Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Nguyễn Hoàng Hương

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Nguyễn Hoàng Hương

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức :

 - Khái niệm danh từ :

 + Nghĩa khái quát của danh từ.

 + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)

 - Các loại danh từ.

 2. Kĩ năng :

 - Nhận biết danh từ trong văn bản.

 - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.

 - Sử dụng danh từ để đặt câu.

 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức sử dụng danh từ đúng đặc điểm và thể loại khi giao tiếp.

II. Chuẩn bị :

 1) Giáo viên : bảng phụ

 2) Học sinh : chuẩn bị bài, Sgk, vở bài tập.

III. Tiến trình :

 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A3 : , 6A4 : , 6A6 :

 2. Kiểm tra miệng :

 * HS 1 : Em hãy nêu những nguyên nhân mắc lỗi khi dùng từ sai nghĩa. Và hãy chữa lỗi dùng từ trong câu sau : “Bạn ấy rất tự tiện trong lời nói của mình”.(10 đ)

 O - Nguyên nhân : + Không biết nghĩa.

 + Hiểu sai nghĩa

 + Hiểu nghĩa không đầy đủ.

 - Chữa lỗi : Tự tiện -> tùy tiện (tự tin)

 * HS 2 : Muốn hiểu nghĩa của từ thì em phải làm gì? Em hãy nêu nghĩa của từ : học sinh, đi.(10đ)

 O - Muốn hiểu nghĩa của từ, em phải tra từ điển (Hoặc tiếp xúc với sự vật, sự việc, ).

 - Học sinh : người đi học ở bậc Tiểu học và THCS.

 - Đi : hoạt động di chuyển của đôi chân.

 * HS 3 : Danh từ là gì ? Cho ví dụ ? Đặt câu với 1 trong các danh từ em vừa cho.(10đ)

 O - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, .

 VD : cha, mẹ, Lan, Tây Ninh, sách, cây, mưa, gió, cuộc sống, truyện cổ,

 - Đặt câu : Tây Ninh là quê hương của em.

 3/ Bài mới :

Hoạt động 1: Vào bài: (1) Ở Tiểu học, các em đã làm quen với danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm và danh từ gồm danh từ chung và danh từ riêng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn về khái niệm cũng như đặc điểm và cách phân loại danh từ qua bài “ Danh từ”

Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của

danh từ : (10)

Bước 1: Ôn lại kiến thức về danh từ:

 GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học ở Tiểu học :

(?) Danh từ là gì? Cho VD?

O Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,

VD : cha, mẹ, Lan, Tây Ninh, sách, cây, mưa, gió, cuộc sống, truyện cổ,

Bước 2: Tìm hiểu ví dụ 1 sgk/86:

* GV treo bảng phụ có ghi sẵn ví dụ ở mục 1 phần I (Sgk/86) -> HS đọc VD và trả lời câu hỏi.

(?)Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm “ba con trâu ấy” ?

O con trâu (trâu)

(?) Xung quanh danh từ con trâu (trâu) có những từ nào(?)

O ba -> từ chỉ số lượng (số từ)

 ấy -> xác định vị trí của sự vật (chỉ từ)

(?) Em có nhận xét gì về khả năng kết hợp của danh từ?

(?) Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn?

O Vua, làng, thúng, gạo, nếp.

(?) Đặt câu với các danh từ em đã tìm được : Vua, làng, thúng, gạo, nếp.

O - Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; vua là người

 CN

ra điều kiện kén rễ.

 - Làng Cháy là một làng ở cạnh làng Phù Đổng.

 CN

- Gạo, nếp là thứ quý giá nhất, ăn không bao giờ chán.

 CN

- Người ta gọi cái này là thúng.

 VN

(?) Xác định chức vụ cú pháp của các danh từ em vừa đặt câu.

(?) Từ đó, em hãy cho biết danh từ thường giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?

(?)Vậy danh từ có những đặc điểm gì?

* HS đọc Ghi nhớ SGK/86

. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân loại danh từ: (15)

Bước 1: Tìm hiểu ví dụ 2 sgk/86

* GV treo bảng phụ -> HS đọc và trả lời câu hỏi :

(?)Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau?

 - ba con trâu

 - một viên quan

 - ba thúng gạo

 - sáu tạ thóc.

O - con : chỉ loại thể - trâu

 - viên : chỉ loại thể - quan

 - thúng: chỉ số đo, số đếm - gạo

 - tạ: chỉ số đo, số đếm - thóc

 -> chỉ đơn vị tính đếm -> Chỉ sự vật

 người, vật

Bước 2 : Phân loại

(?) Thử thay thế các danh từ in đậm nói trên bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi(?)Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi(?)Vì sao(?)

 a/ Thay con (trâu) = chú, bác (trâu)

 Thay viên (quan) = ông, tên (quan)

-> Đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi vì các danh từ : con, chú, bác, viên, ông, tên không chỉ số đo, số đếm mà chỉ loại thể -> Ta gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (Loại từ : từ chỉ loại thể)

 b/ Thay thúng (gạo) = rá, rỗ (gạo)

 Thay tạ (thóc) = tấn, cân (thóc)

-> Đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi vì các danh từ : thúng, tạ chính là những từ chỉ số đo, số đếm. -> Ta gọi là các danh từ : thúng, tạ là các danh từ chỉ đơn vị qui ước . Trong đó :

- Thúng, rá, rỗ là những danh từ chỉ đơn vị qui ước ước chừng (không chính xác)

- Tạ, tấn, cân là những danh từ chỉ đơn vị qui ước chính xác.

(?)Vì sao có thể nói : Nhà có ba thúng gạo rất đầy, nhưng không thể nói : Nhà có sáu tạ thóc rất nặng?

 (HS trao đổi, thảo luận theo bàn)

O - Ba thúng gạo rất đầy : có danh từ “thúng” chỉ số lượng ước phỏng, không chính xác -> có thể thêm các từ miêu tả về số lượng (rất đầy). Vì thúng gạo đó có thể vơi có thể đầy.

 - Không thể nói : Sáu tạ thóc rất nặng vì các từ : sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể rồi, nếu thêm các từ miêu tả về số lượng (rất nặng/ nhẹ)

 đều thừa.

*GV chốt ý: (Treo bảng phân loại danh từ) và nói : Danh từ Tiếng Việt được chia làm hai loại lớn :

1/ Danh từ chỉ sự vật : DTC và DTR

2/ Danh từ chỉ đơn vị : chia làm 2 nhóm :

 - Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (Loại từ)

 - Danh từ chỉ đơn vị quy ước : chia làm 2 nhóm nhỏ:

 + Danh từ chỉ đơn vị chính xác.

 + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.

· HS đọc ghi nhớ 2 : SGK/87

Hoạt động 3: Hướng dẫn Luyện tập (10)

Bước 1: Hướng dẫn BT sgk/87

* HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập -> GV hướng dẫn HS thực hành tại lớp bài tập : 1,2

* HS làm bài tập 1 (SGK/87)

-> HS đứng tại chỗ trả lời, GV ghi bảng

- GV gọi 2 HS lên bảng thực hành : bài tập 2

Bước 2: Bài tập bổ sung: viết đoạn (BT dành cho HS khá giỏi)

 GV gọi 2 HS lên bảng viết, lớp viết vào tập, GV chấm điểm.

 - Gợi ý : Các danh từ : Mị Nương, vua, con gái,

I) Đặc điểm của danh từ:

 - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, .

 VD : con trâu, vua, làng, thúng, gạo, nếp,

- Khả năng kết hợp của danh từ :

 + Từ chỉ số lượng đứng trước.

 + Các từ : này, ấy, đó, đứng sau.

 (Cụm danh từ = Từ chỉ số lượng + danh từ + này, ấy, đó, )

- Chức vụ cú pháp của danh từ :

 + Chủ ngữ.

 + Vị ngữ, cần có từ “là” đứng trước (là + danh từ)

 * Ghi nhớ 1 (SGK/86)

 II) Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:

 1. Ví dụ : SGK/86

 2. Phân loại :

DANH TỪ

DT chỉ sự vật

Vd : trâu,

 vua,làng,

 gạo,nếp

DT chỉ đơn vị

Vd : con, chú, viên, ông,

 tạ, tấn, kg, bó, thúng, rỗ, nắm

ĐV tự nhiên

Vd : con, chú, viên, ông,

ĐV qui ước

Vd: tạ, tấn, kg, bó, thúng, rỗ, nắm

Chính xác

Vd : tạ, tấn,kg,

Ước chừng

Vd:bó,

 thúng, rỗ, nắm,

* Ghi nhớ 2 (SGK/87)

II) Luyện tập : (SGK/87)

 Bài tập 1 (SGK/87)

 - Danh từ chỉ sự vật : bàn, ghế, nhà, cửa, sách, chó, mèo,

 - Đặt câu :

 + Bàn, ghế lớp em rất ngay ngắn.

 + Chú mèo nhà em rất đẹp.

 + Sách này giá bao nhiêu ?

2/ Liệt kê các loại từ :

 a/ Đứng trước danh từ chỉ người : Ông, bà, chú, bác, ngài, vị, em,

 b/ Đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, cục, viên, chiếc, miếng, cuốn, cuộn, tờ, quyển, quả,

3/ Liệt kê các danh tư :

 a/ Chỉ đơn vị qui ước chính xác: mét, lít, kg, hecta,

 b/ Chỉ đơn vị qui ước ước chừng : mớ, nắm, đàn, bó, bầy, đoàn, đám,

4/ Chính tả nghe, viết

* BT về nhà :

5/ Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên :

- Chỉ đơn vị : em, que, con, bức,

- Chỉ sự vật : Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim,

* Bài tập bổ sung : Viết đoạn văn ngắn gồm 3 câu giới thiệu nhân vật Mị Nương. Sau đó gạch chân các danh từ trong đoạn văn em vừa viết.

Mị Nương, vua, con gái,

VD : Mị Nương là con gái của vua Hùng Vương thứ 18. Nàng xinh đẹp tuyệt trần, nết na hiền dịu. Ai cũng yêu mến và muốn cưới nàng làm vợ.

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Nguyễn Hoàng Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
Tiết : 29,30
Tuần CM : 8
Ngày dạy : 
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức : Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 2. Kĩ năng : 
 - Lập dàn bài kể chuyện.
 - Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
 - Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
 3. Thái độ : Giáo dục HS mạnh dạn nói và tác phong nói trước tập thể phải lịch sự, biết cách thưa gửi người lắng nghe.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : bảng phụ + bảng nhóm HS
Học sinh : Chuẩn bị bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Tổ chức các hoạt động học tập :
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: (6A3 : , 6A4 : 6A6 : ) 
2. Kiểm tra miệng : 
 * HS 1: Chủ đề là gì ?Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần?Nhiệm vụ từng phần?(10đ)
 O - Chủ đề là ý chính, là vấn đề chủ yếu của văn bản.
 - Dàn bài gồm 3 phần : 
 + Mở bài : Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc
 +Thân bài : Kể diễn biến của sự việc. 
 + Kết bài : Kể kết cục của sự việc.
* HS 2 : Thế nào là lời văn kể người và lời văn kể việc trong văn tự sự ?
 O a) Lời văn kể người (Lời văn giới thiệu nhân vật) :
 - Là lời giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩ, của nhân vật.
 - Lời văn giới thiệu nhân vật thường có dạng : + C có V
 + có V
 + Người ta gọi là 
 b) Lời văn kể việc : 
 - Là lời văn kể các hành động, việc làm của nhân vật.
 - Các hành động được kể theo thứ tự trước - sau, quan hệ nhân – quả.
 - Lời kể phải toát lên được tính chất của sự việc.
 * HS 3 : Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà :Lập dàn ý tiết luyện nói đề 1, 2, 3 (Sgk/77).
 3. Tiến trình bài học:
Hoạt Động1: (1’) Vào bài: Nói là hình thức giao tiếp tự nhiên của con người. Kể chuyện bằng ngôn ngữ nói giữa người này với người khác cũng là hình thức giao tiếp tự nhiên hằng ngày, bất cứ ai cũng thực hiện trong đời sống của họ.
Luyện nói trong nhà trường là luyện nói theo những chủ đề, vấn đề không quen thuộc trong đời sống hằng ngày, lại yêu cầu nói có mạch lạc, liên kết, không được tùy tiện, do đó cần phải luyện nói trong môi trường giao tiếp xã hội. Ngôn ngữ nói là phương tiện giao tiếp có âm thanh, có ngữ điệu sống động, có sức truyền cảm trực tiếp, có sự phối hợp biểu đạt của tư thế, nét mặt, âm lượng, có sự giao cảm trực tiếp giữa người nói và người nghe. Nắm vững ngôn ngữ này sẽ làm cho con người có thêm một công cụ sắc bén trong đời sống xã hội. Để có được công cụ sắn bén đó thì ngay từ hôm nay chúng ta phải luyện nói theo chủ đề qua tiết học “Luyện nói kể chuyện”
HĐ 2: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà (35’)
Bước 1: GV treo bảng phụ ghi lại công việc các nhóm chuẩn bị ở nhà tiết trước:
Nhóm 1: đề a) Tự giới thiệu về bản thân
 Nhóm 2: đề b) Kể về người bạn tốt mà em quý mến.
 Nhóm 3: c) Kể về gia đình mình 
Bước 2 : Các nhóm trình bày dàn ý của nhóm mình trước lớp :
 1. HS của từng nhóm đọc đề và xác định yêu cầu của đề.
 2. Các nhóm trình bày dàn ý của nhóm mình trước lớp. -> Cả lớp tiến hành sửa chữa, bổ sung.
HẾT TIẾT 1
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện nói trên lớp : (35’)
Bước 1: GV nêu yêu cầu khi trình bày nói trước lớp: 
 + Tác phong : đàng hoàng, tự tin.
 + Cách nói : rõ ràng, mạch lạc, âm lượng vừa phải, truyền cảm, lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ thích hợp .
 + Vừa nói vừa nhìn thẳng vào người nghe và nhận biết thái độ người nghe.
 + Chú ý kể diễn cảm, không nói như đọc thuộc lòng
 Bước 2: HS tập nói 
- Lớp lắng nghe và nhận xét, (Đại diện 3 HS của 3 nhóm)
 Bước 3. GV nhận xét chung về quá trình nói và khả năng nói, cách nhận xét bạn nói của HS.
=> GV nhận xét chung về tiết tập nói
 - Việc chuẩn bị của các nhóm
 - Tác phong nói, lời nói, 
- HS rút kinh nghiệm, ghi các yêu cầu, kinh nghiệm khi nói, trình bày trước tập thể.
I. Chuẩn bị ở nhà : 
a) Tự giới thiệu về bản thân
b) Kể về người bạn tốt mà em quý mến.
c) Kể về gia đình mình
II. Dàn bài : 
Tự giới thiệu về bản thân (Sgk/77)
Kể về người bạn tốt mà em quý mến.
 * Mở bài : 
 - Giới thiệu nhân vật :
 + Tên bạn, mối quan hệ với em (bạn học, bạn hàng xóm, )
 + Nêu lí do khiến em yêu mến bạn.
 * Thân bài :
 - Những phẩm chất của bạn :
 + Chăm chỉ
 + Học giỏi
 + Tận tình giúp đỡ bạn bè
 + Chịu khó học hỏi, thích tìm hiểu, quan sát
 + Tự giác giúp đỡ bố mẹ.
 * Kết bài :
 - Aûnh hưởng của bạn đối với em và mọi người :
 + Là tấm gương tốt cho em noi theo
 + Bạn được mọi người yêu mến, tin cậy.
Kể về gia đình mình (Sgk/77) 
 III. Luyện nói trên lớp : 
* Yêu cầu khi luyện nói:
+ Tác phong : đàng hoàng, tự tin.
+ Cách nói : rõ ràng, mạch lạc, âm lượng vừa phải, truyền cảm, lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ thích hợp.
+ Vừa nói vừa nhìn thẳng vào người nghe và nhận biết thái độ người nghe.
+ Chú ý kể diễn cảm, không nói như đọc thuộc lòng
4. Tổng kết :
 (?) Muốn có một bài văn nói đạt yêu cầu em phải làm sao (?)
 - Chuẩn bị kĩ dàn ý trước khi nói và tập nói đi nói lại nhiều lần.
 (?) Tác phong nói và cách nói phải như thế nào mới thu hút người nghe ?
 + Tác phong : đàng hoàng, tự tin.
 + Cách nói : rõ ràng, mạch lạc, âm lượng vừa phải, truyền cảm, lời nói kết hợp với thái độ, cử chỉ thích hợp.Vừa nói vừa nhìn thẳng vào người nghe và không nói như đọc thuộc lòng.
5. Hướng dẫn học tập :
 a) Đối với bài học ở tiết này :
 - Xem lại cách lập dàn bài.
 - Làm bài tập về nhà :
 + Đọc bài văn tham khảo (SGK/78) để điều chỉnh bài nói của mình.
 + Viết dàn bài tập nói cho đề sau : “Kể về một ngày hoạt động của mình.”
 -> Tập nói một mình theo dàn bài trên.
 b) Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
Chuẩn bị : “Danh từ” (Sgk/87- 89)
Chú ý: + Danh từ là gì? Cho ví dụ? Đặt câu?
 + Các loại danh từ.
 + Làm nháp bài tập phần Luyện tập. 
IV. Rút kinh nghiệm :
DANH TỪ
Tiết : 31
Tuần CM : 8
Ngày dạy : 
I. Mục tiêu :
 1. Kiến thức :
 - Khái niệm danh từ : 
 + Nghĩa khái quát của danh từ.
 + Đặc điểm ngữ pháp của danh từ (khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
 - Các loại danh từ. 
 2. Kĩ năng : 
 - Nhận biết danh từ trong văn bản.
 - Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
 - Sử dụng danh từ để đặt câu.
 3. Thái độ : Giáo dục HS ý thức sử dụng danh từ đúng đặc điểm và thể loại khi giao tiếp.
II. Chuẩn bị : 
 1) Giáo viên : bảng phụ 
 2) Học sinh : chuẩn bị bài, Sgk, vở bài tập.
III. Tiến trình : 
 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : 6A3 : , 6A4 : , 6A6 : 
 2. Kiểm tra miệng : 
 * HS 1 : Em hãy nêu những nguyên nhân mắc lỗi khi dùng từ sai nghĩa. Và hãy chữa lỗi dùng từ trong câu sau : “Bạn ấy rất tự tiện trong lời nói của mình”.(10 đ)
 O - Nguyên nhân : + Không biết nghĩa.
 + Hiểu sai nghĩa
 + Hiểu nghĩa không đầy đủ.
 - Chữa lỗi : Tự tiện -> tùy tiện (tự tin)
 * HS 2 : Muốn hiểu nghĩa của từ thì em phải làm gì? Em hãy nêu nghĩa của từ : học sinh, đi.(10đ)
 O - Muốn hiểu nghĩa của từ, em phải tra từ điển (Hoặc tiếp xúc với sự vật, sự việc, ).
 - Học sinh : người đi học ở bậc Tiểu học và THCS.
 - Đi : hoạt động di chuyển của đôi chân.
 * HS 3 : Danh từ là gì ? Cho ví dụ ? Đặt câu với 1 trong các danh từ em vừa cho.(10đ)
 O - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, ... 
 VD : cha, mẹ, Lan, Tây Ninh, sách, cây, mưa, gió, cuộc sống, truyện cổ, 
 - Đặt câu : Tây Ninh là quê hương của em.
 3/ Bài mới : 
Hoạt động 1: Vào bài: (1’) Ở Tiểu học, các em đã làm quen với danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm và danh từ gồm danh từ chung và danh từ riêng. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em nắm vững hơn về khái niệm cũng như đặc điểm và cách phân loại danh từ qua bài “ Danh từ”
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm của 
danh từ : (10’)
Bước 1: Ôn lại kiến thức về danh từ:
 GV hướng dẫn HS ôn lại kiến thức đã học ở Tiểu học : 
(?) Danh từ là gì? Cho VD?
O Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm, 
VD : cha, mẹ, Lan, Tây Ninh, sách, cây, mưa, gió, cuộc sống, truyện cổ, 
Bước 2: Tìm hiểu ví dụ 1 sgk/86:
* GV treo bảng phụ có ghi sẵn ví dụ ở mục 1 phần I (Sgk/86) -> HS đọc VD và trả lời câu hỏi.
(?)Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm “ba con trâu ấy” ?
O con trâu (trâu)
(?) Xung quanh danh từ con trâu (trâu) có những từ nào(?)
O ba -> từ chỉ số lượng (số từ) 
 ấy -> xác định vị trí của sự vật (chỉ từ) 
(?) Em có nhận xét gì về khả năng kết hợp của danh từ?
(?) Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn?
O Vua, làng, thúng, gạo, nếp.
(?) Đặt câu với các danh từ em đã tìm được : Vua, làng, thúng, gạo, nếp.
O - Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh; vua là người 
 CN
ra điều kiện kén rễ. 
 - Làng Cháy là một làng ở cạnh làng Phù Đổng. 
 CN
- Gạo, nếp là thứ quý giá nhất, ăn không bao giờ chán.
 CN
- Người ta gọi cái này là thúng.
 VN
(?) Xác định chức vụ cú pháp của các danh từ em vừa đặt câu.
(?) Từ đó, em hãy cho biết danh từ thường giữ chức vụ cú pháp gì trong câu?
(?)Vậy danh từ có những đặc điểm gì?
* HS đọc Ghi nhớ SGK/86
. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS phân loại danh từ: (15’)
Bước 1: Tìm hiểu ví dụ 2 sgk/86
* GV treo bảng phụ -> HS đọc và trả lời câu hỏi :
(?)Nghĩa  ... yện tập : (SGK/87)
 Bài tập 1 (SGK/87)
 - Danh từ chỉ sự vật : bàn, ghế, nhà, cửa, sách, chó, mèo, 
 - Đặt câu : 
 + Bàn, ghế lớp em rất ngay ngắn.
 + Chú mèo nhà em rất đẹp.
 + Sách này giá bao nhiêu ?
2/ Liệt kê các loại từ : 
 a/ Đứng trước danh từ chỉ người : Ông, bà, chú, bác, ngài, vị, em, 
 b/ Đứng trước danh từ chỉ đồ vật: cái, bức, tấm, cục, viên, chiếc, miếng, cuốn, cuộn, tờ, quyển, quả, 
3/ Liệt kê các danh tư ø:
 a/ Chỉ đơn vị qui ước chính xác: mét, lít, kg, hecta, 
 b/ Chỉ đơn vị qui ước ước chừng : mớ, nắm, đàn, bó, bầy, đoàn, đám, 
4/ Chính tả nghe, viết
* BT về nhà : 
5/ Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên :
- Chỉ đơn vị : em, que, con, bức, 
- Chỉ sự vật : Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim, 
* Bài tập bổ sung : Viết đoạn văn ngắn gồm 3 câu giới thiệu nhân vật Mị Nương. Sau đó gạch chân các danh từ trong đoạn văn em vừa viết.
Mị Nương, vua, con gái, 
VD : Mị Nương là con gái của vua Hùng Vương thứ 18. Nàng xinh đẹp tuyệt trần, nết na hiền dịu. Ai cũng yêu mến và muốn cưới nàng làm vợ.
4. Tổng kết :
 (?) Danh từ là gì ? Đặc điểm của danh từ?
 (?)Vẽ bảng phân loại danh từ ?
DANH TỪ
DT chỉ sự vật
DT chỉ đơn vị
ĐV tự nhiên
ĐV qui ước
Chính xác
 Ước chừng
- Vẽ bản đồ tư duy cho bài học này: (mẫu)
 5. Hướng dẫn HS tự học :
 a) Đối với bài học ở tiết này :
 - Học thuộc ghi nhớ 1, 2 (SGK/86,87)
 - Làm bài tập 4,5 (SGK/87) và bài tập : Viết đoạn văn ngắn miêu tả trường em có sử dụng các loại danh từ vừa học. Sau đó liệt kê các danh từ em đã sử dụng vào bảng liệt kê phân loại dt
 b) Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
 - Chuẩn bị bài : TLV “Ngôi kể trong văn tự sự” (SGK/87).
 - Chú ý : + Có mấy ngôi kể trong văn tự sự? Đó là những ngôi kể nào ?
 + Khi kể, người kể xưng hô như thế nào thì gọi là kể theo ngôi thứ nhất ? Và người kể sẽ kể như thế nào thì gọi là kể theo ngôi thứ ba?
IV. Rút kinh nghiệm : 
 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
Tiết : 33
Tuần : 9
Ngày dạy : 
I. Mục tiêu : 
Kiến thức : 
 - Khái niệm ngôi kể trong văn tự sự 
 - Sự khác nhau giữa ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
 - Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
 2. Kĩ năng : 
 - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự.
 - Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự.
 3. Thái độ : Giáo dục HS sử dụng đúng ngôi kể trong văn tự sự. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo Viên : Bảng phụ
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, sách giáo khoa, vở bài tập.
III. Tổ chức các hoạt động học tập :
Ổn định tổ chức và kiểm diện: (6A3 : , 6A4 : 6A6 : ) 
Kiểm tra miệng : 
 *HS 1 : Diễn đạt bài văn nói dựa vào dàn ý đã chuẩn bị cho 1 trong 4 đề (SGK/77) 
 - HS diễn đạt ngắn gọn, mạch lạc, đầy đủ các ý theo dàn bài, có chú ý lời chào, lời cảm ơn mọi người lắng nghe(10đ)
 * HS 2 : Theo em, ngôi kể trong văn tự sự gồm mấy ngôi ? Đó là những ngôi nào? Cách xưng hô của từng ngôi? (10đ)
 - Có 2 ngôi kể trong văn tự sự :
 + Ngôi thứ nhất : người kể xưng tôi
 + Ngôi thứ ba : người kể giấu mình, gọi sự vật bằng tên của chúng như : Vua Hùng, Lang Liêu, Em bé thông minh, Thạch Sanh, 
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Vào bài: (1’) Khi kể chuyện, người kể thường đứng ở ngôi nào để kể? Vì sao có khi người kể xưng “Tôi”, có khi không? Tác giả và người kể có phải là một không? Khi kể chuyện, ta nên kể ở ngôi kể nào cho thích hợp?Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ những điều đó qua bài “Ngôi kể trong văn tự sự”
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự: (20’)
 Bước 1: Ngôi kể là gì? 
(?) Khi em kể cho các bạn nghe một câu chuyện nào đó, nghĩa là em đã thực hiện hành động gì ?
O Hành động giao tiếp bằng ngôn ngữ.
(?) Trong quá trình giao tiếp với người khác, em thường xưng hô như thế nào ?
O Tôi, tớ, mình, em, cháu, con, 
(?) Khi kể cho các bạn nghe câu chuyện Thạch Sanh, em có xưng hô tôi nữa không?
 O Không
* GV : Như vậy, trong quá trình kể chuyện, để đạt được mục đích của mình, em phải lựa chọn vị trí sao cho phù hợp. Việc lựa chọn vị trí để kể người ta gọi là lựa chọn ngôi kể.
 (?) Vậy em hiểu ngôi kể là gì?
 * HS đọc ý thứ nhất trong phần Ghi nhớ (SGK/89)
Bước 2. Các dấu hiệu để nhận biết ngôi kể?
 * HS đọc 2 đoạn văn : (Sgk/88) trả lời các câu hỏi bên dưới
(?) Đọan 1 được kể theo ngôi kể nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? 
 O Ngôi thứ ba. Dựa vào dấu hiệu : người kể giấu mình, gọi sự vật bằng chính tên gọi của chúng (Vua, thằng bé, hai cha con, sứ giả, họ, em bé,), kể như “người ta kể” 
(?) Đọan 2 được kể theo ngôi kể nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?
O Ngôi thứ nhất. Vì người kể hiện diện kể về chuyện của mình và tự xưng là tôi.
(?) Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài) ?
 O Nhân vật Dế Mèn.
=> GV lưu ý HS : Người kể cần lựa chọn ngôi kể sao cho thích hợp, người kể xưng tôi không nhất thiết là tác giả.
Bước 3: Đặc điểm của ngôi kể?
(?) Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế ? Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua?
O - Ngôi kể thứ 3: kể tự do không bị hạn chế
 - Ngôi kể thứ nhất “tôi”: chỉ được kể những gì mình biết và trải qua.
 (?) Hãy thử đổi ngôi kể trong đọan 2 thành ngôi kể thứ ba, thay “Tôi” bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ có một đọan văn như thế nào?
O Bởi Dế Mèn ăn uống điều độ nên nó chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu anh ta đã thành một chàng dế thanh niên
-> Nhận xét : Đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình.
(?) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đọan 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?
O Không vì nếu đổi sẽ phải viết lại hầu như cả đọan văn, phá vỡ cách kể ban đầu và nội dung câu chuyện cũng phải thêm bớt mới phù hợp cách kể.
 Mặt khác : Khi xưng “tôi”, người kể chỉ kể được những gì trong phạm vi mình có thể biết và cảm thấy (biết mình ăn uống điều độ, làm việc có chừng mực, ), những điều mà người ngoài có thể không để ý và không biết được.
(?) Từ việc phân tích ngôi kể trong 2 đoạn văn trên, em hãy cho biết đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể là gì ?
a) Kể theo ngôi thứ ba : có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
 b) Kể theo ngôi thứ nhất : có tính chủ quan, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm, suy nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan.
* HS đọc ghi nhớ SGK/89
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập (15’)
 Bước 1: Hướng dẫn HS đọc và xác định yêu cầu các bài tập SGK/89
 -> GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm:
	Nhóm 1: BT1
	Nhóm 2: BT2
	Nhóm 3: BT4
Bước 2: HS làm BT
* Các nhóm trình bày, lớp bổ sung, G nhận xét, rút kinh nghiệm. HS sửa vào vở BTNV
 * Gọi cá nhân HS chấm điểm vở BTNV: BT3, BT5, BT6 
I. Ngôi kể và đặc điểm của ngôi kể trong văn tự sự:
 1) Ngôi kể:
 - Là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
2) Dấu hiệu nhận biết ngôi kể:
 a) Ngôi kể thứ ba: người kể giấu mình, gọi sự vật bằng chính tên gọi của chúng, kể như “người ta kể”
 b) Ngôi kể thứ nhất: người kể hiện diện, xưng tôi.
3) Đặc điểm của ngôi kể :
 a) Kể theo ngôi thứ ba : người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
 b) Kể theo ngôi thứ nhất : người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra tình cảm, suy nghĩ của mình, song hạn chế ở tính khách quan.
 * Ghi nhớ SGK/89
II. Luyện tập :
1) Thay ngôi kể và nhận xét :
- Thay tất cả các từ “Tôi” thành từ “Dế Mèn” hoặc từ “Mèn”.
- Nhận xét : Đọan văn mới mang nhiều tính khách quan hơn, chuyện kể như là đang xảy ra.
2) Thay ngôi kể và nhận xét :
- Thay “Tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”
- Nhận xét : Ngôi kể “Tôi” tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đọan văn.
3) Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ ba. Vì không có nhân vật nào xưng “tôi” khi kể.
 4) Vì : Kể theo ngôi thứ ba nhằm : giữ không khí truyền thuyết, cổ tích và giữ tính khách quan rõ rệt giữa người kể và các nhân vật trong truyện.
 5) Khi viết thư cần sử dụng ngôi kể thứ nhất vì đó là những danh từ chỉ người được dùng như đại từ ngôi thứ nhất số ít, để có thể bộc lộ rõ tính chủ quan, chân thực, riêng tư. Nếu sử dụng ngôi thứ 3 thì nội dung thư thiếu sự chân thật đối với người nhận thư.
 6) Dùng ngôi thứ nhất kể miệng cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân nhân dịp nào đó.
4. Tổng kết :
(?) Ngôi kể là gì ? Đặc điểm của từng ngôi kể ?
(?) Dùng ngôi thứ nhất kể truyện “Thạch Sanh” theo các vai : Lý Thông hoặc Thạch Sanh.
5. Hướng dẫn HS tự học:
Đối với bài học này :
Học thuộc Ghi nhớ SGK/89.
Làm hoàn chỉnh 6 bài tập ở phần Luyện tập vào vở bài tập.
Đối với bài học ở tiết tiếp theo :
Chuẩn bị bài : “Ếch ngồi đáy giếng”
Chú ý: + Thế nào là truyện ngụ ngôn?
+ Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu văn bản (SGK/101) vào vở bài tập.
 + Kể tóm tắt văn bản. Cho biết nhân vật chính được nói đến trong văn bản này là ai?
	+ Sưu tầm bài hát thiếu nhi : “Ếch ngồi đáy giếng”
 - Đọc thêm truyện: “Ông lão đánh cá và con cá vàng” – lên lớp tập kể lại.
IV. Rút kinh nghiệm:
	 	Kiểm tra ngày 
 TTCM
 	 Trương Thị Thanh Tuyền

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6 Tuan 8.doc