Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 Qua tiết viết bài, nhằm đánh giá HS trên các phương diện sau:

 - Biết cách làm văn tả người qua bài thực hành viết

 - Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước

2. Kĩ năng:

 Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp.

3. Thái độ:

 Có ý thức vận dụng các kĩ năng viết văn miêu tả vào bài viết.

II. Chuẩn bị:

- GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm.

- HS: Ôn tập văn miêu tả người

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A:.; 6B:.

- Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới:

 ĐỀ BÀI: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em.)

 

doc 6 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 27 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 12 / 3 / 2011	 
Giảng:6A:...../ 3 / 2011 
 6B:...../ 3 / 2011
Tiết 105, 106
Bài viết tập làm văn tả người
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	 Qua tiết viết bài, nhằm đánh giá HS trên các phương diện sau:
	- Biết cách làm văn tả người qua bài thực hành viết 
	- Trong khi thực hành biết cách vận dụng các kĩ năng và kiến thức về văn miêu tả nói chung và tả người nói riêng đã học ở các tiết trước
2. Kĩ năng:
	Rèn các kĩ năng: Diễn đạt, trình bày, chữ viết, chính tả, ngữ pháp...
3. Thái độ:
	Có ý thức vận dụng các kĩ năng viết văn miêu tả vào bài viết.
II. Chuẩn bị:
- GV:	Ra đề, đáp án, biểu điểm.
- HS: Ôn tập văn miêu tả người
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A:..................................; 6B:...................................
- Kiểm tra: sự chuẩn bị của HS. 
2. Bài mới:
 Đề bài: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
 Đáp án - Biểu điểm 
Đáp án :
- Thể loại: Văn miêu tả ( Tả người)
- Nội dung: Tả về người thân và thể hiện được quan hệ thân thiết của người viết.
Dàn ý :
* Mở bài :Giới thiệu khái quát về ngời mình định tả
* Thân bài : Tả chi tiết 
- Hình dáng
- Tính tình
- Hành động, cử chỉ, việc làm
- Tình cảm
- Quan hệ với người xung quanh và quan hệ với mình.
 * Kết bài: Nêu cảm nghĩ , nhận xét về đối tượng miêu tả.
Biểu điểm
- Điểm 9 - 10: Hiểu rõ đề, miêu tả được toàn diện và làm nổi bật hình ảnh người thân, mối quan hệ, văn viết có tình cảm, hành văn lu loát, bài viết có cấu tạo rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi thông thường, trình bày sạch đẹp.
- Điểm 7- 8 :Nội dung rõ ràng, làm nổi bật được đối tượng miêu tả, diễn đạt khá trôi chảy, bài viết khá sinh động, mắc không quá 2 lỗi thông thường.
- Điểm 5 - 6 : Bài viết đủ 3 phần, miêu tả được đối tượng, diễn đạt chưa thật trôi chảy, chưa diễn tả được mối quan hệ của đối tượng , còn mắc lỗi thông thường.
- Điểm 3 - 4: Bài viết sơ sài, diễn đạt còn lúng túng, mắc nhiều lỗi chính tả và 1-2 loại lỗi khác.
- Điểm 1 - 2: Bài viết chưa chọn vẹn, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi chính tả và một số lỗi khác.
- Điểm 0 : Bỏ giấy trắng.
3. Củng cố:
 - Nhận xét giờ viết bài, thu bài.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn lại văn miêu tả người 
- Chuẩn bị bài : Các thành phần chính của câu.
Soạn:12 / 3 / 2011	
Giảng: 6A:...../ 3 / 2011	
 6B:...../ 3 / 2011
Tiết 107
Các thành phần chính của câu
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS :
	- Cỏc thành phần chớnh của cõu.
	- Phõn biệt thành phần chớnh và thành phần phụ của cõu. 
2. Kĩ năng:
	 - Xỏc định được chủ ngữ và thành phần phụ của cõu.
	- Đặt được cõu cú chủ ngữ, vị ngữ phự hợp với yờu cầu cho trước.
3. Thái độ:
	Biết cách đặt câu và sử dụng câu có đủ các thành phần trong văn nói và văn viết.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I, II SGK
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
	- Sĩ số: 6A:......................................; 6B:.....................................
	- Bài cũ: Kết hợp trong giờ
2. Bài mới
	* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(10'): Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
- Em hãy nhắc lại các thành phần câu đã được học ở tiểu học ( CN - vị ngữ - Trạng ngữ )
GV treo bảng phụ ghi ví dụ
- Tìm các thành phần đó trong ví dụ trên?
- Thử lược bỏ lần lượt từng thành phần trong câu trên và cho biết:
- Những thành phần nào bắt buộc phải có mặt trong câu để có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt nghĩa trọn vẹn? 
( CN - VN ) -> TP chính
- Những thành phần nào không bắt buộc phải có mặt trong câu ?
( Trạng ngữ ) -> TP phụ
HS đọc ghi nhớ. SGK T 92
HĐ2(10'): Tìm hiểu khái niệm và chức năng ngữ pháp của vị ngữ. 
 HS đọc lại ví dụ đã phân tích
- Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước?
(phó từ thời gian : đã, sẽ, đang)
- Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi như thế nào?
(- Làm gì? làm sao? như thế nào? là gì?)
 HS đọc ví dụ a, b, c (bảng phụ) 
Tìm vị ngữ trong các câu.
- Vị ngữ là từ hay cụm từ ? (Từ hoặc cụm từ)
- Nếu vị ngữ là từ thì từ đó thuộc loại nào ?
(Thường là:
+ ĐT - Cụm từ ĐT (VD a );
+ TT - Cụm từ TT (VD b);
+ Vị ngữ còn có thể là cụm DT (câu 1 ý c)
- Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ ?
(Một VN: câu 1 ý c, câu 2 ý c
Hai VN: VD a
Bốn VN: VD b
 HS đọc ghi nhớ ( SGK )
HĐ3(10'): Tìm hiểu về chủ ngữ
 HS đọc lại VD phân tích ở phần II.
- Chủ ngữ thường trả lời những câu hỏi nào ?
( Ai ? con gì? cái gì ? ... )
- Mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hoạt động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là mối quan hệ gì ?
- Phân tích cấu tạo của chủ ngữ ở ví dụ phần II ?
( CN có thể là đại từ, DT, cụm từ DT ... )
GV: Câu có thể có một chủ ngữ ( a, b ) có thể có nhiều VN ( c câu 2 )
VD : - Thi đua là yêu nước
 - Cần cù là truyền thống quý báu của dân ta
 HS đọc ghi nhớ ( SGK )
HĐ4(10'): Hướng dẫn luyện tập
HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn.
- Xác định chủ ngữ, vị ngữ ? 
- CN - VN trong mỗi câu có cấu tạo như thế nào?
HS đọc yêu cầu bài tập 2
HS hoạt động nhóm ( nhóm 1 : a ; nhóm 2 : b ; nhóm 3 : c )
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, chữa bài
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu:
* Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi đã trởthành 
 TN	 CN VN
một chàng dế thanh niên cường tráng.
 (Tô Hoài)
- Chủ ngữ và vị ngữ bắt buộc phải có mặt trong câu.(TP chính)
- Trạng ngữ không bắt buộc có mặt trong câu (TP phụ)
* Ghi nhớ: SGK -92
II. Vị ngữ:
* Ví dụ:
- vị ngư trả lời cho các câu hỏi:
+ Làm gì? làm sao? như thế nào? là gì?
- Vị ngữ thường là động từ cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Một câu có thể có nhiều vị ngữ.
* Ghi nhớ ( Tr. 93 )
III. Chủ ngữ: 
- Chủ ngữ trả lời cho các câu hỏi:
+ Ai ? con gì? cái gì ?
- CN biểu thị những sự vật có hành động, trạng thái, đặc điểm nêu ở VN
- CN là đại từ (VD a)
- CN là D.Từ hoặc cụm DT (VD b, c)
- CN là động từ hoặc CĐT
- CN là tính từ hoặc cụm TT
* Ghi nhớ ( SGK - T 93 )
IV. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Câu 1: Tôi (CN- đại từ)/đã trở thành....cường tráng (VN –cụm ĐT)
- Câu 2: Đôi càng tôi (CN – Cụm DT) /mẫm bóng (VN – tính từ)
- Câu 3: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (CN – Cụm DT) / Cứ cứng dần và nhọn hoắt (VN – hai cụm tính từ)
- Câu 4: - Tôi (CN - đại từ) / Co cẳng lên, đập phach phách vào các ngọn cỏ (VN – hai cụm ĐT)
- Những ngọn cỏ (CN – cụm DT) / gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua VN – Cụm ĐT)
2.Bài tập 2 
a. Tôi học bài chăm chỉ
b. bạn Lan rất hiền
c. Bà đỡ trần là người huyện Đông Triều.
4. Củng cố (2'):
- Chủ ngữ là gì ? vị ngữ là gì ?
- CN - VN có mối quan hệ như thế nào ?
5. Hướng dẫn học ở nhà(2'):
- Học bài 
- Làm tiếp bài tập 2, bài tập 3 ( T 94 )
- Chuẩn bị : Tập làm thơ 5 chữ
+ Tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ
+ Trả lời câu hỏi SGK
+ Tập làm thơ 5 chữ ở nhà.
Soạn: 12 / 3 / 2011	
Giảng: 6A:...../ 3 /2 011	
 6B:...../ 3 /2011
Tiết 108
Thi làm thơ năm chữ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS : 
 - Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
 - Cỏc khỏi niệm vần chõn, vần lưng, vần liền, vần cỏch được củng cố lại.
2. Kĩ năng:
	 - Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ .
	 - Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ. 
3. Thái độ:
- Tạo được không khí vui vẻ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng .
II. Chuẩn bị:
- GV: Một số đoạn thơ 5 chữ
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
_ Sĩ số:	6A..........................................;	6B:.....................................
- Bài cũ: (4'): Kết hợp trong giờ
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của thể thơ 5 chữ - chuẩn bị cho phần thi làm thơ.
GV: Em hãy nhắc lại thể thơ bốn chữ đã học:
( - Mỗi câu có bốn tiếng
- Số câu, số khổ không hạn định
- Thường ngắt nhịp 2/2
- Vần: Kết hợp vần chân và vần lưng, gieo vần liền hoặc vần cách
- Xuất hiện nhiều trong tục ngữ, ca dao, vè.)
GV: Y/c HS đọc các khổ thơ trong SGK – Tr. 103, 104.
GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
- Em biết những bài thơ nào viết theo thể thơ năm chữ ?
(Đêm nay Bác không ngủ: SGK – 63;
Mùa xuân nho nhỏ: Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc/ Ôi con chim chiện chiện/ Hót chi mà vang lừng/..)
GV đọc một số bài thơ 5 chữ để học sinh tham khảo
- Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ 5 chữ?
GV chỉ ra đặc điểm của thể thơ 5 chữ qua các đoạn thơ.
HĐ2(25'): HS thi làm thơ 5 chữ.
- HS trao đổi nhóm những bài thơ đã làm ở nhà
- Chọn bài để giới thiệu trước lớp
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trên bảng
- Các nhóm nhận xét bài của bạn: Về nội dung, vần, nhịp
- GV nhận xét từng bài.
- GV: Có thể gơị ý một trong các đề tài: 
+ Mùa xuân (sắc hoa....rực rỡ)
+ Mùa thu (hưong trái, quả, bầu trời, mây biếc,....)
+ Vẻ thơ mộng làng quê...con đường, hàng cây, con suối,...
I. Chuẩn bị:
 1. Đọc ba đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
Đoạn 1:
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
......
 (Minh Huệ)
Đoạn 2:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
.....
 (Vũ Đình Liên)
* Đặc điểm của thể thơ năm chữ
- Mỗi dòng 5 chữ
- Nhịp 3/2 hoặc 2/3
- Không hạn định số câu (thường 4 khổ/câu)
- Vần thay đổi linh hoạt.
2. Hãy nhận xét khổ thơ sau:
Mặt trời càng lên tỏ
Bông lúa chín thêm vàng
Sương treo đấu ngọn cỏ
Sương lại càng long lanh
Bay vút tận trời xanh
Chiền chiện cao chim hót.
II. Thi làm thơ 5 chữ
3. Củng cố (3'):
- Đặc điểm của thể thơ 5 chữ ?
- Lứu ý về vần, nhịp của thể thơ 5 chữ.
 GV đánh giá giờ học
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Tập làm thơ 5 chữ về ngày 26 - 3.
- Nắm được đặc điểm của thể thơ 5 chữ. 
- Soạn: Cây tre Việt Nam và bài đọc thêm: Lòng yêu nước.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc