Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo

A/ Mục tiêu bài học:

 Kiến thức:

 HS nắm vững:

 - Các kiểu so sánh

 - Tác dụng nghệ thuật của phép so sánh

 Kĩ năng:

 - Phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong VB và tác dụng của các kiểu so sánh ấy

 Thái độ:

 - Tích cực, tự giác

B/ Chuẩn bị:

 - GV: GA, bảnh phụ

 - HS: SGK, SBT

C/ Phương pháp:

 - HĐ cá nhân, nhóm và cả lớp

 - PP: quy nạp

D/ Tiến trình bài dạy:

 ổn định:

 2. KTBC:

 a) Câu hỏi:

 - HS1: So sánh là gì? Cho VD.

 - HS2: Cho VD về phép so sánh. Hãy chỉ ra mô hình cấu tạo của phép so sánh đó.

 b) Đáp án

 - HS1: + Ghi nhớ 1 SGK - 24

 + VD: Cô giáo em hiền như cô Tấm

 - HS2: + VD: Cô giáo em đẹp như cô tiên

 + Vế A: Cô giáo em

 + Phương diện so sánh: đẹp

 + Từ so sánh: như

 + Vế B: cô tiên

 

docx 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2011-2012 - Huỳnh Minh Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 23
Tiết
85
Vượt thác
Tiết
86
So sánh (tt)
Tiết
87
Chương trình địa phương TV
Tiết
88
Phương pháp tả cảnh (Ra đề làm bài viết số 5 – làm ở nhà)
Ngày soạn: 17/01/2012
Tiết 85/ Văn bản: 	VƯỢT THÁC
(Võ Quảng)
A/Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Qua đoạn trích "Vượt thác" giúp cho HS cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên và vẻ đệp của người lao động chinh phục tự nhiên. Giúp HS thấy được nghệ thuật miêu tả khung cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng PT văn miêu tả, thực hành làm văn miêu tả.
3. Thái độ:
- Có tình cảm yêu mến quê hương, kính trọng những người lao động bình dị và dũng cảm.
B/ Chuẩn bị:
- GV: GA, tranh minh hoạ
- HS: Soạn bài
C/ Phương pháp:
- HĐ cá nhân và cả lớp
- PP đọc sáng tạo, gợi tìm, nghiên cứu, tái tạo ... 
D/ Tiến trình bài dạy:
1. ổn định:
2. KTBC:
Hãy PT nhân vật người anh trong truyện "Bức tranh của em gái tôi" của nhà văn Tạ Duy Anh. Qua nhân vật này em rút ra bài học gì cho bản thân?
3. bài mới:
 	Nếu như trong Sông nước Cà Mau, nhà văn Đoàn Giỏi đã đưa người đọc đi tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam Tổ quốc ta, thì với Vượt thác, trích truyện Quê ngoại, nhà vă Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần kì thú.
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả Võ Quảng ?
- Cho biết xuất xứ của TP?
GV Bổ sung: truyện viết về cuộc sống của làng Hoà Phước ven sông Thu Bồn, quê hương của tác giả
GV: Nêu y/c đọc: thể hiện được vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên, vẻ đẹp của những người lao động vượt thác. Đọc mẫu. Gọi 2 HS đọc. Gọi các HS khác nhận xét.
GV: Y/c HS giải nghĩa các chú thích 1,4,6,8,11
- XĐ thể loại của VB.
- Ngôi kể?
- VB có sự kết hợp của những PTBĐ nào? PT nào là chính?
- Bài văn mtả cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian nào?
- Dựa vào trình tự trên, hãy XĐ bố cục của bài văn.
- Đoạn nào tả cảnh thiên nhiên? Đoạn nào tả cảnh người lao động?
- XĐ vị trí quan sát để miêu tả của tác giả. Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Tại sao?
GV: Y/c HS chú ý đoạn 1 + 3
- Có mấy phạm vi thiên nhiên được mtả trong VB?
- Cảnh dòng sông được miêu tả bằng chi tiết nổi bật nào?
- Tại sao tác giả mtả sông chỉ bằng hoạt động của thuyền?
- Cảnh bờ bãi ven sôngđược mtả bằng những hình ảnh cụ thể nào? 
- Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn này? Tác dụng?
- ở đây, sự miêu tả của tác giả đã làm hiện hình 1 cảnh tượng thiên nhiên ntn?
- Theo em, có được cảnh tượng thiên nhiên như thế trong VB là do:
- Cảnh vốn như thế?
- Hay người tả ra như thế?
GV giảng: Võ Quảng là nhà văn của quê hương Quảng Nam. Những kỉ niệm sâu sắc về dong sông Thu Bồn đã khiến văn bản tả cảnh của ông sinh động, đầy sức sống. Từ đây ta sẽ thấy muốn tả cảnh sinh động, ngoài tài quan sát, tưởng tượng, còn phải có tình với cảnh.
GV y/c HS chú ý vào đoạn 2
- Người LĐ được mtả trong VB này là ai?
- LĐ của dượng Hương Thư diễn ra trong hoàn cảnh nào?
- Em nghĩ gì về hoàn cảnh LĐ của dượng Hương Thư?
- Trên thuyền có mấy nhân vật được nhắc đến. Vì sao dượng Hương Thư được tập trung mtả nhiều hơn?
- Hãy tìm những chi tiết mtả ngoại hình và hành động của dượng Hương Thư?
- Theo em, nghệ thuật nổi bật trong việc mtả dượng Hương Thư ở đoạn văn trên là gì?
- Các so sánh đó có sức gợi tả một con người ntn?
- Các hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì:
- Trong việc phản ánh người LĐ?
- Trong việc biểu hiện tình cảm của tác giả?
- Bài văn mtả cảnh gì? Mục đích mtả để làm nổi bật điều gì?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật tả cảnh và tả người của VB này?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
- Em học tập được điều gì về nghệ thuật mtả từ VB này?
GV: Y/c HS về nhà làm BT phần luyện tập
- Dựa vào chú thích
- Đọc, nhận xét
- Thứ 3
- Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác;
-... vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ;
-... ở đoạn sông đã qua thác dữ;
- (1) Từ đầu ... thác nước: Cảnh dòng sông và 2 bên bờ trước khi thuyền vượt thác
- (2) Tiếp ... thác Cổ Cò: Cảnh vượt thác của dượng Hương Thư
- (3) Còn lại: Cảnh dòng sông và 2 bên bờ sau khi vượt thác
- 1 + 3
- 2
- Trên thuyền
- Thích hợp, vì phạm vi cảnh rộng, thay đổi, cần điểm nhìn trực tiếp và di động.
- 2 cảnh: dòng sông và 2 bên bờ
- Thuyền là sự sống của sông; mtả thuyền cũng là mtả sông
- Từ láy gợi hình: trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp
- Nhân hoá: những chòm cổ thụ...
- So sánh: những bụi lúp xúp như...
- Đa dạng , phong phú, giàu sức sống
- Vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính
- Phần do cảnh
- Phần do người tả có khả năng quan sát, tưởng tượng, có sự am hiểu và có tình cảm yêu mến cảnh vật quê hương.
- Dượng Hương Thư
- Ba nvật: dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao.
- Vì dượng là người chỉ huy con thuyền, chỉ huy cuộc vượt thác
- Đề cao sức mạnh của người LĐ trên sông nước
- Biểu hiện tình cảm quý trọng đối với người lao động trên quê hương
I - Tìm hiểu tác giả, tác phẩm;
 1. Tác giả (1920)
- Quê ở Quảng Nam
- Là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi
 2. Tác phẩm
- Trích từ chương XI truyện "Quê nội"
 3. Đọc - chú thích
II/ Đọc - Hiểu văn bản
 1. Thể loại - PTBĐ - bố cục
 a) Thể loại: Truyện
 b) PTBĐ: Tự sự + miêu tả (tự sự là chính)
 c) Bố cục: 3 đoạn
 2. Phân tích
 a) Cảnh thiên nhiên
- Hình ảnh con thuyền:
+ Cánh buồm nhỏ căng phồng
+ Rẽ sóng lướt bon bon
+ Chở đầy sản vật chầm chậm xuôi
- Bờ bãi ven sông:
+ Bãi dâu
+ Chòm cổ thụ
+ Dãy núi cao
+ Cây to
- NT: từ láy, phép so sánh, phép nhân hoá
-> Cảnh trở nên có nét, sinh động
 b) Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư
- Hoàn cảnh:
+ Vượt thác giữa mùa nước to
+ Nước phóng giữa 2 vách đá dựng đứng
+ Thuyền chực tụt xuống
-> Đầy khó khăn, nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm
- Dượng Hương Thư:
+ Ngoại hình:
. Pho tượng đồng đúc
. Bắp thịt cuồn cuộn
. Hàm răng cắn chặt
. Quai hàm bạnh ra
. Cặp mắt nảy lửa
+ Hành động:
. Co người
. Ghì chặt
. Cắn răng
. Thả sào
. Rút sào
- Nghệ thuật: so sánh
-> Rắn chắc, bền bỉ, quả cảm
III - Tổng kết
 ( Ghi nhớ SGK - 41)
IV - Luyện tập
Củng cố:
 - Miêu tả cảnh vượt thác, tác giả muốn thể hiện tình cảm nào đối với quê hương:
 - Tình yêu thiên nhiên?
 - Tình yêu ngườ lao động gian khổ mà hào hùng?
 - Hay tình yêu đất nước?
Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 - Phân tích ND và NT của VB
 - Làm BT phần luyện tập
 - Đọc phần đọc thêm
 - CBB: So sánh (tt)
E/rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 85
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 19/01/2012
Tiết 86/ Tiếng Việt: 	SO SÁNH
(Tiếp theo)
A/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
 HS nắm vững:
 - Các kiểu so sánh
 - Tác dụng nghệ thuật của phép so sánh
Kĩ năng:
 - Phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong VB và tác dụng của các kiểu so sánh ấy
Thái độ:
 - Tích cực, tự giác
B/ Chuẩn bị:
 - GV: GA, bảnh phụ
 - HS: SGK, SBT
C/ Phương pháp:
 - HĐ cá nhân, nhóm và cả lớp
 - PP: quy nạp
D/ Tiến trình bài dạy:
ổn định:
2. KTBC:
 a) Câu hỏi:
 - HS1: So sánh là gì? Cho VD.
 - HS2: Cho VD về phép so sánh. Hãy chỉ ra mô hình cấu tạo của phép so sánh đó.
 b) Đáp án
 - HS1: + Ghi nhớ 1 SGK - 24
 + VD: Cô giáo em hiền như cô Tấm
 - HS2: + VD: Cô giáo em đẹp như cô tiên
 + Vế A: Cô giáo em
 + Phương diện so sánh: đẹp
 + Từ so sánh: như
 + Vế B: cô tiên
Bài mới:
- Nhắc lại những từ so sánh mà em biết.
-> So sánh có mấy kiểu? Tác dụng của so sánh là gì? Chúng ta cùng ...
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: Treo bảng phụ. Gọi HS đọc ngữ liệu
- Có mấy phép so sánh trong khổ thơ trên? Hãy chỉ ra cấu trúc so sánh trong mỗi phép so sánh đó.
- Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau?
GV: chia lớp làm 2 nhóm chơi trò chơi tiếp sức
1: Tìm những từ ngữ chỉ ý so sánh ngang bằng
2: ... không ngang bằng
GV: y/c HS tìm những câu thơ, câu văn, ca dao, tục ngữ... có sử dụng phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng.
- Có mấy kiểu so sánh? Đó là những kiểu nào? Cho VD.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 1
GV: Treo bảng phụ gọi HS đọc ngữ liệu
- Tìm những câu văn có dùng phép so sánh trong đoạn văn trên.
- Sự vật nào được đem ra so sánh trong hoàn cảnh nào?
GV: Chiếc lá rụng là 1 hoàn cảnh điển hình (đó là khoảnh khắc có khả năng gợi ra những liên tưởng nhiều chiều và rất sâu sắc cho cả tác giả lẫn người đọc).
- Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc đoạn văn?
- Nhờ đâu mà em có được những cảm nghĩ ấy?
- Trong đoạn văn dã dẫn, phép so sánh có tác dụng gì:
- Đối với việc mtả sự vật, sự việc?
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết?
- Phép so sánh có những tác dụng gì?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ 2
Gv: Tổ chức hướng dẫn HS làm BT phần LT
- BT 1: Thảo luận nhóm
- BT 2: Làm vào vở
- BT3: Làm ra phiếu học tập
- Đọc
- 2 phép so sánh
1: A: những ngôi sao
 B: mẹ đã thức
 PD: thức
 T: chẳng bằng
2: A: mẹ
 B: ngọn gió
 PD: không có
 T: là
- Gió thổi là chổi trời
- Nước mưa là cưa trời
- Quê hương là chùm...
- Qua đình ngả nón...
- Thà rằng ăn bát cơm rau... 
- Đọc
- Đọc
- Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn...
- Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo...
- Có chiếc lá như thầm bảo rằng...
- Có chiếc lá như sợ hãi...
+ Những chiếc lá ( SV vô tri, vô giác)
+ Chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng (đã rời cành, đã hết nhựa, đã kết thúc 1 kiếp sống theo quy luật của tự nhiên)
- Rất hay, giàu hình ảnh gợi cảm và xúc động
- Trân trọng ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả
- Tác giả đã sử dụng phép so sánh 1 cách linh hoạt, tài tình; chỉ là 1 chiếc lá thôi mà có đủ các cung bậc tình cảm vui, buồn của con người gửi gắm trong đó.
- Tạo ra những hình ảnh sinh động, cụ thể, giúp người đọc, người nghe hình dung về sự vật, sự việc được mtả
- Tạo ra lời nói hàm súc, giúp người đọc, người nghe nắm bắt được tư tưởng, tình cảm của người viết (quan niệm của tác giả về sự sống, cái chết)
I - Lí thuyết
 1. Các kiểu so sánh
 a) Ngữ liệu (SGK)
 b) Phân tích
- T1: chẳng bằng -> vế A không ngang bằng vế B -> so sánh không ngang bằng
- T2: là -> vế A ngang bằng vế B - so sánh ngang bằng
 c) Nhận xét
- T ngang bằng: như, tựa, tựa như, là, giống như, bao nhiêu...bấy nhiêu...
- T không ngang bằng: hơn, hơn là, kém hơn, khác, kém, kém gì...
 2. Ghi nhớ 1 (SGK - 42)
 3. Tác dụng của so sánh
 a) Ngữ liệu (SGK)
 b) Phân tích
- 4 câu văn dùng phép so sánh
4. Ghi nhớ 2 (SGK - 42)
II - Luyện tập
Củng cố:
 - Có mấy kiểu so sánh, tác dụng? Cho ví dụ.
Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 - Học ghi nhớ
 - Làm hết bài tập
 - CBB: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
E/rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 86
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 20/01/2012	
Tiết 87/ Tiếng Việt:	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG TIẾNG VIỆT 
A/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
 Giúp HS:
 - Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương
 - Có ý thức khắc phục các lỗi chính tả
Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng sửa một số lỗi chính tả thường mắc
Thái độ:
 Tích cực, tự giác sửa lỗi chính tả thường mắc.
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Bảng phụ ghi sẵn một số ngữ liệu rèn luyện chính tả
 - HS: Chữa trước các lỗi thường gặp trong các bài viết
C/ Phương pháp:
 - HĐ cá nhân và cả lớp
D/ Tiến trình bài dạy:
ổn định:
KTBC:
Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 - GV nêu y/c của tiết học
 b) Các hđ dạy - học:
Hoạt động 1: Các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi
 - Đối với các tỉnh miền Bắc thườngviết và phát âm nhầm các phụ âm đầu nào với nhau? 
 - tr / ch
 - s / x
 - r / d / gi
 - l / n
 - Cách phát âm các phụ âm này như thế nào? 
 - tr: cong lưỡi
 - ch: bật lưỡi nhẹ, thẳng
 - s: cong lưỡi...
Hoạt động 2: Phân biệt phụ âm tr / ch
GV: Đọc
HS: Nghe - chép chính tả:	 Trò chơi là của trời cho
Chớ nên chơi trò chỉ thích chê bai
Chòng chành trên chiếc thuyền trôi
Chung chiêng mới biết ông trời trớ trêu
Trao cho một chiếc trống tròn
Chơi sao cho tiếng trông giòn trơn tru.
Hoạt động 3: Phân biệt phụ âm s / x
 GV: Đọc 
 HS: Nghe - chép chính tả: 	 Sầm sập sóng dữ xô bờ
Thuyền xoay sở mãi lò dò bơi xa
Vườn cây san sát xum xê
Khi sương sà xuống lối về tối om
Trời chiều xuân sắc xinh xinh
Lười xem sách báo vô tình sinh hư
Hoạt động 4: Phân biệt phụ âm n / l
 GV: Đọc
 HS: Nghe - chép chính tả:	 - Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lúa nàng lúa anh.
- Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam
Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông.
- Lụa là lóng lánh nõn nà
Nói năng lịch lãm nết na nên làm.
Hoạt động 5: Phân biệt các phụ âm d / r / gi
 GV: Đọc
 HS: Nghe - chép chính tả: 	 Gió rung gió giật tơi bời
Dâu da rũ rượi rụng rơi đầy vườn
Rung rinh dăm quả roi hồng
Gió rít răng rắc rùng rùng rơi rơi
Dẫu rằng khôn khéo giỏi giang
Vẫn cầ giáo dục như vàng phải tôi.
Củng cố:
 - Để diễn đạt đúng, hay người viết (nói) cần chú ý đến điều gì?
Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 - Về nhà viết các bài tập có phát âm l / n, tr / ch, s / x, d / r / gi
 - Lập sổ tay chính tả
 - CBB: phương pháp tả cảnh
E/rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 87
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét
Ngày soạn: 22/02/2012
Tiết 88/ Tập làm văn: 	PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH ( Ở NHÀ)
A/ Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
- Giúp HS nắm được: 
- Cách tả cảnh, hình thức, bố cục một bài văn tả cảnh.
Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, lựa chọn chi tiết, hình ảnh để tả, để trình bày bố cục.
Thái độ:
- Tích cực, tự giác
B/ Chuẩn bị:
 - GV: GA, bảng phụ
 - HS: SGK, SBT
C/ Phương pháp:
- HĐ cá nhân, nhóm và cả lớp
D/ Tiến trình bài dạy:
ổn định:
KTBC:
Bài mới:
	Chúng ta sống cùng với thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên. Nhưng làm thế nào để những cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài (đoạn) văn miêu tả?
HĐ của thầy
HĐ của trò
ND cần đạt
GV: Gọi HS đọc phần ngữ liệu SGK
GV: Chia 3 nhóm cho HS thảo luận
1- Nhóm 1: Đối tượng miêu tả của đoạn văn a) là gì? Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
2 - Nhóm 2: VB thứ 2 tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
GV: Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dòng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật 2 bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn, thì người tả phải ngồi ở chỗ khác.
3- Nhóm 3:Hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần trong VB thứ 3. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.
GV: Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài. Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.
- Muốn làm được bài văn tả cảnh ta phải làm gì?
- Bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? nhiệm vụ của từng phần là gì?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ
GV: Hướng dẫn HS làm BT
BT1:
- Nếu phải tả cảnh lớp học trong giờ làm bài Tập làm văn em sẽ quan sát và lựa chọn những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu nào cho quang cảnh ấy?
- Em định miêu tả quang cảnh ấy theo thứ tự nào?
GV: Y/c HS viết đoạn mở bài và kết bài
BT2:
- Cách tả theo trình tự thời gian?
- Cách tả theo trình tự không gian?
BT3:
GV: Y/c HS lập dàn ý cho bài "Biển đẹp"
- Đọc ngữ liệu
- Thảo luận nhóm
- Qua h/a dượng HT, ta có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ Trường Sơn oai linh...(nhờ tả ngoại hình và các động tác)
- Đọc ghi nhớ
- Cảnh HS nhận đề. Một vài gương mặt tiêu biểu.
- Cảnh HS chăm chú làm bài.
- Gv trong khi làm bài.
- Cảnh thu bài.
- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gió, cây...
+ Từ ngoài vào trong( trình tự không gian)
+ Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ( trình tự thời gian)
+ Kết hợp cả 2 trình tự trên
- Viết đoạn MB và KB
+ Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến
+ HS các lớp ùa ra sân
+ Cảnh HS chơi đùa
+ Các trò chơi quen thuộc
+ Góc phía đông, giữa sân
+ Trống vào lớp. HS về lớp
+ Cảm xúc của người viết
- Các trò chơi ở giữa sân, các góc sân
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động
a) MB: Tên VB
b) TB: Cảnh đẹp của biển trong những thời điểm khác nhau:
- Buổi sớm nắng sáng
- Buổi chiều gió mùa đông bắc
- Ngày mưa rào
- Buổi sớm nắng mờ
- Buổi chiều lạnh
- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu
- Buổi trưa xế
- Biển, trời đổi màu
c) KB: Nhận xét vì sao biển đẹp?
I - Lí thuyết
 1. Phương pháp viết văn tả cảnh
 a) Ngữ liệu (SGK)
 b) Phân tích
- Đoạn văn a: Tả dượng Hương Thư chống thuyền vượt thác.
- Đoạn văn b: 
+ Tả cảnh sắc vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn
+ Thứ tự: Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa
- Đoạn văn c: Dàn ý gồm 3 phần
+ Mở đoạn: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, màu sắc của luỹ tre làng
+ Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre
+ Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.
+ Trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian)
 c) Nhận xét
 2. Ghi nhớ (SGK - 47)
II - Luyện tập
 1. Bài tập 1
- Mở bài: Sau hồi chuông báo hết giờ ra chơi giữa buổi không như mọi khi vẫn còn một số bạn nhởn nhơ đi vào. Cả lớp đã ngồi yên lặng để chờ thầy giáo. Đây là tiết kiểm tra môn văn đầu tiên ở học kì hai của lớp 6a chúng em.
- Kết bài: Phải nấn ná chừng hai phút sau thầy giáo mới thu đầy đủ bài kiểm tra của chúng em. Không khí lớp thật sôi nổi. Ai cũng tranh nhau nói, mặt ai nấy đều lấm tấm mồ hôi. Đa số ai cũng làm bài tốt bởi gương mặt bạn nào cũng rạng rỡ.
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
Củng cố:
 - Muốn viết được bài văn tả cảnh chúng ta cần phải làm gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì?
Hướng dẫn HS học và chuẩn bị bài:
 - Làm hết bài tập
 - Viết bài Tập làm văn ở nhà
 - Đề bài: Với nhan đề “Chiều muộn”, em hãy gợi tả cảnh hoàng hôn trên quê hương
	a) MB: Giới thiệu cảnh hoàng hôn và nêu ấn tượng
	b) TB: Đặc tả những đặc điểm nổi bật của chiều tà
	(Bầu trời, Mặt đất, Không gian, Cảnh vật; Kết hợp tả những hoạt động của con người)
	- Lưu ý: Chọn thứ tự tả phù hợp
	c) KB: Nêu tình cảm của em 
 - Soạn VB: Buổi học cuối cùng
E/rút kinh nghiệm:
Rút kinh nghiệm của giáo viên sau tiết 88
Tổ chuyên môn nhận xét
Chuyên môn trường nhận xét

Tài liệu đính kèm:

  • docxT23.docx