Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền

A /Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.

- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.

2. Kỹ năng:

- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.

- Đưa các hình ảnh có phép tu từ vào nói.

- Nói trước một tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.

3. Thái độ:

- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưỡng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

B/Chuẩn bị : - GV:Chuẩn bị dàn bài ghi lên bảng phụ - Một số đoạn văn

 - HS lập dàn ý trước ở nhà theo sự phân công

C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:

HĐ1: Bài cũ: Để làm tốt bài văn miêu tả ta vận dụng những kĩ năng nào?Nhằm mục đích gì?

 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

HĐ2:GV giới thiệu bài mới:GV nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyên nói.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011 - Huỳnh Thị Điền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:23
Tiết:83;84
LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
S:12/02/2011 
G:15/02/2011 
A /Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- Những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Những bước cơ bản để lựa chọn các chi tiết hay, đặc sắc khi miêu tả một đối tượng cụ thể.
2. Kỹ năng: 
- Sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ vào nói.
- Nói trước một tập thể lớp thật rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ: 
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưỡng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B/Chuẩn bị : - GV:Chuẩn bị dàn bài ghi lên bảng phụ - Một số đoạn văn
 - HS lập dàn ý trước ở nhà theo sự phân công
C/ Tổ chức các hoạt động dạy và học:
HĐ1: Bài cũ: Để làm tốt bài văn miêu tả ta vận dụng những kĩ năng nào?Nhằm mục đích gì?
 -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
HĐ2:GV giới thiệu bài mới:GV nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyên nói.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
HĐ3:GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài 
*MT:Củng cố lại những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- HS nhắc lại yêu cầu của tiết luyện nói
- GV lần lượt gọi HS đọc đề của các bài tập 
- GV giao nhiệm vụ chuẩn bị thực hành theo nhóm
HĐ4:Thực hành luyện nói.
*MT:Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưỡng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
@B1: Yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp-Yêu cầu nói chứ không đọc
@B2 :Gọi HS nhận xét về bài của bạn –GV nhận xét bổ sung. 
*Ở BT1 GV định hướng cho HS về hình tượng Kiều Phương-Một hình tượng đẹpvới tài năng và vẻ đẹp của tấm lòng nhân hậu.
*BT2 GV hướng dẫn cho HS trình bày theo dàn ý về người thân
-Giới thiệu người định tả
-Nêu các đặc điểm nổi bật về người đó
 +Hình dáng +Tính cách
- Nhận xét và nêu tình cảm của em
* HS trình bày -Lớp nhận xét
*GV nhận xét bổ sung Kết thúc tiết 1
Tiết 2:
* Hướng dẫn HS trình bày BT3,4(tương tự như trên)
*Giới thiệu 1 số đoạn văn mẫu ở phần thân bài:(BT3)
 - Cảnh vật lúc trời tối trước khi trăng lên: 
Bỗng phía sau rặng tre ,một vầng sáng lấp ló lúc ẩn lúc hiện. Trăng đã bắt đầu mọc . Trăng lên tới đâu , bầu trời dường như sáng dần lên tới đó. Mặt trăng tròn to nhè nhẹ trôi sau những rặng tre khẽ lay động theo chiều gió.Vầng trăng đang từ từ nhô lên khỏi luỹ tre . Trăng lơ lửng như cái đĩa vàng giữa nền trời trong xanh. Khoảng trời đêm trở nên trong vắtvời vợi .
Bầu trời có nhiều ngôi sao lấp lánh, chỗ nào cũng chi chít dày đặc những tưởng trăng đang lạc vào cánh đồng sao rộng lớn.
-Cảnh vật lúc trăng đã lên cao:
Trăng đẹp , vạn vật như bừng tỉnh dưới ánh trăng. Trăng chiếu sáng mảnh vườn , gốc cây, trăng trên ngọn tretrăng trải ánh sáng trên con đường làng, trăng dát bạc trên mặt nướcTrăng sáng lên trên sân mọi nhà.Trăng làm rạng rỡ những khuôn mặt , cơn gió đêm dìu dịu hương thơm của đất trời , cỏ cây . Trăng toả sáng mặt hồ trông như tấm thảm ngọc phản chiếu ánh trăng . Lòng người thanh thản nhẹ nhõm.
.-Sinh hoạt của con người trong đêm trăng:
Đâu đấy vang lên tiếng cười, nói trong trẻo của trẻ con, câu chuyện học hành, chuyện đồng áng, chuyện mùa màngdưới trăng sôi nổi như không bao giờ cạn..
Trăng đêm nay sáng và đẹp quá, lũ chúng tôi mãi mê ngắm trăng đếm sao rồi chơi trò chạy đuổi, trốn tìm, bắn bầntrò chơi thú vị dưới trăng sáng càng thú vị hơn.Một số gia đình tranh thủ lúc trăng sáng gặt những đám lúa chín cho kịp mùa vụ.Đêm trăng sáng ẩn hiện nụ cười tươi của cô bác nông dân trong vụ mùa bội thu. Cảnh làm việc, giọng hát mượt mà trong đêm trăng mang theo hương rạ hương đồng thơm nồng.
-Cảnh vật khi trăng đã về khuya:
Đêm về khuya, trăng càng lên caovà xa hơn.Bầu trời vẫn trong xanh, lấp lánh hoà vào bức tranh quê. Đêm trăng sáng còn có âm thanh của những tiếng lá rơi,tiếng ếch kêu , tiếng côn trùng văng vẳng. Cuộc sống quả thật rất thanh bình, yên ả
*Kết bài:Đêm trăng quê hương thật là huyền dịêu, thơ mộngvà đầy kỉ niệm, Có lẽ , sau này xa quê tôi sẽ nhớ mãi về hình ảnh đêm trăng nơi quê nhà, Nơi nhắc nhở tôi về quê hương-về tuổi thơ đầy kỉ niệm.
HĐ5 : HS nói theo dàn bài.
I. Củng cố kiến thức:
- Vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyên nói.
- Yêu cầu của việc luyện nói: 
+ Dựa vào dàn ý(Không viết thành bài văn), nói rõ ràng, mạch lạc.
+ Biết nói với âm lượng vừa đủ, có ngữ điệu, diễn cảm.
+ Tác phong mạnh dạn, tự tin.
II. Luyện tập:
*BT1:Từ truyện “Bức tranh của em gái tôi”của Tạ Duy Anh. Hãy nhận xét và miêu tả
-Nhân vật Kiều Phương
-Nhân vật người anh của Kiều Phương
*Lưu ý: Nhân vật Kiều Phương là hình ảnh đẹp
-Em hình dung Kiều Phương là cô bé xinh xắn, dễ thương, tóc tết thành hai bím , ngộ nghĩnh , mặt lúc nào cũng lem nhem đầy vết nhọ, ăn mặcgiản dị, đang say sưa vẽ tranh
-Kiều Phương là em bé hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ., hiếm thấy.Có tình cảm trong sáng và tấm lòng nhân hậu.
*BT2:Trình bày về em , chị, hoặc anh của mình.
Ví dụ tả về chị: 
Chị em năm nay độ khoảng hai mươi tuổi, dáng người thon thả , tóc dài đen nhánh như gỗ mun, khuôn mặt chị lúc nào cũng biểu lộ sự vui vẻ, yêu đời. Mỗi khi chị cười để lộ hàm răng trắng bong. Giọng chị êm dịu ngọt ngào. Nhất là khi chị cười đôi má ửng hồng hai lúm đồng tiền trên má chị duyên dáng đến kì lạ.
*BT3: Dàn ý miêu tả cảnh đêm trăng sáng nơi em ở
A/Mở bài: Giới thiệu chung về đêm trăng nơi em ở.
B/Thân bài: Tả cảnh vật lúc trời tối trước khi trăng lên
- Cảnh lúc trăng còn lấp ló sau rặng tre và bắt đầu lên cao
-Cảnh vật lúc trăng lên
 +Trăng đẹp, vạn vật như bừng tỉnh dưới ánh trăng.
+ Trăng chiếu sang mảnh vườn , góc sân , trăng treo trên ngọn tre, trăng trải ánh sáng trên con đường làng, trăng dát bạc trên mặt nước
+ Bầu trời trong, không khí mát lành dễ chịu .
+Đêm yên tĩnh vắng lặng, dịu dịu hương thơm của đất trời, cây cỏ
+ Vầng trăng như cái kiềm vàng giữa những ánh sao bàng bạc lấp lánh.
-Sinh hoạt của con người trong đêm trăng
-Cảnh vật lúc trăng đã về khuya
C/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về đêm trăng.- Cảm nghĩ về quê hương
*BT 4:Tả quang cảnh một buổi bình minh trên biển
Mặt biển phẳng lặng, dịu êm
Những tia sáng từ đằng đông loé lên , chân trời đỏ rực.
Cảnh biển đẹp mơ màng dịu hơi sương
Những con thuyền.Cảnh tượng tráng lệ, hùng vĩ, rực rỡ.
HĐ6: GV nhận xét củng cố.
HĐ7:Hướng dẫn tự học:- Nắm lại phương pháp làm văn miêu tả- Tập viết đoạn văn miêu tả-
Lập dàn ý đề:Miêu tả cánh đồng lúa chín vào buổi ban mai.
Tìm hiểu phương pháp tả cảnh 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 tuan 23 chuan KTKN.doc