A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm lý thuyết văn miêu tả - tả cảnh.
2. Kĩ năng:
- Viết văn miêu tả
- Luyện kỹ năng nhận xét, sửa bài làm của mình và của bạn.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tích cực, tự giác cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ:
1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài,
2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình
D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
* Ổn định lớp:
* Kiểm tra bài cũ:
* Bài mới:
- Học sinh đọc lại đề.
Đề bài: Tả lại cảnh buổi sáng ở quê hương em.
*. Mở bài:
- Giới thiệu nơi em ở.
- Cảnh một ngày mới được bắt đầu như thế nào.
*. Thân bài:
+ Cảnh ngày mới sắp bắt đầu:
- Cảnh bầu trời.
- Cảnh hoạt động của con người (Chuẩn bị bữa sáng, đánh thức trẻ em dậy chuẩn bị ăn sánh và tới trường )
- Cảnh hoạt động của các con vật nuôi trong gia đình.
+ Cảnh lúc trời sáng rõ:
- Các gia đình ăn sáng.
- Trẻ em chuẩn bị đến trường.
+ Cảnh ngày mới bắt đầu:
- Trẻ em đi học.
- Mọi người đi làm, đi chợ
- cảnh trên cánh đồng.
(Lưu ý: - Chọn điểm nhìn để tả cho phù hợp. Có thể đứng yên trên một tầng nhà nào đó, hoặc di chuyển.
Ngày soạn: 14/ 02/ 2012 tuần 25 : tiết 97 Kiểm tra văN A/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Trình bày những nhận thức về các văn bản tự sự, văn xuôi và thơ hiện đại. - Làm bài tập trắc nghiệm và bài tự luận. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng trình bày những nhận thức về các văn bản tự sự, văn xuôi và thơ hiện đại. - Kết hợp kỹ năng làm bài tập trắc nghiệm và bài tự luận. - Tích hợp với phần tiếng Việt. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tự giác, tích cực của HS . B. Chuẩn bị: 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài, 2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài, ôn tập các văn bản đã học C. phương pháp: - Tổng hợp, khái quát, trình bày. D.Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: * Bài mới: G/v đọc đề, phát đề cho học sinh. I.Ma trận A.Thiết lập ma trận đề Cấp độ Tờn chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết Thụng hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL VB “Bài học” “Bức tranh của em gái tôi” “Buổi học cuối cùng” Đặc điểm giống nhau của 3 VB Số cõu Số điểm Tỉ lệ Số cõu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số cõu: 1 Sốđiểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Văn bản “Bài học đường đời đầu tiờn” Biết được Dế Mốn đó gõy ra những việc gỡ để phải õn hận Nhận biết, thụng hiểu được bài học đường đời đầu tiờn của Dế Mốn Số cõu Số điểm Tỉ lệ Số cõu: 1 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5% Số cõu: 1 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5% Số cõu: 2 Số điểm:1,0 Tỉ lệ: 10% Văn bản “Sụng nước Cà Mau” Nhận biết về sự hung vĩ của SNCM Cảm nhận về những nột độc đỏo của cảnh sụng nước Cà Mau Số cõu Số điểm Tỉ lệ Số cõu: 1 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5% Số cõu: 1 Số điểm:1.5 Tỉ lệ: 15% Số cõu: 2 Số điểm:2,0 Tỉ lệ: 20% Văn bản “Vượt thỏc” Thụng hiểu về hỡnh ảnh dượng Hương Thư Viết đoạn văảctỡnh bày nội dung của VB “Vượt thỏc” Số cõu Số điểm Tỉ lệ Số cõu: 1 Số điểm:0.5 Tỉ lệ: 5% Số cõu: 1 Số điểm:5.5 Tỉ lệ: 55% Số cõu: 2 Số điểm:6,0 Tỉ lệ: 60% Văn bản “Buổi học cuối cựng” Hiểu về tõm trạng của thầy Ha men trong buổi học cuối cựng Số cõu Số điểm Tỉ lệ Số cõu: 1 Số điểm:0,5 Tỉ lệ: 5% Số cõu: 1 Số điểm:0,5 Tỉlệ:0,5 % Tổng số cõu Tổng số điểm Tỉ lệ % Số cõu:3 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15% Số cõu:3 Số điểm:1,5 Tỉ lệ: 15 % Số cõu: 2 Số điểm:7,0 Tỉ lệ: 70% Số cõu: 8 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% II. Đề bài : Phần I: Trắc nghiệm : (Tìm và khoanh tròn vào đầu phương án trả lời đúng nhất cho các câu hỏi) Câu 1: Ba văn bản "Bài học đường đời đầu tiên"; "Bức tranh của em gái tôi"; "Buổi học cuối cùng" có điểm gì giống nhau về ngôi kể, thứ tự kể ? A. Ngôi thứ ba, thứ tự kể thời gian. B. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể sự việc. C. Ngôi thứ nhất, thứ tự kể thời gian và sự việc. D. Ngôi thứ ba, nhân hoá. Câu 2: Dế Mèn đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời? Quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ. Ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên Cà khịa với tất cả bà con hàng xóm Khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt. Câu 3: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì ? A. Không nên bắt nạt người yếu kém hơn mình để phải ân hận suốt đời. B. Không thể hèn nhát, run sợ trước kẻ thù. C. Bài học về thói kiêu căng, bài học về tình thân ái D. Đi nhiều học hỏi được nhiều. Câu 4: Chi tiết nào không thể hiện sự hùng vĩ của sông nước Cà Mau. A. Rộng hơn ngàn thước. B. Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm. C. Nước ầm ầm đổ ra suốt ngày đêm như thác. D. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Câu 5: Hai so sánh: "Như một pho tượng đồng đúc"; "như một hiệp sỹ của Trường Sơn .." về dượng Hương Thư cho thấy ông là người như thế nào ? A. Khoẻ mạnh, vững chắc, dũng mãnh, có kinh nghiệm. B. Mạnh mẽ, không sợ khó khăn nguy hiểm. C. Dầy dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác. D. Chậm chạp nhưng khoẻ mạnh khó ai địch được. Câu 6: Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng? A. Đau đớn và rất xúc động. B. Bình tĩnh, tự tin. C. Bình thường như những buổi học khác. D Tức tối, căm phẫn. Phần II: Tự luận: Câu 7 : Trong đoạn văn miêu tả cảnh sông ngòi , kênh rạch Cà Mau, Tác giả đã làm nổi bật nghững nét độc đáo nào của cảnh ? Câu 8 : Viết đoạn văn ngắn trình bày nội dung của văn bản ‘‘Vượt thác’’ ? III. Biểu điểm: I. Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. (7 câu đúng được 3,5 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 C D C B A A II Tự luận: Câu 7 : (1,5 điểm)Trong đoạn văn miêu tả cảnh sông ngòi , kênh rạch Cà Mau, Tác giả đã làm nổi bật những nét độc đáo nào của cảnh ? - Độc đáo trong cách đặt tên sông, tên đất (0,5 điểm) - Độc đáo trong dòng chảy Năm Căn. (0,5 điểm) - Độc đáo trong rừng đước Năm Căn. (0,5 điểm) Câu 8 : (5,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn trình bày nội dung ý nghĩa của văn bản ‘‘Vượt thác’’ ? - Miêu tả cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn. (1 điểm) - Ca ngợi sức mạnh lao động của con người giữa một thiên nhiên hùng vĩ.(1 điểm) - Nghệ thuật miêu tả cảnh và người bằng quan sát, tưởng tượng, so sánh bằng các điểm nhìn khác nhau. (1 điểm) - Qua đó tác giả biểu hiện tình cảm yêu quí, cảm phục đối với cảnh và con người quê hương. (1 điểm) - Bố cục đoạn văn rõ ràng (3 phần) (1 điểm) - Trỡnh bày (0,5 điểm) + Hướng dẫn học bài : - Chuẩn bị bài tiếp theo: “Lượm” - Tập viết đoạn văn tả người. ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: 14/ 02/ 2012 tiết 98 Tập làm văn Trả bài Tập làm văn tả cảnh (Bài viết ở nhà) A/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nhận rõ ưu, khuyết điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm lý thuyết văn miêu tả - tả cảnh. 2. Kĩ năng: - Viết văn miêu tả - Luyện kỹ năng nhận xét, sửa bài làm của mình và của bạn. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tích cực, tự giác cho học sinh. B. Chuẩn bị: 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài, 2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài C. phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình D.Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: * Bài mới: - Học sinh đọc lại đề. Đề bài: Tả lại cảnh buổi sáng ở quê hương em. *. Mở bài: - Giới thiệu nơi em ở. - Cảnh một ngày mới được bắt đầu như thế nào. *. Thân bài: + Cảnh ngày mới sắp bắt đầu: - Cảnh bầu trời. - Cảnh hoạt động của con người (Chuẩn bị bữa sáng, đánh thức trẻ em dậy chuẩn bị ăn sánh và tới trường) - Cảnh hoạt động của các con vật nuôi trong gia đình. + Cảnh lúc trời sáng rõ: - Các gia đình ăn sáng. - Trẻ em chuẩn bị đến trường. + Cảnh ngày mới bắt đầu: - Trẻ em đi học. - Mọi người đi làm, đi chợ - cảnh trên cánh đồng. (Lưu ý: - Chọn điểm nhìn để tả cho phù hợp. Có thể đứng yên trên một tầng nhà nào đó, hoặc di chuyển. *. Kết bài: - Nêu cảm nghĩ của bản thân về buổi sáng trên quê hương. II. dựa vào dàn ý chung: - H/s tự nhớ lại bài làm của mình để tự nhận xét: + Bài làm đã đủ các phần theo bố cục chưa ? + Bài làm có đảm bảo được nội dung chính không ? + Bài làm đã tập trung miêu tả làm nổi bật hình ảnh chưa ? + Bài làm đã biết sử dụng từ ngữ gợi cảm, đã biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật để xây dựng các hình ảnh chưa ? - (Sau đó h/s trao đổi các vấn đề trên theo nhóm Gọi HS của từng nhóm lên trình bày) III. Giáo viên trả bài iv. giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm: 1. Ưu điểm: - Đa số h/s biết xác định đúng thể loại: văn tả cảnh. - Chọn được đối tượng miêu tả thích hợp: cảnh đẹp trên quê hương. - Ban đầu đã biết sử dụng từ ngữ gợi cảm để miêu tả, biết xây dựng các hình ảnh so sánh, nhân hoá tạo sự sinh động, hấp dẫn. - Chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, bớt lỗi chính tả. - Lỗi câu đã giảm đáng kể. - Bố cục bài viết rõ ràng. (Gọi HS đứng tại chỗ để tìm ra những ưu điểm ở bài làm của mình) 2. Khuyết điểm: - Dùng từ chưa hợp lý. - Diễn đạt chưa lưu loát. - Chưa có sáng tạo, còn cứng nhắc trong trình bày phần thân bài: Đa số các bài làm, phần thân bài chỉ có một bạn duy nhất, không biết triển khai ý lớn thành đoạn để tạo sự cân xứng cho bài làm. - Các bài viết hầu hết đều tham tả. Mang tâm lý sợ tả ít sẽ thiếu hình ảnh nên cố gắng đưa vào tả hết mà không chọn lọc xem tả những hình ảnh nào, hình ảnh nào chỉ tả qua, hoặc không cần tả hình ảnh nào. Chính vì vậy bài văn chưa tạo được nét nổi bật, ấn tượng. - Một số hình ảnh so sánh, n/hoá còn gượng ép, chưa đạt hiệu quả nghệ thuật. - Hiện tượng viết ẩu, viết sai chính tả vẫn tồn tại. - Vẫn còn lỗi câu. (HS dùng bút chì chữa lỗi chính tả ở bài của mình) * G/v nêu đến khuyết điểm nào, h/s tự phát hiện lỗi qua lời cô phê, h/s lên bảng ghi ra lỗi của mình và tự sửa; Lớp cùng sửa; - G/v lưu ý để tránh mắc lỗi như vậy. (Gọi HS đứng tại chỗ để tìm ra những ưu điểm ở bài làm của mình) * H/s trao đổi bài cho nhau, cùng góp ý cho nhau. * Đọc bài khá: ... * Phấn đấu bài viết sau sẽ nâng tỷ lệ lượng bài khá giỏi lên cao hơn. * Hướng dẫn về nhà : - Hoàn thành các đoạn văn. - Làm các bài tập trong sách BTNV. - Đọc và chuẩn bị tập làm thơ lục bát. - Chuẩn bị bài tiếp theo: “Lượm”; “Mưa” . Ngày soạn: 14/ 02/ 2012 tiết 99 Văn bản lượm (Tác giả : Tố Hữu) A/ Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu và cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiờn, vui tươi, trong sỏng và ý nghĩa cao cả trong sự hi sinh của nhõn vật Lượm. - Tỡnh cảm yờu mến,trõn trọng của tỏc giả dành cho nhận vật Lượm. - Cỏc chi tiết miờu tả trong bài thơ và tỏc dụng của cỏc chi tiết miờu tả đú. - Nột đặc sắc trong nghệ thuật tả nhõn vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xỳc. 2.Kĩ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ cú sự kết hợp giữa cỏc yếu tố miờu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại). - Đọc - hiểu bài thơ cú sự kết hợp cỏc yếu tố tự sự, miờu tả và biểu cảm. - Phỏt hiện và phõn tớch ý nghĩa của cỏc từ lỏy, hỡnh ảnh hoỏn dụ và những lời đối thoại trong bài thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục tình cảm yêu quê hương, đất nước, con người. - Cảm phục trước sự hi sinh anh dũng của Lượm. B. Chuẩn bị: 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài, 2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài C. phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, khai thác kênh hình D.Tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Bài thơ "Đêm nay Bác ..." của MH dùng phương thức biểu đạt gì ? - Qua bài thơ, em có cảm nhận n/t/n về tình người, tình đồng chí ? -> Từ tình đồng chí, G/v chuyển ý bài mới: Lượm. * Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Dựa vào chú thích, nêu những hiểu biết về tác giả ? - Nêu những hiểu biết về tác phẩm ? (Giáo viên bổ sung). * G/v hướng dẫn đọc: - Rõ ràng, mạch lạc, chú ý vầ ... âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau Ngày mai trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.” * Hướng dẫn về nhà : - Xem lại phần vừa học. - Ôn lại các vấn đề lí thuyết cơ bản. - Làm tiếp các phần còn lại. ... Ngày soạn: 22/4/ 2012 tiết 140 Chương trình ngữ văn địa phương (Tiếp theo) A/ Mục tiêu bài học: Biết thờm về một số danh lam thắng cảnh, di tớch lịch sử và kế hoạch bảo vệ mụi trường ở địa phương mỡnh. 1.Kiến thức: Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tớch lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. 2.Kĩ năng: - Thực hiện cỏc bước chuẩn bị và trỡnh bày nội dung về di tớch lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương. - Quan sỏt, tỡm hiểu, ghi chộp thụng tin cụ thể về đối tượng. - Trỡnh bày trước tập thể lớp. 3.Thái độ: - Biết được một số danh lam, thắng cảch, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống. B/ Chuẩn bị: 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài, - Bảng phụ 2. Trò: - Đọc SGK, soạn bài C. phương pháp: - Đàm thoại, thảo luận nhóm, nêu vấn đề, bình giảng, tổng hợp, khái quát. d/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: * Bài mới: I. trao đổi nhóm các vấn đề đã chuẩn bị ở nhà. - Các nhóm lựa chọn vấn đề và phát biểu trình bày trước lớp. -Trình bày, giới thiệu bài chuẩn bị và hiện vật, tranh ảnh sưu tầm hoặc giới thiệu qua băng hình, băng tiếng. - Trao đổi, nhận xét của các bạn. II. một số qui luật ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp củng cố kĩ năng nói và viết: 3. Phân biệt các phụ âm R, D, GI : a. Qui tắc trong âm tiết (tiếng): + R, GI không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uê, uy, uâ, trừ hai từ phiên âm tiếng Pháp : cu roa, ruy băng. + D kết hợp được với các vần trên. Ví dụ: đe doạ, kinh doanh, xét duyệt, duyên số, duyềnh nước, hậu duệ, b. Qui tắc trong từ Hán Việt : + R không có trong yếu tố Hán Việt. + D , Gi có nhiều trong yếu tố Hán Việt Ví dụ : - diễn viên, bình dị, mậu dịch, tiêu diệt, tuyệt vọng, - giải quyết, li gián, giảm giá, giác ngộ, giáo dục, . c. Qui tắc trong từ láy : + Điệp GI, D, R : Ví dụ : - giặc giã, gióng giả, giữ gìn, - dai dẳng, dại dột, dông dài, - rúc rích, róc rách, răng rắc, + Có thể gặp : lai rai, lim dim, xớ rớ, lỡ dở, + Không có: lai giai, lim gim, xớ giớ, lỡ giở, d. Qui tắc ngữ nghĩa: + Chỉ có điệp phụ âm R mới biểu thị được những sắc thái ý nghĩa sau : - Mô phỏng âm thanh, tiếng động (tượng thanh). Ví dụ: rào rào, ríu rít, rè rè, róc rách, rầm rầm, ràn rạt, - Mô phỏng hình ảnh, chuyển động (tượng hình). Ví dụ: run rẩy, rung rinh, rón rén, rập rờn, .. - Mô tả ánh sáng màu sắc và hình ảnh. Ví dụ: rạng rỡ, rực rỡ, rừng rực, roi rói, 4. Phân biệt các phụ âm L / N: a. Qui tắc trong âm tiết (tiếng): + N không kết hợp với các vần oa, oă, oe, uê,uy, uâ ; trừ 3 từ : thê noa, noãn cầu, noãn sào. ( Vì đây là các từ Hán Việt ít dùng, tạm giải nghĩa như sau : - Thê noa : vợ + đầy tớ => chỉ chung những người chân yếu, tay mềm, phụ thuộc. - Noán cầu, noãn sào : Noãn : trứng ; cầu, sào : đã mờ nghĩa => chỉ chung những bộ phận sinh sản của động vật, thực vật.) + L có thể kết hợp được với tất cả các vần trên. b.Qui tắc trong từ láy : + L và N không láy với nhau ; chỉ có hiện tượng điệp L hoặc N. - Điệp L : làm lụng, lưu lạc, lăn lóc, lẳng lơ, lèo lá, - Điệp N : nao núng, nồng nặc, nô nức, nằn nì, + N không láy với các âm đầu khác. + L có thể láy với các âm đầu khác. Ví dụ : lai dai, lải nhải, la cà, lăn tăn, lảng vảng, lèm nhèm, c. Qui tắc ngữ nghĩa: + Chỉ L mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có phụ âm đầu NH : Ví dụ: Lỡ làng - nhỡ nhàng ; lọ lem - nhọ nhem ; lố lăng - nhố nhăng ; lớn - nhớn ; lem luốc - nhem nhuốc ; nhanh nhẹn - lanh lẹn ; lầm - nhầm ; + Chỉ N mới có hiện tượng gần âm, gần nghĩa với các từ có âm đầu là Đ : Ví dụ : - đây - này, nầy. - đó - nọ, nớ. - đấy - nãy, nấy. III. Luyện tập : Bài 1 : Đọc câu thơ sau và làm rõ nghĩa của từ “xuân”: “Mùa xuân (1) là tết trồng cây, Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. (2)” - Xuân (1) : nghĩa gốc chỉ mùa xuân, mùa đầu của một năm. - Xuân (2) : nghĩa chuyển : chỉ sự vật tươi đẹp trẻ trung. => Nghĩa gốc và nghĩa chuiyển tạo nên hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Bài 2 : Viết chính tả (GV đọc cho HS tập viết chính tả cho đúng) - Đoạn văn bản bài : “ Cây tre Việt Nam”: “Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá khác nhau. Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quí, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, luỹ tre thân mật làng tôi đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn. Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Ngày mai trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi.” * Hướng dẫn về nhà : - Xem lại phần vừa học. - Ôn lại các vấn đề lí thuyết cơ bản. - Làm tiếp các phần còn lại. . Ngày soạn: 22/4/2012 tiết 137,138 Kiểm tra tổng hợp cuối năm A/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Kiểm tra nhận thức của học sinh về các vấn đề cơ bản của ba phân môn văn học, tập làm văn, Tiếng Vịêt đã học trong cả năm học. 2. Kĩ năng: - Kiểm tra các kĩ năng làm bài tự luận tổng hợp trong thời gian 90 phút. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức tích cực, tự giác làm bài trong học sinh. B/ Chuẩn bị: 1.Thầy: - Đọc SGK, SGV, soạn bài, 2. Trò: - Đọc SGK, ôn tập các bài đã học . c/ tiến trình bài dạy: * ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: - Việc chuẩn bị của học sinh. * Bài mới: đề của phong giáo dục nam sách đề bài (đề bài cho học sinh tham khảo) Cho đoạn văn : " Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn, bấy giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vỗ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng". Câu 1: (3 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào? Ngôi kể trong đoạn là ngôi thứ mấy ? Đoạn văn có bao nhiêu từ láy?( Ghi lại các từ láy đó) Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn là? Thứ tự kể, tả của đoạn văn? Câu 2: (1 điểm): Trong đoạn văn: " Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng đế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt." Có mấy cụm danh từ ? Ghi lại xuống dưới các cụm danh từ đó? Câu 3: (0,5 điểm) Nếu viết : "Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ " thì câu văn mắc lỗi gì ? Câu 4: (5,5 điểm) Dựa vào văn bản: “Động Phong Nha” , em hãy tưởng tượng và viết một bài văn miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha và cảm nghĩ của em trước vẻ đẹp ấy. b. Đáp án và biểu điểm Câu 1: (3 điểm) + Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả (0,25đ) + Ngôi kể trong đoạn là ngôi thứ nhất (0,25đ) + Đoạn văn có 6 từ lá : thỉnh thoảng (0,25đ), phành phạch (0,25đ), hủn hoẳn(0,25đ), giòn giã (0,25đ), rung rinh (0,25đ), ngoàm ngoạp (0,25đ) + Biện pháp nghệ thuật chủ yếu mà Tô Hoài sử dụng trong đoạn văn là: - Vừa so sánh vừa nhân hóa (0,5đ) Thứ tự kể, tả của đoạn văn: Vừa khái quát vừa cụ thể, lần lượt tả từng bộ phân của cơ thể Dế Mèn. (0,5đ) Câu 2 : (1 điểm) Đoạn văn có : 3 cụm danh từ. (0,25đ) một chàng dế (0,25đ) đôi càng (0,25đ) những cái vuốt (0,25đ) Câu 3: (0,5 điểm) Nếu viết : "Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ " thì câu văn mắc lỗi: - Thiếu chủ ngữ Câu 4: (5,5 điểm) *Yêu cầu về nội dung: 1.Mở bài : (1 điểm) - Một câu giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh động Phong Nha. 2.Thân bài :(3,5 điểm): a. Vể đẹp lộng lẫy, kì ảo của động Phong Nha được biểu hiện qua: - Các hình khối, hình tượng thạch nhũ đa dạng, sinh động - Các màu sắc huyền ảo, lóng lánh nh kim cương. - Các âm thanh như tiếng đàn, tiếng chuông nơi cảnh chùa, đất Bụt. - Du khách như lạc vào thế giới của tiên cảnh. b. Cảm nghĩ: - Tự hào về đệ nhất kì quan Phong Nha. - Mong muốn mọi người có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường thiên nhiên; nhà nước sớm có kế hoạch khai thác, đưa Phong Nha thành một địa điểm du lịch, thám hiểm và nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh của đất nước. 3. Kết bài: (1 điểm): - Suy nghĩ của riêng người viết về việc bảo vệ các danh lam thắng cảnh trên đất nước hoặc địa phương. * Biểu điểm: + Điểm giỏi: - Viết đúng thể loại, có sự sáng tạo trong khi miêu tả, có yếu tố biểu cảm trong bài văn, diễn đạt tốt, không sai lỗi chính tả. + Điểm khá: - Viết đúng thể loại, miêu tả có sự sáng tạo , có yếu tố biểu cảm trong bài văn, còn sai một số lỗi diễn đạt và lỗi chính tả. + Điểm TB: - Viết đúng thể loại, có chỗ diễn đạt vụng, còn sai lỗi chính tả. + Điểm yếu: Viết không đúng thể loại, diễn đạt vụng, sai nhiều lỗi chính tả. * Hướng dẫn về nhà : - Xem lại phần vừa học. - Ôn lại các vấn đề lí thuyết cơ bản. - Làm tiếp các phần còn lại. -------------------------------------------------------- Ngày .... tháng ....năm 2012 Nhận xét của tổ chuyên môn Phạm Thanh Nga
Tài liệu đính kèm: