A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- HS cảm nhận được vẻ hồn nhiên, vui tươi của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của Lượm. Nghệ thuật miêu tả nhân vật.
- HS rèn kĩ năng phân tích nhân vật văn học.
- HS yêu quý và biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc, tự hào về truyền thống anh hùng của thiếu nhi Việt Nam.
B. CHUẨN BỊ. Gv: Giáo án ,ảnh chân dung Tố Hữu
- Hs đọc và soạn kĩ bài
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (5')
?Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”?
?Nêu đặc điểm của thơ 5 chữ?
3. Bài mới:
Tuần 25 Tiết 97 NS:28-02-08 ND:6B 06-03-08; 6c07-03-08;6a10-03-08 Kiểm tra văn A. Mục tiờu cần đạt: * Giỳp học sinh: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nắm hiểu biết về các văn bản đã học của HS. - Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra. - HS có thái độ tích cực, tự giác làm bài. B. Chuẩn bị : Gv: ra đề - Hs ôn kĩ bài. C. Tiến trình các hoạt động dạy học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) 3.Bài mới Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Lựa chọn đáp án đúng Câu1. Đoạn trích “Sông nước Cà Mau” là sáng tác của nhà văn nào? A. Nguyễn Minh Châu. B. Võ Quảng. C. Đoàn Giỏi. D. Tạ Duy Anh. Câu2. Đoạn trích trên trích từ tác phẩm nào? A. Rừng U Minh. B. Mảnh đất phương Nam. C. Quê nội. D. Đất rừng phương Nam. Câu3. Văn bản “Sông nước Cà Mau” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 4.Trong đoạn văn sau, tác giả sử dụng mấy lần phép so sánh? “Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng, con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận”. A. Một lần. B. Hai lần. C. Ba lần. D. Bốn lần. Câu 5. Từ nào có thể điền vào chỗ trống cho cả hai câu văn dưới đây? A. Bao. B. Phủ. C. Ôm. D. Trùm. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia (......................) lấy dòng sông. Đước thân cao vút, rễ ngang mình, trổ xuống nghìn tay (.................................) đất nước. Câu 6. Trong đoạn văn sau sử dụng mấy phó từ? (...) Nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. A. Hai phó từ. C. Bốn phó từ. B. Ba phó từ. D. Năm phó từ. Câu 7. Câu văn sau sử dụng phép tu từ gì? “Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước” A. So sánh. B. Nhân hoá. C. ẩn dụ. D. Hoán dụ. Câu 8 Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng được viết theo phương thức biểu đạt chính là miêu tả: A. Đúng. B. Sai. Câu9. Hoàn thành khái niệm về ẩn dụ ? ẩn dụ là ................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Phần II Tự luận (7 điểm) Câu 1(2đ) Chép lại (theo trí nhớ) khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” Câu2(5đ) Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong khổ thơ trên. II. Yêu cầu và biểu điểm. Phần I (3điểm) Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu đúng được 0,25 điểm, và câu 9 được 1 điểm. Câu 1 B - Đoàn Giỏi. Câu 7 B Nhân hoá. Câu 2 D- Đất rừng phương Nam Câu 8 A Đúng Câu 3 B Miêu tả Câu 9 ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng... Câu 4 C Ba lần Câu 5 C Ôm Câu 6 B Ba phó từ Phần II Tự luận (7 điểm) Câu 1Chép đúng chính xác khổ thơ cuối trong bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” “ Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” Câu 2: Trình bày cảm nghĩ của em về hình tượng Bác Hồ trong khổ thơ trên. Hs trình bày được cảm nghĩ của mình về hình tượng Bác Hồ. Bố cục hợp lí, viết sạch đẹp, không sai lỗi chính tả (5đ) Sai lỗi chính tả, chưa nêu được cảm nghĩ (2->3đ) 4. Củng cố (1’): -Thu bài; Nhận xét giờ làm bài 5. Hướng dẫn về nhà(1’)- ôn lại bài Chuẩn bị bài mới: “Lượm’ Tuần 25 Tiết 98 NS:28-02-08 ND: 6b 06-03-08,6c08-03-08,6a10-03-08 Trả bài tập làm văn tả cảnh viết ở nhà A. Mục tiêu cần đạt: *Giúp học sinh: - Nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. - Thấy được hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi. - Ôn tập lại kiến thức lí thuyết và kĩ năng làm văn miên tả. B. Chuẩn bị: - Gv: Giáo án, hệ thống lỗi sai. - Hs tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi. C. Tiến trình các hoạt động dạy học. 1. Tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ(5’) ?Khi làm một bài văn tả cảnh cần chú ý những gì? ? Nêu bố cụ một bài văn tả cảnh? 3. Bài mới. - Gọi Hs đọc lại đề bài. - Gv chép đề trên bảng ?Xác định yêu cầu của đề? Kiểu bài? Nội dung? ? Nêu bố cục bài văn tả cảnh gồm mầy phần? Nội dung từng phần? ? Đối với đềbài này, phần MB em cần giới thiệu như thế nào? ?Phần TB cần miêu tả theo trình tự nào? ?Theo em phần TB cần tả những gì ? ?Phần KB cần phải tả như thế nào? - Gọi Hs nhận xét bài làm của mình - Gv nhận xét chung toàn lớp. - Gv viết bảng phụ lỗi sai. - Gọi Hs lên chữa. *Đề bài. Em đã từng chứng kiến cảnh ão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên trên truyền hình. Hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. I. Xác định yêu cầu của đề(1’) - Kiểu bài: Tả cảnh. - Nội dung: Tả cảnh lũ lụt II. Dàn ý(10’) 1. MB: Giới thiệu cơn bão xảy ra ở đâu? Vào thời gian nào? ấn tượng chung về cơn bão đó. 2.TB: - Cảnh mọi người phòng chống bão lụt. - Cảnh bão về. + Gió, mưa, nước dâng cao.... +Cây cối, nhà cửa bị tàn phá... +Đội cứa hộ cứa giúp người bị nạn..... -Hậu quả cơn bão: +Gây thiệt hại cho người và của cải + ủng hộ đồng bào bị lũ lụt. C. Kết bài - Suy nghĩ của em về cơn bão đó. - Em có suy nghĩ gì trước hậu quả của cơn bão gây ra. III. Nhận xét(10’) 1. Ưu điểm - Bài làm diễn đạt tốt, có nhiều câu văn hay, biết sử dụng hình ảnh so sánh và nhân hoá.... - Bố cục rõ ràng... - Nêu được cảm nghĩ của mình. 2. Nhược điểm. - Bài là còn sơ sài. -Một số bài diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ, dùng từ chưa chính xác. chưa chấm câu - Một số bài sai nhiều lỗi chính tả, chữ viết khó đọc. IV. Lỗi sai(17’) 1. Lỗi chính tả chủ yếu: l/n; r/d/gi; tr/ch: trận bão/chận bão; truyền hình/ chuyền hình; rũ rượi/dũ dượi.... - Viết tắt nhiều: ng, ko....Viết hoa tuỳ tiện Bão cửa Ngõ.... 2. Dùng từ: Tổn thương = thiệt hại; đồ dạc đã hoảnh= đã hỏng 3. Câu - “Cơn bão thật hung dữ.đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng, làm thiệt hại nặng nề về nhà cửa. Làm nhân dân đã khổ lại càng khổ hơn. -> Chữa: Thay dấu chấm= dấu phẩy 3-4 dưới5 7-8 9-10 6A 6B 6C 4. Củng cố(1’) - Giáo viên thông báo kết quả bài làm; Đọc bài văn bài văn đạt điểm cao. - Nhắc nhở Hs khắc phục nhược điểm. 5. Hướng dẫn về nhà(1’) - Học lại lí thuyết về văn tả cảnh, tả người. - Xem bài “Tập làm thơ bốn chữ” Tuần 25. Tiết 99. NS:28-02-08 ND:6b7-03;6c10-03;6a11-03 Lượm(t1) - Tố Hữu- A. Mục tiêu cần đạt - HS cảm nhận được vẻ hồn nhiên, vui tươi của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của Lượm. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. - HS rèn kĩ năng phân tích nhân vật văn học. - HS yêu quý và biết ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc, tự hào về truyền thống anh hùng của thiếu nhi Việt Nam. B. Chuẩn bị. Gv: Giáo án ,ảnh chân dung Tố Hữu - Hs đọc và soạn kĩ bài C. Tiến trình các hoạt động dạy học 1.ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ (5') ?Cảm nghĩ của em về bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”? ?Nêu đặc điểm của thơ 5 chữ? 3. Bài mới: ? Nêu những nét lớn về nhà thơ? - GV sử dụng ảnh chân dung bổ sung. ? Trên cơ sở hiểu biết về thể thơ 5 chữ, nêu đặc điểm thể thơ 4 chữ? ? Em đã học, đọc bài thơ nào như vậy? ( VD: Kể cho bé nghe; Làm anh; ) ? Nếu chia bố cục, em chia như thế nào? ? Nêu ngôi kể, tác dụng? - Cho Hs quan sát chân dung tác giả. GV hướng dẫn HS cách đọc. GV đọc mẫu một đoạn, gọi HS đọc. - Cho HS đọc. ? Nêu đặc điểm nổi bật của Lượm? ? Tìm những chi tiết làm rõ đặc điểm đó? ? Tác giả đã sử dụng nhiều từ loại gì?Tác dụng của nó? ? Khổ thơ gợi cảm xúc gì của tác giả, của người đọc? ? Tìm hình ảnh so sánh và phân tích tác dụng? ? Từ “ vàng” ở đây có ý nghĩa như thế nào? - GV đọc diễn cảm. ? Nêu đặc điểm nổi bật của Lượm ở đoạn này? ? Tác giả đã sử dụng chi tiết nào để làm rõ đặc điểm đó? ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? ? Đọc lại khổ thơ miêu tả sự hy sinh của Lượm? Nêu cảm nghĩ của em? ? Tìm những từ ngữ bộc lộ cảm xúc của tác giả ? Đó là cảm xúc gì? ? Tìm một câu thơ đặc biệt về cấu tạo? Tác dụng? ? Tìm các cách gọi Lượm? Tác dụng? I. Tìm hiểu chung (10') 1/ Tác giả, tác phẩm: SGK. 2/ Thể thơ: - HS nhớ lại, tìm hiểu, phát biểu. + thể thơ: 4 chữ. + Gieo vần: + Ngôn ngữ: 3/ Bố cục- ngôi kể - Bố cục: 3 đoạn. - Ngôi kể: Thứ 3 => Tăng ý nghĩa truyện. II. Đọc- hiểu văn bản 1. Đọc + chú thích(5') 2. Phân tích (20') a/ Hình ảnh Lượm trong lần tình cờ gặp gỡ nhà thơ. “Ngày Huế đổ máu. .....tình cờ. Gặp nhau Hàng Bè. -> Tình cờ gặp trong hoàn cảnh khẩn trương của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. + Dáng người: loắt choắt + Trang phục: xắc xinh xinh ca lô đội lệch + Hành động, cử chỉ: chân thoăn thoắt đầu nghênh nghênh huýt sáo vang - Lời nói: vui lắmthích hơn. - Dáng vẻ: cười híp mí má đỏ bồ quân ->Tác giả quan sát trực tiếp Lượm bằng mắt và tai do đó Lượm được miêu tả cụ thể. => Từ láy, tính từ gợi hình, gợi cảm => Tình cảm yêu quý, âu yếm của tác giả. - Phép so sánh: Lượm- con chim chích => Nổi bật hình dáng, sự vui tươi, nhí nhảnh của Lượm, tình cảm yêu mến của tác giả. b/ Hình ảnh Lượm trong chuyến đi công tác lần cuối. - Hình ảnh Lượm trong khi đi liên lạc. “Bỏ thư...... Thư đề Thượng khẩn Vụt qua mặt ....... Đạn bay vèo vèo Nhấp nhô ..... ->Dùng nhiều ĐT, TT miêu tả hành động dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ được giao và vượt qua mọi sự ác liệt của chiến tranh. => Nghệ thuật so sánh, nói tránh => sự hồn nhiên, đáng yêu. - Sự hy sinh: “Bỗng loè chớp đỏ Thôi rồi! Lượm ơi! ...Một dòng máu tươi Cháu nằm trên lúa ...Hồn bay giữa đồng ->Vừa kể vừa tả tưởng như chứng kiến cái giây phút đau đớn. => lời than thốt lên=> Sự bất ngờ, nỗi đau đớn, không dám tin là sự thật. - Ra thế Lượm ơi! => câu thơ gãy đôi như tiếng nấc nghẹn ngào ( 1 câu => 2 dòng => 1 khổ thơ, hô ngữ) -Sự hi sinh thật nhẹ nhàng, thanh thản cao đẹp. Hình ảnh vừa thực vừa lãng mạn => sự hy sinh là hoá thân vào cây cỏ quê hương 4. Củng cố(2') GV liên hệ với câu nói của Bác , truyền thống thiếu nhi Việt Nam trong cách mạng. 5. HDVN (3'). 1/ Tìm hiểu bài thơ “ Mưa” 2/ Học thuộc lòng bài thơ. 3/ Chuẩn bị bài “ Hoán dụ”: trả lời miệng câu hỏi SGK. Học kĩ ẩn dụ. Tuần 25. Tiết 99. NS:28-02-08 ND:6b08-03;6c11-03;6a15-03-08 Lượm(t2) hƯớNG DẫN ĐọC THÊM: mƯA - Tố Hữu- -Trần Đăng Khoa- A. Mục tiêu cần đạt - HS cảm nhận được vẻ hồn nhiên, vui tươi của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hi sinh của Lượm. Nghệ thuật miêu tả nhân vật. - HS cảm nhận được sức sống, sự phong ... từ. Vậy văn bản đơn từ là gì - Xem xét 4 tình huống và rút ra nhận xét khi nào cần viết đơn ? GV: Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần phải viết đơn, không có đơn nhất định công việc không được giải quyết. ? Trong 4 trường hợp đã nêu ra, trường hợp nào cần phải viết đơn ? Trường hợp nào cần viết loại văn bản khác ? Vì sao ? ? Từ 2 bài tập trên, em cho biết đơn từ là gì ? - H/s quan sát 2 lá đơn (theo SGK). ? Có mấy loại đơn ? * H/s tìm những chỗ giống nhau trong 2 đơn ? Những nội dung nào cần phải có trong một lá đơn ? Tại sao ? GV: Đó là những nội dung không thể thiếu được trong một lá đơn dù theo mẫu hay không theo mẫu. Đơn có thể viết tay rõ ràng, sạch sẽ; cũng có thể đánh máy, in, phô tô ...; chữ ký của người viết đơn nhất thiết phải tự ký. ? Khi viết đơn theo mẫu người viết cần phải làm gì? ? Khi viết đơn không theo mẫu người viết cần phải làm gì? ? Từ các phần vừa tìm hiểu, em hãy cho biết những yêu cầu và nội dung bắt buộc phải có trong đơn ? - H/s đọc ghi nhớ. - Nhắc học sinh phần lưu ý trong SGK. I. khi nào cần viết đơn:(14’) 1. Bài tập 1(SGK-tr 131). - Viết đơn khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết. 2. Bài tập 2. Các trường hợp phải viết đơn: a) Bị mất chiếc xe đạp: cần viết đơn trình báo cơ quan công an; nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạp. b) Muốn theo học lớp Nhạc-hoạ do trường mở: Viết đơn xin nhập học. c) Cãi nhau với bạn, làm mất trật tự trong giờ Toán: Viết bản tường trình hoặc kiểm điểm trước thầy, cô giáo bộ môn hoặc giáo viên chủ nhiệm về khuyết điểm của mình. d) Muốn học ở nơi mới, cần phải viết đơn xin học, xin chuyển trường. => Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. - Đơn được viết ra giấy (theo mẫu hoặc không theo mẫu) để đề đạt một nguyện vọng với mọi người hoặc một cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó. II. các loại đơn và những nội dung không thể thiếu trong đơn:(13’) 1. Các loại đơn: - Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết chỉ cần điền những từ, câu thích hợp vào những chỗ trống. Cần chú ý đọc kỹ để điền đúng. - Đơn viết không theo mẫu: Người viết cần phải tự nghĩ ra nội dung và trình bày. 2. Những nội dung không thể thiếu trong đơn: - Quốc hiệu: tỏ ý trang trọng; - Tên của đơn: để người đọc biết rõ ngay một cách khái quát mục đích, tính chất của đơn (đơn đề nghị, khiếu nại, ...). - Tên người viết đơn: (có thể ghi cả địa chỉ, nghề nghiệp, tuổi, ...). - Tên người hoặc tên tổ chức, cơ quan cần giải quyết đơn (Kính gửi ..., Đồng kính gửi ...) => Nếu không có mục này thì lá đơn sẽ không có địa chỉ người nhận và nơi giải quyết; - Lý do viết đơn: Vì sao viết đơn, cần giải quyết điều gì ? - Ngày, tháng, năm và nơi viết đơn. - Chữ ký của người viết đơn. III. cách thức viết đơn:(13’) 1. Viết đơn theo mẫu: Người viết cần đọc và điền vào chỗ trống những nội dung cần thiết. 2. Đơn không theo mẫu: - Không thể tuỳ tiện, vẫn phải trình bày theo một thứ tự nhất định (SGK). -> Phải trình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một bố cục nhất định. Những nội dung bắt buộc trong đơn là: đơn gửi ai ? ai gửi đơn ? Gửi đơn để đề đạt nguyện vọng gì ? * Ghi nhớ: SGK-tr 134. * Một số lưu ý: SGK-tr 134. 4. Củng cố(1’) - Gv: khái quát nội dung giờ học 5. hướng dẫn về nhà :(1’) - Tập viết đơn: xin nghỉ học; xin chuyển trường. - Tập viết đơn theo mẫu: xin chuyển hộ khẩu. - Chuẩn bị bài tiếp theo: “Luyện tập cách viết đơn...” Tuần 35 Tiết 138 NS:04-05-08 ND:12-05-08 Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi về đơn A. Mục tiêu bài học: *Giúp h/sinh: Nhận ra những lỗi thường gặp khi viết đơn và tìm phương hướng sửa chữa; - Ôn tập những hiểu biết về kiểu bài đơn từ; - Tích hợp với phần văn ở văn bản Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, với phần tiếng Việt ở Các lỗi về chủ ngữ, vị ngữ; - Luyện kỹ năng phát hiện và sửa chữa các lỗi trong khi viết đơn. B. Chuẩn bị: - Gv: Giáo án, Sgk - Hs: Đọc và soạn kĩ bài C. tiến trình các hoạt động dạy học. 1.ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) ? Có mấy loại đơn? Những nội dung nào không thể thiếu trong đơn? 3. Bài mới: - Chỉ rõ các lỗi trong đơn 1 ? - Nêu cách sửa chữa. - Học sinh thảo luận trong nhóm, tổ sau đó cử đại biểu báo cáo trước lớp. - Giáo viên nhận xét, điều chỉnh - Đọc lá đơn. ? Hãy chỉ ra các lỗi trong lá đơn? ? Hãy sửa lại cho đúng? - Đọc lá đơn ? Hãy chỉ ra lỗi sai trong lá đơn này? ? Hãy sửa lại cho đúng? * Ba tổ, mỗi tổ làm một bài tập trong (SGK, tr.157), thảo luận, sau đó cử đại biểu đọc lá đơn tiêu biểu nhất của tổ mình; Giáo viên nhận xét đánh giá. ?Em hãy thay mặt bố mẹ viết đơn gửi ban quản lí điện của địa phương xin cấp điện? I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn:(18’) 1. Bài tập 1: + ở bài tập này các lỗi mắc phải là: - Thiếu quốc hiệu. - Thiếu ngày, tháng, năm, nơi viết đơn, họ và tên người viết đơn. - Người, nơi nhận đơn không rõ. - Thiếu chữ ký của người viết đơn. + Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu. 2. Bài tập 2: + Các lỗi mắc phải ở bài tập này là: - Thừa phần viết về bố, mẹ, vì không cần thiết phải khai trong đơn này. - Lí do trình bày trong đơn chưa rõ ràng, xác đáng. - Thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ ký của người viết đơn. + Cách sửa: Bổ sung những phần thiếu, bỏ bớt những chỗ viết thừa. 3. Bài tập 3: + Các lỗi mắc phải ở bài tập này là: - Lí do viết đơn trình bày không xác đáng. Bởi lẽ đang sốt cao, li bì, không thể ngồi dậy được thì làm sao có thể tự mình viết đơn ? Như vậy là dối trá. Bởi vậy đơn này nhất thiết phải do phụ huynh viết mới hợp lẽ. + Cách sửa: - Thay người viết bằng tên và cách xưng hô của một phụ huynh. - Trình bày lại phần lí do cho thích hợp. II. Luyện tập:(20’) 1. Đơn xin cấp điện cho gia đình, nhất thiết phải có lời cam kết tuân thủ nghiêm túc quy chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ, ... 2. Đơn xin vào Đội tình nguyện bảo vệ môi trường có thể gửi người Đội trưởng hoặc Hiệu trưởng nhà trường, và phải có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp, của gia đình. 3. Đơn xin cấp bàn mới nhất thiết phải trình bày một cách cụ thể tình trạng hỏng của chiếc bàn hiện nay. * Ngoài ra các mục khác của một lá đơn đều phải tuân thủ đầy đủ. 4. Củng cố (1’) - Gv: Cho hs nhắc lại nội dung không thể thiếu trong đơn. - Chỉ ra mmọt lỗi sai khi viết đơn. 5. Hướng ẫn về nhà (1’) - Học kĩ bài, nắm được nội dung và cách viết một lá đơn. - Làm bài tập: Viết đơn gia nhập Đoàn TNCSHCM. - Chuẩn bị bài: Chương trình ngữ văn.... Tuần 35 Tiết 139 NS:-7-05-08 ND:16-05-08 Chương trình ngữ văn địa phương(t1) A. Mục tiêu cần đạt. * Giúp học sinh: - Bước đầu biết được một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong ngữ văn 6 kì II để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường ở quê hương. B. Chuẩn bị:- Gv:Giáo án -Hs: xem lại phần văn bản nhật dụng. C. Tiến trình các hoạt động dạy học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (ko) 3. Bài mới - Gv: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của học sinh. - Nhận xét kết quả chuẩn bị của học sinh. - Gv: chia nhóm. Mỗi bàn một nhóm- cử đại diện nhóm trình bày. ? Em đã học những bài văn nào giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vấn đề bảo vệ môi trường. ? Em tìm hiểu( qua sách báo hoặc hỏi cha mẹ, anh chị....) xem quê hương em (thôn, xóm, huyện, tỉnh, thành phố) có những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nào? ?Môi trường xung quanh của địa phương có xanh, sạch, đẹp hay không?( ao, hồ, sông, ngòi...) ?Có những yếu tố nào về môi trường đang bị xâm phạm? ?Địa phương và trường em đã có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp? I. Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà (5’) II. Thảo luận nhóm các nội dung đa chuẩn bị (36’) 1. Những văn bản đã học: - Cầu Long Biên....sử-> di tích lịch sử - Bức thư....đỏ-> bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Động Phong Nha: danh lam thắng cảnh. 2. Những di tích lịch sử. - Đền Quát (làng Quát, xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Thờ: Nguyễn Hữu Thế (Yết Kiêu) xây dựng từ thời Trần, do nhân dân xây dựng lên để tưởng nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. Ngoài ra: + Côn Sơn(Cộng Hoà- Chí Linh- Hải Dương)- Thờ Nguyễn Trãi. + Kiếp Bạc (Hưng Đạo- Chí Linh- Hải Dương)- Thờ Trần Hưng Đạo. -> Côn Sơn: Là một di tích lịch sử văn hoá và danh thắng nổi tiếng ở xã Cộng Hoà- Chí Linh- Hải Dương được trùng tu xây dựng 1304 vào thời nhà Trần. -Côn Sơn là một công trình kiến trúc có nhiều hiện vật cổ và cảnh quan nơi đây đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước-> là giá trị kinh tế du lịch rất lớn của tỉnh ta. 3. Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi trường ở quê hương em. - Môi trường của quê em còn chưa được xanh, sạch, đẹp vì một số người dân chưa có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường: vứt rác bừa bãi, tắc dòng chảy, lấp ao để làm nhà... - Chủ trương, chính sách: Phát động tuần lễ vệ sinh và môi trường, thường xuyên vệ sinh khu dân cư, tuyên truyền giáo dục người dân không vứt rác bừa bài, thu gom rác thải. 4. Củng cố(1’) - Gv: khái quát lại nội dung bài học. 5. Hướng dẫn về nhà(1’) - Chuẩn bị tiếp bài và giớithiệu di tích lịch sử đền Quát. Tuần 35 Tiết 140 NS:7-5-08 ND:17-05-08 Chương trình ngữ văn địa phương(t2) A. Mục tiêu cần đạt. * Tiếp tục giúp học sinh: - Tiếp tục tìm hiểu một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. - Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong ngữ văn 6 kì II để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. - Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường ở quê hương. B. Chuẩn bị:- Gv:Giáo án -Hs: xem lại phần văn bản nhật dụng. C. Tiến trình các hoạt động dạy học. 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ (ko) 3. Bài mới ? Em biết những gì về di tích lịch sử đền Quát? - Gọi học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình. - Gv: gọi học sinh nhận xét. - Gv: bổ sung III. Luyện tập (43’) * Bài tập Giới thiệu về di tích lịch sử ở quê em (Đền Quát). - Giới thiệu về vị trí địa lí. - Nguồn gốc lịch sử. - Vẻ đẹp của khu di tích. - Việc bảo vệ khu di tích của em và mọi người. 4. Củng cố (1’) - Nhận xét giờ học. 5. Hướng dẫn về nhà(1’) - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học về Văn, tiếng Việt, TLV đã học ở lớp 6
Tài liệu đính kèm: