Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha

 - Liên hệ môi trường và du lịch

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môI trường, danh lam thắng cảnh.

- Tích hợp với phần tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, tự hào và biết giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh.

II. Chuẩn bị:

- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án.

- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A:.; 6B:.

- Bài cũ: kết hợp trong giờ.

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1'): Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên và cả quần thể rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha – Kẻ Bàng không thể không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hoá thế giới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản " Động Phong Nha" của tác giả Trần Hoàng.

doc 12 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 33 - Năm học 2009-2010 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:....../4/2010	 Tiết 129
Giảng: 6A:...../...../2010
	 6B:...../..../2010	Động Phong Nha
(Trần Hoàng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
	 - Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha
	- Liờn hệ mụi trường và du lịch
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môI trường, danh lam thắng cảnh.
- Tích hợp với phần tập làm văn để viết một bài văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh lòng yêu quý, tự hào và biết giữ gìn, bảo vệ danh lam thắng cảnh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án.
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:...................................;	6B:..................................
- Bài cũ: kết hợp trong giờ.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên và cả quần thể rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha – Kẻ Bàng không thể không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại được công nhận là di sản văn hoá thế giới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản " Động Phong Nha" của tác giả Trần Hoàng. 
Hoạt động của thầy và TRò
Nội dung
HĐ1(8'): Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích: 
GV hướng dẫn đọc:“ Động Phong Nha” là một văn bản nhật dụng. Trong văn bản có sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả, thuyết minhVì vậy, nên đọc văn bản theo giọng kể, kết hợp với miêu tả, đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.
GV đọc mẫu một đoạn - gọi học sinh đọc tiếp đến hết - Nhận xét giọng đọc
GV lưu ý học sinh chú thích 1, 2, 8, 10
Trình chiếu chú thích.
 GVgiải thích “Phong Nha”.( “Phong”: nhọn; lược.“Nha”:răng.-> Động Phong Nha là động răng nhọn hay còn gọi là động răng 
lược Ú Ví với hình dáng các thạch nhũ trong động.
HĐ2(2'):Hướng dẫn HS tìm hiểu chung văn bản:
- Văn bản có bố cục mấy phần ? nội dung từng phần ?
Trình chiếu bố cục văn bản
HĐ3 (8'):Hướng dẫn HS tìm hiểu vị trí và con đường vào động Phong Nha
- Em hãy cho biết Động Phong Nha nằm ở đâu?
GV: liên hệ với các hang động khác (Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ Long, động Hương Tích ở chùa Hương) -> động Phong Nha được coi là " Đệ nhất kì quan".
- Để vào chiêm ngưỡng vẻ đẹp của động chúng ta có thể đi thế nào?
GV: Hai con đường đều có phong cảnh hết sức tươi đẹp. Có thể nói bức tranh phong cảnh hữu tình trên đường đến với rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng đã gây sự chú ý nơi du khách. 
HĐ4 (10'): Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh tượng động Phong Nha
- Động Phong Nha có mấy bộ phận ?
- Tác giả miêu tả động khô như thế nào ?
- Tại sao lại gọi là động khô ?
(Xưa vốn là một dòng sông, nay nước đã cạn kiệt - Gọi theo đặc điểm của động)
- Cảnh động khô gợi em liên tưởng đến những hang động nổi tiếng nào mà em biết ?
- Nhận xét của em về cách miêu tả động khô của tác giả ?
- Động nước được miêu tả như thế nào ?
- Động nước được kể và tả qua những chi tiết nào ? (hình ảnh, màu sắc, âm thanh)
- Cách miêu tả động nước có gì khác với cách miêu tả động khô ?
- Để miêu tả vẻ đẹp đó tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
(Miêu tả theo trình tự không gian (từ xa đến gần, từ khái quát đến cụ thể ); Biện pháp liệt kê.(hình khối, màu sắc, âm thanh); So sánh độc đáo, gợi hình ảnh)
- Nhận xét của em về cách sử dụng từ ngữ trong đoạn văn ?
- Qua đây em nhận xét gì về vẻ đẹp của động Phong Nha ?
GV giới thiệu bài thơ Tố Hữu viết về động Phong Nha – Kẻ bàng.
HĐ5 (8'): Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị của động Phong Nha.
- Nhà thám hiểm người Anh đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ?
- Em có cảm nghĩ gì trước lời đánh giá đó ?
- Theo báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội đị lí Hoàng gia Anh, họ đã đánh giá như thế nào về động Phong Nha ?
- Vậy với vẻ đó, động Phong Nha đã và đang mở ra những triển vọng gì? (du lịch)
- Để động Phong Nha nói riêng và các danh lam thắng cảnh của đất nước nói chung luôn tươi đẹp, mỗi chúng ta cần làm gì? 
 GV: Những suy nghĩ trên đây của lãnh đạo và nhân dân Quảng Bình cũng chính là suy nghĩ của tất cả những người dân Việt Nam. Nếu người dân Quảng Bình tự hào về động Phong Nha thì tất cả chúng ta luôn tự hào vì ở đâu trên đất nước ta cũng có cảnh đẹp với:
 " Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
 Mịt mù khói tỏa ngàn sương,
 Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ."
Hay: " Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
 Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"
Và càng tự hào bao nhiêu thì chúng ta lại càng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tinh thần đó bấy nhiêu.
HĐ6 (3'): Hướng dẫn HS tổng kết
- Qua văn bản em hiểu gì về động Phong Nha
-Nhờ những biện pháp nghệ thuật nào giúp em hiểu về vẻ đẹp của động Phong Nha ?
HS đọc ghi nhớ trong SGK – 148.
Em hóy cho biết ý nghĩa của văn bản?
HS đọc ghi nhớ.
I. Đọc và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
- Bố cục: 3 phần
1. Vị trí động Phong Nha và hai con đường vào động.
- Vị trí: Động Phong Nha: thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình), được coi là “Đệ nhất kì quan” thiên nhiên.
- Đường vào động: Hai con đường
+ Đường thủy: Ngược dòng sông Gianh rồi đi vào sông Son là đến nơi.
+ Đường bộ: Theo đường số 2 đến bến sông Son rồi đi thuyền khoảng ba mươi phút là đến.
2. Cảnh tượng động Phong Nha:
Có 2 bộ phận: động khô và động nước.
 + Động khô: Cao 200m, có vòm đá trắng vân nhũ, có vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánh.
-> Miêu tả khái quát
+ Động nước: Có một con sông dài chảy qua, sông sâu, nước trong.
- Hình ảnh: thạch nhũ hình con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ...
- Màu sắc: Lóng lánh như kim cương, phong lan xanh biếc.
- Âm thanh: nước gõ long tong, tiếng nói như tiếng đàn, tiếng chuông.
-> Miêu tả chi tiết, sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm.
-> Động Phong Nha mang vẻ đẹp huyền bí, kì ảo, quyến rũ, mời gọi
3. Giá trị du lịch của động Phong Nha.
- Là động dài nhất và đẹp nhất thế giới.
- Động có 7 cái nhất:
1. Hang động dài nhất.
2. Cửa hang cao và rộng nhất.
3. Bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất.
4. Có những hồ ngầm đẹp nhất.
5. Hang khô rộng và đẹp nhất.
6. Thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất.
7. Sông ngầm dài nhất.
 -> Hứa hẹn nhiều tiềm năng, đặc biệt là du lịch.
III. Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật:
- í nghĩa văn bản:
 Cần bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiờn nhiờn mụi trường để phỏt triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
* Ghi nhớ: (SGK – 148)
3. Củng cố (3'):- Sau khi học bài văn, nếu được làm người hướng dẫn khách du lịch đi tham quan động Phong Nha, em sẽ giới thiệu về động Phong Nha như thế nào ?
Trình chiếu sơ đồ củng cố kiến thức.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Về nhà viết đoạn văn giới thiệu động Phong Nha theo cảm nhận của bản thân.
- Ôn lại nội dung bài học, soạn bài " Ôn tập về dấu câu"
Soạn :...../ 4 / 2011	 Tiết130
Giảng : 6A:...../...../ 2011
	 6B:...../...../ 2011	
Ôn tập về dấu câu
 (Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
2. Kĩ năng:
	 - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi nói viết.
	- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
3. Thái độ:
Có ý thức nâng cao việc dùng dấu kết thúc câu.
II. Chuẩn bị:
- GV:	Bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:..................................;	6B:....................................
 - Kiểm tra: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu câu
GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I SGK
 HS đọc ví dụ
GV gợi ý: Cần phân loại câu theo mục đích nói sẽ xác định được dấu câu.
Gọi HS lên bảng điền dấu câu.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ 2
HS đọc ví dụ
- Đoạn đối thoại trên có mấy câu? (4 câu)
- Dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong các câu trên có gì đặc biệt?
- Qua phân tích ví dụ, em thấy dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu châm than có công dụng gì ?
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2 (10'): Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp khi dùng dấu câu.
 HS so sánh cách dùng dấu câu
GV phân tích chi tiết để học sinh hiểu:
Câu 2 dùng dấu chấm là đúng, dùng dấu phấy sai vì: Dấu phẩy tách 2 câu này thành 1 câu ghép có 2 vế, nhưng 2 vế câu không liên quan đến nhau. Câu 1 ý b dùng dấu phẩy là đúng. Dấu chấm sẽ không hợp lí vì làm cho phần vị ngữ bị tách khỏi chủ ngữ, trong khi 2 VN được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ)
 HS đọc ví dụ SGK
HS thảo luận theo nhóm bàn
GV gợi ý: Dựa vào phân loại kiểu câu theo mục đích nói sẽ nhận rõ việc dùng dấu câu đúng hay sai.
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác bổ sung
GV nhận xét, kết luận
HĐ3(19'): Hướng dãn HS luyện tập 
HS đọc yêu cầu bài tập
GV gọi học sinh lên bảng làm bài
HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
HS đọc yêu cầu bài tập 2
- Trong đoạn đối thoại có dấu chấm hỏi nào chưa đúng ? Vì sao ?
GV nêu yêu cầu bài tập 3
HS suy nghĩ làm bài
GV gọi học sinh trả lời
GV đọc chính tả- HS chép bài
GV kiểm tra 1 số bài viết, sửa lỗi (nếu sai)
I. Công dụng:
1. Ví dụ 1:
a) Ôi thôi, chú mày ơi (!) Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.
b) Con có nhận ra con không(?)
c) Cá ơi giúp tôi với(!) Thương tôi với (!)
d) Giời chớm hè (.) Cây cối um tùm (.) Cả làng thơm (.)
- Dấu chấm đặt cuối câu trần thuật
- Dấu chấm hỏi đặt cuối câu nghi vấn.
- Dấu chấm than đặt cuối câu cầu khiến hoặc câu cảm thán.
2. Ví dụ 2:
a) - Câu 2, 4 là câu cầu khiến nhưng dùng dấu chấm -> cách dùng đặc biệt của dấu chấm.
b) - Dấu (! ?) đặt trong ngoặc đơn để tỏ thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm.
-> cách dùng đặc biệt
* Ghi nhớ (SGK - 150)
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
1. So sánh cách dùng dấu câu trong từng cặp câu :
a) Câu 2: dùng dấu chấm là đúng vì dấu chấm để tách lời nói thành các câu khác nhau, giúp người đọc hiểu đúng ý nghĩa của câu.
b) Câu 1: Dùng dấu (.) là không hợp lí -> dùng dấu chấm phẩy hoặc dấu phẩy là hợp lí.
2. Phân tích cách dùng dấu chấm hỏi, dấu chấm than
a) Dấu chấm hỏi ở cuối câu 1 và 2 là sai vì đây không phải là câu hỏi.
b) Câu 3: Đặt dấu chấm than là sai vì đây là câu trần thuật chứ không phải câu cảm thán.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Đặt dấu chấm cho đoạn văn sau:
- ... sông Lương.
- ... đen xám.
- ... đã đến.
- ... toả khói.
- ... trắng xoá.
2. Bài tập 2: 
- Bạn đã đến động Phong Nha chưa ? (Đ)
- Chưa ? (S) -> Phải thay bằng dấu chấm.
- Thế còn bạn đã đến chưa ? (Đ)
- Mình đến rồi. (Đ) Nếu tới.đến thăm động như vậy ? (S) -> Phải thay bằng dâu chấm, vì đó là câu trần thuật 
3. Bài tập 3:
 Hãy đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp:
a) Động Phong Nha thật đúng là " đệ nhất kì quan " của nước ta!
b) Chúng tôi xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi.
c. Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.
5. Bài tập 5: Chính tả nghe đọc :
 Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (Từ Đối với đồng bào tôi ... kí ức của người da đỏ)
3. Củng cố (3'): 
- Nhắc lại tác dụng của dấu câu?
- Muốn sử dụng đúng dấu câu em phải làm như thế nào ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Vận dụng kiến thức các kiểu câu chia theo mục đích nói làm bài tập 4 Tr 152
- Tiếp tục ôn tập về dấu câu (dấu phẩy).
Soạn:...../4/2010	 Tiết 131
Giảng: 6A:...../...../2010
	 6B:...../...../2010	 Ôn tập về dấu câu
(Dấu phẩy)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Công dụng của dấu phẩy.
2. Kĩ năng:
	- Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy.
	- Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp.
3. Thái độ:
	- Thấy được tác dụng của việc dùng đúng dấu phẩy và ngược lại.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV:	 Bảng phụ ghi ví dụ Phần I SGK 
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:......................................;	6B:....................................
- Bài cũ (4'): Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng HS tìm hiểu công dụng của dấu phẩy
GV treo bảng phụ ghi 3 ví dụ a, b, c phần I
- Tìm những từ ngữ có chức vụ như nhau ?
(ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt )
- Những từ trên là phụ ngữ cho động từ nào? (đem)
- Tìm các phần là vị ngữ cho chủ ngữ Chú bé ?
- Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp ?
- Tìm ranh giới giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ ở ví dụ b? 
- Tìm ranh giới giữa các cụm chủ ngữ, vị ngữ của câu ghép ?
- Tại sao em lại đặt dấu phẩy vào đúng các vị trí trên ?
- Qua ví dụ em thấy dấu phẩy có công dụng như thế nào ?
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2(10'): Hướng dẫn HS chữa một số lỗi thường gặp
HS đọc yêu cầu trong ví dụ
GV cho 2 dãy lớp làm bài - mỗi dãy 1 ý
GV gọi học sinh đại diện từng dãy trả lời
HĐ3(15'): Hướng dẫn HS luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập, làm bài tập.
GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận
Nhóm 1- 3: ý a
Nhóm 2- 4: ý b
GV gọi đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
 GV nhận xét, kết luận.
GV nêu yêu cầu bài tập
HS thêm vào chỗ trống để tạo câu hoàn chỉnh.
GV gọi HS lên bảng làm bài
HS khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận.
HS chọn VN thích hợp điền vào câu cho hoàn chỉnh.
GV nêu yêu cầu bài tập 4
GV gọi HS khá, giỏi trả lời
GV nhận xét (cho điểm)
I. Công dụng:
1. Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp :
a) Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ.
b) Suốt một đời người, từ thuở lọt lòng đến khi ngắm mắt xuôi tay, tre với mình sông chết có nhau, chung thuỷ.
c) Nước bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.
2. Lí do đặt dấu như trên:
- Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận: Phần phụ với CN - VN, giữa các từ ngữ có cùng chức vụ, giữa các từ ngữ với bộ phận chú thích, các vế trong câu ghép.
* Ghi nhớ : (SGK - 158)
II. Chữa một số lỗi thường gặp:
* Ví dụ: 
a) Chào mào, sáo sậu, sáo đen... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên, lượn xuống. Chúng gọi nhau, trò chuyện, trêu ghẹo và cãi nhau, ồn ào mà vui không thể tưởng tượng được.
b) Trên ... cổ thụ, những ... đơn sơ. Nhưng những hàng cau ... của mùa đông, chúng vẫn ... đuôi én.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
 Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:
a) Từ xưa đến nay, Thánh Gióng luôn là hình ảnh rực rỡ về lòng yêu nước, sức mạnh phi thường và tinh thần sẵn sàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta.
b) Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Gió bấc hun hút thổi. Núi đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. Mây bò lên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường.
2. Bài tập 2: Điền chủ ngữ:
a) Vào giờ tan tầm, xe đạp, xe máy đi lại nườm nượp trên đường phố.
b) Trong vườn, hoa cúc, hoa huệ, hoa hồng đua nhau nở rộ.
c) Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn, vườn mít xum xuê, trĩu quả.
3. Bài tập 3: Chọn vị ngữ thích hợp 
a) Những chú chim bói cá thu mình trên cây, rụt cổ lại.
b) Mỗi dịp về quâ, tôi đều đến thăm thầy, cô giáo cũ của tôi.
c) Lá cọ dài, thẳng, xoè cánh quạt.
d) Dòng sông quê tôi xanh biếc, hiền hoà.
4. Bài tập 4:
 " Cối xa tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc."
- Dấu phẩy nhằm mục đích tu từ. Nhờ 2 dấu phẩy, Thép Mới đã ngắt câu thành những khúc đoạn cân đối, diễn tả nhịp quay đều đặn, chậm rãi và nhẫn nại của chiếc cối xay
3. Củng cố (3'): 
- Dấu phẩy có chức năng gì?
- Em rút ra bài học gì khi sử dụng dấu câu ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
- Ôn tập về dấu câu.
- Ôn toàn bộ kiến thức văn miêu tả, kiến thức Tiếng Việt trong chương trình kì II giờ sau trả bài.
Soạn:...../...../2011	 Tiết 132
Giảng 6A:...../...../2011
	 6B:...../...../2011
Trả bài kiểm tra miêu tả sáng tạo; 
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
- Nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết văn của mình về nội dung và hình thức. Xác định phương hướng khắc phục, sữa chữa các lỗi.
- Qua bài kiểm tra Tiếng Việt giúp học sinh nhận ra những ưu và nhược điểm trong cách dùng từ, đặt câu, các biện pháp tu từ.
2. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng viết văn miêu tả sáng tạo và kĩ năng dùng từ, đặt câu cho chính xác
3. Thái độ:
Học sinh có ý thức sử lỗi trong bài làm của mình để làm phong phú thêm vốn từ Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Chấm, chữa bài 
- HS: Ôn tập kiến thức văn miêu tả, kiến thức Tiếng Việt 
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số:	6A:.......................................;	6B:......................................
- Bài cũ: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(20'): Trả bài kiểm tra Tập làm văn.
 HS nêu lại đề bài 
- Bài viết yêu cầu gì về thể loại ?
( Tả cảnh hay tả người )
- Nội dung cần tả là gì ?
- Cách viết như thế nào ? 
GV cho học sinh thảo luận nhóm:
- Xây dựng dàn bài cho đề bài trên ?
Đại diện nhóm trình bày- Nhận xét
GVtreo bảng phụ ghi dàn bài học sinh đối chiếu.
- Bài viết của em đạt được nội dung gì so với dàn bài trên?
- Em đã miêu tả đúng đối tượng chưa?
- Em đã lựa chọn đủ các chi tiết tiêu biểu về khu vườn mình tả chưa?
- Cách miêu tả đã theo trình tự hợp lí chưa? Có sử dụng các phép so sánh, tưởng tượng không?
- Các phần trong bài viết đã đảm bảo yêu cầu chưa?
 * Ưu điểm:
- Năm được phương pháp làm văn miêu tả.
- Bài viết đủ bố cục 3 phần.
- Một số bài viết sinh động, có cảm xúc 
- Một số bài viết có ý thức dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát.
* Nhược điểm :
- Một số ít bài chưa thể hiện hết nội dung theo yêu cầu, viết sơ sài 
- Còn nhiều bài chữ viết chưa đẹp.
- Một số bài dùng từ chưa chuẩn, chưa hay 
GV nêu một số lỗi về chính tả - Gọi HS đưa ra cách chữa: Hạt xương, quay khu vườn, trong sanh
GV tiếp tục nêu các lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi câu và yêu cầu HS nêu cách chữa.
- Bài viết của em mắc lỗi gì khác ?
GV đọc bài viết điểm khá.
HĐ2(19'): Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan.
HS trả lời phương án lựa chọn
GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
- Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
- Có những câu nào em xác định sai ? 
- Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
 GV nêu đề bài phần trắc nghiệm tự luận.
* Ưu điểm : 
- Viết được đoạn văn hoàn chỉnh trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là
- Một số bài viết có cảm xúc.
- Xác định được CN, VN trong câu
* Nhược điểm : Một số bài viết chưa sử dụng câu trần thuật đơn có từ là 
- Một vài bài xác định chưa chính xác CN,VN.
- Bài viết của em mắc lỗi gì?
- Bài của em có ưu điểm gì ?
GV đọc bài viết khá miêu tả người bạn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là 
I. Trả bài kiểm tra Tập làm văn
* Đề bài : Tả quang cảnh khu vườn nhà em trong một ngày đẹp trời.
*Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Văn miêu tả sáng tạo (Tả cảnh)
- Yêu cầu: Tả khu vườn của gia đình vào ngày đẹp trời.
* Dàn bài:
* Nhận xét:
* Trả bài - chữa lỗi:
+ Lỗi chính tả:
- Hạt xương -> hạt sương;
- quay khu vườn -> quanh khu vườn; 
- trong sanh -> trong xanh
+ Lỗi dùng từ:
 - Hoa nở dội -> hoa nở rộ
 - Thanh lịch và nhon nhã -> nho nhã
- Cây xoài thì cao nhưng sần sùi trông ghe tởm- trông xấu xí 
+ Lỗi diễn đạt:
- Khu vườn đã gắn bó với ông tuổi trẻ -> Tuổi trẻ của ông đã gắn bó với khu vườn này.
- Hoa Loa Kèn đủ sắc các màu -> hoa Loa Kèn đủ các màu sắc.
+ Lỗi câu:
- Hôm ấy, là sãng chủ nhật. Tôi ra vườn -> Hôm ấy, là sáng chủ nhật, Tôi ra vườn.
- Mỗi sáng chủ nhật, sau khi ngủ dậy. Em lại đi ra vườn -> Mỗi sáng chủ nhật, sau khi ngủ dậy, em lại đi ra vườn.
II. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt: (xem đáp án, biểu điểm trang 115)
*. Nhận xét: 
- Ưu điểm:
- Nhược điểm:
*. Trả bài, chữa lỗi
3. Củng cố (3')
- GV lưu ý cho học sinh viết bài văn miêu tả cảnh cần theo trình tự: Từ xa đến gần, miêu tả khái quát đến cụ thể.
- Cần lưu ý cách dùng từ, đặt câu.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Ôn lại toàn bộ văn miêu tả, phần Tiếng Việt trong chương trình học kì II.
- Đọc trước bài tổng kết Văn, Tập làm văn, trả lời câu hỏi trong SGK 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc