Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013

1. Mục tiêu bài dạy.

a) Về kiến thức: Giúp hoc sinh nắm được khái niệm câu trần thuật đơn

 - Nắm được tác dụng của câu trần thuật đơn

b) Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơi, sử dụng câu trần thuật đơn trong khi nói và viết.

c) Giáo dục ý thức sử dụng câu trần thuật đơn trong viết tập làm văn

 2. Chuẩn bị.

 - Giáo viên: Soạn bài + Tham khảo tài liệu.

 - Học sinh: Học bài cũ Xem lại các kiểu câu đơn đã học ở bậc Tiểu học

 3 . Tiến trình bài dạy

 a) Kiểm tra bài cũ (Giấy - 15phút)

 * Câu hỏi:

? Em hãy nêu các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học ở bậc Tiểu học?

* Đáp án – Biểu điểm:

 (2 điểm) Có 4 kiểu câu:

 (2 điểm) + Câu trần thuật (câu kểc)

 (2 điểm) + Câu nghi vấn (câu hỏi)

 (2 điểm) + Câu cảm thán (câu cảmc)

 (2 điểm) + Câu cầu khiến.

 b) Dạy nội dung bài mới.

 *Giới thiệu bài: (1 phút)

 Trong Tiếng Việt chúng ta thường sử dụng câu trần thuật đơn. Vậy câu trần thuật đơn thuộc kiêu câu nào? có cấu tạo và tác dụng ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu cụ thể.

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 30 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30 
Ngày soạn: 16/03/2012. Ngày giảng:20 /03/2012 lớp 6A.
 Tiết: 109
cây tre việt nam
 Thép Mới
 1. Mục tiêu bài dạy.
 a) Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó giữa cây tre với cuộc sống của dân tộc Việt Nam, cây tre trở thành một biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Nắm được nghệ thuật của bài ký.
 b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển giọng.
c) Về thái độ: Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc. 
 2. Chuẩn bị. 
	- Giáo viên: Soạn bài + Nghiên cứu tài liệu tham khảo
	- Học sinh: Hoạc bài cũ + Đọc và soạn bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy
	a) Kiểm tra bài cũ. (5phút- miệng)
 * Câu hỏi:
? Văn bản Cô Tô thắm đượm cảm xúc của tác giả. Qua đó em hiểu được điều gì sâu sắc trong tâm hồn nhà văn?
* Đáp án biểu điểm: 
(2 điểm) - Hình thức: HS Trình bày lưu loát, thể hiện rõ nhận thức của cá nhân đối với nội dung bài học.
 (8điểm8) - Nội dung: Tình yêu sâu sắc dành cho thiên nhiên và sự sống con người, khát vọng tìm kiếm khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống. Bài văn là tâm hồn dân tộc của Nguyễn Tuân gắn bó tha thiết với quê hương đất nước.
	b) Dạy nội dung bài mới.
	* Giới thiệu bài: (1phút)
	“ Cây tre Việt Nam” được Thép Mới viết làm lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Lời bình đã làm nên giá trị của bộ phim và được xem như một bài tuỳ bút đặc sắc. 1 bài thơ văn xuôi đẹp. Tại sao lại coi đó là tuỳ bút đặc sắc“?Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể.B
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Đọc và tìm hiểu chung. (8phút)
HS
Đọc chú thích dấu sao trong sgk -98.
1. Tác giả 1- Tác phẩm.
? TB
* Hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Thép Mới?
- Thép Mới ( 1925 - 1991) là một nhà báo, nhà văn có sở trường về tuỳ bút.
 HS
- Trình bày.
 GV
- Bổ sung: Ông có tên khai sinh là Hà Văn Lộc quê ở Hà Nội ngoài báo chí ông còn viết nhiều tuỳ bút, thuyết minh phim,
? TB
 HS
* Hãy nêu xuất xứ của văn bản?
- Trình bày (có nhận xét, bổ sung.
- Bài văn là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.
2. Đọcvăn bản.
? KH
* Chúng ta cần thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp với văn bản này?
 HS
- Trình bày cách đọc. 
 GV
- Nhận xét, bổ sung và hướng dẫn cách đọc: Gịong đọc trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào dịu dàng, khi khẩn trương sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan, khi thì thủ thỉ tâm tình đầy cảm xúc
Š Đọc mẫu một đoạn.
Gọi 1 - 2 học sinh đọc tiếp.
Nhận xét giọng đọc.
 GV
- Lưu ý các chú thích: 2,4,6,7,8,9,10,11.
? KH
* Hãy xác định bố cục cho văn bản và cho biết nội dung chính của từng phần?
 HS
- Xác định bố cục văn bản theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung):
* 4 Đoạn.
+ Đ1: đầu -> Chí khí như người. (Cây tre trong quan hệ với nhân dân V N)
+ Đ2: Tiếp theo -> Chung thuỷ (Tre gắn bó với con người trong đời sống hàng ngày và trong lao động)
+ Đ3: Tiếp theo -> Anh hùng chiến đấu (Tre sát cánh cùng bảo vệ quê hương đất nước)
+ Đ4: Còn lại (Tre trong tương lai)
 GV
- Mỗi người Việt Nam không ai là không biết đến cây tre, bởi cây tre gắn bó lâu đời với dân tộc Việt nam, hình ảnh cây tre trong bài chính là biểu tượng của dân tộc Việt nam, mang những phẩm chất của con người Việt Nam. Những phẩm chất ấy được thể hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong phần tiếp theo Š
II. Phân tích văn bản.
 HS
? TB
 HS
- Đọc đoạn 1.
* Nội dung của văn văn bản vừa đọc là gì?
- Giới thiệu chung về cây tre với nhhững phẩm chất đáng quý.
1. Giới thiệu chung về cây tre.1
(5 phút)
? TB
* Tìm những chi tiết giới thiệu về cây tre trong đoạn đầu của văn bản?
 HS
- Phát hiện:
- Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.
- Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu trem tươi nhũn nhặn. Tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao giản dị, chí khí như người.
? KH
* Em có nhận xét gì về hình thức, nội dung câu mở đầu?
 HS
- Mở đầu, tác giả sử dụng câu giới thiệu theo cấu trúc câu trần thuật đơn có từ “là”, dung biện pháp nhân hoá để xác lập mối quan hệ gắn bó lâu đời đặc biệt giữa cây tre với người Việt nam. Điệp từ “bạn thân” khẳng định mối quan hệ chăt chẽ đó. Ba câu tiếp chứng minh cho mối quan hệ then thiết ấy.
? Giỏi
* Cách sử dụng từ ngữ và triển khai ý ở đoạn văn này có gì đặc biệt?
 HS
- Từ Xanh: Được động từ hoá khiến cho câu văn trở nên mới mẻ, hiện đại.
- Điệp từ “tre” láy lại, ngân nga cùng với hàng loạt động từ, tính từ được ding nhân cách hoá, so sánh để khắc hoạ nhiều đặc tính quý giá của tre: Mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị, chí khí.
- Cách lập ý của tác giả cũng rất đặc biệt: Tác giả sử dụng phép liên tưởng. Khi nói về sự gắn bó giữa cây tre với người Việt nam, tác giả liên tưởng tới rừng tre Đồng Nai, rừng nứa việt Bắc, rừng tre Điện Biên Phủ và những luỹ tre bao bọc làng quê Việt Nam, tiếp đó là phát hiện về phẩm chất của cây tre và nhận xét khái quát: “tre trông thanh cao giản dị, chí khí như người”.
- Lới văn, giọng văn câu đối nhịp nhàng và xúc động say mê – “Văn xuôi của Thép Mới đầy chất thơ”.
? KH
* Qua cách thể hiện của Thép Mới, em có cảm nhận gì về cây tre Việt Nam?
 HS
- Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam, tre có mặt ở khắp nơi, tre cũng có những phẩm chất đẹp đẽ gần gũi với tính cách và phẩm chất của nhân dân Việt Nam.
- Cây tre là người bạn thân của dân tộc Việt Nam; tre mang những phẩm chất đẹp đẽ của nhân dân Việt Nam .
 GV
- Có thể nói rằng hiếm có loại cây nào trên đất nước ta lại hội tụ đủ mọi phẩm chất cao quý như cây tre, và cũng không có dân tộc nào trên thế giới tập trung những khí chất độc đáo như dân tộc chúng ta
 GV
- Vậy cây tre với dân tộc Việt Nam có mối quan hệ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp Š
2. Sự gắn bó của tre với con người và dân tộc Việt Nam.
(10phút)
 HS
- Đọc đoạn văn bản 2 đến “Tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu!”
? TB
* Sự gắn bó của cây tre với dân tộc Việt Nam được đề cập tới trong những lĩnh vực nào?
 HS
Trong cuộc sống hằng ngày và trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. 
 GV
 - Vậy trong cuộc sống hàng ngày, tre được đề cập đến như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu Š
 a) Tre với con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày.
? TB
* Tìm những dẫn chứng nói về sự gắn bó của cây tre trong cuộc sống hàng ngày của dân tộc Việt Nam?
 HS
Š Phát hiện: 
- Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời []người dân cày Việt Nam dựng nhàn, dung cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm công nghìn việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân []Cối xay tre nặng nề quayC, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
- Tre conglà nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
- Tuổi già hút thuốc làm vui. Vớ chiếc điếu cày là khoan khoái.
- [...]Tre với mình sống có nhauT, chết có nhau, chung thuỷ.
? Giỏi
* Chỉ ra những nét nổi bật trong cách diễn đạt trên của tác giả?
 HS
 GV
- Trình bày: Cách nói liên tưởng, nhân hoá, giàu nhịp điệu, tạo nên chất thơ trong cách diễn đạt. 
- Nhận xét, bổ sung: Khi nói về sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam trong đời sống hàng ngày, tác giả đã liên tưởng đến “Bóng tre trùm lên âu yếm làng bản xóm thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chùa cổ kính [..]” Š Điệp từ “bóng tre” không chỉ mang ý nghĩa tả thực, mặc dù “Bóng tre trùm mát rượi” là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mỗi làng quê Việt Nam. Bóng tre đã trở thành một hoán dụ để chỉ nền văn hoá lâu đời của dân tộc Việt Nam.
- Đặc biệt, tác giả liên tưởng nhiều đến sự gắn boa khăng khít của cây tre với người nông dân Việt Nam từ nhiều đời nay trong sản xuất (Cối xay tre, múi lạt buộc, que chuyền đánh chắt, điếu cày, nôi tre, giường tre,) Tre là cánh tay giúp ngưởi trăm công nghìn việc. “ Cối xay tre, nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc” “tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp,”.
- Nghệ thuật nhân hoá được sử dụng triệt để đã nói lên sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam trên nhiều phương diện làm ăn, đời sống văn hoá, đời sống tinh thần. Lời văn có nhiều nhạc điệu, dễ nhớ, dễ thuộc, bộc lộ cảm xúc thiết tha của người viết với cây tre (cách sử dụng khéo léo những câu thơ, câu ca dao cổ truyền trong cách diễn đạt).
? KH
* Qua cách diễn đạt trên, tác giả muốn thể hiện điều gì?
 HS
- Tác giả ca ngợi cây tre cùng con người xây dựng nên đất nước Việt Nam trong mọi phương diện của cuộc sống thường ngày, tôn vinh cây tre danh hiệu cao quý: Tre - anh hùng lao động.
 GV
- Nhận xét, khái quát và chốt nội dung.
 - Cây tre cùng con người xây dựng nên đất nước Việt Nam trong mọi phương diện của cuộc sống thường ngày. “Tre, anh hùng lao động.”
? TB
* Ngoài đời sống lao động và văn hoá tre còn gắn bó với con người ở lĩnh vực nào?
 HS
- Tre còn gắn bó với dân tộc trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc. 
b. Tre với dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
 GV
- Trong lịch sử xa xưa tre từng là vũ khí hiệu nghiệm trong tay những anh hùng từng đi vào truyền thuyết chống ngoại xâm của dân tộc: Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân bằng gậy tre, Trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tre vẫn luôn là người bạn đồng hành thuỷ chung của dân tộc.
 HS
- Đọc đoạn văn bản “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” đến “Tre, anh hùng chiến đấu”.
 ? TB
* Tìm những chi tiết nói về cây tre trong kháng chiến?
 HS
Š Phát hiện:
- Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
- Người xưa có câu “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta đánh giặc.
- []Gậy treG, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
? Giỏi
* Có gì đặc sắc trong cách diễn đạt của tác giả qua những chi tiết trên? 
 HS
- Khi nói về sự gắn bó của cây tre với con người Việt Nam trong kháng chiến, tác giả trình bày trực tiếp nhận xét về những phẩm chất của tre:
+ “Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất” Câu chuyển ý hàm chứa nhận xét sự giống nhau về đặc tính giữa người và tre: bất khuất.
+ “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” bằng sự liên tưởng tới lời người xưa, tác giả nhận xét về phẩm chất của tre, đó là: cương trực, thẳng thắn.
+ T ... Rồi với điệu bộ khinh khỉnh, tôi /mắng
 CN VN
Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta /nào 
 CN VN CN VN
chịu được.
Tôi về, không một chút bận tâm 
 CN VN
? TB
* Em hãy xác định CN và VN của 4 câu trần thuật vừa tìm được? 
 HS
- Xác định (có nhận xét, bổ sung).
 GV
- Căn cứ vào kết quả mà học sinh đã xác định được Š gạch chân từng thành phần câu cụ thể.
? TB
* Căn cứ vào đâu mà em xác định được như vậy?
 HS
Š Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của chủ ngữ và vị ngữ:
- Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai?, Cái gì?, Con gì?
- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: làm g ì?, làm sao?, như thế nào?, là gì?
 GV
- Các thành phần còn lại của câu là thành phần phụ
? TB
* Trong 4 câu trên câu nào có cấu tạo ngữ pháp giống nhau?
 HS
- Câu: 1, 2, 9 chỉ có một cụm C - V tạo thành gọi là câu trần thuật đơn.
- Câu 6 có 2 cụm C – V tạo thành => Câu trần thuật ghép.
? TB
* Qua phân tích các ví dụ trên em hiểu thế nào là câu trần thuật đơn?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
 2. Bài học:
- Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C -V taọ thành dùng để giới thiêu, tả hoặc kể về một sự vật sự việc hoặc nêu một ý kiến.
 HS
- Đọc ghi nhớ trong sgk
* Ghi nhớ: ( SGK)
II. Luyện tập.
(15 phút1)
 HS
- Đọc yêu cầu bài tập 1.
1. Bài tập 1:
? TB
* Bài tập 1 có mấy yêu cầu đó là những yêu cầu nào?
 HS
- xác định yêu cầu của bài tập:
Š 2 Y/C:
+ Tìm câu trần thuật đơn
+ Nêu ý nghĩa của câu trần thuật đợn
? KH
* Để giải quyết được những yêu cầu đó chúng ta phải làm theo các bước nào?
 HS
- 2 Bước:
+ Xác định câu có 1 cụm chủ vị
 + Xácđịnh mục đích nói: dùng để làm gì?
? HS
* Từ những bước cơ bản trên các em hãy xác định câu trần thuật đơn?
 HS
Š Câu trần thuật đơn là câu:1,2
Câu 1: Tả hoặc giới thiệu
 - câu 2: Nêu ý kiến nhận xét.
2. Bài tập 2:
? TB
* Xác định yêu cầu của bài tập 2? 
 HS
- Xác định sau đó thảo luận theo nhóm.
Lấy ý kiến của nhóm
Š Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật
? KH
* Theo em cách giới thiệu nhân vật ở bài tập 2 có gì đặc sắc?
- Giới thiệu trực tiếp nhân vật chính
HS
- Đọc đoạn văn trong bài tập 3.
3. Bài tập 3:
? TB
* Đoạn văn trên giới thiệu nhân vật nào? nhân vật nào là nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật phụ?
 HS
 Š Có 3 nhân vật.
- Vợ chồng ông lão (nhân vật phụ)
- Thánh Gióng ( con trai) nhân vật chính.
? TB
 HS
Em thấy cách giới thiệu nhân vật chính có gì khác so với cách giới thiệu nhân vật ở bài tập 2?
- Câu: a giới thiệu nhân vật phụ (việc làm, quan hệ trước -> Nhân vật chính sau)
4. Bài tập 4:
? KH
* Ngoài tác dụng giới thiệu nhân vật, câu văn còn miêu tả điều gì?
 HS
- Câu văn miêu tả hoạt động của nhân vật.
5. Bài tập 5:
 GV
Hướng dẫn học sinh viết chính tả bài tập 5
- Viết chính tả.
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
 ? Thế nào là câu trần thuật đơn? Cho ví dụ.
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh tiết học.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1’)
Nắm vững kiến thức, các kiểu câu trần thuật đơn
Hoàn thiện các bài tập vào vở bài tập
Đặt các kiểu câu trần thuật đơn (4 kiểu câu4).
đọc trước bài mới: Câu trần thuật đơn có từ là.
Rút kinh nghiệm giờ dạy:.......................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
==========================================
Ngày soạn: 17/03/2012. Ngày giảng:21 /03/2012 lớp 6A.
 Tiết: 112.
Câu trần thuật đơn có từ là
	1. Mục tiêu bài dạy.
 a) Về kiến thức: Học sinh nắm được đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là và cách phân loại câu.
 b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu trần thuật đơn có từ là. Biết sử dụng và phân biệt loại câu này trong khi nói và viết.
c) Về thái độ: Có ý thức sử dụng đúng kiểu câu theo mục đích nói.
	2. Chuẩn bị. 
	- Giáo viên: Soạn bài + Bảng phụ chép ví dụ.
	- Học sinh: Học bài cũ + Soạn bài mới. 
 3. Tiến trình bài dạy
	a) Kiểm tra bài cũ. (5 phút - miệng)
	* Câu hỏi:
? Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trần thuật đơn và phân biệt câu tạo của chúng?
 a) Một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng.
 b) Tre là cánh tay của người nông dân.
* Đáp án – biểu điểm:
 a) Một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng.
 CN VN
 b) Tre là cánh tay của người nông dân.
	 CN VN
 GV: Nhận xét, đánh giá - cho điểm và kết luận => Câu (b) có từ “là” đứng trước vị ngữ.
 b) Dạy nội dung bài mới.
	* Giới thiệu: (1 phút) 
	Vậy trong câu trần thuật đơn có 2 loại đó là câu trần thuật đơn có từ “ là” và câu trần thuật đơn không có từ “là” Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu câu trần thuật đơn có từ là.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
I. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là. (11phút)
 GV
* Treo bảng phụ gọi học sinh đọc ví dụ và xác định CN - VN: 
1. Ví dụ:
 HS
a) Bà đỡ Trần /là người huyện Đông Triều
 CN VN (Vu Trinh)
b) Truyền thuyết /là loại truyện dân gian kể về 
 CN VN
Nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử
thời quá khứt, thường xuyên có yếu tố tưởng
tượng kỳ ảo.t
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô /là môt ngày 
 CN VN
Trong trẻo, sáng sủa
d) Dế Mèn trêu Chị Cốc /là dại.
 CN VN
? KH
* Các vị ngữ trong các câu được cấu tạo như thế nào?
 HS
 a) Là + CDT
 b) Là + CĐT
Là + CDT
Là + TT
Là + DT
? TB
* Chọn những từ hoặc cụm từ phủ định thích hợp sau đây điền vào trước vị ngữ của các câu trên: không, không phải, chưa, chưa phải và cho biết nhận xét của em về ý nghĩa của những câu đó?
 HS
- Lên bảng điền lên bảng phụ:
a) Bà đỡ Trần không phải là người huyện Đông Triều
b) Truyền thuyết không phải là loại truyện dân gian kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường xuyên có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô không phải là môt ngày trong trẻo, sáng sủa 
d) Dế Mèm trêu Chị Cốc không phải là dại.
=> Các câu mang ý nghĩa phủ định.
? TB
* Vậy, qua phân tích em thấy câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm gì? 
 HS
 GV
 HS
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nội dung.
- Đọc ghi nhớ (SGK,T.114). 
2. Bài học2:
Trong câu trần thuật đơn có từ làT:
- Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ),  cũng có thể làm vị ngữ.
- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải.
* Ghi nhớ: 
 (SGK,T.114)
II. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. (10phút)
1. Ví dụ1:
 HS
- Đọc lại các ví dụ đã phân tích ở phần I.
? KH
* Vị ngữ của các câu biểu thị ý nghĩa gì?
(Vị ngữ của câu nào trình bày cách hiểu về sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ? Vị ngữ của câu nào có tác dụng giới thiệu sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ? Vị ngữ của câu nào thể hiện sự đánh giá đối với sự vật, hiện tượng, khái niệm nói ở chủ ngữ?) 
 HS
- Đứng tại chỗ xác định:
Câu aC) Giới thiệu về bà đỡ Trần.
Câu bC) Định nghĩa về truyền thuyết.
Câu cC) Miêu tả một ngày trên đảo Cô Tô.
Câu dC) Đánh giá hành động của Dế Mèn trêu chị Cốc.
? TB 
Căn cứ vào mục đích biểu thị của các câu, có thể chia câu trần thuật đơn có từ là thành mấy loại? Đó là những loại nào?
 HS
 GV
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chốt nội dung bài học.
2. Bài học2:
Có 4 kiểu câu trần thuật đơn cố từ là đáng chú ý như sau:
 - Câu định nghĩa.
 - Câu miêu tả.
 - Câu giới thiệu.
 - Câu đánh giá.
 HS
- Đọc ghi nhớ trong sách giáo khoa (SGK,T115).
* Ghi nhớ:
 (SGK,T.115) 
III. Luyện tập. (15phút)
1. Bài tập 1:
 (SGK,T.115, 116) 
? BT1
* Tìm câu trần thuật đơn có từ là? (SGK,T.115, 116).
? KH
* Muốn giải quyết được yêu cầu trên chúng ta phải chú ý điều gì?
 HS
- Nắm chắc đặc điểm 1 của câu trần thuật đơn.
 GV
Cho học sinh làm theo nhóm (3 phút) sau đó trình bày kết quả (có nhận xét, chữa bổ sung):
=> Các câu câu trần thuật đơn có từ là: a, c, d, e.
2 Bài tập 2:
? TB
Xác đinh chủ ngữ và vị ngữ trong các câu trần thuật đơn có từ là vừa tìm được?
a) - CN: Hoán dụ.
 - VN: Là tên gọi []cho sự diễn đạt.c
c) - CN: Tre, nhạc của trúc, nhạc của tre.
VN: 
 + Là cánh tay của người nông dân
 + Là nguồn vui []
 + Là khúc nhạc []
d) - CN: Bồ các, Chim ri, Sáo sậu, Sáo đen, Tu hú.
 - VN:
 + Là bác chim ri
 + Là dì sáo sậu
 + Là cậu sáo đen
 + Là em tu hú
 + Là chú bồ các.
e) 
- Khóc/ là dại
 CN VN
- Rên/ hèn 
 CN VN Lược 
- Van/ yếu đuối bỏ từ là
 CN VN
Dại khờ / là những lũ 
 CN VN
người câm.
3 Bài tập 3:
 (SGK,T. 116)
? BT3
* Viết một đoạn văn ngắn tả người bạn của em trong đó có ít nhất một câu trần thuật đơn có từ là?
 GV
- Cho học sinh làm sau đó yêu cầu từng học sinh đọc bài làm của mình.
Yêu cầu học sinh nhận xét, chữa lỗi.
Ví dụ đoạn văn:
Bạn tôi tên là Lan Thanh. Gương mặt luôn hồng tươi, vui vẻ với nụ cười đỏ rói trên môi. Tóc bạn hơi nâu. Hai bên cánh mũi hếch là cặp kính cận. Mỗi lúc bị ai chọc giận, bạn lại lấy ngón trỏ đẩy chiếc kính và dí nó vào trán rồi nhìn mọi người ngơ ngác rất dễ thương. 
Bạn tôi tên là Lan Thanh Š Câu TT đơn có từ là dủng để giới thiệu.
Hai bên cánh mũi hếch là cặp kính cận 
Š Câu TT đơn có từ là dủng để miêu tả.
 c) Củng cố, luyện tập (2phút)
 ? Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là? Cho ví dụ.
 - HS: Trả lời.
 - GV: Nhận xét, nhấn mạnh nội dung tiết học.
 d) Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (1 phút)
Nắm chắc đặc điểm, các kiểu câu thần thuật đơn có từ là.
Hoàn thiện các biài tập vào vở bài tập
Tìm các đoạn văn, thơ trong đó có câu trần thuật đơn có từ là.
Đọc trước bài: “Câu trần thuật đơn không có từ là”
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: ................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30.doc