Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền

A/ Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong "Vượt thác ".

 - Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương, với người lao động.

 - Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhên và con người .

2.Kĩ năng:

 -Đọc diễn cảm : giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

 -Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.

3.Thái độ: Tình cảm yêu quí thiên nhiên, con người lao động, yêu quê hương đất nước .

B/ Chuẩn bị:+ GV : SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Bảng phụ , tranh vẽ -Tư liệu về tác giả. + HS : Đọc văn bản- Trả lời các câu hỏi SGK

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: 1/ Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em ?

A. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện B. Ngạc nhiên, hãnh diện , xấu hổ

C.Ngạc nhiên, tức tối , xấu hổ D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện

 2/Vì sao người anh lại xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?

A. Em gái vẽ mình xấu quá B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường

C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. D.Em gái vẽ sai về mình

 3/Nêu bài học rút ra từ truyện "Bức tranh của em gái tôi"

HĐ2:GV giới thiệu bài mới:Thiên nhiên thật phong phú và đa dạng, mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng- Ta bắt gặp không gian rộng lớn, mênh mông hoang dã của vùng cực Nam tổ quốc qua bài "Sông nước Cà Mau" Hôm nay, chúng ta sẽ quay về vùng đất miền Trung, quê hương ta , nơi có dòng sông Thu Bồn, với những con người lao động cần cù qua bài:"Vượt Thác"

 

doc 11 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 24 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết :85
Văn bản: VƯỢT THÁC 
 (Võ Quảng)
S: 
G:
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức: Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong "Vượt thác ".
 - Tình cảm của tác giả với cảnh vật quê hương, với người lao động.
 - Một số biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhên và con người .
2.Kĩ năng: 
 -Đọc diễn cảm : giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
 -Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3.Thái độ: Tình cảm yêu quí thiên nhiên, con người lao động, yêu quê hương đất nước .
B/ Chuẩn bị:+ GV : SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; Bảng phụ , tranh vẽ -Tư liệu về tác giả. + HS : Đọc văn bản- Trả lời các câu hỏi SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: 1/ Trình tự nào thể hiện đúng diễn biến tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh của em ? 
A. Ngạc nhiên, xấu hổ, hãnh diện B. Ngạc nhiên, hãnh diện , xấu hổ
C.Ngạc nhiên, tức tối , xấu hổ D. Tức tối, xấu hổ, hãnh diện 
 2/Vì sao người anh lại xấu hổ khi xem bức tranh em gái vẽ mình?
A. Em gái vẽ mình xấu quá B. Em gái vẽ mình đẹp hơn bình thường
C. Em gái vẽ mình bằng tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu. D.Em gái vẽ sai về mình
 3/Nêu bài học rút ra từ truyện "Bức tranh của em gái tôi"
HĐ2:GV giới thiệu bài mới:Thiên nhiên thật phong phú và đa dạng, mỗi nơi đều có một vẻ đẹp riêng- Ta bắt gặp không gian rộng lớn, mênh mông hoang dã của vùng cực Nam tổ quốc qua bài "Sông nước Cà Mau" Hôm nay, chúng ta sẽ quay về vùng đất miền Trung, quê hương ta , nơi có dòng sông Thu Bồn, với những con người lao động cần cù qua bài:"Vượt Thác"
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ3: Đọc- hiểu chung.
 *MT:Sơ giảng về tác giả và tác phẩm “Quê nội” .
@B1:Tìm hiểu tác giả tác phẩm 
H: Em hãy cho biết vài nét về tác giả , tác phẩm
* HS trả lời-GV bổ sung cho HS ghi vài ý chính
@B2:Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích-Chú ý thay đổi nhịp điệu, giọng điệu cho phù hợpvới nội dung từng đoạn GV đọc mẫu một đoạn -gọi HS đọc tiếp GV kiểm tra việc đọc chú thích của HS
HĐ4: Tìm hiểu văn bản
*MT:Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong "Vượt thác ".
* Cho HS tìm hiểu bố cục –Gv dung bảng phụ giới thiệu bố cục 
H: Hãy cho biết tác giả miêu tả cảnh vượt thác theo trình tự nào?Vị trí của người miêu tả ở đâu? Vị trí đó có thuận lợi không?
* GV tích hợp với phần TLVvề văn miêu tả
(Miêu tả theo hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy)
H: Văn bản đề cập đến nội dung nào?
H: Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả trong bài đã có sự thay đổi như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền?
(cho HS thảo luận theo 3 chặng đường - GV ghi bảng phụ - Gọi HS phát biểu sau khi thảo luận GV chốt ý)
H: Em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên ở đây?HS trả lời-HS khác nhận xét bổ sung
 * GV nhận xét bổ sung chốt ý cho HS ghi
H: hãy cho biết nét đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn miêu tả này? 
H: Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài văn có hai hình ảnh miêu tả các cây cổ thụ bên bờ sông . Em hãy chỉ ra hai hình ảnh ấy và nêu ý nghĩa? * HS trả lời- GV chốt ý cho HS ghi
* Chuyển ý thiên nhiên à con người
H: Hãy tìm những chi tiết miêu tả nhânvật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác?
-Về ngoại hình
-Về hành động
H: Những hình ảnh so sánh nào đã sử dụng?
* HS trả lời-GV chốt treo bảng phụ
H: Em có nhận xét gì về cách miêu tả này?
H: Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh: “Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”
H:Qua bài văn em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
* HS trả lời –GV chốt ý
HĐ5: GV tổng kết bài 
*MT:Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn miêu tả cảnh thiên nhiên; rút ra ý nghĩa văn bản.
H:Hãy chỉ ra nét đặc sắc trong nghệ thuật của văn bản ?
*HS chỉ ra một số hình ảnh nhân hóa, so sánh :
-Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm, lặng nhìn xuống nước.
- Dương Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, giống như một hiệp sĩ...vĩ.
-Những cây to...như những cụ già....
H:Em hãy nêu ý nghĩa văn bản ?
H:Qua bài văn em cảm nhận như thế nào về thiện nhiên và con người lao động được miêu tả ? 
-Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ6:Hướng dẫn HS phần Luyện Tập
Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” ?
GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh về nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm.( bảng phụ )
I/Tìm hiểu chung:
1.Tác giả , tác phẩm:
- Võ Quảng (1920-2007 ) quê ở Quảng Nam, nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.
-"Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Quê nội" - tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
2/ Đọc văn bản
3/ Lưu ý chú thích
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1/ Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài:
-Đoạn sông vùng đồng bằng hiền hoà , thơ mộng, thuyền bè tấp nập , cảnh quan hai bên bờ rộng rãi và trù phú.
-Đoạn có nhiều thác ghềnh thì vườn tược um tùm, nhiều cây cổ thụ, núi cao." Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá chảy đứt đuôi rắn"
-Khi qua nhiều thác dữ đồng ruộng lại mở ra
* Bức tranh thiên nhiên thật phong phú đa dạng được miêu tả theo hành trình vượt thác:Ở những vùng đồng bằng thì cảnh đẹp êm đềm hiền hoà , thơ mộng; ở vùng núi rừng cảnh đẹp uy nghiêm, hùng vĩ. 
(Sử dụng nghệ thuật so sánh nhân hoá đặc sắc).
2/ Nhân vật dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác:
-Được miêu tả tập trung ở những động tác tư thế và ngoại hình với những hình ảnh vừa khái quát vừa gợi cảm.
-Hình ảnh so sánh: Dượng Hương Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ thể hiện vẻ dũng mãnh , tư thế oai hùng của con người trước thiên nhiên.
*Hình ảnh của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác thật quả cảm. Qua đó làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ.
III/ Tổng kết: 
1. Nghệ thuật : 
-Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người.
-Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả.
-Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc , có chọn lọc.
-Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợị lên nhiều liên tưởng .
2. Ý nghĩa văn bản: "Vượt thác " là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ dó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.
*Ghi nhớ SGK/41
IV /.Luyện tập: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” ?
* Những nét đặc sắc về phong cảnh: 
- Thiên nhiên sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức hoang dã, chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp tập, trù phú, độc đáo vùng cực nam Tổ quốc
+ Phong cảnh thiên nhiên thay đổivà cảnh vượt thác dữ dội của con thuyền trên sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam.
* Nghệ thuật miêu tả:
- Tả cảnh sông nước từ ấn tượng chung, từ cái nhìn khái quát đến cụ thể .
- Nghệ thuật tả cảnh, tả người, từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác.
HĐ7: Củng cố:HD HS đọc phần ghi nhớ SGK - Làm phần Luyện tập.
HĐ8: Hướng dẫn tự học: -Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu.
-Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên.
-Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong "Sông nước Cà Mau " và "Vượt thác ".
-Học thuộc bài . Soạn bài :So sánh ( tiếp theo )
*RKN:
Tuần :24
Tiết: 86
Tiếng Việt: SO SÁNH (tt )
S: 14/02/2011
G:17/02/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức: Nắm 2 kiểu so sánh cơ bản là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng, hiểu tác dụng của so sánh .
 2.Kĩ năng: -Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay.
 -Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
 3.Thái độ: Thích thú khi học phép so sánh .
B/ Chuẩn bị: + GV: SGK, SGV, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN; bảng phụ -Tìm thêm một số ví dụ; + HS:chuẩn bị bài theo yêu cầu các câu hỏi SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ :
1/ So sánh là gì?Tìm một câu văn có sử dụng phép so sánh trong văn bản :"Sông nước Cà Mau"
2/Nối 2 vế Avà B
 A B
1. Công cha như núi Thái sơn a. So sánh người với người
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
2. Thầy thuốc như mẹ hiền b.So sánh người với vật
3. Thân em như tấm lụa đào c.So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
4.Ôi cái mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ d.So sánh vật với người
Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành
HĐ2: GV giới thiệu bài :Khái niệm mô hình cấu tạo – Các kiểu so sánh và tác dụng của nó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ3: Tìm hiểu các kiểu so sánh
*MT:Nắm 2 kiểu so sánh cơ bản là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng, hiểu tác dụng của so sánh .
* Gọi HS đọc bài tập SGK – GV treo bảng phụ
H: Tìm các phép so sánh trong khổ thơ đó? 
H: Các từ ngữ dùng để so sánh trong các câu có gì khác nhau?
HS trả lời GV chốt ý cho thêm ví dụ
H:Vậy có mấy kiểu so sánh? Đó là những kiểu nào?
H: Tìm thêm những từ ngữ chỉ ý ngang bằng hoặc không ngang bằng? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK /42 - Cho thêm ví dụ để phân tích.
HĐ4 :Tìm hiểu tác dụng của phép so sánh
*MT:Hiểu tác dụng của so sánh .
*GV ghi bảng phụ đoạn văn 1/II SGK
* GV gọi HS đọc
H: Tìm phép so sánh trong đoạn văn; HS thảo luận nhóm –GV nhận xét kết quả thảo luận của HS( treo lên bảng) Gọi HS khác nhận xét
GV nhận xét bổ sung các phép so sánh
+ Có chiếc lá như mũi tên nhọn
+ Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo.
(Có chiếc lá như thầm bảo rằng 
Có chiếc lá như sợ hãi)
H: Trong đoạn văn đó phép so sánh có tác dụng gì?
* HS trả lời GV chốt lại 2ý
* Gọi HS đọc ghi nhớ SGK
GV củng cố bài, gọi HS đọc 2 ghi nhớ.
HĐ5:Hướng dẫn HS thực hiện luyện tập
 *MT: Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay.Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản.
-Gọi 3HS lên bảng làm bài tập-HS nhận xét GV nhận xét bổ sung
Bài tập1,2 :Cho HS thực hiện ngay tại lớp
Bài tập 3: Hướng dẫn cho HS về nhà làm
I. Tìm hiểu chung:
1/Các kiểu so sánh: 
1.1.Bài tập:
a. Phép so sánh :
 (1 )Những ngôi sao thức ngoài kia 
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con (Sosánh không ngang bằng )
(2 )Mẹ là ngọn gió của con suốt đời(Sosánh ngang bằng )
b.Từ ngữ so sánh :(1) chẳng bằng.
 (2 ) là
*Mô hình: -So sánh hơn kém (không ngang bằng) :A chẳng bằng B
 - So sánh ngang bằng: A là B 
b.Từ chỉ ý so sánh : 
 ... Man mác, khác thường
-n/ng: dọc ngang/ngan ngát, than vãn/ thênh thang 
2/Viết đúng các thanh dễ mắc lỗi ?/~ 
- Vẻ đẹp/ bức vẽ, nghỉ ngơi, nghĩ ngợi, ngả nghiêng, ngã nhào,...
*Một số mẹo chính tả:
- Ở các từ láy: vận dụng qui tắc cùng nhóm.
+Huyền - ngã - nặng: Ví dụ: đẹp đẽ, tầm tã, lặng lẽ,...
+Sắc - hỏi - không: Ví dụ: sắc sảo, viển vông, hỏi han, vất vả,...
*Cách ghi nhớ: Chị huyền mang nặng ngã đau - Hỏi không sắc thuốc lấy đâu mà lành (Tu nhiên vẫn có một số ngoại lệ như:bền bỉ, hồ hởi, khe khẽ, ve vãn, vỏn vẹn,...)
 - Ở các từ Hán Việt: thường các tiếng bắt đầu bằng một trong các phụ âm M, N, NH, V, L, D, NG thường mang dấu ngã. Ví dụ: mã số, mẫu giáo, nỗ lực, trí não, nhẫn nại, lãnh tụ, thành luỹ, dã man, dũng sĩ, đội ngũ, nghĩa khí,...
*Cách ghi nhớ: Mình nên nhớ viết là dấu ngã.
3/Viết đúng một số nguyên âm dễ mắc lỗi 
iu/iê: chiu chít, chiêu sinh, đăm chiêu; dịu dàng, hiền dịu, diệu kì, huyền diệu.
4/ Viết đúng những từ dễ mắc lỗi do cách phát âm địa phương: ao/ô, ăn/ en; v/d...
-Cái bao àcái bô; phong trào àphong trồ,...
- Búp măng àbúp men, củ sắn à củ sén,...
-Vẫy cáà dẫy cá, đi về àđi dề 
II/ Một số hình thức luyện tập: 
1/ Viết chính tả: nghe viết - Gv đọc đoạn thơ của Nguyễn Tiến Nhẫn cho HS chép.
2/ Làm các bài tập chính tả: điền vào chỗ trống –Tìm từ theo yêu cầu (như tài liệu đã dẫn)
3/ Lập sổ tay chính tả.
HĐ5: Củng cố:Làm tiếp phần Luyện tập.HĐ6: Hướng dẫn tự học: Nắm nội dung bài-chú ý viết dung khi ghi bài, làm bài tập, bài kiểm tra ;-Về lập sổ tay chính tả, thường xuyên ghi những từ khó, dễ nhầm; -Xem trước bài “Phương pháp tả cảnh”
Tuần: 24
Tiết: 88
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
(RA ĐỀ VỀ NHÀ)
S: 18/02/2011
G:21/02/2011
A/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Cách làm bài văn tả cảnh , bố cục , thứ tự miêu tả ; cách xây dựng đoạn văn và trả lời trong đoạn văn tả cảnh .
- HS cần nắm được phương pháp và trình bày dàn ý của một bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng:
- Quan sát cảnh vật .
- HS vận dụng viết một bài văn, đoạn văn tả cảnh theo một trình tự nhất định. 
- Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Vượt thác ” với phần Tiếng Việt ở biện pháp so sánh và nhân hóa; -Rèn luyện kĩ năng quan sát lựa chọn chi tiết , hinh ảnh để tả ,để trình bày bố cục . 
B/ Chuẩn bị: GV: Bài tập, một vài bài văn- Đề bài tập về nhà. –HS :trả lời các câu hỏi ở SGK
C/ Tổ chức các hoạt động dạy- học:
HĐ1:Bài cũ: Để làm một bài văn miêu tả ta cần vận dụng những kĩ năng nào?
 Bố cục một bài văn tả cảnh?
HĐ3: Khởi động- giới thiệu bài: Tả cảnh là một dạng văn miêu tả., đối tượng cần tả là cảnh vật. Thông thường là cảnh thiên nhiên hoặc cảnh sinh hoạtàbài mới.
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ4: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về phương pháp viết văn tả cảnh.
*MT: Cách làm bài văn tả cảnh , bố cục , thứ tự miêu tả ; cách xây dựng đoạn văn và trả lời trong đoạn văn tả cảnh .
* GV chia lớp ra nhiều nhóm, mỗi nhóm đọc một đoạn và chuẩn bị trả lời câu hỏi.
Cho HS thảo luận- trao đổi và trả lời. GV tóm tắt các ý kiến của HS- nhận xét, bổ sung
H: Đoạn a miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác.Tai sao có thể nói qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung ra những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? 
H: Đoạn văn b tả cảnh gì?
H: Người viết miêu tả những cảnh vật theo thứ tự nào? Liệu có đảo ngược được thứ tự này không?Vì sao?(Không thể đảo ngược
H: Chỉ ra 3 phần của bài văn ở mục c và nêu ý chính của mỗi phần? HS trả lời- GV nhận xét bổ sung 
H: Nhận xét về trình tự miêu tả của tác giả ở đoạn giữa như thế nào? - GVchốt vấn đề theo ghi nhớ SGK- Cho HS đọc phần ghi nhớ
HĐ5 :Hướng dẫn HS luyện tập
*MT: HS vận dụng viết một bài văn, đoạn văn tả cảnh theo một trình tự nhất định. 
Rèn luyện kĩ năng quan sát lựa chọn chi tiết , hinh ảnh để tả ,để trình bày bố cục . 
GV gọi HS đọc đề bài –Nêu yêu cầu cho HS trả lời theo sự gợi ý trong SGK
H: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm vănthì em sẽ quan sát và chọn những hình ảnh tiêu biểu nào?Em sẽ tả theo thứ tự nào? từ ngoài vào trong hay từ trên xuống dưới?
* Viết phần mở bài và phần kết bài 
Giao cho tổ1,2 viết phần mở bài - Tổ3,4 viết phần kết bài- Đại diện nhóm trình bày.Nhóm khác nhận xét bổ sung GV nhân xét chốt ý
* GV hướng dẫn cho HS làm bài tập 2 :Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi Cho HS về nhà làm bài
 * GV cho HS đọc văn bản: Biển đẹp
Yêu cầu Hs xác định dàn ý và nêu nội dung của từng phần
HĐ 6: GV ra bài viết số 5 Về nhà làm
I/ Tìm hiểu chung:
 1 /Bài tập :
a. Đoạn văn : Miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong một chặng đường của cuộc vượt thácvới tư thế dũng mãnh hào hùng.
b.Đoạn văn : Tả dông sông Năm Căn lớn hung vĩ và rừng đước bạt ngàn
c. Văn bản là một bài văn miêu tả gồm 3 phần:
 + Mở bài:giới thiệu luỹ làng.
 + Thân bài: Miêu tả luỹ làng từ ngoài vào trong
 + Kết bài: Cảm nghĩ về luỹ làng.
2/ Bài học : Ghi nhớ SGK/47
II/ Luyện tập:Phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh
Bài tập 1: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.+ Chọn hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:
-Thầy cô giáo – không khí lớp học
-Quang cảnh chungcủa phòng học- cảnh viết bài; tư thế, thái độ, tình cảm
-Cảnh bên ngoài sân
+Miêu tả theo thứ tự nào cũng được miễn là hợp lí
-Từ ngoài vào trong
-Từ trên bảng xuống dưới lớp học
- Từ không khí chung đến bản thân người viết
* Viết phần Mở bài và phần Kết bài
Bài tập 2:Tả quang cánh sân trường giờ ra chơi
Bài tập3: Bố cục: 
 + Mở bài: giới thiệu cảnh biển đẹp.
 +Thân bài: tả vẻ đẹpmàu sắc , hình khối của biển ở nhiều góc độ khác nhau: Buổi sáng , buổi trưa, buổi chiều, ngày mưa rào , ngày nắng ấm.
+Kết bài: Suy nghĩ của người viết về sự đổi cảnh sắc ở biển.
III/ Ra đề bài viết số 5: (Đề và đáp án kèm theo)
HĐ5: Củng cố:Làm tiếp phần Luyện tập.
HĐ6: Hướng dẫn tự học:- Làm bài trên đôi giấy vở, ghi rõ họ tên có kẻ khung ghi điểm, lời phê
Nắm phương pháp làm bài -Nắm phương pháp tả người
-chuẩn bị bài: Buổi học cuối cùng
*RKN:
 * Bài viết số 5(Bài về nhà)
 *Đề bài: Em hãy tả lại cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
 1/ Yêu cầu chung: 
 - Nội dung:Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi-Biết so sánh, liên tưởng nhận xét trong bài làm.
 - Phương pháp : 
 + Vận dụng tốt kĩ năng làm văn miêu tả. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng. 
 + Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần : MB, TB, KB
 2/ Yêu cầu cụ thể: 
 a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sân trường trong giờ ra chơi-ấn tượng chung.
 b.Thân bài: Tả theo trình tự thời gian và không gian:
 - Trước giờ ra chơi.
 - Trong giờ ra chơi:
 +Quang cảnh tập thể dục...
 +Các trò chơi diễn ra...
 - Sau giờ ra chơi.
 c. Kết bài :Cảm tưởng, nhận xét về cảnh được miêu tả.
 3/ Biểu điểm : 
 - Điểm 5 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; Bài viết sinh động, diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn trong sáng, giàu cảm xúc. 
 - Điểm 4 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên . Văn viết trôi chảy, sinh động, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 3 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
 - Điểm 2: Có tả theo yêu cầu nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
 - Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo bố cục 3 phần.
 - Điểm 0 : Viết qua loa lấy lệ, hoặc bỏ giấy trắng
* Chọn một trong hai đề sau:
Đề 1: Tả cảnh cánh đồng lúa chín ở quê em vào buổi bình minh.
Đề 2: Tả một đêm trăng sáng ở quê em.
* Dàn ý đề 1:
a. Mở bài : Giới thiệu cánh đồng lúa quê em. Ấn tượng về cánh đồng vào buổi bình minh
b. Thân bài: Tả cảnh theo trình tự thời gian, hoặc không gian.
- Nhìn từ xa 
- Nhìn gần
- Gần hơn
c. Kết bài:Tình cảm của em đối với cánh đồng lúa
Lưu ý HS : Tả theo trình tự hợp lí : Từ xa đến gần , từ khái quát đến cụ thể: Mặt trời , bầu trời, cánh đồng, từng thửa ruộng , khóm lúa, hạt lúa , hương thơm
- Biết sử dụng các phép tu từ so sánh, nhân hoá vào bài làm, dùng từ tượng hình , tượng thanh , từ láy để làm cho bài văn miêu tả sinh động biểu cảm
Dàn ý đề2:(Xem ở tiết luyện nói 83,84)
 *Đề bài: Em hãy tả lại cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
 1/ Yêu cầu chung: 
 - Nội dung:Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi-Biết so sánh, liên tưởng nhận xét trong bài làm.
 - Phương pháp : 
 + Vận dụng tốt kĩ năng làm văn miêu tả. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng. 
 + Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần : MB, TB, KB
 2/ Yêu cầu cụ thể: 
 a. Mở bài: Giới thiệu cảnh sân trường trong giờ ra chơi ấn tượng chung.
 b.Thân bài: Tả theo trình tự thời gian và không gian:
 - Trước giờ ra chơi.
 - Trong giờ ra chơi:
 +Quang cảnh tập thể dục...
 +Các trò chơi diễn ra...
 - Sau giờ ra chơi.
 c. Kết bài :Cảm tưởng, nhận xét về cảnh được miêu tả.
 3/ Biểu điểm : 
 - Điểm 5 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; Bài viết sinh động, diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn trong sáng, giàu cảm xúc. 
 - Điểm 4 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên . Văn viết trôi chảy, sinh động, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 3 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
 - Điểm 2: Có tả theo yêu cầu nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
 - Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo bố cục 3 phần.
 - Điểm 0 : Viết qua loa lấy lệ, hoặc bỏ giấy trắng.
 * Bài viết số 5(Bài về nhà)
 *Đề bài: Em hãy tả lại quang cảnh một buổi sáng mùa xuân. 
1/ Yêu cầu chung: 
 - Nội dung:Tả cảnh một buổi sáng mùa xuân-Biết so sánh, liên tưởng nhận xét trong bài làm.
 - Phương pháp : 
 + Vận dụng tốt kĩ năng làm văn miêu tả. Văn phong sáng sủa, câu đúng ngữ pháp, không dùng từ sai, chữ viết rõ ràng. 
 + Bài viết phải đảm bảo bố cục 3 phần : MB, TB, KB
 2/ Yêu cầu cụ thể: 
 a. Mở bài: Giới thiệu cảnh một buổi sáng mùa xuân -ấn tượng chung.
 b.Thân bài: Tả theo trình tự không gian và thời gian:
 b.1. Cảnh vật ngày xuân: Bầu trời, nắng, gió, cây cỏ, hoa lá, chim chóc,...
 b.2. Con người ngày xuân: trang phục, hoạt động,...
 c. Kết bài :Cảm tưởng, nhận xét về cảnh được miêu tả.
 3/ Biểu điểm : 
 - Điểm 5 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên; Bài viết sinh động, diễn đạt trôi chảy mạch lạc, văn trong sáng, giàu cảm xúc. 
 - Điểm 4 : Đảm bảo tốt các yêu cầu trên . Văn viết trôi chảy, sinh động, có thể mắc vài lỗi nhẹ về diễn đạt và chính tả.
 - Điểm 3 : Bài viết cơ bản đáp ứng yêu cầu trên, mắc không quá 5 lỗi diễn đạt.
 - Điểm 2: Có tả theo yêu cầu nhưng còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả và diễn đạt.
 - Điểm 1 : Bài viết quá sơ sài, không đảm bảo bố cục 3 phần.
 - Điểm 0 : Viết qua loa lấy lệ, hoặc bỏ giấy trắng
----&&----

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 Tuan 24.doc