A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được:
- Lượm là một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn.
- lượm hăng hái tham gia hoạt động và hi sinh anh dũng nhưng Lượm sống mãi trong lòng mọi người.
- Nghệ thuật mtả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, cảm và hiểu thơ
3. Thái độ:
- GD lòng yêu mến, khâm phục các bạn nhỏ dũng cảm hi sinh vì nghĩa lớn.
- GD về lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ VN.
B. Chuẩn bị:
- GV: GA, SGK, SGV, STK máy chiếu.
- HS: Soạn bài, học bài cũ.
C. Phương pháp
HĐ: Cá nhân và cả lớp
PP: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm .
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định – Tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
Đọc thuộc lòng và diễn cảm một khổ thơ trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ MH. Và giải thích sự lựa chọn đó ?
3. Giới thiệu bài:
Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ TH vừa ở Hà Nội trở về thành phố Huế, quê hương đánh Pháp rất quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc vui tươi, nhí nhảnh. ít lâu sau nhà thơ lại nghe chú bé Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường công tác. Xúc động nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục, TH đã viết BT "Lượm" để ghi lại chuyện này.
KẾ HOẠCH TUẦN 26 Tiết 97 Kiểm tra văn Tiết 98 Trả bài viết số 5 Tiết 99 Lượm Tiết 100 Đọc thêm: Mưa Ngày soạn: 01/3/2012 Tiết 97/ KIỂM TRA VĂN A. Mục đích kiểm tra: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình môn Ngữ văn lớp 6 sau khi học sinh học xong phần Văn từ tuần 20 đến hết tuần 26, cụ thể: 1. Kiến thức: - Nhớ được những đoạn thơ hay trong các bài thơ được học. - Hiểu được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm (đoạn trích) truyện hiện đại Việt Nam. 2. Kĩ năng: - Cảm nhận được giá trị nội dung của một một tác phẩm truyện hiện đại - Vận dụng kiến thức đã học để viết được đoạn văn. 3. Thái độ: - Có ý thức độc lập suy nghĩ, sáng tạo trong bài làm. B. Hình thức kiểm tra: - Hình thức: tự luận - Học sinh làm bài trên lớp trong thời gian 45’. C. Ma trận đề: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1. Thơ hiện đại Việt Nam - Đêm nay Bác không ngủ Nhớ được những đoạn thơ hay trong Hiểu được ý nghĩa của bài thơ . Số câu: Số điểm: Số câu:1(1.1) Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% Số câu:1(1.2) Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% Số câu: 1 3 điểm = 30% 2. Truyện hiện đại Việt Nam - Vượt thác - Bài họcđường đời đầu tiên Hiểu giá trị nghệ thuật của một tác phẩm truyện hiện đại và ý nghĩa của giá trị đó. Viết bài văn ngắn Phát biểu suy nghĩ Số câu: Số điểm: Số câu:1 Số điểm: 2đ Tỉ lệ: 20% Số câu:1 Số điểm: 7 đ Tỉ lệ: 50% Sốcâu: 3 7 điểm = Tỉ lệ: 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số câu: 1 Số điểm: 1 đ Tỉ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm:4đ Tỉ lệ: 40% Số câu:1 Số điểm: 5đ Tỉ lệ: 50% Số câu: 3 Số điểm:10đ Tỉ lệ:100% D. Nội dung đề kiểm tra: Câu 1 (3 đ): 1.1(1 đ): Em hãy chép chính xác hai khổ thơ cuối của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ. 1.2(2 đ): Ý nghĩa của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Câu 2 (2 đ): Câu văn sau sử dụng biện pháp từ nào? Nêu tác dụng của nó? “ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.” Câu 3 ( 5 đ ): Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” Trích “Dế mèn phiêu lưu kí ” Của Tô Hoài E. Hướng dẫn chấm: Câu 1.1 ( 1đ ): HS chép chính xác 2 khổ thơ cuối bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, ( chép đúng chính xác mỗi khổ thơ được 0,5 điểm). Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. Câu 1.2 ( 2 đ ): Ý nghĩa của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân. Tình cảm kính yêu và cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác Hồ. Câu 2 ( 2 đ ): Câu văn trên sử dụng biện pháp tu từ so sánh (1đ). Thể hiện những hành động mạnh mẽ, dứt khoát của Dượng Hương Thư khi điều khiển con thuyền vượt qua thác dữ (1đ) Câu 3 (5 đ ): Phát biểu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Bài học đường đời đầu tiờn” Trích “Dế mèn phiêu lưu kí ” Của Tô Hoài MB (1 đ) - Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm TB (3 đ) - Bài học đầu tiên để lại ấn tượng gì? - Viết về ai, sự việc gì? - Bài học mà em thấy thấm thớa - Em học tập điều gì KB (1 đ) - Cảm nghĩ, lời khuyên G. Củng cố- Dặn dò: - Thu bài - Soạn bài Lượm E/ Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm sau tiết 97 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét Ngày soạn: 01/3/2012 Tiết 98/ TRẢ BÀI LÀM VĂN TẢ CẢNH A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS nhận rõ ưu nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm một lần nữa lí thuyết văn miêu tả. 2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng nhận xét sửa chữa bài làm của mình và của bạn. 3. Thái độ: Tích cực, tự giác. B. Chuẩn bị: GV: Tập bài đã chấm HS: Chữa lỗi bài làm của mình C. Phương pháp: Phát hiện, sửa chữa, vấn đáp, thảo luận D. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Trả bài: HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt GV: Y/c HS nhắc lại đề bài - Bài làm y/c viết theo phương thức biểu đạt nào? - Cho biết đối tượng mtả ? - Đề thuộc dạng văn mtả nào? GV: cùng HS lập dàn bài - Nhiệm vụ của phần MB là gì ? - Phần TB chúng ta cần tập trung miêu tả những gì? - Nhiệm vụ của phần KB là gì ? GV: - Dùng sổ chấm chữa bài để nx ưu nhược điểm về ND và HT trong bài viết của HS. - Dùng sổ chấm chữa bài để chữa những lỗi cơ bản của HS. GV: - Thông báo kết quả - Gọi HS đọc hai bài khá nhất - Đọc bài văn mẫu - Y/c hai HS ngồi gần nhau tráo bài để cùng sửa lỗi. - Nhắc lại đề bài - Lập dàn bài I. Đề bài: Hãy tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi. II. Tìm hiểu đề 1. Phương thức: miêu tả 2. Đối tượng miêu tả: sân trường trong giờ ra chơi 3. Dạng văn: tả cảnh sinh hoạt III. Lập dàn bài 1. Mở bài: - Giờ học kết thúc - Trống báo giờ ra chơi tiết hai 2. Thân bài - Bắt đầu giờ ra chơi - Những hình ảnh trong giờ ra chơi: + Nam: đá cầu, đá bóng, đánh bi ... + Nữ : nhảy dây, đuổi bắt, nhảy bước, kéo co ... + Nhóm ngồi tranh luận về bài học tiết trước - Những hình ảnh đặc biệt khác - Cảnh vật xung quanh 3. Kết bài - Trống báo vào giờ học thứ ba - Cảm xúc sau giờ ra chơi: sảng khoái, đỡ mệt mỏi, căng thẳng sau gì học. IV- Nhận xét chung 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm V. Chữa lỗi cụ thể 1. Lỗi chính tả 2. Lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt ... 4. Củng cố: Nhắc lại phương pháp làm một bài văn tả cảnh. 5. Hướng hẫn HS học tập và chuẩn bị bài: Ôn phương pháp làm một bài văn miêu tả - Soạn VB: LƯỢM E/ Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm sau tiết 98 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét Ngày soạn: 02/3/2012 Tiết 99/ Đọc văn: LƯỢM (Tố Hữu) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được: - Lượm là một chú bé hồn nhiên, nhanh nhẹn. - lượm hăng hái tham gia hoạt động và hi sinh anh dũng nhưng Lượm sống mãi trong lòng mọi người. - Nghệ thuật mtả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc, cảm và hiểu thơ 3. Thái độ: - GD lòng yêu mến, khâm phục các bạn nhỏ dũng cảm hi sinh vì nghĩa lớn. - GD về lòng tự hào về những tấm gương anh dũng của tuổi trẻ VN. B. Chuẩn bị: - GV: GA, SGK, SGV, STK máy chiếu... - HS: Soạn bài, học bài cũ. C. Phương pháp HĐ: Cá nhân và cả lớp PP: Đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái tạo, gợi tìm ... D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định – Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng và diễn cảm một khổ thơ trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ MH. Và giải thích sự lựa chọn đó ? 3. Giới thiệu bài: Hồi đầu kháng chiến chống Pháp, nhà thơ TH vừa ở Hà Nội trở về thành phố Huế, quê hương đánh Pháp rất quyết liệt, tình cờ gặp chú bé liên lạc vui tươi, nhí nhảnh. ít lâu sau nhà thơ lại nghe chú bé Lượm đã anh dũng hi sinh trên đường công tác. Xúc động nghẹn ngào, nhớ thương, cảm phục, TH đã viết BT "Lượm" để ghi lại chuyện này. HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt - Trình bày một vài nét về tác giả TH ? GV bổ sung: Thế kỉ XX đã qua đi, những tên tuổi nào còn mãi với thời gian ? Một trong dăm bảy người được nhắc đến không thể không kể đến nhà thơ TH - Chế Lan Viên - Cho biết xuất xứ của tác phẩm? GV: Tập thơ "VB" gồm những bài thơ viết trong thời kì kháng chến chống Pháp 1945-1954. GV nêu y/c đọc: Giọng vui tươi, sôi nổi, nhí nhảnh ở đoạn đầu và đoạn điệp khúc cuối cùng; giọng đối thoại giữa 2 chú cháu ... Đọc mẫu. Gọi HS đọc GV: Y/c HS giải thích chú thích 3, 4, 5, 6 - BT được viết theo thể thơ nào? - BT thuộc thể loại thơ nào? Giống BT thơ nào các em đã học? GV: Tuy nhiên bài này tác giả vừa là người kể chuyện vừa là nhân vật trực tiếp liên quan đến nhân vật chính. - BT có thể chia làm mấy phần? Ý chính của mỗi phần nói gì? GV: Gọi HS đọc đoạn 1 - Ở khổ thơ đầu cho ta biết tác giả tình cờ gặp Lượm trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì về cách nói này? - H/ảnh Lượm được mtả tập trung nhất trong những khổ thơ nào? - Hãy tìm những chi tiết mtả Lượm về: - Hình dáng - Trang phục - Hoạt động - Tính tình - Em có nhận xét gì về cách mtả trang phục của Lượm? (Vì sao tgiả chỉ chọn tả "cái xắc xinh xinh" và chiếc mũ "ca nô"? GV: Giải nghĩa "chân thoăn thoắt": rất nhanh, vụt chỗ này, vụt chỗ khác - Em thích nhất những chi tiết nào trong đoạn thơ này? Vì sao? - Vì sao tgiả lại so sánh Lượm như con chim chích? - Em hiểu như thế nào về "con đường vàng" trong khổ thơ thứ 3? - Ngôn ngữ đối thoại của 2 chú cháu ở khổ thơ 4+5 có gì đáng chú ý? - Để mtả hình dáng và tính cách của Lượm tgiả đã sdụng những BPNT gì? NT đó đã làm nổi rõ hình ảnh một chú bé với những đặc điểm nào? - Lượm đưa thư trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xết gì về hoàn cảnh đó? - Những lời thơ nào miêu tả Lượm làm nhiệm vụ? - Theo em lời thơ nào gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc? - Em có nxét gì về cách dùng từ của tác giả trong 2 câu thơ này? - Những câu thơ nào mtả sự hi sinh anh dũng của Lượm? GV: Cái chết có đổ máu, nhưng lại được miêu tả như một giấc ngủ bình yên của trẻ thơ giữa đồng quê thơm hương lúa. - Cái chết ấy gợi cho em những t/cảm và suy nghĩ gì? GV: Trong BT này, tgiả nhân danh người chú có quan hệ thân tình, gắn bó bới lượm. - Tình cảm ấybộc lộ ntn qua cái nhìn và cách xưng hô ở phần đầu BT? - Khi được tin Lượm đi làm nhiệm vụ và hi sinh, tgiả đã thay đổi cách gọi Lượm ntn? - Cách gọi ấy bộc lộ t/cảm và thái độ gì của tgiả đối với Lượm? - Trong BT, có những câu thơ có cấu tạo đặc biệt. Đó là những câu thơ nào? - Tdụng của nó trong việc biểu hiện cảm xúc? GV: Những lời thơ cuối cùng lặp lại những lời thơ mở đầu mtả h/ảnh Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, đầy sức sống. - Theo em, điều đó có ý nghĩa gì trong việc biểu hiện cảm nghĩ của nhà thơ? GV bình: Điều đó thể hiện niềm tin của nhà thơ về sự bất diệt của những con người như Lượm. Nhưng đó còn là ước vọng của nhà thơ về một c/sống thanh bình không còn chiến tranh để trẻ thơ được sống trong thanh bình, hồn nhiên. Những lời thơ cuối cùng vì thế không chỉ diễn tả t/cảm trìu mến, mà còn day dứt niềm xót thương và ước vọng hoà bình. Đó là ý nghĩa nhân đạo sâu xa của BT này ... - Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ BT Lượm? - Em nhận thức được gì về NT thơ qua BT Lượm? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ GV: Hướng dẫn HS làm BT phần luyện tập về nhà - Tham gia CM từ rất sớm, từng bị bắt, tù đày - Nhiều BT viết cho các em nhỏ rất xúc động: Đi đi em; Một tiếng rao đêm ... - Đọc, nhận xét - Bốn tiếng, nguồn gốc thể vè dân gian, nhịp 2/2 chẵn ngắn rất thích hợp với lối kể chuyện. - Đêm nay Bác không ngủ -(1) Từ đầu ... cháu đi xa dần: Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa nhà thơ và Lượm -(2) ... Hồn bay giữa đồng: Chuyến công tác cuối cùng và sự hi sinh của Lượm -(3) Còn lại: Lượm sống mãi trong lòng tác giả và mọi người - Ngày Huế đổ máu -> cách nói nhân hoá để dtả cuộc đấu tranh ác liệt ở thành phố Huế - Khổ 2+3. Xắc và ca nô là trang phục riêng của những chú liên lạc -> nổi bật việc tham gia liên lạc của Lượm - Má đỏ bồ quân: đáng yêu, căng mọng - Huýt sáo vang: tâm trạng rất vui, chẳng nề nguy hiểm, như là đi chơi - Cười híp mí, má đỏ bồ quân - Như con chim chích - Nhảy trên đường vàng -> hồn nhiên, đáng yêu - Nhỏ, nhanh, hiền lành, có ích - Vàng nắng, vàng cát, vàng lá vàng -> con đường đẹp đẽ, quý báu, lí tưởng - Trò chuyện ngắn ngủi, giọng hơi khoe, rất vui sướng, thích thú với công việc mới - Đường vắng: dẽ bị phát hiện - Đạn bay vèo vèo: nguy hiểm tới tính mạng - Bỏ thư vào bao - Thư đề thượng khẩn - Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo - Ca nô chú bé Nhấp nhô trên đồng - Vụt qua mặt trận Đạn bay vèo vèo - Một dòng máu tươi - Cháu nằm ... giưa đồng - Ra thế Lượm ơi ! -> 1 câu thơ được trình bày thành 2 dòng - Thôi rồi, Lượm ơi ! - Lượm ơi , còn không ? -> câu thơ ngắt làm 2 vế bởi dấu phẩy - Đọc ghi nhớ I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm 1. Tác giả (1920 - 2002) - Tên thật là Nguyễn Kim Thành - Quê ở tỉnh Thừa Thiên-Huế - Là nhà cách mạng, nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại VN 2. Tác phẩm - Viết năm 1949, in trong tập thơ "Việt Bắc". 3. Đọc - chú thích II. Phân tích văn bản 1. Thể thơ - thể loại - bố cục a) Thể thơ: bốn tiếng b) Thể loại: thơ tự sự c) Bố cục: ba đoạn 2. Phân tích a) Hình ảnh Lượm * Lượm trước khi hi sinh - Hình dáng: bé loắt choắt, đầu nghênh nghênh, má đỏ bồ quân - Trang phục: Xắc xinh xinh, ca nô đội lệch - Hoạt động: chân thăn thoắt, huýt sáo vang - Tính tình: vui vẻ, hồn nhiên, lạc quan - NT: So sánh, từ láy tượng hình, ngôn ngữ đối thoại-> Lượm hồn nhiên, nhanh nhẹn, yêu đời * Lượm trong khi làm nhiệm vụ và hi sinh - Hoàn cảnh đưa thư: đường vắng vẻ, đạn bay vèo vèo -> khó khăn, nguy hiểm - Khi làm nhiệm vụ: + NT: động từ vụt, tính từ vèo vèo -> hành động dũng cảm của Lượm, sự ác liệt của chiến tranh - Lúc hi sinh: -> Cái chết dũng cảm, nhẹ nhàng, thanh thản; Lượm còn sống mãi với quê hương b) Tình cảm của nhà thơ - Cái nhìn trìu mến - Cách xưng hô thân thiết - Hai lần gọi là "đồng chí" -> Vừa thân tình, vừa trân trọng, như một người bạn chiến đấu - NT: câu hỏi, câu cảm -> cảm xúc nghẹn ngào, đau xót như tiếng nức nở -> Lượm sống mãi trong tâm trí nhà thơ, còn mãi với cuộc đời III. Tổng kết IV. Luyện tập 4. Củng cố: Cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm. 5. H dẫn học tập và chuẩn bị: Học ghi nhớ, học thuộc BT Phân tích ND và NT BT Soạn VB: MƯA E/ Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm sau tiết 99 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét Ngày soạn: 02/3/2012 Tiết 100/ Hướng dẫn tự học: MƯA (Trần Đăng Khoa) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Là BT tác giả viết năm mới lên chín tuổi. - Mưa là BT mtả bao quát cảnh vật tnhiên rộng lớn trước và trong cơn mưa, thể hiện sự quan sát và mtả tinh tế, hồn nhiên, độc đáo của thiên nhiên về một vùng quê. - Đặc sắc của BT là dựng lên một thế giới sống động cây cỏ, loài vật và con người trước mưa, trong mưa bằng nghệ thuật nhân hoá độc đáo trên cơ sở quan sát tinh tế. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tự học, tự tìm hiểu BT có yếu tố tự sự, mtả. 2. Thái độ: - GD tinh thần thích quan sát, tìm hiểu thiên nhiên, yêu mến thiên nhiên, yêu mến quê hương, đất nước. B. Chuẩn bị: - GV: GA, SGK, SGV, STK ... - HS: Soạn bài C. Phương pháp: - HĐ: cá nhân và nhóm - PP: đọc sáng tạo, tái tạo, nghiên cứu, gợi tìm ... D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định tổ chức: 2. Bài cũ: Đọc thuộc lòng BT "Lượm". Phân tích hình ảnh Lượm trong bai thơ . 3. Giới thiệu bài: Mưa rào mùa hạ là một hiện tượng thiên nhiên rất thường gặp ở làng que nước ta. Từ "Góc sân và khoảng trời" nhà mình - làng Điền Trì, huyện Nam Sách, Hải Dương, chú bé thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa đã cảm nhận và mtả trận mưa hè ntn? HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt - Em biết gì về nhà thơ TĐK? GV bổ sung: Tốt nghiệp trường sĩ quan lục quân, trường viết văn Nguyễn Du và học viện Mácxim Gorki. Hiên đang công tác ở Tạp crí Văn nghệ Quân đội. GV bổ sung: BT viết khi nhà thơ mới lên 9 tuổi. Được Xuân Diệu đánh giá là "BT hay nhất của đời thơ TĐK". GV nêu y/c đọc: Giọng nhanh, hồ hởi, rõ nhịp, rõ vần. Đọc mẫu, gọi HS đọc và nhận xét - BT được viết theo thể thơ nào? GV bổ sung: BT viết theo cách nói lối đồng dao, có 63 câu thơ rất ngắn. Có 37 câu thơ 2 chữ, 6 câu thơ 3 chữ, 9 câu thơ 4 chữ và chỉ có 1 câu thơ 5 chữ. NHịp thơ nhanh dồn dập, những động từ chỉ HĐ khẩn trương đã góp phần diễn tả nhịp nhanh và mạnh theo từng đợt dồn dập của cơn mưa. - BT tả cơn mưa ở vùng nào và vào mùa nào? - Tìm bố cục của BT? GV: Hướng dẫn HS tự học Đọc lại đoạn thơ thứ nhất và cho biết: - Những con vật nào được nhắc đến? - Những loại cây nào được kể tên? - Những sự vật nào được đề cập? * HĐ nhóm: chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 4 câu hỏi: - Nhóm 1: Em có nhận xét gì về những đối tượng mà nhà thơ đề cập. Chúng có thành nhóm không, có theo trình tự nào không? - Nhóm 2: BPNT phổ biến mà tác giả dùng để mtả cảnh vật là gì? Hãy nêu cái hay của 1 vài trường hợp tiêu biểu? - Nhóm 3: Hãy tìm những sự vật, con vật, cây cỏ được nhắc đến trong đoạn thơ tả khi trời mưa? So sánh về số lượng với đoạn thơ trước đó. Thử giải thích nguyên nhân của sự khác nhau này? - Nhóm 4: Phân tích vẻ đẹp của 4 câu thơ cuối về hình ảnh người nông dân. GV: - y/c HS khái quát lại ND và NT của BT - Gọi 1 HS đọc ghi nhớ - Y/c HS về nhà làm BT phần LT - Gọi 1HS đọc đoạn văn phần đọc thêm - Đọc, nhận xét - Tự do - Mùa hạ, vùng đồng bằng Bắc bộ ( Hải Dương) (1) Từ đầu...nhảy múa: Khi trời sắp mưa (2) Còn lại: Khi trời mưa - Con vật: mối, gà con, kiến - Cây cỏ: mía, cỏ gà, hàng tre, bưởi, dừa, mồng tơi - Sự vật: trời, sấm, chớp, lá khô, bụi, gió -> Rất nhiều đối tượng được quan sát và mtả - Không thành nhóm mà xen kẽ vào nhau. Trình tự từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ lớn đến nhỏ. VD: - Từ cao xuống thấp: Mối trẻ bay cao... ẩn nấp - Từ xa đến gần: Bụi tre - hàng bưởi - chớp rạch ngang trời - sấm ghé xuống sân -> sự dan xen vừa cho thấy trình tự mtả, vừa cho thấy sự phong phú của các đối tượng được mtả, cả 1 thế giới sinh động. - NT nhân hoá. Phản ánh không khí của 1 cuộc chiến trận. Trời đen rầm (...), những lá mía bay trong gió mạnh (...), đàn kiến di chuyển (...). Từ cỏ gà đến tre, bưởi, mồng tơi, dừa đều được nhân hoá HĐ như con người. Hình ảnh nhân hoá ngộ nghĩnh là hàng bưởi, cây dừa...Thành công của việc nhân hoagns liền với sự quan sát tinh tế và liên tưởng, tưởng tượng sống động. - Cóc nhảy chồm chồm, chó sủa, cây lá, người bố, sấm, chớp. Số lượng ít hẳn đi -> không muốn lặp lại những sự vật đã quan sát trước đó. 1 nguyên nhân nữa là nhà thơ tập trung vào quan sát, tả lại chính cơn mưa: âm thanh: lộp bộp, lộp bộp, ù ù như xay lúa. Đường nét: mưa chéo mặt sân, sủi bọt. Sắc màu: mù trắng nước. 1 cơn mưa rào mạnh mẽ, mát mẻ. - Người nông dân hiện ra trong mưa quả là 1 hình ảnh to lớn, vững chãi. Đội sấm, đội chớp, đội cả trời mưa. Tầm vóc của người đi cày thật là kì vĩ, hệt như hình ảnh 1 vị thần sừng sững trong mưa gió, sấm chớp. Viết về cơn mưa nhưng cũng là viết về người nông dân giãi nắng, dầm mưa. 1 cách ca ngợi hồn nhiên mà vô cùng sâu sắc. - Khái quát ND và NT - Đọc ghi nhớ I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Sinh năm 1958 - Quê ở Nam Sách, Hải Dương - Nổi tiếng từ nhỏ là thần đồng thơ ca 2. Tác phẩm: - Viết năm 1967, in trong tập "Góc sân và khoảng trời" 3. Đọc II. Đọc hiểu văn bản: 1. Thể thơ - bố cục a) Thể thơ: tự do b) Bố cục: hai phần 2. Phân tích a) Khi trời sắp mưa b) Khi trời mưa III. Tổng kết: IV. Luyện tập 4. Củng cố: GV y/c HS đọc diễn cảm lại BT 5. Hướng dẫn học sinh tự học và soạn bài: - Học thuộc lòng BT, ghi nhớ - PT ND và NT của BT - Làm BT phần LT - CBB: HOÁN DỤ E/ Rút kinh nghiệm Rút kinh nghiệm sau tiết 100 Tổ chuyên môn nhận xét Chuyên môn trường nhận xét
Tài liệu đính kèm: