Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Phạm Ngọc Lan

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Phạm Ngọc Lan

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Giúp h/s nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm 1 lần nữa lý thuyết văn miêu tả

 2. Kĩ năng:

- Luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn.

**Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cá nhân về viếc xây dựng văn bản tả cảnh cho hoàn thiện.

3. Thái độ: - Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.

II. Phương pháp /kĩ thuật dạy tích cực :

 *Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

 Hoạt động 1:Khởi động : GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài.

Hoạt động của thầy và tro: Nội dung ghi bảng:

Hoạt động 2(10’): Gọi HS nhắc lại đề bài- GV ghi đề bài lên bảng.

Gọi HS nhắc lại các yêu cầu của đề trong SGK.( GV treo bảng phụ)- Dựa vào những câu hỏi ở phần yêu cầu phát vấn để HS trả lời và tự so sánh với bài làm của mình.

- GV thông qua đáp án chấm

 Hoạt động 3(15’): GV phát bài cho HS để HS đối chiếu với bài làm của mình với yêu cầu của đề và nhận xét.

 Hoạt động 4(10’): Gọi HS lên bảng lập lại dàn ý HS khác nhận xét bổ sung

- GV nhận xét, bổ sung.( Có ở tiết 88)

 Hoạt động 5(5’): GV nhận xét cụ thể

* Ưu điểm:

- Đa số hiểu đề bài nắm được yêu cầu của đề bài

- Bố cục phần lớn đảm bảo .

- Diễn đạt một số bài có sự liên tưởng khá tốt : Tùng , Cường , Soàn, Phúc.

-Biết sắp xếp tả có trình tự

-Chữ viết trình bày khá sáng sủa

- Biết trình bày các đoạn văn để diễn đạt một nội dung

* Tồn tại

- Một số bài nội dung còn sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Kĩ năng làm bài yếu : Khét, Sên , Như, Thiện, Tài,

- Diễn đạt tối nghĩa , lủng củng : Long, Đa ra

- Chữ viết cẩu thả, ẩu : Thiện, Tài

=> Đa số HS nắm vững cách làm bài, bám sát yêu cầu của đề ra, diễn đạt có phần tiến bộ hơn bài trước.

Hoạt động 6: Sửa lỗi sai – GV ghi bảng phụ.các đoạn diễn đạt lủng củng gọi HS lên bảng sửa –GV lần lượt cho HS phát hiện và sửa các lỗi sai khác.

Hoạt động7 Cho HS đọc bài khá - > Công bố điểm

Lớp TS Giỏi Khá T B Yếu

6A1 38

6B4 37

 I/ Đề bài: Em hãy tả cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng

II/ Yêu cầu của bài viết:

1- Đọc đề xác đinh yêu cầu của đề bài

- phân tích đề

+ Đối tượng tả : Cảnh đồng lúa ban mai

+ Tả cảnh thiên nhiên xen với sự vật sự việc

2. Chữa bài thông qua đáp án chấm

III/ Dàn ý:

MB : giới thiệu cách đồng lúa quê em sáng sớm.

TB:

- Cánh đống lúa sáng tinh sương.

- Khi mặt trời hé dạng.

- Toàn cảnh cánh đồng.

- Cánh đồng khi đến gần.

- Mặt trời lên cao.

KB : Mơ ước và cảm nghĩ của em.

IV/ Nhận xét bài làm của HS:

III. TRẢ BÀI- CHỮA LỖI

Loại lỗi Viết sai Sửa lại

Chính tả - quyê hương, biek, dui vẻ, mặc trời, ko - quê hương, biết, mặt trời, vui vẻ, không

Dùng từ, đặt câu - Gà gáy trầm ngâm.

- Vẻ mặt bác nông dân trông rất đáng thương - Gà gáy xao xác.

- Vẻ mặt bác nông dân trông đáng yêu

Diễn đạt Các ngôi - Gần mấy hôm nay mặt trời không xuất hiện.

- Những cảnh vật khẳng khưu. - Mấy hôm nay mặt trời không xuất hiện.

- Cảnh vật như đang kì nghỉ đông, thật, thật vắng vẻ và yên tĩnh.

- Lỗi viết hoa tuỳ tiện, viết số, viết tắt

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2011-2012 - Phạm Ngọc Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp 6a1 (2/3/2012)
 6a4 (2/3/2012) 
 Tuần 25 Tiết 97 
I. Mục tiêu:	
 - Kiểm tra kiến thức HS về các tác phẩm truyện và thơ..
 - Rèn luyện cho HS tính độc lập, suy nghĩ, sáng tạo.
 - Rèn kĩ năng nhận biết và thông hiểu các chi tiết về nhân vật, về sự việc, nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm. Rèn kĩ năng tóm tắt truyện.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
 - Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm 15 phút, tự luận trong 30 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
1.- Liệt kê các chuẩn kiến thức kĩ năng của nội dung: 
- Bài học đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau; Vượt thác; Bức tranh của em gái tôi; Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; tích hợp kiến thức tiếng Việt và tập làm quen với việc tóm tắt văn bản tự sự.
- Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
2.- Xác định khung ma trận:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MỘT VĂN 6
 I Phần trắc nghiem:
Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
 Mức độ 
Chủ đề/ nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Văn học
1-Bức tranh của em gái tôi.
2- Bài học đường đời đầu tiên
3- Sông nước Cà Mau
5- Buổi học cuối cùng 
1
1
1
1
1
1
2
1
2
1
Cộng số câu:
3
3
6
 Số điểm :
1
2
3
 II. Phần tự luận :
 Mức độ 
Chủ đề/ nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Cộng
Văn học
1- Đêm nay Bác không ngủ.
2-Vượt Thác.
1
1
1
1
Cộng số câu:
1
1
2
 Số điểm :
3
4
7
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
 1. Kiểm tra.
I.Trắc nghiệm khách quan: ( 3 điểm ) 
Khoanh tròn vào trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Văn bản “Bức tranh của em gái tôi” là của tác giả nào?
 A. Tô Hoài.	C. Minh Huệ.
 B. Đoàn Giỏi.	D. Tạ Duy Anh.
Câu 2: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Choắt nói với Dế Mèn là gì?
 A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc vạ vào thân.
 B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào mình.
 C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
 D. Ở đời thì phải trung thực, tự tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây không thể hiện đúng bài học của truyện “Bức tranh của em gái tôi ?
A .Cần vượt qua lòng tự ti trước tài năng của người khác.
B. Biết xấu hổ khi mình thua kém người khác. 
C. Nhân hậu và độ lượng sẽ giúp mình vượt qua tính ích kỉ cá nhân.
D. Trân trọng và vui mừng trước thành công của người khác.
Câu 4: Vị trí của người miêu tả trong đoạn trích Sông nước Cà Mau là ở đâu?
 A. Trên con thuyền xuôi theo các kênh rạch. C. Từ trên cao nhìn bao quát toàn cảnh
 B. Trên đường bộ bám theo các kênh rạch. D. Ngồi một nơi và tưởng tượng ra.
Câu 5: : Theo tác giả đoạn trích Sông nước Cà Mau, các địa danh ở vùng này được đặt tên theo
A. Những danh từ mĩ lệ, trang trọng.
B. Những đồ vật gần gũi quen thuộc với cuộc sống của người dân nơi đây.
C. Tên những người đầu tiên đến đây khai hoang, lập ấp.
D. Những đặc điểm riêng biệt của từng nơi.
Câu 6:.Cậu bé Phrăng hối hận điều gì trong văn bản “Buổi học cuối cùng” ?
Hối hận vì đã bỏ phí nhiều thời gian được học tiếng Pháp- tiếng mẹ đẻ của mình.
Hối hận vì vào học không thuộc bài.
Hối hận vì đã không nhận ra giá trị của giờ học .
Hối hận vì trót vào lớp học.
II.Tự luận: (7 điểm ) 
Câu 1: ( 3 điểm). Chép thuộc lòng một khổ thơ mà em thích nhất trong văn bản Đêm nay Bác không ngủ và giải thích vì sao em thích ?
Câu 3: ( 4 điểm ). Nhân vật dượng Hương Thư trong Vượt thác được miêu tả qua những chi tiết nào? Qua đó em thấy dượng Hương Thư hiện lên là một người như thế nào?
B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM.
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
 Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
C
C
A
D
C
Phần II: Tự luận ( 7 điểm) 
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
- Chép đúng, đủ 2 khổ thơ.
2 điểm
2
- Nội dung: + Thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.
 + Thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện, kết hợp với miêu tả, biểu cảm có nhiều chi tiết giản dị, chân thực và cảm động.
1 điểm
 3
- Hoàn cảnh: Dượng Hương Thư trong hoàn cảnh chỉ huy con thuyền vượt thác giữa mùa nước lớn.
- Ngoại hình: Như pho tượng đồng đúc, như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
- Động tác: Co người phóng sào, thả sào, rút sào nhanh như cắt, ghì trên đầu sào.
=> Con người khoẻ mạnh, dũng mãnh, quả cảm, yêu lao động, yêu quê hương, đất nước.
1 điểm
1 điểm
1 điểm
1 điểm
 3. Củng cố: - Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
 4. Hướng dẫn học ở nhà: 
	- Ôn lại kiến thức đã học.
	- Nhớ lại và làm lại dàn ý của bài làm văn tả cảnh viết ở nhà -> Giờ sau trả bài.
Rút kinh ngiệm :
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------=============================------------------------------------
Lớp 6a1(28,2,2012)
 6a4(28/2/2012)
Tuần 25 Tiết 98 Tập làm văn
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
- Giúp h/s nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa củng cố thêm 1 lần nữa lý thuyết văn miêu tả
 2. Kĩ năng: 
- Luyện kĩ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn.
**Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cá nhân về viếc xây dựng văn bản tả cảnh cho hoàn thiện.
3. Thái độ: - Thấy được những ưu nhược điểm của mình trong bài viết, qua đó biết sửa chữa và rút kinh nghiệm cho những bài viết tiếp theo.
II. Phương pháp /kĩ thuật dạy tích cực : 
 *Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 Hoạt động 1:Khởi động : GV giới thiệu tầm quan trọng của tiết trả bài.
Hoạt động của thầy và tro:
Nội dung ghi bảng:
Hoạt động 2(10’): Gọi HS nhắc lại đề bài- GV ghi đề bài lên bảng.
Gọi HS nhắc lại các yêu cầu của đề trong SGK.( GV treo bảng phụ)- Dựa vào những câu hỏi ở phần yêu cầu phát vấn để HS trả lời và tự so sánh với bài làm của mình.
GV thông qua đáp án chấm 
 Hoạt động 3(15’): GV phát bài cho HS để HS đối chiếu với bài làm của mình với yêu cầu của đề và nhận xét.
 Hoạt động 4(10’): Gọi HS lên bảng lập lại dàn ý HS khác nhận xét bổ sung
- GV nhận xét, bổ sung.( Có ở tiết 88)
 Hoạt động 5(5’): GV nhận xét cụ thể 
* Ưu điểm: 
- Đa số hiểu đề bài nắm được yêu cầu của đề bài 
- Bố cục phần lớn đảm bảo .
- Diễn đạt một số bài có sự liên tưởng khá tốt : Tùng , Cường , Soàn, Phúc... 
-Biết sắp xếp tả có trình tự 
-Chữ viết trình bày khá sáng sủa 
- Biết trình bày các đoạn văn để diễn đạt một nội dung 
* Tồn tại 
- Một số bài nội dung còn sơ sài. Bố cục chưa rõ ràng. Kĩ năng làm bài yếu : Khét, Sên , Như, Thiện, Tài, 
- Diễn đạt tối nghĩa , lủng củng : Long, Đa ra
- Chữ viết cẩu thả, ẩu : Thiện, Tài 
=> Đa số HS nắm vững cách làm bài, bám sát yêu cầu của đề ra, diễn đạt có phần tiến bộ hơn bài trước.
Hoạt động 6: Sửa lỗi sai – GV ghi bảng phụ.các đoạn diễn đạt lủng củng gọi HS lên bảng sửa –GV lần lượt cho HS phát hiện và sửa các lỗi sai khác.
Hoạt động7 Cho HS đọc bài khá - > Công bố điểm
Lớp
TS
Giỏi
Khá
T B
Yếu
6A1
38
6B4
37
I/ Đề bài: Em hãy tả cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng
II/ Yêu cầu của bài viết: 
1- Đọc đề xác đinh yêu cầu của đề bài 
- phân tích đề 
+ Đối tượng tả : Cảnh đồng lúa ban mai
+ Tả cảnh thiên nhiên xen với sự vật sự việc
2. Chữa bài thông qua đáp án chấm 
III/ Dàn ý: 
MB : giới thiệu cách đồng lúa quê em sáng sớm.
TB:
Cánh đống lúa sáng tinh sương.
Khi mặt trời hé dạng.
Toàn cảnh cánh đồng.
Cánh đồng khi đến gần.
Mặt trời lên cao.
KB : Mơ ước và cảm nghĩ của em.
IV/ Nhận xét bài làm của HS:
III. TRẢ BÀI- CHỮA LỖI
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- quyê hương, biek, dui vẻ, mặc trời, ko
- quê hương, biết, mặt trời, vui vẻ, không
Dùng từ, đặt câu
- Gà gáy trầm ngâm.
- Vẻ mặt bác nông dân trông rất đáng thương
- Gà gáy xao xác.
- Vẻ mặt bác nông dân trông đáng yêu
Diễn đạt
Các ngôi - Gần mấy hôm nay mặt trời không xuất hiện.
- Những cảnh vật khẳng khưu.
- Mấy hôm nay mặt trời không xuất hiện. 
- Cảnh vật như đang kì nghỉ đông, thật, thật vắng vẻ và yên tĩnh.
- Lỗi viết hoa tuỳ tiện, viết số, viết tắt
3. Củng cố (3')
 - GV nhận xét giờ trả bài, nhấn mạnh một số lỗi thường mắc để HS có ý thức sửa.
 - Ghi điểm vào sổ.
4. Hướng dẫn học ở nhà (2')
 - Xem lại cách làm bài văn miêu tả.
 - Đọc và soạn bài: Lượm, tìm và giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của nhà thơ Tố Hữu.- Gặp gỡ trong hoàn cảnh khốc liệt và thời gian ngắn ngủi, tác giả vẫn kịp nhận ra chú bé Lượm đáng yêu, hồn nhiên. Điều đó cho thấy hình ảnh Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả. ? Những câu thơ nào thể hiện tình cảm và tâm trạng của tác giả khi kể về sự hi sinh của Lượm. Tình cảm đó như thế nào(qua cách xưng hô)
Rút knh nghiệm :
Sáng nào  em cũng đi trên con đường quen thuộc để đến trường. Hai bên đường có nhiều cảnh đẹp nhưng em thích nhất là được ngắm cánh đồng lúa quê em vào buổi sáng. Cánh đồng quê em rộng mênh mông. Mãi tít phía xa mới nhìn thấy màu xanh rì của những luỹ tre làng viền quanh cánh đồng.        
Sáng sớm, trên cánh đồng, không gian thật thoáng đãng, mát mẻ. Mọi cảnh vật im lìm như còn chìm trong giấc ngủ. Thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng kêu thảng thốt của một chú vạc đi ăn đêm, lạc đàn gọi bạn. Tiếng kêu như xé rách khoảng không yên tĩnh. Một làn gió nhẹ thoảng qua , cả cánh đồng xào xạc một âm thanh dịu nhẹ. Hương lúa thoang thoảng lan theo trong gió.       
Những tia nắng đầu tiên phớt nhẹ  đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bàng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có bóng người đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Thời kì này lúa đang vào mẩy. Từng khóm lúa trĩu xuống vì bông lúa vừa dài lại vừa to. Em bước xuống bờ ruộng, nâng trong tay bông lúa nặng hạt, em thầm nghĩ :   năm nay chắc được mùa to.       
Nắng đã lên cao, cánh đồng lúa bây giờ ánh lên màu xanh pha vàng tươi sáng. Xa xa, đàn cò trắng bay rập rờn càng làm tăng thêm vẻ đẹp của đồng quê.      
Ngắm nhìn đồng lúa quê mình hứa hẹn một vụ mùa bội thu lòng em lâng lâng một niềm vui khó tả.
Bài làm 2 :
          Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.
 ... Lượm.
 - Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó.
 - Nét đặc sắc nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ.
- Tìm hiểu sự kết hợp giữa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm trong bài thơ.
	- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ.
*** Kĩ năng sống : - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của tác giả với chú bé Lượm.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản .
- Xác định giá trị của bản thân: trân trọng tình cảm sự cống hiến của người khác cho cuộc sống của mình ngày hôm nay.
 3. Thái độ: - GD HS tình cảm yêu mến, cảm phục, biết ơn những người đã chiến đấu, hi sinh vì tổ quốc.
II. Các phương pháp kĩ thuật có thể dùng :
*Động não: tìm hiểu chi tiết thể hiện tình cảm của nhân vật.
*Thảo luận nhóm, trình bày trong 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản .
*Viết sáng tạo: cảm nghĩ về tình thân, tình đồng chí .
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
 - HS: Đọc chú thích SGK
 ? Em hiểu gì về tác giả Tố Hữu?
- HS trình bày
- GV nhận xét, bố sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
HĐ 2( 20’): Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản
- GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó.
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS: + P1: Từ đầu “ đi xa dần”: Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ của hai chú cháu.
 + P2: Tiếp -> “ giữa đồng”: chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh dũng cảm của chú bé Lượm.
 + P3: Còn lại : Hình ảnh Lượm còn sống mãi.
- GV : gọi Hs đọc 5 khổ đầu
 ? Ngay từ đầu tác giả giới thiệu cuộc gặp gỡ tình cờ để rồi giới thiệu hình ảnh Lượm hồn nhiên có ý nghĩa gì?
- HS: Gặp gỡ trong hoàn cảnh khốc liệt và thời gian ngắn ngủi, tác giả vẫn kịp nhận ra chú bé Lượm đáng yêu, hồn nhiên. Điều đó cho thấy hình ảnh Lượm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả. 
 ? Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)?
 ? Hình ảnh Lượm được miêu tả tập trung ở những câu thơ nào? Qua những sự kiện gì? Tại sao khi miêu tả trang phục chỉ miêu tả xắc và calô?
- HS : Đó là những trang phục riêng, đặc sắc của các chiến sĩ vệ quốc thời kháng chiến làm công tác liên lạc.
? Dáng điệu của Lượm được đặc tả bằng những từ ngữ nào? Nhận xét?
- HS: Đọc những câu thơ miêu tả cử chỉ của Lượm. Nhận xét về Lượm.
? Nhận xét chung về hình ảnh Lượm? Cảm nghĩ của em?
HS đọc đoạn2
? So sánh nhịp điệu với những khổ thơ đầu tiên ? Tác dụng của sự thay đổi ?
- HS: Trả lời
? Những lời thơ nào miêu tả Lượm đang làm nhiệm vụ?
- HS: Trả lời
? Trên đường làm nhiệm vụ đó có nguy hiểm không?
? Qua đó cho ta thấy Lượm thể hiện là một em bé như thế nào?
? Lượm đã hi sinh như thế nào. Hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc gì?	
? Những câu thơ nào thể hiện tình cảm và tâm trạng của tác giả khi kể về sự hi sinh của Lượm. Tình cảm đó như thế nào(qua cách xưng hô)
- HS: Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên: Ra thế, Lượm ơi!
Câu thơ bị ngắt làm đôi diễn tả sự đau đớn tột độ như tiếng nấc nghẹn ngào của nhà thơ.
- GV Bình: Lời thơ như tiếng nấc nghẹn ngào. Hình dung lại mà tác giả tưởng như phải chứng kiến cái giây phút đau đớn ấy. Lượm đã hi sinh thật anh dũng giữa tuổi thiếu niên hồn nhiên : Sự hi sinh của Lượm thật cao đẹp. Không dừng lại lâu ở niềm xót thương, nhà thơ đã cảm nhận sự hi sinh của Lượm thật thiêng liêng, cao cả như một thiên thần nhỏ bé yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương thơm lúa non thanh khiết bao trùm quanh em và linh hồn bé nhỏ đó đã hoá thân vào với cỏ cây, thiên nhiên, đất nước.
? ý nghĩa của khổ thơ cuối cùng là gì so sánh với khổ thơ đầu tứ thơ có gì đặc biệt ?
- HS: Trả lời
HĐ 3(5’): Hướng dẫn tổng kết
? Nội dung của bài thơ?
- HS: Trả lời
? Nhận xét về thể thơ, từ ngữ?
- HS: Trả lời
? Sự linh hoạt về kiểu câu có tác dụng gì?
 Nhận xét về các cách gọi tên nhân vật Lượm?
- HS: Trả lời
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. T¸c gi¶: Tè H÷u (1920 - 2003) nhµ c¸ch m¹ng - nhµ th¬ lín cña th¬ ca hiÖn ®¹i ViÖt Nam.
 2. T¸c phÈm: s¸ng t¸c n¨m 1949,thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
 3. Thể thơ: Bốn chữ
II.ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc và tìm hiểu chú thích
 2. Bố cục: 3 phần
1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai chú cháu:
Hình ảnh chú bé Lượm :
- Trang phục : cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. 
-> đơn giản, gọn gàng.
- Dáng điệu: loắt choắt, đầu nghênh nghênh
à nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch.
- Cử chỉ: chân thoăn thoắt, huýt sáo, cười híp mí.
à nhanh nhẹn, tươi vui, hồn nhiên, yêu đời.
- Lời nói: “ Cháu đi liên lạc
Thích hơn ở nhà”
à Tự nhiên, chân thật.
=> Đoạn thơ với nhịp điệu nhanh, cùng nhiều từ láy gợi hình góp phần thể hiện hình ảnh Lượm – một em bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, say mê tham gia công tác kháng chiến thật đáng mến, đáng yêu.
2. Hình ảnh Lượm trong chuyến công tác cuối cùng :
- Hoàn cảnh : - Thư đề thượng khẩn. 
 Đạn bay vèo vèo.
 -> khẩn cấp, khó khăn, nguy hiểm. 
- Hành động: - Bỏ thư vào bao 
 Vụt qua mặt trận.
-> dũng cảm, nhanh nhẹn, hăng hái quyết hoàn thành nhiệm vụ không nề nguy hiểm.
- Cháu nằm trên lúa...chặt bông.
-> Hi sinh: dũng cảm, thiêng liêng, cao cả hoá thân vào thiên nhiên.
à Thể thơ bốn chữ, nhiều từ láy có giá trị gợi hình và giàu âm điệu góp phần tạo nên thành công trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
à - Một số câu thơ có cấu tạo đặc biệt thể hiện cảm xúc của nhà thơ một cách đậm nét.
- Sự thay đổi cách gọi đã thể hiện những sắc thái quan hệ và tình cảm trong từng trường hợp khác nhau giữa người kể và nhân vật Lượm.
 3. Hình ảnh Lượm trong lòng mọi người :
- Hai khổ cuối tái hiện hình ảnh Lượm à Kết cấu vòng: Lượm sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.
III. TỔNG KẾT L ghi nhớ - sách giáo khoa.
 3. Củng cố: 
 - Đọc diễn cảm lại bài thơ
 - Từ bài thơ Lượm em hãy kể một câu chuyện về Lượm.
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Đọc thuộc lòng bài thơ.Tìm hiểu thêm vè tác giả. Hiểu được ý nghĩa đầu cuối trong iệc thẻ hiện bài thơ.	- Sưu tầm một số bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.
 - Đọc và soạn bài: Mưa- tìm hiểu thêm :
: Quan sát tinh tế, cảm nhận bằng mắt, tâm hồn hồn nhiên phù hợp với trẻ thơ
? Hình ảnh con người trong bài thơ là ai?
? Người cha được tả như thế nào?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng, tác dụng của nó ?
Rút kinh nghiệm :
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Lớp 6a1 (1/3/2012)
 6a4(2/3/2012)
Tuần 25 tiết 100 Văn bản 
 ( Tự học có hướng dẫn)
 ( TRẦN ĐĂNG KHOA ) 
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Nét đặc sắc của bài thơ: Sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản.
 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ theo thể tự do.
	- Nhận biết và phân tích được tác dụng của phép nhân hoá, ẩn dụ có trong bài thơ.
	- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản.
 **Kĩ năng sống :
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, phản hồi / lắng nghe tích cực về hình ảnh các sự việc hiện lên trong bài thơ.- Tự nhận thức: xác định lối sống nhân ái, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh .
 3. Thái độ: - GD HS tình yêu thiên nhiên, con người, quê hương đất nước.
II.Các phương pháp kĩ thuật tích cực có thể dùng : 
*Động não: tìm hiểu tình huống truyện, những chi tiết thể hiện sụ miêu tả tài tình của tác giả.
*Thảo luận nhóm, trình bày trong 1 phút về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản .
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 Hoạt động 1(5’) : khởi động :
 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng bài thơ Lượm. Cảm nhận của em trước tấm gương hi sinh của Lượm?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ2(5’): Hướng dẫn tìm hiểu chung
 - HS: Đọc chú thích SGK
 ? Em hiểu gì về tác giả Trần Đăng Khoa?
- HS trình bày
- GV nhận xét, bố sung.
- GV giới thiệu thêm về sự nghiệp sáng tác văn chương của ông .
? Em hãy nêu hiểu biết của em về tác phẩm?
- HS: Trả lời
HĐ 2(20’): Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
GV: Hướng dẫn đọc -> Đọc mẫu một đoạn -> HS đọc tiếp -> GV nhận xét.
- GV: Giải thích một số từ khó.
? Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
? Bài thơ được chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS: + P1: Từ đầu “ ngọn mùng tơi nhảy múa”: Cảnh vật trước khi mưa.
 + P2 Còn lại : Cảnh vật trong mưa.
? Bài thơ có thể chia làm mấy đoạn?
ý mỗi đoạn?
- HS: + Đoạn 1: đầu -> trọc lốc: Cảnh sắp mưa
 + Đoạn 2: Đoạn còn lại: Cảnh trời mưa)
? Cảnh trời sắp mưa được tả qua những chi tiết nào?
- HS: Cỏ gà, bụi tre, ông trời, sấm, chớp...
? Nhận xét cách quan sát của tác giả?
- HS: Quan sát tinh tế, cảm nhận bằng mắt, tâm hồn hồn nhiên phù hợp với trẻ thơ
? Hình ảnh con người trong bài thơ là ai?
? Người cha được tả như thế nào?
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng, tác dụng của nó ?
? Bài thơ miêu tả cảnh gì ?
? Nhận xét của em về thế giới thiên nhiên trong bài thơ ?
? Bài thơ hay nhờ những yếu tố nghệ thuật nào ?
- HS đọc ghi nhớ
I. TÌM HIỂU CHUNG
 1. Tác giả :
 Trần Đăng Khoa sianh năm 1858, năng khiếu thơ bộc lộ rất sớm ( từ khi học tiểu học) ; tập thơ đầu tay được in năm 1968, khi Trần Đăng Khoa mới 10 tuổi.
 2.Tác phẩm: 
Bài thơ được in trong tập Góc sân và
khoảng trời.
 3. Thể thơ: Tự do
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
 A. Đọc và tìm hiểu chú thích
 B. Bố cục: 2 phần
 C . Tìm hiểu bài thơ :
1. Thiên nhiên 
- Nhiều hình ảnh thiên nhiên, loài vật với những hành động cụ thể : Phép nhân hoá -> Khí thế mạnh mẽ, dữ dội
 2. Hình ảnh con người :
- Người cha đi cày về: đội sấm, chớp, đội mưa-> Tầm vóc lớn lao, tư thế hiên ngang, to lớn sánh với thiên nhiên.
* Ghi nhớ: SGK Tr 81
 3. Củng cố:
 - Đọc diễn cảm bài thơ Mưa 
 - Nêu cảm nhận của em về bài thơ Mưa.
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học thuộc lòng bài thơ
 - Nắm được nội dung, nghệ thuật của bài.
 - Tìm và đọc các bài thơ của Trần Đăng Khoa.
 - Đọc và nghiên cứu bài: Hoán dụ.Tìm các ví dụ và tự tìm hoán dụ trong văn bản “Buổi học cuối cùng”

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 6 AN GIANG TUAN 25.doc