Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 24 - Trường PTCS Hướng Việt

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 24 - Trường PTCS Hướng Việt

Tiết 13

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

 ( Truyền thuyết )

A. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.

- Truyền thuyết địa danh.

- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

2. Kĩ năng:

- Đọc – Hiểu văn bản truyền thuyết.

- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.

- Kể lại được truyện.

 3. Thái độ:

- Biết kính trọng, tự hào về các nhân vật lịch sử, giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử

B. Chuẩn bị

- GV: Giáo án + bảng phụ

- HS: Đọc bài

 

doc 21 trang Người đăng thu10 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 13 đến tiết 24 - Trường PTCS Hướng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 13
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
 ( Truyền thuyết )
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
2. Kĩ năng:
- Đọc – Hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện.
	3. Thái độ:
- Biết kính trọng, tự hào về các nhân vật lịch sử, giữ gìn, bảo vệ di tích lịch sử
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + bảng phụ
- HS: Đọc bài
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
? Ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV hướng dẫn đọc -> đọc mẫu -> gọi HS đọc 
Gọi 1 -> 2 em tóm tắt -> GV tóm tắt
HS đọc thầm các từ sgk -> GV kiểm tra một số từ
Hoạt động 2
? Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần?
? Lê Lợi nhận gươm thần như thế nào?
Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn có ý nghĩa gì?
? Hãy chỉ ra sức mạnh gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
? Hãy nêu ý nghĩa của truyện?
I. Đọc và giải thích từ khó
1. Đọc
2. Tóm tắt
3. Giải thích từ khó
 Sgk
II. Tìm hiểu văn bản
1. Mượn gươm thần
- Giặc Minh làm nhiều điều ác đối với nhân dân 
- Nghĩa quan Lam Sơn nhiều lần thất bại
2. Lê Lợi nhận gươm thần
- Lê Thuận đi đánh cá ba lần vớt được
- Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi đã nhặt được chuôi gươm
- Đem tra vào gươm của Lê Thuận thì vừa
-> Ý trời là phải giết giặc Minh
Thể hiện trời, dân trên dưới một lòng
3. Sức mạnh gươm thần
- Tung hoành khắp các trận địa
- Làm tăng nhuệ khí đánh giặc
4. Ý nghĩa của truyện
- Ca ngợi tính chất nhân dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi 
- Giải thích nguồn góc, tên gọi Hồ Gươm
IV. Củng cố
- Hỏi trắc nghiệm
V. Dặn dò
- Học ghi nhớ, nắm cốt truyện, nhân vật, sự việc
- Soạn bài: Sọ Dừa
***************************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 14
CHỦ ĐỀ VÀ DÀN BÀI CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Yêu cầu về sự thống nhất chủ đề trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong văn bản tự sự.
- Bố cục của bài văn tự sự.
2. Kĩ năng:
Tìm chủ đề, làm dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn.
3. Thái độ:
Thói quen xây dựng dàn bài trước khi viết văn.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + bảng phụ
- HS: Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
? Thế nào là nhân vật và sự việc trong văn tự sự?
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Đọc văn bản sgk
? Sự việc trong thân bài thể hiện chủ đề hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh như thế nào?
- Từ chối việc chữa bệnh cho người nhà giàu trước. Chữa ngay cho con trai người nông dân
? Phẩm chất gì của người thầy thuốc?
? Chủ đề của bài văn này là gì? 
? Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào?
- Hết lòng thương yêu cứu giúp người bệnh
- Người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn
? Chọn nhan đề thích hợp và nêu lí do?
? Em có thể đặt tên khác cho bài văn trên không?
? Các phần MB, TB, KB thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 2
BT1
Gọi HS đọc truyện “Phần thưởng”
GV chia lớp thành 4 nhóm TL 7p
Gọi HS từng nhóm trình bày -> lớp nhận xét -> GV chốt
BT2
? Đánh giá cách mở bài, kết bài ở hai truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và Sự tích Hồ Gươm
I. Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
1. Đọc bài văn và trả lời câu hỏi
a. Lấy cứu người làm thước đo cho công việc. hết lòng cứu giúp người bệnh.
b. Ta phải chữa gấp cho chú bé này để chậm tất có hại
c. Y đức của Tuệ Tĩnh
2. Ghi nhớ Sgk
II. Luyện tập
BT1
- Chủ đề của truyện biểu dương người nông dân có lòng trung thành 
- Chế diễu cận thần tham lam 
- Sự việc thể hiện tập trung chủ đề
Người nông dân xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó
- Sự việc trong thân bài thú vị: thưởng 50 roi chia đều 2 người -> chơi khăm tên cận thần
BT2
- Sự việc hai truyện có kịch tính, có bất ngờ
Mở bài
- Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: nêu tình huống
- Sự tích Hồ Gươm: Cũng nêu tình huống nhưng dẫn giải dài
Kết bài
+ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh: nêu sự việc tiếp diễn
- Sự tích Hồ Gươm: nêu sự việc kết thúc
- 
* Đọc thêm
IV. Củng cố
 Đọc lại ghi nhớ
V. Dặn dò
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
***********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 15
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự ( qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kỷ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + bảng phụ
- HS: Đọc bài
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
HS đọc đề văn sgk
? Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì?
? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
? Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là để tự sự không?
? Từ trọng tâm trong mỗi đề trên là từ nào?
? Hãy gạch dưới và cho biết đề yêu cầu làm nỗi bật điều gì?
GV chép đề lên bảng
? Đề đã nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện? Em hiểu yêu cầu ấy như thế nào?
? Em sẽ chọn truyện nào để kể?
? Em thích nhân vật, sự việc nào? Chọn truyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
 TL 7p
? Em dự định mở đầu như thế nào?
Diễn biến như thế nào? Kết thúc ra sao?
? Em hiểu như thế nào là viết bằng lời văn của em?
? Rút ra cách làm bài văn tự sự như thế nào?
 Đọc ghi nhớ
I. Đề, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
1. Đề văn tự sự
Kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em
- Đề nghiêng về kể việc: 1, 3
- Đề nghiêng về kể người: 2
- Đề nghiêng về tường thuật
2. Cách làm bài văn tự sự
“Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em”
a. Tìm hiểu đề
- Đề yêu cầu: Kể câu chuyện bằng lời văn của em
- Thoát li văn bản giữ lại cốt truyện
b. Lập ý
Thánh Gióng
c. Lập dàn ý
- Truyện đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc
- Uy lực mạnh mẽ của người anh hùng
- Nguồn gốc thần linh của nhân vật
* Ghi nhớ
 Sgk
IV. Củng cố
 Đọc lại ghi nhớ
 V. Dặn dò
- Học phần ghi nhớ
- Nắm cách làm
- Lamg phần luyện tập
- Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
 Nêu các sự việc chính
 Nhân vật
************************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 16
TÌM HIỂU ĐỀ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ (T2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự ( qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
- Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kĩ năng:
- Tìm hiểu đề: đọc kỷ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, tích cực
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + bảng phụ
- HS: Làm bài tập
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2
HS đọc đề lí thuyết sgk
GV chia nhóm thảo luận 10p
? Lập dàn ý cho đề văn
GV gợi ý, hướng dẫn
Gọi đại diện nhóm trình bày -> Lớp nhận xét -> GV đánh giá
II. Luyện tập
Kể chuyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
MB: Giới thiệu sự việc gì?
(Vua Hùng vương thư 18 có người con gái)
TB: 
- Hai chàng đến cầu hôn, tài lạ xứng làm rễ vua
- Điều kiện vua đưa ra: thiên vị
Sơn Tinh đến trước cưới được vợ
Thuỷ Tinh đến sau: Tức giận -> đánh
- Hai bên giao tranh: Thuỷ Tinh thua
- Hằng năm dâng nước
KB: - Ý nghĩa của truyện 
 - Uớc mơ chế ngự thiên nhiên
 - Công cuộc trị thuỷ
IV. Củng cố
GV kể mẫu cho HS theo dõi
V. Dặn dò
- Tập làm dàn ý
- Chuẩn bị bài viết văn số 1.
***************************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 17, 18
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố khắc sâu lí thuyết và thực hành viết về văn tự sự
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tạo lập văn bản, kĩ năng diễn đạt
3. Thái độ:
- Tích cực, tự giác, độc lập
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + đề ra phù hợp
- HS: Giấy, bút
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
III. Bài mới
Đề ra
 Kể lại câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em
 * Yêu cầu:
- Nội dung: Xác định câu chuyện cần kể. Kể rành mạch đúng các sự việc chính, nhân vật chính, mở đầu, diễn biến, kết thúc bằng lời văn của em
- Hình thức: Bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, trình bày sạch sẽ
Đáp án – Thang điểm
	MB (1 đ)
 - Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc định kể. Dự định câu chuyện nào
	TB: (7 đ)
 - Nhân vật nào? Việc làm? 
 - Sự xiệc chính
 - Diễn biến sự việc
	KB (1 đ)
 - Kết thúc sự việc
 - Ý nghĩa
IV. Củng cố
 - Thu bài
V. Dặn dò
 - Soạn Thạch Sanh
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 19
TỪ NHIỀU NGHĨA VÀ HIỆN TƯỢNG 
CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ
A. Mục tiêu
Giúp HS hiểu
1. Kiến thức:
Khái niệm từ nhiều nghĩa: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
2. Kỉ năng:
- Nhận diện được từ nhiều nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng từ nhiều nghĩa trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh ý thức khi sử dụng từ nhiều nghĩa.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án + bảng phụ
- HS: Xem bài trước
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
? Nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
Cho HS đọc bài thơ “Những cái chân” 
? Có mấy sự vật có chân? 
Gậy, compa, kiềng, bàn
? Những cái chân ấy chúng ta có nhìn thấy được không?
Có thể nhìn và sờ vào chúng
? Có mấy sự vật không chân?
? Nghĩa của chúng có gì giống và khác nhau?
? Cho một số ví dụ về nghĩa khác của chân? Đa nghĩa, đơn nghĩa
? Nhận xét gì về nghĩa của từ?
Hoạt động 2
? Tìm mối liên hệ giữa các nghĩa của từ chân?
? Trong một câu cụ thể , một từ thường được dùng với mấy nghĩa?
Hoạt động 3
BT1
HS làm độc lập
BT2
TL nhóm 3p
BT3, BT4 hướng dẫn HS
I. Nghĩa của từ
1. Ví dụ
 Sgk
2. Nhận xét
- Giống: đều tiếp xúc với đất
- Khác: Về chức năng
-> Chân là từ đa nghĩa
3. Ghi nhớ
 Sgk
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Chân: Là bộ phận dưới cùng của cơ thể người hay động vật, dùng để đi đứng 
-> Nghĩa gốc
- Chân: Là bộ phận dưới cùng của một ... 
Hoạt động 2
BT1
HS làm độc lập
BT2
Thảo luận nhóm 3p
HS làm độc lập
I. Lời văn, đoạn văn tự sự
1. Lời văn giới thiệu nhân vật 
Đ1: Nhân vật vua Hùng kén rễ
 Mị Nương con vua xinh đẹp
Đ2: Sơn Tinh có tài lạ
 Thuỷ Tinh tài năng không kém
2. Lời văn kể sự việc
- Đùng đùng nỗi giận, đem quân đuổi theo, hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông cuồn cuộn, nước ngập, nước dâng
3. Đoạn văn
Đ1: Vua Hùng kén rễ -> có con gái đẹp
Đ2: Hai người đến cầu hôn đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rễ vua.
Đ3: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh
* Ghi nhớ
II. Luyện tập
BT1.
a. “Cậu chăn bò giỏi”
- Chăn suốt ngày, từ sáng tới tối
- Dù nắng, mưa bò đều ăn no căng bụng
b. Ý chính nói hai cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, cô út hiền lành, đối xử với Sọ Dừa tử tế.
- Dẫn dắt: “Ngày mùa, tôi tớ tra đồng làm cả”, nghĩa là do thiếu người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ Dừa. Nếu không người ta sẽ thắc mắc, phú ông nhà giàu thế, tôi tớ đâu mà còn bắt ba cô con gái đưa cơm cho đứa chăn bò? Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt, giải thích.
c. Ý chính đoạn này là nói “tính cô còn trẻ con lắm”. Các câu sau nói rõ cái tính còn trẻ con ấy biểu hiện như thế nào.
BT2. 
Câu b đúng câu a sai vì thứ tự các sự việc không đúng logic thực tế
BT3
Vận dụng các kiểu câu giới thiệu để viết câu giới thiệu một số nhân vật đã biết.
BT4
IV. Củng cố
- Đọc lại ghi nhớ
V. Dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập
- Chuẩn bị bài mới
*****************************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 21
THẠCH SANH (T1)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác phẩm dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đoc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện 
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
Ca ngợi người tốt, phê phán kẻ xấu xa
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ 
- HS: Soạn bài, vẽ tranh
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
? Văn bản này thuộc thể loại nào?
? Thế nào là truyện cổ tích? Khác truyền thuyết như thế nào?
GV hướng dẫn đọc -> Gọi HS đọc -> sửa lỗi
? Văn bản có thể chia làm mấy phần?
? Nội dung chính của từng phần?
TL 4p
Bảng phụ
- Đ1: Từ đầu -> Mọi phép thần thông: Ra đời, lớn lên
- Đ2: Tiếp -> Quận công
- Đ3: Tiếp -> Hoá kiếp thành bọ hung -> ác
- Đ4: Còn lại: T thắng A -> Hạnh phúc
Hoạt động 2
? Văn bản có những nhân vật nào?
? Ai là nhân vật chính?
? Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường?
? Gia cảnh như thế nào?
? Ý nghĩa của những chi tiết đó?
? Kể những chi tiết thể hiện những khó khăn thử thách mà Thạch Sanh trải qua?
? Nhận xét gì về những thử thách đó?
? Cơ hội để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất gì?
? Cách xử sự của Thạch Sanh với Lí Thông em có suy nghĩ gì?
(Yêu quái? Con người?)
? Nhận xét gì về nhân vật Thạch Sanh?
I. Tìm hiểu chung
1. Thể loại
Cổ tích: Là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thường có yếu tố hoang đường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của thiện – ác, tốt- xấu; công bằng- bất công
2. Đọc và giải thích từ khó
 Sgk
3. Tóm tắt
4. Bố cục
 4 đoạn
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Thạch Sanh
a. Sự ra đời và lớn lên
- Sự ra đời khác thường
+ Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con
+ Bà mẹ mang thai nhiều năm mới sinh
+ Thạch Sanh được thần dạy võ nghệ và mọi phép thần thông
- Bình thường:
+ Con gia đình nông dân
+ Sống nghèo khổ bằng nghề kếm củi
-> Tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ, tăng sức hấp dẫn nhưng vẫn gần gũi
b. Những thử thách
+ Diệt chằn tinh
+ Diệt đại bàng
+ Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù
+ Yên lòng quân 18 nước chư hầu
-> Thử thách tăng dần -> Đều chiến thắng
c. Phẩm chất
- Thật thà, chất phác
- Dũng cảm, tài năng
- Lòng nhân đạo, yêu hoà bình
=> Thạch Sanh là một dũng sĩ hội tụ dầy đủ về tài năng, phẩm chất đẹp đẽ -> Hạnh phúc
 IV. Củng cố
? Thạnh Sanh thuộc loại truyện gì ?
? Thạch Sanh do ai đầu thai?
? Thạch Sanh trải qua mấy thử thách?
? Nhận xét gì về Thạch Sanh?
V. Dặn dò
- Đọc lại truyện, tóm tắt
- Nắm nội dung phần 1
- Soạn T2
***************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 22
THẠCH SANH (T2)
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nhóm truyện cổ tích ca ngợi người dũng sĩ.
- Niềm tin thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà của tác phẩm dân gian và nghệ thuật tự sự dân gian của truyện cổ tích Thạch Sanh.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đoc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Bước đầu biết trình bày những cảm nhận, suy nghĩ của mình về các nhân vật và các chi tiết đặc sắc trong truyện 
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ
Ca ngợi người tốt, phê phán kẻ xấu xa
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ 
- HS: Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 2
? Nêu những việc làm cuả Lí Thông?
- Lừa Thạch Sanh, hãm hại Thạch Sanh, cướp công
? Em có nhận xét gì về việc làm đó?
Xấu xa, bỉ ổi, gian trá 
? Lí Thông là con người như thế nào?
? So sánh sự đối lập giữa Thạch Sanh và Lí Thông?
-> Kẻ thù chủ yếu, lâu dài và nguy hiểm nhất của Thạch Sanh: mưu mô
? Tại sao Thạch Sanh không trừng phạt nhưng Thiên Lôi không tha?
? Em hãy chỉ ra những yếu tố thần kì trong truyện? Có tác dụng gì?
Tất cả đó là ước mơ của nhân dân
TL 5p
? Kết thúc truyện có hậu không?
? Cách kết thúc ấy có ý nghĩa gì?
- Người tốt được hưởng phúc
- Kẻ xấu bị trừng trị thích đáng
- Ước mơ về công lí, sự đổi đời
(Người tốt bao giờ củng được sự đồng tình của quần chúng: (Công chúa) -> Không hề đơn độc)
? Khái quát nội dung và nghệ thuật?
Hoạt động 3
GV hướng dẫn
- Những nhân vật chính
- Sự việc chính
II. Tìm hiểu văn bản.
2. Nhân vật Lí Thông
-> Xảo trá, ích kỉ, cơ hội -> Ác
-> Bị trừng tri thích đáng
3. Yếu tố thần kì
- Tiếng đàn: Giúp nhân vật giải oan, giải thoát -> Tiếng đàn của công lí
-> Thiện, yêu hoà bình
- Niêu cơm thần kì -> tấm lòng nhân đạo, yêu hoà bình
4. Ý nghĩa của truyện 
- Thể hiện công lí xã hội: thiện thắng ác
- Ước mơ về sự đổi đời
5. Tổng kết
Sgk
III. Luyện tâp, đọc thêm
1. Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh
- Sự ra đời
- Những việc làm, phẩm chất
- Kết thúc
IV. Củng cố
- Ý nghĩa của truyện Thạch Sanh
V. Dặn dò
- Tóm tắt truyện 
- Nắm nội dung phân tích
- Chuẩn bị bài mới
*********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 23
CHỮA LỖI DÙNG TỪ
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Các lỗi dùng từ: lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
- Cách chữa các lỗi lặp từ, lẫn lộn những từ gần âm.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu có kĩ năng phát hiện lỗi, phân tích nguyên nhân mắc lỗi dùng từ.
- Dùng từ chính xác khi nói, viết.
3. Thái độ
 Có ý thức tránh mắc lỗi khi dùng từ
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án, bảng phụ 
- HS: Đọc, nghiên cứu bài
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
? Từ nhiều nghĩa? Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Ví dụ?
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV treo bảng phụ, gọi HS đọc
? Gạch dưới những từ ngữ giống nhau?
? Việc lặp lại (a) có tác dụng gì?
? Lặp lại ở (b) có khác(a) không?
? Tác dụng? -> Lỗi
? Chữa lỗi câu mắc lỗi?
Hoạt động 2
GV treo bảng phụ 2 câu sgk
? Gạch chân những từ không đúng?
? Nguyên nhân mức lỗi trên là gì?
? Hãy viết lại các từ dùng sai cho đúng?
Từ có hai mặt: Nội dung và hình thức
Nếu sai hình thức -> sai nội dung
HS thường sai trong chữ viết, phát âm
Muốn tránh mắc lỗi dùng sai âm của từ phải hiểu đúng nghĩa của từ
Hoạt động 3
HS làm độc lập -> gọi lên bảng làm
TL nhóm 3p
I. Lặp từ
1. Ví dụ
Sgk
2. Nhận xét
Những từ giống nhau
a. 
- Tre
- Giữ
- Anh hùng
-> Nhấn mạnh ý tạo nhịp điệu hài hoà
b. Truyện dân gian - Truyện dân gian 
-> nhàm chán, máy móc
-> Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
II. Lẫn lộn các từ gần âm
1. Ví dụ
Bảng phụ
2. Nhận xét
Thăm quan -> Tham quan
Nhấp nháy -> Mấp máy
-> Nhớ không chính xác
III. Luyện tập
BT1
a. Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp đều rất quý mến
(bỏ bạn, ai, cũng, rất, lấy làm, bạn, Lan)
b. Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thích những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp
c. Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành
(bỏ lớn lên vì nghĩa của từ này trùng với trưởng thành)
BT2
a. Linh động -> Sinh động
b. Thủ tục -> Hủ tục
c. Bàng quang -> Bàng quan
IV. Củng cố
- Nhắc lỗi thường mắc
V. Dặn dò
- Học bài
- Rút kinh nghiệm cho bản thân khi dùng từ
- Chuẩn bị bài mới
**********************************
Ngày soạn:. 
Ngày dạy: 
Tiết 24
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
A. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về văn tự sự
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện và sữa lỗi sai trong bài viết
3. Thái độ
- Nghiêm túc, cầu tiến
B. Chuẩn bị
- GV: Chấm trả bài 
- HS: 
C. Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Bài cũ
III. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
HS nhớ và nhắc lại đề, GV chép lên bảng
? Đề yêu cầu gì?
? Thể loại? 
? Đối tượng?
? Phạm vi?
? Cần triển khai ý nào? (Chọn truyện, nhân vật, sự việc)
Hoạt động 2
- Đa số HS chọn được truyện, có kể được sự việc chính, song chưa thực hiện đúng yêu cầu
- Một số em không tuân thủ sự việc chính 
- Có một Hùng Vương
- Ngày xưa ngày xửa có một người vua
I. Tìm hiểu đề - Lập dàn ý
Đề ra
Kể lại câu chuyện mà em đã biết bằng lời văn của em
1. Tìm hiểu đề
- Kể chuyện em biết
- Bằng lời văn của em
ĐT: Cổ tích, truyền thuyết
2. Lập dàn ý
 (Đề)
II. Sửa lỗi - Đọc bài mẫu
1. Bố cục
- Sắp xếp ý lộn xộn, gạch đầu dòng
2. Lỗi chính tả
- Dấu thanh, dấu phẩy, viết hoa
3. Sao chép văn bản và lỗi dùng từ đặt câu
- Ông bố đó lại viên quan, quan đi ngày mấy bước
- Gặp mẹ, hai chị em mừng, hai chị em đã có mẹ, bố mẹ ngồi trong nhà.
- Cây khế
4. Đọc bài văn hay
IV. Củng cố
- Nhắc lại văn tự sự, cách kể bằng lời văn của mình
V. Dặn dò
- Xem lại bài, tự sữa lỗi
- Chuẩn bị bài:
+ Em bé thông minh
* Đọc, tóm tắt
* Bố cục
* Trả lời câu hỏi
* Ý nghĩa của truyện
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docvăn 6-tiết 13 đến tiết 14 CKT mới.doc