I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm hoán dụ , các kiểu hoán dụ
Bước đầu biết phân tích các tác dụng của hoán dụ
Trọng tâm: khái niệm, tác dụng, các kiểu hoán dụ; kĩ năng thực hành
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1)Kiến thức: khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ, tác dụng.
2)Kĩ năng:
Nhận biết và phân tích ý nghĩa, tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt.
Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết.
3) Tích hợp GDKNS: Yêu quý tiếng Việt.
III. CHUẨN BỊ
1) GV: Đèn chiếu, film trong (KT bài cũ, ví dụ, luyện tập)
2) HS: Soạn bài theo yêu cầu
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. Kiểm tra phần chuẩn bị của hs
1) Ẩn dụ là gì? Cho VD?
2) Câu thơ sau có chứa kiểu ẩn dụ nào?
“Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Anh nắng chảy đầy vai”
a. Ẩn dụ hình thức
b. Ẩn dụ cách thức
c. Ẩn dụ phẩm chất
d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác *
3) Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?
a. Người cha mái tóc bạc*
b. Bác vẫn ngồi đinh ninh
c. Bóng Bác cao lồng lộng
d. Chú cứ việc ngủ say
4) Tìm và gạch chân các ẩn dụ trong đoạn tả Thúy Kiều ?
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
B. Bài mới: Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cùng là một biện pháp chuyển đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng dựa trên quan hệ gần gũi nhau nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về phép tu từ này .
Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: ? Trình bày những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm. Trần Đăng Khoa (1958), quê ở Hải Dương, mười tuổi có nhiều bài thơ đăng báo Bài thơ được sáng tác năm 1967, rút từ tập thơ đầu tay “Góc sân và khoảng trời” của tác giả. Hoạt động 2: µ GV đọc mẫu, hướng dẫn, HS đọc lại văn bản, nhận xét ? Bài thơ thuộc thể thơ gì? Thể thơ tự do ? Em có nhận xét gì về nhịp điệu bài thơ? Ngắn và nhanh ? Bức tranh về cơn mưa rào được m.tả theo trình tự nào? Thời gian (trước và trong cơn mưa rào), những hoạt động, trạng thái của sự vật, cây cối ? Văn bản chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn? Từ đầu “Đầu tròn trọc lốc”:Quang cảnh lúc trời sắp mưa. Tiếp “Cây lá hả hê”: Cảnh trong mưa. Còn lại” H.ảnh con người giữa cảnh dữ đội của cơn mưa. Hoạt động 3 µ HS đọc đoạn 1 (đèn chiếu) ? Quang cảnh lúc trời sắp mưa được miêu tả qua những hình ảnh từ ngữ nào? Mối bay ra Gà rối rít tìm nơi ẩn nấp Ông trời mặc áo giáp đen Kiến hành quân Lá khô gió cuốn Cỏ gà rung tai Sấm, chớp ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả cảnh lúc trời sắp mưa? Động từ, tính từ đặc biệt là nhân hóa ? Qua cách miêu tả ây, em hình dung được gì về bức tranh tả cảnh lúc trời sắp mưa? Một bức tranh sinh động được miêu tả qua hàng loạt hình ảnh chi tiết về hình dáng, động tác, hoạt động của nhiều cảnh vật, loài vật trước cơn mưa.→ Khẩn trương, vội vã. µ HS đọc đoạn 2 (đèn chiếu) ? Những cảnh vật trước cơn mưa hiện lên như thế nào? HS phát hiện, GV gạch chân trên film trong, GV bình thêm ? Trong cơn mưa cảnh vật được miêu tả như thế nào? Mưa ù ù như xay lúa Đất trời mù trắng nước Cóc nhảy chó sủa Cây cối hả hê ? M.tả cảnh vật trong cơn mưa, t.giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Qua đó, em hình dung được cơn mưa ntn? So sánh, nhân hóa → Cơn mưa dữ dội nhưng rất cần cho cảnh vật. µ GV: Tác giả quan sát và cảm nhận bằng mắt và tâm hồn cùng với sự liên tưởng tượng phong phú, tinh tế để giúp người đọc cảm nhận dược cơn mưa dữ dội nhưng rất cần cho cảnh vật. µ HS đọc đoạn 3 (đèn chiếu) ? Hình ảnh con người trong cơn mưa được thể hiện qua những chi tiết nào? Đội sấm , đội chớp Đội cả trời mưa ? Hình ảnh đội sấm , đội chớp gợi cho em điều gì? Lối nói ẩn dụ và cách nói khoa trương → Hình ảnh con người gần gũi, quen thuộc có tầm vóc lớn lao, vững vàng và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ. Hoạt động 4: H.dẫn tổng kết (HS thảo luận, film trong) ? Nét đặc sắc trong NT miêu tả của bài thơ này? Nhân hóa, liên tưởng phong phú làm cho sự vật trở nên sinh động và gần gũi ? Qua việc tìm hiểu, em nắm bắt được gì về nội dung? (HS thảo luận) Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài thơ Viết một đoạn văn miêu tả cảnh mưa rào ở quê em Chuẩn bị những nội dung ở tr. 82 1. Giới thiệu chung a) Tác giả b) Văn bản: 2. Đọc – hiểu văn bản 3. Phân tích a) Quang cảnh lúc trời sắp mưa Động từ, tính từ, nhân hóa Không khí khẩn trương, vội vã b) Quang cảnh lúc trời mưa. So sánh, nhân hóa Cơn mưa dữ dội nhưng rất cần cho cảnh vật. c) Hình ảnh con người trong cơn mưa Ẩn dụ, nói khoa trương. Con người gần gũi, quen thuộc có tầm vóc lớn lao 3. Tổng kết (SGK) RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 15. 02 – Tiết 107 HOÁN DỤ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được khái niệm hoán dụ , các kiểu hoán dụ Bước đầu biết phân tích các tác dụng của hoán dụ Trọng tâm: khái niệm, tác dụng, các kiểu hoán dụ; kĩ năng thực hành II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1)Kiến thức: khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ, tác dụng. 2)Kĩ năng: Nhận biết và phân tích ý nghĩa, tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng tiếng Việt. Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết. 3) Tích hợp GDKNS: Yêu quý tiếng Việt. III. CHUẨN BỊ 1) GV: Đèn chiếu, film trong (KT bài cũ, ví dụ, luyện tập) 2) HS: Soạn bài theo yêu cầu IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP A. Kiểm tra phần chuẩn bị của hs Ẩn dụ là gì? Cho VD? Câu thơ sau có chứa kiểu ẩn dụ nào? “Cha lại dắt con đi trên cát mịn Anh nắng chảy đầy vai” Ẩn dụ hình thức Ẩn dụ cách thức Ẩn dụ phẩm chất Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác * 3) Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ? Người cha mái tóc bạc* Bác vẫn ngồi đinh ninh Bóng Bác cao lồng lộng Chú cứ việc ngủ say 4) Tìm và gạch chân các ẩn dụ trong đoạn tả Thúy Kiều ? Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da B. Bài mới: Cũng như ẩn dụ, hoán dụ cùng là một biện pháp chuyển đổi tên gọi của sự vật, hiện tượng dựa trên quan hệ gần gũi nhau nhằm tạo các sắc thái biểu cảm. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về phép tu từ này . Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu khái niệm hoán dụ µ HS đọc ví dụ (đèn chiếu) ? Các từ “áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành” ở đây chỉ ai? Vì sao em biết? Áo nâu: chỉ người nông dân vì họ thường mặc áo nâu; Áo xanh: chỉ người công nhân (Dựa vào đặc điểm trang phục.) Nông thôn: chỉ những người sống ở nông thôn; Thị thành: chỉ những người sống ở thành thị (Lấy vật chứa đựng để gọi tên vật bị chứa đựng) ? Giữa “áo nâu, áo xanh, nông thôn, thành thị” với sự vật được chỉ có mối qua hệ như thế nào? Quan hệ giữa đặc điểm, tính chất với vật có đặc điểm, tính chất đó (quan hệ gần gũi) ? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt này? Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc µ GV: Như vậy, cách gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt gọi là hoán dụ ? Vậy, hoán dụ là gì? Nêu tác dụng của cách diễn đạt này? Hoạt động 2: µ HS đọc ví dụ (đèn chiếu) ? Em hiểu các từ: “bàn tay, trái đất, một cây, ba cây, đổ máu” như thế nào? Bàn tay: lấy một bộ phận của con người để biểu thị người lao động (Lấy một bộ phận để gọi toàn thể) Trái Đất: loài người đang sống trên trái đất (Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng) Một cây: số lượng cụ thể; ba cây: số lượng nhiều (Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng) Đổ máu: sự hi sinh, mất mát, là dấu hiệu của chiến tranh? (Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật) ? Qua các ví dụ trên hãy cho biết có mấy kiểu hoán dụ? Cho ví dụ? Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập (đèn chiếu) Bài tập 1 – tr 84: Chỉ ra các phép hoán dụ trong các câu thơ, câu văn () Cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì? (thực hiện cá nhân) a) Làng xóm: người nông dân ® vật chứa đựng và vật bị chứa đựng b) Mười năm: thời gian trước mắt Trăm năm: thời gian lâu dài ® quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng c) Áo chàm: Người Việt Bắc ® Quan hệ giữa dấu hiệu với sự vật d) Trái đất: nhân loại ® vật chứa đựng với vật bị chứa đựng Bài tập 1 – tr 84: So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ (thực hiện nhóm, 3phut) Giống: đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên gọi của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác Khác: + Ẩn dụ: mối quan hệ giữa các sự vật là quan hệ tương đồng + Hoán dụ: mối quan hệ giữa các sự vật là quan hê gần gũi Ví dụ (ẩn dụ) Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ (chỉ người ) Ngày đêm không ngủ được. Ví dụ (hoán dụ) Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Aó nâu , túi vải đẹp tươi lạ thường. (dấu hiệu – sự vật) 1) Hoán dụ là gì? Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của sự vật hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 2) Các kiểu hoán dụ: Lấy một bộ phận để gọi toàn thể Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 3 . Luyện tập: Bài tập 1: Bài tâp 2: Hoạt động 4: Hướng dẫn học tập ở nhà (đèn chiếu) Hướng dẫn bài tập 3: Đặt câu có sử dụng phép hoán dụ (GV đưa ra một số gợi ý: Đầu xanh: tuổi trẻ; Đầu bạc: tuổi già; Mày râu: đàn ông; Má hồng: đàn bà.) Học thuộc nội dung 1,2. Làm BT 3 – SGK Chuẩn bị bài: Tập làm thơ bốn chữ Tập sáng tác một bài thơ (đoạn thơ) bốn chữ về chủ đề trường lớp, môi trường RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: