Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Chương trình cơ bản cả năm

Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Chương trình cơ bản cả năm

I. Mục tiêu cần đạt

- Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện BCBG trong bài học.

- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

- Rèn kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật.

 II. Chuẩn bị.

 - GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án.

 - HS : Soạn bài. Tìm đọc các truyền thuyết về thời Việt Cổ.

III.Tiến trình lên lớp.

 *.Ổn định tổ chức

 *. Kiểm tra bài cũ

1. Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên trong vai kể Lạc Long Quân.

2. Nêu ý nghĩa của chi tiết “Cái bọc trăm trứng nở ra trăm con trai.”

3. Ước nguyện của nhân dân ta gửi gắm qua truyền thuyết CRCT là gì?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò kết quả cần đạt

HĐ 1:

 Giới thiệu bài:

 Mỗi khi xuân về tết đến người VN chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:

Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

 Bánh chưng và bánh giầy là 2 thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc VN. Hai thứ bánh đó bắt nguồn từ truyền thuyết BTBG. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc phong vị dân tộc.

Học sinh lắng nghe

I.Tìm hiểu chung.

 *Thể loại: Truyền thuyết

1. Đọc

- Đoạn 1. Đầu .chứng giám

 Đoạn 2. Tiếp.hình tròn

 Đoạn 3. còn lại

* Yêu cầu: chậm rãi, tình cảm

 - giọng thần: âm vang, xa vắng

- giọng vua: đĩnh đạc, chắc, khỏe

Gọi h/s đọc truyện. Mỗi h/s đọc 1 đoạn

- Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK.

- GV giải thích từ :

+ Lang, chứng giám, sơn hào hải vị.

+ Phân biệt: quân thần, quần thần.

 - H: Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?

 Chia 3 phần:

_ Vua Hùng chọn người nối ngôi.

_ Cuộc đua tài dâng lễ vật.

_ kết quả cuộc thi.

Học sinh đọc

Hai học sinh thay nhau đọc.

H/s đọc xong rút ra yêu cầu đọc.

Đọc chú thích. *Đọc

* Tìm hiểu chú thích(SGK)

- quân thần: quan hệ vua và bầy tôi

- quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).

* Bố cục.

_ Vua Hùng chọn người nối ngôi.

_ Cuộc đua tài dâng lễ vật.

_ Kết quả cuộc thi.

HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.

- H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?, với ý định ra sao và hình thức gì?

- H: Bàn luận về điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương?. Ý nghĩa đổi mới và tiến bộ đối với đương thời?.

Học sinh trả lời

H/s thảo luận III. Đọc - hiểu văn bản.

1. Vua Hùng chọn người nối ngôi

- Hoàn cảnh:

 + Giặc ngoài đã yên vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm.

 + Vua đã già, muốn truyền ngôi.

- ý định:

 + Người nối ngôi phải nối được chí vua (không nhất thiết phải là con trưởng).

- Hình thức:

 ĐIều vua đòi hỏi mang tính chất 2 câu đố đặc biệt để thử thách mà trong truyện cổ dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật.

- Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước, chỉ truyền cho con trưởng.

- Chú trọng tài, trí hơn là con trưởng, thứ.

- Quan trọng nhất là người sẽ nối ngôi phải là người có tài, chí khí, tiếp tục được, ý chí, sự nghiệp của vua cha.

 Đó là quan tâm đời đời giữ nước và dựng nước.

- Chọn Lễ tiên vương để các lang

dâng lễ trổ tài là một việc làm rất có ý nghĩa bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta.

 

doc 227 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Khối 6 - Chương trình cơ bản cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1 BàI 1
 Văn bản
Con rồng cháu tiên
 ( Truyền thuyết)
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
 - Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những vấn đề (chi tiết) tưởng tượng, kì ảo của truyện CKCT và “BCBG” trong bài học. Kể được 2 truyện này.
Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của 2 truyện.
Tích hợp với phần TV ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ
 Với phần TLV ở khái niệm văn bản và các phương thức biểu đạt
 - Bước đầu rèn luyện kỹ năng : Đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.
II.Chuẩn bị.
 - GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án.
- HS : Chuẩn bị SGK ; Vở ghi; Vở soạn.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp:
1.ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ : 
3.Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài : Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh chúng ta sinh sống trên một dảI đất hẹp và dài, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo “Con rồng cháu tiên”.
Học sinh lắng nghe
I.Tìm hiểu chung. 
- H: Em hiểu thế nào là truyền thuyết?
Học sinh trả lời 
* Thể loại: Truyền thuyết.
- Là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Hướng dẫn đọc, kể : rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, tưởng tượng. – thể hiện 2 lời đối thoại LLQ và AC .
Giọng Âu Cơ : lo lắng, than thở
Giọng LLQ: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
Giáo viên đọc mẫu
ăyêu cầu học sinh đọc (theo đoạn)?
 Gọi học sinh nhận xét ăKL cách đọc toàn bài.
- Yêu cầu học sinh kể tóm tắt. 
- GV Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK.
 - H: Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
Hai học sinh thay nhau đọc.
Học sinh khác nhận xét
Kể
Học sinh trả lời 
* Đọc 
* Tìm hiểu chú thích(SGK) 
* Bố cục.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- H: Truyện kể về ai và về việc gì?
Học sinh trả lời
III. Đọc - hiểu văn bản. 
 Truyện kể về Lạc Long Quân (nòi rồng) kết duyên với Âu Cơ (nòi tiên) sinh ra cái bọc trăm trứng sau nở thành trăm con trai, khi trưởng thành 50 theo mẹ lên núi, 50 con theo cha xuống biển ătạo ra dân tộc VN.
1.Lạc Long Quân và Âu Cơ
- H: Gọi học sinh đọc từ đầu đến Long Trang. 
Hình ảnh Lạc Long Quân có nét gì lớn lao và kỳ lạ?
Học sinh đọc
Trả lời
LLQ: 
 - Nguồn gốc cao quí: Lạc Long Quân là 1 vị thần con trai Long Nữ ngự trị vùng biển cả.
 - Hình dáng và nếp sinh hoạt kỳ lạ 
 + Thân mình rồng
 + Sống dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn.
 - Tài năng, sức khỏe phi thường
 + Sức mạnh vô địch
 + nhiều phép lạ: Diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.
 + Bảo vệ dân, giúp dân làm ăn hình thành nếp sống văn hóa.
=> LLQ là 1 vị thần tài - đức vẹn toàn.
- H: Hình ảnh Âu Cơ có nét gì kỳ lạ, đẹp đẽ.
Trả lời
b. Âu Cơ:
 + Nguồn gốc cao quý: thuộc dòng tiên họ thần nông ở núi cao.
 + Nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần và thích du ngoạn ở nơI hoa thơm cỏ lạ.
- Gọi học sinh đọc (Bấy giờ ở vùng ....khỏe mạnh như thần).
LLQ nòi rồng sống ở biển cả, Âu Cơ nòi tiên sống ở núiăgặp nhau đem lòng yêu nhau và kết duyên vợ chồng.
ăTình duyên kỳ lạ như là sự kết tinh những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên sông núi.
- H: Âu Cơ sinh con có gì đặc biệt?
- H: Gọi học sinh đọc phần còn lại.
 - Điều gì xảy ra với gia đình LLQ?
- H: Tình thế được giải quyết ntn?
Học sinh đọc
Trả lời
Trả lời
Trả lời
2.Gia đình LLQ và AC
 LLQ (biển)
 Âu Cơ (núi), kết duyên vợ chồng (kỳ lạ)
- Âu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm con trai hồng hào, đẹp đẽ, không cần bú mớm tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần.
- LLQ vốn nòi rồng quen sống dưới nước đành giã biệt Âu Cơ cùng đàn con trở về thủy cung. Âu Cơ 1 mình nuôi con buồn tủi, than thở “Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng với thiếp nuôi đàn con nhỏ.”
- LLQ đáp lại nỗi buồn thương của Âu Cơ 1 cách chân thành .
 “Kẻ ở cạn, người ở nước tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau 1 lâu dài được.”
 ă50 người con theo cha (xuống biển)
 ă50 người con theo mẹ (lên núi)
ăchia nhau cai quản 4 phương.
- H: Như các em đã biết: sau khi LLQ và AC kết duyên vợ chồng đã sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai.
Lắng nghe
3. GiảI thích cội nguồn của dân tộc VN
 - H: ( Thảo luận ) Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết “Cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai”
 chi tiết đó nói lên điều gì?
Thảo luận 
- Chi tiết lạ, mang tính chất hoang đường nhưng rất thú vị và giàu ý nghĩa.
 + Bắt nguồn từ thực tế – rồng rắn (bò sát) đẻ ra trứng
 - Tiên (chim) đẻ ra trứng
 + “đồng bào” ăchung 1 bọc.
ăTất cả người VN đều sinh ra trong cùng một bọc trứng của mẹ Âu Cơ.
- dân tộc VN vốn khỏe mạnh, cường tráng đẹp đẽ ă(con trai)
* Như vậy trong tưởng tượng mộc mạc của người Việt cổ, nguồn gốc dân tộc chúng ta thật cao đẹp: là con cháu thần tiên.
- H: Sau khi sinh ra bọc trăm trứng vì điều kiện mà LLQ và AC không thể chung sống cùng nhau nên đành chia con.
 Em hiểu ý nghĩa chi tiết LLQ và AC chia con và chia tay ntn?
- H: Gọi học sinh đọc “Người con trưởng ...không hề thay đổi.”
 Nửa cuối truyện cho ta hiểu thêm gì về XH, phong tục tập quán của người Việt cổ xưa?
Trả lời
Trả lời
Trả lời
4. Ước nguyện muôn đời của dân tộc VN
- Nguyên nhân thực tế
 +Rồng quen ở nước, không thể sống mãi ở cạn
 + Tiên quen sống ở non cao, cũng không thể vùng vẫy chốn bể khơi.
ă xa nhau là không tránh khỏi
- Vợ chồng vốn yêu thương nhau, vì hoàn cảnh bắt buộc phải xa nhau, càng thương nhớ nhau ămong được sum họp. 
Đàn con đông đúc tất nhiên cũng phải chia đôi.
* Cái lõi lịch sử là sự phát triển của cộng đồng dân tộc mở mang 
đất nước về 2 hướng (biển, rừng) ăsự phong phú đa dạng của các tộc người sinh sống trên đất VN nhưng đều chung 1 dòng máu, chung 1 gia đình, cha mẹ.
Lời dặn của LLQ lúc chia tay phản ánh ý nguyện đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó lâu bền của dân tộc VN.
- Tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang.
- Thủ đô đầu tiên của V.Lang đặt ở vùng Phong Châu- Bạch Hạc.
- Người con trai trưởng của LLQ và AC làm vua gọi là Hùng Vương
 (từ đó có phong tục cha truyền con nối, truyền ngôi cho con trưởng)
ăXH V.Lang thời Hùng Vương là 1 XH văn hóa dù còn sơ khai.
HĐ 3: Tổng kết.
- H: Gọi học sinh đọc ghi nhớ (8)
truyền thuyết. Mối liên quan với sự thật lịch sử.
- H: Chi tiết hoang đường, kỳ ảo là gì? Vai trò của nó trong các truyền thuyết?
Học sinh đọc
III. Tổng kết:
( Ghi nhớ )
- (Chi tiết kỳlạ là những chi tiết có thật được tác giả dân gian sáng tác nhằm mục đích nhất định)
- Chi tiết hoang đường kỳ lạ có vị trí quan trọng, nó tạo nên bản sắc đặc trưng của thể loại, tạo nên sự hấp dẫn của truyền thuyết, giải thích tự nhiên và ước mơ chinh phục, khám phá tự nhiên của con người.
- Giải thích nguồn gốc của con người VN.
- Nói lên tinh thần đoàn kết dân tộc.
HĐ 4: Luyện tập.
- Học sinh đọc 1 đoạn thơ về cội nguồn đất nước (trích trường ca “Mặt đường khát vọng”- NKĐ
- Kể lại truyện.
Hoạt động 5.Dặn dò
- Soạn bài “Bánh chưng, bánh giầy”
 - Học kỹ bài “CRCT”
Tiết 2. Bài 2 
 Văn bản
Bánh chưng bánh giầy
I. Mục tiêu cần đạt
- Hiểu nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện BCBG trong bài học.
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.
- Rèn kĩ năng đọc văn bản nghệ thuật.
 II. Chuẩn bị.
 - GV : Đọc tài liệu. Soạn giáo án.
 - HS : Soạn bài. Tìm đọc các truyền thuyết về thời Việt Cổ.
III.Tiến trình lên lớp.
 *.ổn định tổ chức 
 *. Kiểm tra bài cũ
Kể lại truyện Con Rồng Cháu Tiên trong vai kể Lạc Long Quân.
Nêu ý nghĩa của chi tiết “Cái bọc trăm trứng nở ra trăm con trai.”
Ước nguyện của nhân dân ta gửi gắm qua truyền thuyết CRCT là gì?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
kết quả cần đạt
HĐ 1: 
 Giới thiệu bài:
 Mỗi khi xuân về tết đến người VN chúng ta lại nhớ tới đôi câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:
Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
 Bánh chưng và bánh giầy là 2 thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc VN. Hai thứ bánh đó bắt nguồn từ truyền thuyết BTBG. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày tết, đề cao sự thờ kính trời, đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc phong vị dân tộc.
Học sinh lắng nghe
I.Tìm hiểu chung. 
*Thể loại: Truyền thuyết
1. Đọc
- Đoạn 1. Đầu ....chứng giám
 Đoạn 2. Tiếp...hình tròn
 Đoạn 3. còn lại
* Yêu cầu: chậm rãi, tình cảm
 - giọng thần: âm vang, xa vắng
giọng vua: đĩnh đạc, chắc, khỏe
Gọi h/s đọc truyện. Mỗi h/s đọc 1 đoạn
- Gọi đọc hoặc giải thích các chú thích trong SGK.
- GV giải thích từ :
+ Lang, chứng giám, sơn hào hải vị.
+ Phân biệt: quân thần, quần thần.
 - H: Bố cục của bài được chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
 Chia 3 phần:
_ Vua Hùng chọn người nối ngôi.
_ Cuộc đua tài dâng lễ vật.
_ kết quả cuộc thi.
Học sinh đọc
Hai học sinh thay nhau đọc.
H/s đọc xong Žrút ra yêu cầu đọc.
Đọc chú thích.
*Đọc 
* Tìm hiểu chú thích(SGK) 
- quân thần: quan hệ vua và bầy tôi
- quần thần: các quan trong triều (xét trong quan hệ với vua).
* Bố cục.
_ Vua Hùng chọn người nối ngôi.
_ Cuộc đua tài dâng lễ vật.
_ Kết quả cuộc thi.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
- H: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?, với ý định ra sao và hình thức gì?
- H: Bàn luận về điều kiện và hình thức truyền ngôi của Hùng Vương?. ý nghĩa đổi mới và tiến bộ đối với đương thời?.
Học sinh trả lời
H/s thảo luận
III. Đọc - hiểu văn bản. 
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
- Hoàn cảnh:
 + Giặc ngoài đã yên vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm.
 + Vua đã già, muốn truyền ngôi.
- ý định:
 + Người nối ngôi phải nối được chí vua (không nhất thiết phải là con trưởng).
- Hình thức:
 ĐIều vua đòi hỏi mang tính chất 2 câu đố đặc biệt để thử thách mà trong truyện cổ dân gian giải đố là 1 trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật.
- Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi từ các đời trước, chỉ truyền cho con trưởng.
- Chú trọng tài, trí hơn là con trưởng, thứ.
- Quan trọng nhất là người sẽ nối ngôi phải là người có tài, chí khí, tiếp tục được, ý chí, sự nghiệp của vua cha.
 Ž Đó là quan tâm đời đời giữ nước và dựng nước.
- Chọn Lễ tiên vư ... trên đầu sào, chiếc sào dưới sức chống bị co lại, thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt, ghì trên ngọn sào.
-> Hình ảnh so sánh đặc sắc làm hiện lên vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
HĐ4:Hướng dẫn học sinh tổng kết bài.
 -H: Cảm nhận của em về thiên nhiên và con người lao động đã được miêu tả?
- H: Nghệ thuật miêu tả có gì đặc sắc?
- GV chốt kiến thức. Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
*Ghi nhớ ( SGK).
HĐ5:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.
IV. Luyện tập: 
HĐ6:
- Củng cố: Nghệ thuật miêu tả...
- Hướng dẫn học bài ở nhà: Hoàn chỉnh các bài tập. Chuẩn bị bài ''So sánh''.
Bài 21 
Tiết 86 
 So sánh (Tiếp theo)
-------------------------
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản: ngang bằng và không ngang bằng.
- Hiểu được tác dụng chính của so sánh;
- Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án. Chuẩn bị bảng phụ .
- Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở tiết 78 về so sánh. 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: -Thế nào là so sánh? Cấu tạo của phép so sánh? Lấy ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới: 
Hoạt động
của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả
cần đạt.
HĐ1: 
-H: Tìm phép so sánh trong đoạn thơ sau: (SGK)
-H: Những từ ngữ so sánh?
-H: Cấu tao của hai kiểu so sánh?
-GV chốt kiến thức.
Tìm phép so sánh
Trả lời
Trả lời
I. Các kiểu so sánh.
* Phép so sánh: 
 - Chẳng bằng mẹ đã thứuc vì chúng con.
 - Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
* Các từ ngữ so sánh:
- Phép so sánh 1: chẳng bằng 
 -> So sánh hơn kém.
- Phép so sánh 2: là
 -> So sánh ngang bằng.
* Mô hình của hai kiểu so sánh:
- So sánh ngang bằng: A là B.
- So sánh hơn kém : A chẳng bằng B.
* Ghi nhớ: ( SGK)
HĐ2 :
-H: Tìm phép so sánh trong đoạn văn: (SGK).
 -H: Tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn?
-GV chốt kiến thức.
Trả lời
Trả lời
II. Tác dụng của so sánh.
* Phép so sánh trong đoạn văn:
- Có chiếc (lá rụng) tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuỵen, cho xong một đời lạnh lùng thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ.
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi...
- Có chiếc lá nhẹ nhàng khoan khoái đùa bỡn, múa may với làn gió thoảng, như thầm bảo rằng sự đẹp của vạn vật chỉ ở hiện tại...
- Có chiếc lá như sợ hãi, ngần ngại rụt rè, rồi như gần tới mặt đất còn cất mình muốn bay trở lại cành.
=> Tác dụng:
 + Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: Tạo hình ảnh cụ thể,sinh động giúp người đọc người nghe dễ hình dung về sự vật sự việc được miêu tả. (ở đây là những cách rụng khác nhau của chiếc lá).
 + Đối với việc thể hiện tư tưởng tình cảm của người viêt: tạo ra những lối nói hàm súc để người đọc, người nghe dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm ...(ở đây là quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết)
* Ghi nhớ. (SGK)
HĐ3: 
- Yêu cầu chỉ ra các phép so sánh và cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào? Phân tích tác dụng gợi hình gơi cảm của một phép so sánh mà em biết.
- Yêu cầu học sinh nêu những cau văn có sử dụng phép so sánh trong bài ''Vượt thác''. Em thích hình ảnh nào? tại sao?
HĐ4: 
-Củng cố: Các kiểu so sánh. Tác dụng.
-Hướng dẫn học bài ở nhà : Hoàn chỉnh các bài tập. Chuẩn bị bài '' chương trình địa phương...''
III. Luyện tập:
 -Bài tập 1
a, So sánh ngang bằng: Là.
b, So sánh không ngang bằng: Chưa bằng.
c, So sánh ngang bằng: Như.
 So sánh không ngang bằng: Hơn.
 -Bài tập2
- Những động tác thả sào,rút sào rập ràng nhanh như cắt.
- Dượng ...như một pho tượng đồng...như một hiệp sĩ của...
--------------
Bài 21 
Tiết 87 
Chươnng trình địa phương Tiếng Việt
---------------------
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. 
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Khảo sát tình hình mắc các lỗi phát âm, chính tả ở lớp. Soạn giáo án. 
- Học sinh: Tìm đọc từ điển chính tả Tiếng Việt. 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Không 
3. Bài mới: 
 HĐ1:Những lỗi địa phương Hà Tây hay viết sai, phát âm sai.
* Sai phụ âm đầu.
* Sai vần.
* Sai dấu thanh.
HĐ2:Cách sửa.
a, Bài tập luyện viết đúng.
- Gv đọc cho học sinnh chép chính tả một đoạn trong văn bản''Sông nước Cà Mau'' của Đoàn Giỏi.( Từ ''Thuyền chúng tôi''-> khói sóng ban mai''.
b,Bài tập điền từ viết đúng vào chỗ trống.
- GV yêu cầu học sinnh điền từ đúng vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
''Những động tác thả ...,...nhanh như cắt.Thuyền cố ......Dượng Hương Thư như một pho tượng bằng đồng đúc,các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm ...cắn chặt,quai hàm bạnh...,cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn ...giống như một ... của trường sơn ...hùng vĩ.
c,Bài tập phát hiện sửa lỗi.
- Học sinh phát hiện lỗi sai trong đoạn văn sau đây và sửa lại cho đúng.
''Lủy làng nà một vành đai phòng thủ kiên cố! Nuỹ nàng có ba vòng bao quanh nàng. Màu sanh là màu của nuỹ: 
Nuỹ ngoài cùng,chồng che gai,thứ che gốc to nhưng ngằn ngèo không thẳng,cành dậm, đan tréo nhau. Mối nhánh tre lai có nhứng gai che nhọn hoắt,dất cứng,mà những ai bén mảng vào ven nuỹ vô ý rẫm phải,khêu nhổ cũng khá phiền.
- GV gợi ý: Cần sửa lại những từ sau'' Lủy, nà, Nuỹ nàng, sanh, chồng che, ngằn ngèo,
 dậm, Mối, nhứng, dất, rẫm
d, Viết đoạn văn ngắn:
- Nội dung tự chọn. 
-Yêu cầu đúng chính tả.
- GV nhận xét,đánh giá.
HĐ3:
-Củng cố: Sự cần thiết của việc nói đúng, viết đúng.
-Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị bài'' Phươnng pháp tả cảnh''.
Bài 21 
Tiết 88 
Phương pháp tả cảnh
Viết bài tập làm văn ở nhà.
---------------------
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- Nắm được các cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn văn, một bài văn tả cảnh;
- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn; kĩ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án. Chuẩn bị bảng phụ .
- Học sinh: Xem lại kiến thức đã học ở tiết 76, 79, 80,
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu 1: Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có kỹ năng nào sau đây:
 A. Quan sát, nhìn nhận.
 B. Nhận xét đánh giá.
 C. Liên tưởng,tưởng tượng. 
 D. Xây dựng cốt truyện.
 Câu 2: Để miêu tả cho hay,cho tốt cần phải chú ý những gì?
 ( Trước hết cần phải biết quan sát,tưởng tượng,so sánh và nhận xét đối tượng cần tả,được tả...)
3. Bài mới: 
Hoạt động
của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả
cần đạt.
HĐ1: Giờ học hôm trước các em đã được tìm hiểu về những thao tác cơ bản,cần thiết nhất đối với việc viết văn miêu tả.Song đây chỉ là những thao tác chung nhất của việc tả mà chưa phải là việc viết bài văn miêu tả. Vậy làm thế nào để viết được một bài bài văn miêu tả? Giờ học hôm nay...
Lắng nghe
HĐ2:
- GV chia nhóm học sinh: Chuẩn bị câu hỏi trong SGK.
 + Nhóm 1,2 chuẩn bị câu hỏi 1; 
 + Nhóm 3,4 chuẩn bị câu hỏi 2; 
 + Nhóm 5,6 chuẩn bị câu hỏi 3; 
-H: Đoạn văn đầu tiên miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư, trong một chặng đường của việc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc khúc sông có nhiều thác dữ?
 Gợi ý
 + Đối tượng nào được miêu tả trong đoạn văn trên?
 + Tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong chặng đường vượt thác?( động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt; như một pho tượng đồng đúc; các bắp thịt cuộn lên, hàm răng cắn chặt,,quai hàm bạnh ra; cặp mắt nảy lửa, ghì trên ngọn sào...).
 + Những chi tiết đó đã miêu tả hình ảnh dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác như thế nào?
 + Qua hình ảnh miêu tả ngoai hình và động tác mạnh mẽ, quyết liệt của dượng Hương Thư, em có hình dung gì về nét tiêu biểu của cảnh sắc khúc sông này?
Các nhóm thảo luận 
Trả lời
I. Phương pháp viết văn tả cảnh:
* Xét các VD: (SGK).
Đoạn a: 
- Đối tượng miêu tả: Dượng Hương Thư trong một chặng đường của việc vượt thác.
- Hình ảnh: 
 + Khoẻ mạnh, gân guốc
 + Mạnh mẽ, quyết liệt: Đem hết sức lực, tinh thần để chèo thuyền,vượt thác.
-> Hình dung nét tiêu biểu của cảnh: vượt khúc sông có nhiều thác dữ.
-H: Đoạn văn thứ hai tả quang cảnh gì?
-H: Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
-H: Liệu có đảo ngược được thứ tự này được không? vì sao?
Đoạn b:
- Tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn).
- Theo thứ tự:
 + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
 + Từ gần đến xa.
-> Trình tự hợp lí bởi người đang ngồi thuyền xuôi từ kênh ra sông thì cái đập vào mắt trước hết phải là cảnh sông, nước...sau đó mới tới cảnh trên bờ.( Trình tự thời gian kết hợp với không gian)
-H: Văn bản thứ ba là một bài văn có 3 phần tương đối trọn vẹn. Em hãy tóm tắt các ý của mỗi phần? 
-H: Từ dàn ý đó, hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
Văn bản c: 
- Dàn ý ba phần.
 + Phần mở đầu: từ ''Luỹ tre làng là một vành đai'' đến ''màu của luỹ'': Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng( Phẩm chất, hình dáng, màu sắc).
 + Phần thứ hai: Tiếp đến''không rõ'': Lần lượt miêu tả cụ thể ba vòng tre của luỹ làng.
 + Phần ba: còn lại. Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
- Trình tự miêu tả (TB): Từ ngoài vào trong(không gian), từ khái quát đến cụ thể.
- GV hướng dẫn học sinh chốt kiến thức.
-H: Muốn tả cảnh, cần phải làm gì?
 - Gv: 
 + Phải xác định đối tượng để việc miêu tả được chính xác, tập trung.( Cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt) ->Mục đích là tả cảnh .
 + Khi miêu tả cần phải chú ý làm nổi bật nét tiêu biểu của cảnh.
 -> Lựa chọn chi tiết, hình ảnh.
 + trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự hợp lí.
 -> Thứ tự tả.
 + Bố cục của bài văn tả cảnh gồm có ba phần. Song ngoài cách MB,KB thông thường chúng ta còn có thể chọn một số cách viết khác. VD MB là một lời tâm tình trực tiếp với đối tượng cần được tả hoặc một lời mở ý cho người đọc tự cảm nhận.
 => Chúng ta sống cùng với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên,vậy chúng ta hãy vận dụng thật tốt các kỹ năng tả cảnh để thiên nhiên kì thú ấy hiện hình thật sống động.
* Ghi nhớ: (SGK)
HĐ3:
II. Luyện tập:
Bài 
Tiết 
ABC
---------------------
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp học sinh: 
- 
- 
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án. Chuẩn bị bảng phụ.
- Học sinh: 
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động trên lớp
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động
của thầy
Hoạt động của trò
Kết quả
cần đạt.
HĐ1: 
I. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSoan Van Khoi 6.doc