Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc

1.MỤC TIÊU:

1.1.Kiến thức: Giúp HS:

 - HS nắm được khái niệm phó từ (ý nghĩa khái quát, đặc điểm ngữ pháp: khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp), các loại phó từ.

 - Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa của phó từ; biết đặt câu có chứa phó từ nhằm thể hiện những ý nghĩa khác nhau.

1.2.Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng nhận biết phó từ trong văn bản.

 - Phân biệt các loại phó từ.

 -Sử dụng phó từ để đặt câu.

1.3.Thái độ:

 - Giáo dục lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.

2. TRỌNG TÂM:

 -Đặc điểm của phó từ.

3.CHUẨN BỊ:

3.1.GV: Bảng phu ghi ví dụ mục I.

3.2.HS: Tìm hiểu khái niệm và các loại phó từ.

4.TIẾN TRÌNH:

4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm diện: 6A1:

4.2.Kiểm tra miệng:

4.3.Bài mới:

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 660Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 20 - Năm học 202010-2011 - Lê Thị Mỹ Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài - Tiết 73, 74
Tuần dạy: 20
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích” Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài)
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
- HS biết: Nhân vật, sự kiện trong đoạn trích: Dế Mèn là một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa bài học đường đời đầu tiên; HS thấy được những đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn.
1.2.Kĩ năng:
	-Rèn kĩ năng phân tích các nhân vật trọng đoạn trích.
	-Rèn kĩ năng đọc truyện đồng thoại, đọc lời đối thoại phù hợp với tính cách các nhân vật tả vật.
	-Rèn kĩ năng kết hợp yếu tố tự sự và yếu tố miêu tả trong văn bản truyện hiện đại.
	-Rèn kĩ năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa khi viết văn miêu tả.
1.3.Thái độ:
-Giáo dục HS ý thức và kĩ năng sống thân ái đoàn kết với mọi người, không kiêu căng, ngạo mạng...
2.TRỌNG TÂM:
	-Bài học đầu tiên trong cuộc sống tự lập của dế Mèn.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Tranh “Dế Mèn”, bảng phụ.
3.2.HS: Đọc văn bản, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm diện: 6A1: 
4.2.Kiểm tra miệng:
óGV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Câu hỏi 1:
Em đã chuẩn bị gì cho tiết học hôm nay?
lĐọc, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản, tìm hiểu về tác giả Tô Hoài
Câu hỏi 2:
Qua tìm hiểu, em biết gì về tác giả Tô Hoài, nhân vật chính của văn bản là ai?
ó HS trả lời, GV nhận xét, chuyển ý sang bài mới.
4.3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô giới thiệu với các em một nhà văn tiêu biểu của dòng văn học cách mạng Việt Nam. Đó là nhà văn Tô Hoài. Để thấy được nghệ thuật miêu tả độc đáo trong văn của ông, ngay sau đây chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu bài “Bài học đường đời đầu tiên” của chính tác giả.
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản.
GV hướng dẫn HS đọc, GV đọc mẫu, gọi HS đọc. 
Gọi HS nhận xét.
GV nhận xét, sửa sai.
Cho biết đôi nét về tác giả, tác phẩm? 
Lưu ý HS một số từ khó SGK
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu VB.
Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
Nhân vật chính (Dế Mèn).
Cách lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì? 
Cách lựa chọn vai kể như vậy có nhiều tác dụng: tạo nên sự thân mật gần gũi giữa người kể, bạn đọc; dễ biểu hiện tâm trạng, ý nghĩa, thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra xung quanh và đối với chính mình.
Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn?
Hai đoạn: 
 - Đoạn 1: Từ đầu “thiên hạ rồi”: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
	- Đoạn 2: Còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Gọi HS đọc đoạn 1.	 
Nêu các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn? Nhận xét về hình dáng và hành động đó?
Thay thế một số từ ấy bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét vế cách dùng từ của tác giả?
- Cường tráng: rất khoẻ mạnh.
 - Mẫm bóng: mập và bóng lộn.
 - Trịnh trọng và khoan thai: nghiêm trang và chậm rãi.
à Chọn lọc kĩ càng, rất sáng tạo.	 
Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn từ ngữ khi viết văn giúp tạo sắc thái biểu cảm.
Nhận xét về trình tự và cách miêu tả trong đoạn văn (tả cái gì trước, tả cái gì sau)?
Tả hình dáng của Dế Mèn trước rồi mới tả hành động của Dế Mèn sau.
 - Lần lượt miêu tả từng bộ phận cơ thể của Dế Mèn, gắn liền miêu tả hình dáng với hành động khiến hành động Dế Mèn hiện lên mỗi lúc một rõ nét thêm.
Tìm những tính từ miêu tả về tính cách Dế Mèn trong đoạn văn?
Bướng, tợn, cà khịa với mọi người.
Quát mấy chị Cào Cào
Đá gẹo anh Gọng Vó 
Nhận xét về tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này?	
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh: Không nên có tính cách bướng bỉnh, ngông nghênh mà phải biết khiêm tốn, sống đoàn kết và hòa đồng với mọi người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu tiếp văn bản. 
Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh và tính nết Dế Choắt ?
- Như gã nghiện thuốc phiện.
 - Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.
 - Hôi như cú mèo.
 - Có lớn mà không có khôn.
Nhận xét về thái độ của Dế Mèn đối với Dế 
Choắt (biểu hiện qua lời kể, cách xưng hô, giọng điệu)?	 
Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn?
Kiêu căng, ngạo mạng.
Mang tính kiêu căng vào đời, Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời?	 
HS trả lời, GV nhận xét.
Giáo dục HS: Ở đời mà có tính hung hăng bậy bạ sẽ không những mang vạ cho người mà còn mang vạ cho mình; cần tránh xa thói hư ấy!
Vì sao Dế Mèn dám gây sự với Cốc to lớn hơn mình?	 
Muốn ra oai với Dế Choắt, muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
Việc Dế Mèn dám gây sự với Cốc có phải là 
hành động dũng cảm không? Vì sao?
Không dũng cảm mà ngông cuồng vì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng với Dế Choắt.
óHS thảo luận nhóm 5’:
Nêu diễn biến tâm lí và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt? 
HS trình bày, GV nhận xét, chốt ý.
Theo em sự ăn năn, hối lỗi của Dế Mèn có cần thiết không? Có thể tha thứ không? Vì sao?
lCần, vì kẻ biết lỗi sẽ tránh được lỗi. Khó tha thứ vì sự hối lỗi không cứu được người đã chết.
Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. Bài học ấy là gì?	
HS trả lời,GV nhận xét. 
Hình ảnh những con vật được miêu tả trong 
truyện có giống với chúng trong thực tế không? Có điểm nào của con người được gắn cho chúng?
Không giống thực tế vì chúng đã được nhân hoá, được gán những điểm của con người. Dế Mèn kiêu căng nhưng biết hối lỗi. Dế Choắt yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc tự ái, nóng nảy.
Em có biết tác phẩm nào viết về loài vật có cách viết tương tự như truyện này?
Con hổ có nghĩa, Đeo nhạc cho Mèo, Cóc kiện trời.
Nêu giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.	
Cho HS đọc phân vai. 
Nhận xét, chấm điểm khuyến khích.
Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 4 trong vở bài tập.
Cho HS thảo luận theo nhóm 4 phút. Mỗi nhóm một ý.
Nêu những con vật được miêu tả trong truyện?
Cào cào, gọng vó, cò, cóc, dế.
Những con vật được miêu tả có giống với chúng trong thực tế không?
Rất giống.
Đặc điểm nào của con người được gán cho chúng?
Biết nói năng, biết suy nghĩ, có tình cảm và quan hệ như con người.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
GD HS sử dụng các phép nhân hóa, so sánh khi miêu tả.
GV hướng dẫn HS làm BT 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1 trong vở bài tập.
Hãy thử hình dung tâm trạng của Dế Mèn sau khi chôn cất Dế Choắt và viết lại đoạn văn tả lại tâm trạng ấy theo lời của dế Mèn ?
Hướng dẫn HS tham khảo phần gợi ý trong sách bài tập trang 4-5, rồi viết đoạn văn.
Gọi 1 HS lên bảng viết ( nếu còn thời gian), các HS khác làm bài trong vở bài tập; nhận xét, sửa chữa, chấm điểm.
Đọc- hiểu văn bản:
Đọc-kể
Chú thích: SGK/8
Tìm hiểu văn bản:
Nhân vật Dế Mèn:
Hình dáng: 
Đôi càng mẫm bóng.
Những cái vuốt nhọn hoắt.
Cái đầu nổi từng tảng rất bướng.
Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy
Sợi râu dài và uống cong.
Vẻ đẹp cường tráng.
 b.Hành động: 
Đạp phanh phách, vũ phành phạch, trịnh trọng vuốt râu.
Hoạt động mạnh mẽ.
c.Tính cách:
Bướng, tợn, cà khịa với mọi người
Quát mấy chị Cào Cào
Đá gẹo anh Gọng Vó 
Kiêu căng, tự phụ, hung hăng, hống hách, xốc nổi.
Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
 - Thái độ: Trịnh trọng, khinh thường, không quan tâm giúp đỡ Dế Choắt.
 + Gọi Dế Choắt là “chú mày”.
 + Dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.
 - Trêu chọc chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
 + Lúc đầu huênh hoangàsợ hãi khi nghe Cốc mổ Choắtàhoảng hốt khi thấy Dế Choắt thoi thópàhối hận và xót thương khi Choắt chết.
Bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác khiến ta phải ân hận suốt đời
áNghệ thuật:
 - Kể chuyện kết hợp với miêu tả.
 - Xây dựng hình tượng nhân vật Dế Mèn gần gũi với trẻ thơ.
 - Các phép tu từ: Nhân hóa, so sánh
 - Lựa chọn lời văn giàu hình ảnh, cảm xúc.
Ghi nhớ:SGK/11
Luyện tập:
Bài tập 2:
 Phân vai: Dế Mèn, Dế Choắt, Cốc.
Bài tập 4:
Bài 1: 
Viết đoạn văn:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ:
Câu 1:
Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể bằng lời của nhân vật nào? (2đ)
	 A. Chị Cốc.	C. Dế Mèn.
	 B. Người kể chuyện.	D. Dế Choắt.
Câu 2:
Chi tiết nào sau đây không thể hiện được vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?
	 A. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
	 B. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp.
	 C. Cái đầu nổi từng tảng rất bướng.
	 D. Nằm khểnh bắt chân chữ ngũ trong hang.
Câu 3:
Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn có thái độ như thế nào?
 	A. Buồn rầu và sợ hãi.	C. Than thở và buồn phiền.
B. Thương và ăn năn hối hận.	D. Nghĩ ngợi và xúc động.
Câu 4:
Nêu nhận xét của em về nhân vật Dế Mèn? Qua đó, em rút ra bài học gì cho bản thân?
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình kiêu căng, tự phụ, hung hăng hống hách, xốc nổi
GD tư tưởng cho HS.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, hiểu, nhớ được ý nghĩa và nghệ thuật độc đáo của truyện.
Làm các bài tập trong vở bài tập.
Tìm đọc toàn bộ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
-Chuẩn bị: “ Sông nước Cà Mau”: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm, nội dung nghệ thuật của truyện, trả lời các câu hỏi SGK.
Chuẩn bị: “Phó từ”: Xem các ví dụ, trả lời các câu hỏi SGK, tìm hiểu đặc điểm của phó từ, các loại phó từ.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: - Tiết 75 
Tuần dạy: 20
PHÓ TỪ
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
	 - HS nắm được khái niệm phó từ (ý nghĩa khái quát, đặc điểm ngữ pháp: khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp), các loại phó từ.
	 - Hiểu và nhớ được các loại ý nghĩa của phó từ; biết đặt câu có chứa phó từ nhằm thể hiện những ý nghĩa khác nhau.
1.2.Kĩ năng:
	 - Rèn kĩ năng nhận biết phó từ trong văn bản.
 - Phân biệt các loại phó từ.
 -Sử dụng phó từ để đặt câu.
1.3.Thái độ:
	 - Giáo dục lòng tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
2. TRỌNG TÂM:
	 -Đặc điểm của phó từ.
3.CHUẨN BỊ:
3.1.GV: Bảng phu ghi ví dụ mục I.
3.2.HS: Tìm hiểu khái niệm và các loại phó từ.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: GV kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Giới thiệu bài: Ở học kì I, các em đã được tìm hiểu về các loại từ. (Mời một HS nhắc lại). Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu về một loại từ nữa, đó là Phó từ.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phó từ.	
GV treo bảng phụ, ghi dụ SGK.
Các từ in đậm trong ví dụ bổ sung ý nghĩa cho 
những từ nào?
đãà đi, cũng à ra, vẫn , chưaà thấy, thậtà lỗi lạc 
	b. đượcà soi (gương), rấtà ưa nhìn, raà to,
rấtà bướng.
Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc loại từ nào?
Động từ: đi, ra (câu đố), thấy, soi (gương)
	 - Tính từ: lỗi lạc, ưa nhìn, to, bướng
Các từ in đậm đứng ở những vị trí nào trong cụm từ? Đứng trước, đứng sau động từ, tính từ.
GV treo bảng phụ giới thiệu ví dụ:
Tìm phó từ trong câu ca dao sau:
	Em ơi chua ngọt đã từng
	Non xanh nước bạc xin đừng quên nhau.
Vậy qua đó, em hãy cho biết: Thế nào là phó từ? Cho ví dụ?
óHS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.	 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu các loại phó từ. 
GV treo bảng phụ, ghi VD SGK
Tìm các phó từ bổ sung ý nghã cho những động 
từ, tính từ in đậm?	
GV sử dụng bảng phụ, ghi VD SGK/13.
HS lên bảng điền các phó từ đã tìm được ở phần I và phần II vào bảng phân loại.
GV nhận xét sửa sai.
Ý nghĩa
Đứng trước
Đứng sau
Chỉ quan hệ thời gian.
Đã, đang.
Chỉ mức độ.
Thật, rất.
Lắm.
Chỉ sự tiếp diễn tương tự.
Cũng, vẫn.
Chỉ sự phủ định.
Không, chưa.
Chỉ sự cầu khiến.
Đừng.
Chỉ kết quả và hướng.
Vào, ra.
Chỉ khả năng.
Được.
Kể thêm phó từ mà em biết thuộc mỗi loại nói trên?
Thời gian: đã, sắp, đang, sẽ.
	 - Mức độ: rất, quá, khá, lắm, cực kì, vô cùng, hơi..
	 - Tiếp diễn: cũng, vẫn, cứ, đều, cùng
	 - Phủ định: không, chưa, chẳng
	 - Cầu khiến: hãy, đừng, chớ
 - Kết quả và hướng: được, rồi, xong, ra, vào, lên, xuống
	 - Khả năng: vẫn, chưa, có lẽ, có thể, chăng, phải chăng, nên chăng
Phó từ có mấy loại lớn? Nêu cụ thể từng loại?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng phó từ phù hợp.	 
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.	 
GV treo bài tập bảng phụ. 
Tìm những phó từ trong những câu thơ trên?
Cho biết mỗi phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ về ý nghĩa gì?
 HS thảo luận theo nhóm: 5 phút.
Đã: chỉ quan hệ thời gian; còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự; không: chỉ sự phủ định; đều: chỉ sự tiếp diễn; đương, sắp: chỉ thời gian; lại, cũng: chỉ sự tiếp diễn.
Nhận xét bài làm của các nhóm.
Nhắc HS làm bài vào vở bài tập.
Gọi HS đọc bài tập 2
GV hướng dẫn HS viết, yêu cầu HS viết
Nhận xét
Nhắc HS nghe rõ để viết đúng chính tả.
Giáo dục HS ý thức viết đúng chính tả.
GV đọc cho HS viết.
Cho HS đổi tập và bắt lỗi lẫn nhau.
GV kiểm tra lại và chấm một số tập.
I. Phó từ là gì?
 VD:
đã, cũng, vẫn, chưa, thật.
được, rất, ra, rất
 àphó từ.
Ghi nhớ SGK/12
II. Các loại phó từ:
 VD:
lắm.
đừng, vào.
không, đã, đang.
Ghi nhớ SGK/14
III. Luyện tập:
 Bài tập 1: 
Đã: chỉ quan hệ thời gian; 
còn: chỉ sự tiếp diễn tương tự; không: chỉ sự phủ định; 
đều: chỉ sự tiếp diễn; 
đương, sắp: chỉ thời gian; 
lại, cũng: chỉ sự tiếp diễn.
Bài tập 2:
4.4.Câu hỏi bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ giới thiệu ví dụ:
Câu 1:
Câu văn nào có sử dụng phó từ?
	 A. Cô ấy cũng có răng khểnh.
	 B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
	 C. Da chị ấy mịn như nhung.
	 D. Chân anh ta dài nghêu.
Câu 2 :
Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Đó là những những loại nào?
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính tư để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 
 Phó tứ có hai loại lớn: Phó từ đứng trước động từ, tính từ và phó từ đứng sau động từ, tính từ
GD HS ý thức sử dụng phó từ phù hợp khi nói, viết.
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Đối với bài học ở tiết học này:
Học bài, nhớ khái niệm phó từ, các loại phó từ.
Nhận diện phó từ trong các câu văn cụ thể
Làm các BT còn lại.
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài “So sánh”: Trả lời câu hỏi SGK. Tìm hiểu : So sánh là gì? Các kiểu so sánh, tìm ví dụ về phép so sánh.
Chuẩn bị: “ Tìm hiểu chung về văn miêu tả”: trả lời các câu hỏi SGK, tìm hiểu khái niệm văn miêu tả.
5.RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Sử dụng ĐDDH:	
Bài: 18 - Tiết 76	
Tuần dạy: 20
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
1.MỤC TIÊU:
1.1.Kiến thức: Giúp HS:
	 - Nắm được những hiểu biết chung nhất về văn miêu tả trước khi đi sâu vào một thao tác chính nhằm tạo lập văn bản này.
	 - Nhận diện được những đoạn văn, bài văn miêu tả.
	 - Hiểu được trong những tình huống nào thì người ta thường dùng văn miêu tả.
1.2.Kĩ năng:
	 - Rèn kĩ năng nhận diện viết văn miêu tả.
1.3.Thái độ:
	 - Giáo dục tính sáng tạo, cẩn thận khi làm bài.	
	 - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS.
2. TRỌNG TÂM:
-Đặc điểm của văn văn miêu tả, nhận diện các đoạn văn miêu tả.
3.CHUẨN Bị:
3.1.GV: Các đoạn văn miêu tả hay, bảng phụ.
3.2.HS: Tìm hiểu thế nào là văm miêu tả.
4.TIẾN TRÌNH:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: 6A1:	
4.2.Kiểm tra miệng:
4.3.Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
áGiới thiệu bài: Trong chương trình học kì I các em đã được tìm hiểu về văn tự sự. Sang học kì II, các em sẽ được học sang một thể loại văn mới, đó là văn miêu tả. Vậy Văn miêu tả là gì? Tiết học này sẽ giúp các em hiểu điều đó.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu:Thế nào là văn miêu tả?	
GV treo bảng phụ, ghi các tình huống SGK
Tình huống 1: Nhà cách đây bao xa? Xung quanh nhà trồng gì? Cánh cổng như thế nào? nhà quét vôi màu gì?
HS trả lời, GV nhận xét.	 
Tình huống 2: Cần miêu tả đặc điểm cái áo: màu gì? Tay áo như thế nào? Cổ áo ra sao?	
HS trả lời, GV nhận xét.	
Tình huống 3:Tả về ai? Người đó có thân hình như thế nào? Các bắp thịt ở ngực, bụng, tay, chân ra sao? Sức mạnh như thế nào?	
Chỉ ra trong hai đoạn văn miêu tả Dế Mèn và Dế Choắt trong văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”?	
Hai đoạn văn có giúp em hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế?	
HS trả lời,GV nhận xét.	
Những chi tiết và hình ảnh nào đã giúp em hình dung được điều đó?
Dế Mèn: Càng, khoeo, chân, vuốt, đầu, cánh, răng, râu những động tác ra oai, khoe sức khoẻ. Dế Choắt: Dáng gầy gò, dài lêu nghêu, những so sánh: gã nghiện thuốc phiện, như người cởi trần mặc áo gilê những động từ, tính từ chỉ sự yếu đuối
Những dạng văn như trên gọi là văn miêu tả.
Vậy qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết: Thế nào là văn miêu tả?
HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GD HS ý thức sử dụng văn miêu tả trong những tình huống cần thiết.	
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.	
GV bảng phụ có ghi các bài tập.
GV hướng dẫn HS làm bài.
Gọi HS đọc các đoạn văn BT1, nêu yêu cầu của bài tập.
(Các nhóm cùng làm việc, sau 5 phút, các nhóm nhận xét nhau).
óGV nhận xét, chốt ý.
óHướng dẫn HS làm bài tập 2:
Gợi ý cho HS nêu lên những đặc điểm nổi bật:
Mùa đông:
-Lạnh lẽo, gió bấc, mưa phùn.
-Đêm dai, ngày ngắn.
-Trời âm u, nhiều mây và sương mù.
-Cây cối khẳng khiu, trơ trọi
-Mùa nở hoa: Đào, mai, mận, mơ, hồng.
b) khuôn mặt mẹ:
- sáng, đẹp.
- Hiền hậu hay nghiêm nghị.
- Vui vẻ phúc hậu hay lo âu khắc khổ
óHướng dẫn HS thực hành bài tập bổ sung:
Nếu phải viết một đoạn văn miêu tả cảnh môi trường hiện nay bị ô nhiễm thì em sẽ chọn những ý nào?
lMôi trường hiện nay bị ô nhiễm nghiêm trọng: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm môi trường nước
(Thủng tầng Ô zôn; nước thải từ các nhà máy chưa qua xử lí thải ra môi trường; khói, bụi, cá chết nổi lên trên sông, suối; nạn khai thác rừng bừa bãi dẫn đến sói mòn đất, hạn hán, lũ lụt)
GD HS ý thức bảo vệ môi trường sinh thái. 
I. Thế nào là văn miêu tả?
 - Tình huống 1: Tả con đường và ngôi nhà để người khách nhận ra, không bị lạc.
 - Tình huống 2: Tả cái áo cụ thể để người bán hàng không bị lấy lẫn, mất thời giờ.
 - Tình huống 3: Tả chân dung người lực sĩ.
 - Đoạn tả Dế Mèn: Bởi tôi vuốt râu.
 - Đoạn tả Dế Choắt: Cái anh chàng Dế Choắt hang tôi.
àGiúp người đọc dễ dàng hình dung được đặc điểm nổi bật của hai chú dế.
àVăn miêu tả
Ghi nhớ SGK/16
II. Luyện tập:
 Bài tập 1:
 - Đoạn 1: Đặc tả Dế Mèn vào độ tuổi thanh niên cường tráng
Đặc điểm nổi bật: to khỏe và mạnh mẽ
 - Đoạn 2: Tái hiện hình ảnh chú bé Lượm.
 Đặc điểm nổi bật: một chú bé hồn nhiên, vui vẻ, nhanh nhẹn.
 - Đoạn 3: Tả cảnh một vùng bãi ven ao hồ.
Đặc điểm nổi bật: Thế giới động vật sinh động, ồn ào, huyên náo.
 Bài tập 2: 
Bài tập bổ sung:
Viết về đề tài môi trường:
4.4.Câu hỏi, bài tập củng cố:
GV treo bảng phụ giới thiệu bài tập.
Câu 1:
Khi viết một đoạn văn tả khuôn mặt mẹ, em sẽ không lựa chọn chi tiết nào sao đây?
	 A. Hiền hậu và dịu dàng.
	 B. Vầng trán có vài nếp nhăn.
	 C. Hai má trắng hòng, bụ bẫn.
	 D. Đoan trang và rất thân thương.
Câu 2:
Thế nào là văn miêu tả?
Là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật , sự việc, con nguời, phong cảnh
GD HS ý thức sử dụng văn miêu tả phù hợp khi nói, viết
4.5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
-Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc naøy:
Học bài, học thuộc phần ghi nhớ trong – SGK – 16, nhớ được khái niệm văn miệu tả.
Làm BT trong vở bài tập.
Tìm và phân tích một đoạn văn miêu tả tự chọn.
-Ñoái vôùi baøi hoïc ôû tieát hoïc tieáp theo:
Chuẩn bị bài :“Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”: Trả lời câu hỏi SGK; tìm hiểu các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh trong văn miêu tả.
Đọc, tìm hiểu văn bản “Sông nước Cà Mau”, sưu tầm tranh về Cà Mau.
Đọc, tìm hiểu phần I, II; đọc, tóm tắt yêu cầu phần luyện tập bài: “So sánh”
 5.RUÙT KINH NGHIEÄM:
Noäi dung:	
Phöông phaùp:	
Söû duïng ÑDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6Tuan 20.doc