để cho HS luyện tập đến đó.
4/ Tiến trình :
4.1) Ổn định : Kiểm diện học sinh (6A1 : , 6A2 : , 6A5 : )
4.2) Kiểm tra bài cũ:
 HS 1 : Sửa bài tập 4 Sgk/36 (10đ)
 HS 2 : Nghĩa của từ là gì? Hãy giải tích nghĩa của từ “học sinh”
 - Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động,) mà từ biểu thị.
 - Học sinh : người theo học ở nhà trường ở bậc tiểu học và trung học. 
9 HS 3 : Có mấy cách giải thích nghĩa của từ? Cho biết các chú thích sau đây giải nghĩa từ theo cách nào?(10đ)
 - Có 2 cách giải thích nghĩa của từ : 
 + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. 
 + Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
 . Phúc ấm : phúc của tổ tiên để lại cho con cháu. (Trình bày khái niệm)
 . Tế : Cúng lễ. (Đưa ra từ đồng nghĩa)
 4. 3) Bài mới:
	* Giới thiệu bài: Tiết học trước các em đã biết : Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. Tiết học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ”
Hoạt động 1: Tìm hiểu từ nhiều nghĩa :
HĐ 1.1 : Tìm các nghĩa khác nhau của từ “chân”
@ Học sinh đọc bài thơ “Những cái chân”.
(?) Có mấy sự vật có chân? Những cái chân ấy có nhìn thấy hoặc sờ vào được không?
O Có 4 sự vật có chân (gậy, compa, kiềng, bàn) có thể nhìn, sờ thấy được.
(?) Sự vật nào không có chân? Tại sao sự vật ấy được đưa vào bài thơ?
O Cái võng Trường Sơn -> anh bộ đội (Hình ảnh ẩn dụ) => Ca ngợi anh bộ đội hành quân 
 (?) Em hãy tra từ điển để tìm các nghĩa của từ “chân”.
 * GV hướng dẫn HS cách tra từ điển, sau đó yêu cầu HS tra từ điển để biết các nghĩa của từ “chân” 
O Từ chân có 6 nghĩa, trong đó có 2 nghĩa sau dùng để tìm hiểu nghĩa của từ chân trong bài thơ “Những cái chân” : 
 1. Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng. VD : chân bà, chân gà
 2. Bộ phận dưới cùng của sự vật, tiếp xúc với mặt đất, có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác .VD : chân giường, chân bàn, chân kiềng, chân tủ.
 3. Bộ phận dưới cùng của sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền. VD : chân tường, chân núi, chân răng
 4. Bộ phận dưới cùng của sự vật, tiếp xúc với mặt nền.
 VD : chân gậy, chân com - pa
(?) Trong 4 sự vật có chân thì nghĩa từ “chân” có gì giống và khác nhau?
O Giống : Chân là bộ phận dưới cùng của sự vật, tiếp xúc mặt đất, mặt nền.
 Khác : tác dụng
(?) Vậy từ “chân” có phải là một từ có nhiều nghĩa không? 
(?) Thế nào là từ nhiều nghĩa?
HĐ 1.2 : Tìm một số từ nhiều nghĩa :
 Ví dụ, từ “mắt” đã được dùng trong những câu văn:
 - Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được.
- Những quả na đã bắt đầu mở mắt.
- Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa.
(?) Hãy chỉ ra điểm chung giữa các nghĩa của từ “mắt” trong các câu trên.
O Chỗ lồi lõm, hình tròn hoặc hình thoi.
-> Từ “mắt” là một từ nhiều nghĩa.
HĐ 1.3 : Tìm một số từ chỉ có một nghĩa :
VD : bút, toán học, in – tơ – nét, 
 (?) Em hãy cho biết nghĩa cuả từ : đọc, ăn?
O - Đọc : chỉ hoạt động của miệng khi phát ra âm thanh -> Từ đọc là từ chỉ có một nghĩa.
 - Aên : . Bỏ thức ăn vào miệng nhai và nuốt (ăn cơm)
 .Thu vào, gom vào (Aên tiền)
 . Lấy của cải của người khác làm của riêng mình (ăn trộm)
 -> Từ ăn là nhiều nghĩa (27 nghĩa)
(?) Em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
@ Học sinh đọc Ghi nhớ 1 Sgk/56
Hoạt động 2 : Tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 (?) Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ “chân”.
 O Cùng có chung nét nghĩa : Chân là bộ phận dưới cùng của sự vật, tiếp xúc mặt đất, mặt nền.
-> Mối liên hệ này là nguyên nhân tạo ra sự chuyển nghĩa của từ.
(?) Nghĩa đầu tiên (nghĩa gốc, nghĩa đen, nghĩa chính,) của từ “chân” là nghĩa nào?
O Bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
=> Nghĩa đầu tiên gọi là nghĩa gốc (nghĩa đen, nghĩa chính,) là cơ sở để hình thành nghĩa chuyển.
* GV : Các nghĩa còn lại của từ “Chân” được hình thành dựa trên cơ sở nghĩa gốc ban đầu, ta gọi là nghĩa chuyển.
*Gv chốt ý : 
 - Hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
 - Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu.
(?) Em hãy cho biết từ “chân”trong câu “Anh em như thể tay chân” và từ “mực, đèn” trong câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” có mấy nghĩa ? Đó là những nghĩa nào ?
O - Từ “chân” có một nghĩa : bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi, đứng.
 - Từ “mực, đèn” : vừa được dùng theo nghĩa gốc vừa được dùng theo nghĩa chuyển.
Từ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
Mực
Chất nước có màu, trước đây là màu đen, dùng để viết, in
Những cái xấu, những cái không tốt đẹp
Đèn
Đồ dùng để soi sáng
Những cái tốt đẹp
(?) Từ ví dụ trên ...  bằng cái vung, giẫm bẹp,
* HS đọc phần giải thích từ khó (Sgk/103)
* Bố cục:
(?) Truyện có 2 phần liên quan đến chú Ếch, em hãy chỉ ra 2 phần đó và nêu nội dung?
O + Phần 1: từ đầu . Một vị chúa tể: khi Ếch ở trong giếng.
 + Phần 1: còn lại: khi Ếch ra khỏi giếng.
* Tìm Hiểu Văn Bản
 @ HS đọc lại phần 1
(?) Vì sao Ếch tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể? 
O Vì Ếch sống lâu ngày trong giếng, xung quanh chỉ có vài con vật bé nhỏ rất sợ tiếng kêu của Ếch nên Ếch ta rất oai. 
* HS đọc lại phần 2
(?) Do đâu Ếch bị con trâu đi qua giẫm bẹp?
O Do chủ quan, kiêu ngạo, nên khi lần đầu ra khỏi giếng, nó quen thói sống ở trong giếng nên “nhâng nháo đi lại khắp nơi, đưa mắt nhìn lên trời, chả thèm để ý đến xung quanh” --> Không hiểu biết về thế giới rộng lớn.
(?) Mượn sự việc này dân gian muốn khuyên con người điều gì?
(?) Truyện phê phán ai?
@ “Thầy bói xem voi”
* GV hướng dẫn HS đọc : Đọc to, rõ, nhấn giọng ở lời đối thọai xen chút hài hước. Chú ý lời những ông thầy bói khi nhận xét về voi: mỗi người thể hiện một giọng, khi trầm, khi bổng, chú ý câu cuối: đọc chậm, kéo dài giọng ở các từ cuối câu: “toác đầu, chảy máu”.
Gọi HS đọc lại, có thể cho đóng vai 5 nhân vật thầy bói và một vai người dẫn chuyện. Kể tóm tắt truyện.
Hết tiết 39
HỌAT ĐỘNG 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu truyện Đeo nhạc cho mèo
1/ HS đọc văn bản trên lớp
2/ GV yêu cầu HS về nhà đọc, kể, hiểu rõ mục Ghi nhớ( Sgk/108) rồi kể lải câu chuyện trong một bài viết ngắn gọn bằng lời văn của mình.
3/ Tự trả lời các câu hỏi sau:
4. Dặn dò:
Học bài, kể tóm tắt 2 truyện, nắm ý nghĩa truyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Làm bài tập phần luyện tập vào vở bài tập.
Chuẩn bị:Tìm hiểu văn bản “Thầy bói xem voi” (Sgk/102-103), 
Chú ý:
+ Các thầy bói xem voi như thế nào, họ phán về voi ra sao?
+ Hậu quả của việc xem voi là gì?
	+ Làm nháp bài tập phần luyện tập.
	+ Trả lời câu hỏi phần hướng dẫn tìm hiểu văn bản truyện “Đeo nhạc cho mèo”.
I – Đọc, kể, tìm hiểu chú thích:
* Chú thích Y(Sgk/100)
II – Tìm hiểu văn bản:
1) Ếch ngồi đáy giếng:
a) Khi Ếch ở trong giếng:
Oai như một vị chúa tể, xem bầu trời chỉ bằng cái vung.
b) Khi Ếch ra khỏi giếng:
Coi thường mọi thứ xung quanh.
Không có kiến thức về thế giới rộng lớn.
c) Ý nghĩa truyện:
Khuyên ta cần mở rộng kiến thức về thế giới xung quanh, mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan kiêu ngạo.
Phê phán những kẻ có hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang.
2) “Thầy bói xem voi”
IV) Đeo nhạc cho mèo:( Tự học có hướng dẫn)
CÂU HỎI VỀ NHÀ:
1/ Vì sao làng chuột cần phải họp? Trong cuộc họp ấy ông Cống đã có sáng kiến gì? Thái độ của dân làng về sáng kiến đó?
2/ Cuộc họp lần 2 diễn biến ra sao? Vì sao ông Cống từ chối không dám nhận nhiệm vụ này? Lí do để từ chối của Cống chứng tỏ y là lọai người như thế nào?
3/ Nhắt có chịu nhận việc này không? Vì sao? Nhắt chối khéo như thế nào? Vì sao chuột Chù phải nhận việc? Qua cuộc họp Hội đồng chuột, gợi cho ta hiện tượng gì ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng?
4/ Kết quả việc Chuột Chù đi đeo nhạc cho Mèo ra sao? Từ đó truyện rút ra bài học gì? Truyện ngụ ngôn này hấp dẫn người nghe ở chỗ nào?
* DẶN DÒ: 
- Đọc – kể tóm tắt 3 truyện ngụ ngôn: : “Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi và Đeo nhạc cho mèo”
-Học thuộc ý nghĩa và ghi nhớ của 3 truyện
- Làm bài tập phần Luyện tập
- Trả lời câu hỏi về nhà truyện Đeo nhạc cho mèo
- Chuẩn bị bài “ Luyện nói kể chuyện “ (Sgk/112)
/ Rút kinh nghiệm:
.
Sọ Dừa
Cổ Tích
Truền 
Tuần: 	5	
Tiết: 17,18	
Ngày dạy: 12/10
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Hiểu được sơ lược khái niệm truyện cổ tích.
Nắm nội dung, ý nghĩa truyện và đặc điểm của một số nv cổ tích mang lốt xấu xí.
Rèn kĩ năng kể chuyện cổ tích diễn cảm và sáng tạo.
II/ Trọng tâm:
Khái niệm truyện cổ tích.
Ý nghĩa truyện Sọ Dừa.
III/ Chuẩn bị:
Giáo viên: Bài soạn, sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh minh hoạ, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
IV/ Tiến trình giảng dạy:
1) Ổn định: Kiểm diện học sinh
2) Kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện “Sự tích hồ Gươm”
Nêu ý nghĩa truyện và cho biết vì sao hồ còn có tên là hồ Hhoàn Kiếm?
Nhắc lại định nghĩa Truyền thuyết và kể tên các truyền thuyết mà em biết.
 3) Bài mới:
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích
@ HS đọc phần chú thích (Sgk/53). GV nhấn mạnh các kiểu nv trong truyện cổ tích
Hoạt động 2: Đọc, kể, giải thích từ khó, tìm hiểu bố cục.
1. Đọc, kể: Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, thuần tưởng tượng. Cần thể hiện lời đối thoại của nhân vật: Sọ Dừa :tình cảm, chậm rãi; Nàng út: Dịu dàng, 
2. Giải thích từ khó:3,6,7,8,9,10 (Sgk/53
3. Bố cục: Chia 2 phần lớn
+ P1: từ đầu . “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”: sự ra đời của Sọ Dừa.
+P2: phần còn lại: Các phẩm chất tốt đẹp của Sọ Dừa.
(?) theo em phần truyện nào hấp dẫn hơn? Vì sao?
O Phần 2 vì có nhiều chi tiết li kì.
(?) Em hãy nêu các sự việc kể về các phẩm chất tốt đẹp của Sọ Dừa?
Ochăn đàn bò béo tốt, thổi sáo làm xiêu lòng nàng út, sắm đủ đồ thách cưới, thi đỗ trạng nguyên, biết trước tai hoạ xãy ra,
@ GV: Sọ Dừalà kiểu nv người mang lốt xấu xí rất phổ biến trong cổ tích Việt Nam, các nước. tuy bề ngoài xấu xí nhưng bên trong luôn có những phẩm chất tốt đẹp giúp họ vượt qua nhiều thử thách cuối cùng hưởng hạnh phúc giàu sang.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
1. Tìm hiểu sự ra đời của Sọ Dừa:
(?) Sự ra đời của Sọ Dừa có gì khác thường?
O Không chân tay, tròn như quả dừa, la7n lông lốc trong nhà.
(?) Em còn biết những nv nào có hính dạng xấu xí như Sọ Dừa trong các truyện cổ tích khác?
O Vợ Cóc, nàng Uùt ống Tre, Vua Ếch,
@ GV: những truyện cổ tích về người mang lốt xấu xí luôn thể hiện quan điểm nhân đạo của nhân dân, luôn đứng về phía người đau khổ bênh vực họ, mong cho họ được đổi đời.
2. Tìm hiểu những phẩm chất tốt đẹp của Sọ Dừa
(?) Bên trong lớp xấu xí Sọ Dừa có rất nhiều khả năng. Thông qua các chi tiết trong truyện em hãy cho biết đó là những khả năng gì?
(?) Vậy Sọ Dừa hội tụ đủ các phẩm chất tốt đẹp của con người. Ta gọi đó là người như thế nào?
O Có đủ tâm đức và tài năng.
(?) Theo em tâm đức và tài năng thể hiện qua các chi tiết nào?
O Tài: tạo ra của cải vật chất. Học giỏi.
 Đức: thương mẹ, vợ, chăm làm, yêu đời, thuỷ chung.
(?) ở Sọ Dừa có sự đối lập giữa bề ngoài và phẩm chất bên trong. Theo em qua sự đối lập này nhân dân muốn đề cao và khẳng định điều gì?
O Đề cao, khẳng định giá trị tinh thần bên trong của con người. Đó mới là giá trị thật của con người.
(?) Nhân vật nào có khả năng mang lại hạnh phúc cho Sọ Dừa trong truyện? (Nàng Út )
(?) Qua nv Nàng Uùt, nhân dân muốn thể hiện tình cảm gì đối với Sọ Dừa cũng như đối với những người bị thua thiệt và đau khổ trong xã hội?
O Sự cảm thông, lòng nhân ái.
(?) Đối lập với nàng út là 2 người chị. Truyện cho ta thấy những phẩm chất gì ở họ?
O Xấu xa:khinh rẽ người nghèo, đố kị với hạnh phúc của người khác, xảo trá, lừa lọc, độc ác, vô lương tâm,
(?) Những phẩm chất đó được thể hiện qua các chi tiết nào trong câu chuyện?
(?) Cuối cùng, sau bao thử thách Sọ Dừa và Nàng Uùt cũng được hưởng hạnh phúc còn 2 người chị phải bỏ đi biệt xứ. Theo em nhân dân đã thể hiện ước mơ gì về công lí xã hội qua điều này?
O Ước mơ về lẽ công bằng, cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
3. Tìm hiểu ý nghĩa truyện:
(?) Qua câu chuyện nhân dân đã thể hiện ước mơ nào?
(?) Câu chuyện còn thể hiện gì về giá trị con người?
(?) Nghệ thuật kể chuyện có gì đặc sắc?
O Có nhiều yếu tố thần kì, các chi tiết kì lạ, bất ngờ đan xen nhau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập
@ HS đọc ghi nhớ (Sgk/54)
@ Học sinh đọc và xác định yêu cầu phần luyện tập, Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận tại lớp.
Nhóm 1: Ý nghĩa truyện
Nhóm 2: Nghệ thuật kể chuyện
Nhóm 3: quan sát 2 bức tranh, cho biết nó minh hoạ cho chi tiết nào trong truyện? Đọc lại đoạn văn đó?
Nhóm 4: Nêu cảm nghĩ của em về lẽ công bằng trong xã hội mà câu chuyện muốn nói đến.
4. Dặn dò:
Đọc, kể truyện diễn cảm, ngắn gọn.
Học thuộc bài học, ghi nhớ và khái niệm cổ tích.
Hoàn chỉnh các bài tập.
Soạn : “Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ”. Chú ý;
+ Nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa
+ Cách sử dụng từ nhiều nghĩa.
+ Làm bài tập phần luyện tập vào tập bài soạn.
Kể ngắn gọn, mạch lạc.
Ý nghĩa: đề cao tính chất chính nghĩa của cuộc k/c chống quân xâm luự¬c của nhân dân ta. Giải thích nguồn gốc Hồ Gươm
I/ Khái niệm truyện cổ tích:
@ Chú thích (Sgk/53)
I/ Đọc, kể, tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản
1) Sự ra đời của Sọ Dừa:
Kì lạ, khác thường
2) Những phẩm chất tốt đẹp của Sọ Dừa:
Chăm làm, thương mẹ.
Tình cảm phóng khoáng, yêu đời.
Tự tin và hạnh phúc.
Sáng tạo vật chất.
Trí tuệ sáng suốt.
Tình cảm thuỷ chung. 
=> Sọ Dừa là người vừa có tài vừa có đức.
3) Ý ngghĩa truyện:
Truyện đã thể hiện ước mơ đổi đời cho những người thiệt thòi đau khổ, ước mơ về lễ công bằng
 Khẳng định giá trị đích thực của con người là những phẩm chất tinh thần bên trong như tâm đức và tài năng.
@Ghi nhớ: (Sgk/54)
IV/ Luyện tập: (Sgk/54)
V/ Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NV6 TUAN 5.doc