Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Học xong bài học này, HS đạt được :

1.Kiến thức :

- Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác.

- Cảm nhận được tình cảm của tác giả đôíi với cảnh vật quê hương, với người LĐ .

- Một sổ phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

2. Kĩ năng :

- Đọc diễn cảm : Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người LĐ được miêu tả trong bài.

3.Thái độ : Yêu thiên nhiên và lao động.

B. CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK, Bảng phụ , PHT, .

 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động 1: ổn định tổ chức :

 - Mục tiêu của hoạt động : Ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.

 - Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.

 - Thời gian thực hiện hoạt động: 2 phút.

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ :

 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 - Phương pháp :Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

 - Thời gian thực hiện hoạt động: 5 phút

 ? Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi?

 ? Nhân vật này theo em có gì đáng trách, dáng cảm thông, đáng quí?

 - Trả lời

 - Nhận xét và cho điểm

Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới :

- Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS:Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác. Cảm nhận được tình cảm của tác giả đôíi với cảnh vật quê hương, với người LĐ . Một sổ phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

 - Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

 - Thời gian thực hiện hoạt động: 31 phút.

* GV giới thiệu bài:Nếu như trong truyện Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đoc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng dất cực Nam Tổ Quốc ta, thì Vượt thác trích truyện Quê Nội , Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần lí thú.

 

doc 14 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 23 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 / 01 / 2011 
Ngày dạy: 25 / 01 / 2011 Tuần 23. Tiết 85
 Văn bản: 	Vượt thác
- Võ Quảng - 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức :
Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác. 
Cảm nhận được tình cảm của tác giả đôíi với cảnh vật quê hương, với người LĐ .
 Một sổ phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
2. Kĩ năng : 
- Đọc diễn cảm : Giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.
Cảm nhận được vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người LĐ được miêu tả trong bài.
3.Thái độ : Yêu thiên nhiên và lao động.
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : SGK, SGV , TLTK, Bảng phụ , PHT, ..... 
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút. 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút
 ? Phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện Bức tranh của em gái tôi?
 ? Nhân vật này theo em có gì đáng trách, dáng cảm thông, đáng quí?
 - Trả lời
 - Nhận xét và cho điểm
Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới : 
 Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS :Thấy được giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo trong Vượt thác. Cảm nhận được tình cảm của tác giả đôíi với cảnh vật quê hương, với người LĐ . Một sổ phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.
 - Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 31 phút.
* GV giới thiệu bài :Nếu như trong truyện Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đoc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng dất cực Nam Tổ Quốc ta, thì Vượt thác trích truyện Quê Nội , Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần lí thú. 
* Nội dung dạy- học cụ thể 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
? Nêu những hiểu biết cơ bản của em về nhà văn Võ Quảng?
- HS trình bày
- GV nhận xét bổ sung.
 GV hướng dẫn cách đọc: 
+ Đoạn 1: đọc giọng chậm, êm
+ Đoan 2:đọc nhanh hơn, giọng hồi hộp, chờ đợi.
+ Đoạn 3: dọc với giọng nhanh, mạnhnhấn các động, tính từ chỉ hoạt động.
+ Đoạn 4: đọc giọng chậm lại, thanh thản.
- GV đọc mẫu một đoạn.
->GV gọi HS đọc – nhận xét.
GV : Kiểm tra việc nắm nghĩa các từ qua các chú thích.
? Hãy nêu những hiểu biết của em về tác phẩm?
? Theo trình tự không gian và thời gian của việc miêu tả con thuyền vượt thác. em hãy tìm bố cục của đoan trích?
- HS trình bày
 ? Nhận xét trình tự miêu tả và điểm nhìn đểmiêu tả?
 ? Bài văn thuộc thể loại văn gì, được kể theo ngôi thứ mấy?
Tác dụng của ngôi kể?
- HS trình bày
- GV nhận xét bổ sung
- GV: Gọi HS đọc đoạn đầu 
? Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn mbản này?
-> Hai phạm vi: Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ
? Cảnh dòng sông được miêu tả bằng những chi tiết nào?
? Tại sao tác giả miêu tả sông chỉ bằng hoạt động của con thuyền?
? Cảnh bờ bãi ven sông được miêu tả bằng những chi tiết nào?
? Nhận xét của em về nghệ thuật miêu tả trên hai phương diện: Dùng từ và biện pháp tu từ?
? Sự miêu tả của tác giả đã làm hiện lên một thiên nhiên như thế nào?
GV: Cảnh núi còn báo hiệu đoạn sông lắm thác nhiều ghềnh đang đợi đón.
? Theo em có được cảnh tượng thiên nhiên như thế là do cảnh vốn như thế hay người tả ra như thế?
- HS: Phần do cảnh, phần do người tả có khả năng quan sát, tưởng tượng, có sự am hiểu và có tình cảm yêu mến cảnh vật quê hương.
Bình: Võ quảng là nhà văn của quê hương Quảng Nam. Những kỉ nệm sâu sắc về dòng sông Thu Bồn đã khiến văn bản tả cảnh của ông sinh động, đầy sức sống. Từ đây sẽ thấy: muốn tả cảnh sinh động, ngoài tài quan sát tưởng tượng phải có tình với cảnh.
? Người lao động được miêu tả trong văn bản này là DHT. Lao động của DHT diễn ra trong hoàn cảnh nào?
? Em nghĩ gì về hoàn cảnh LĐ của DHT?
? Hình ảnh DHT lái thuyền vượt thác được tập trung miêu tả trong đoạn văn nào?
? Theo em nét nghệ thuật nổi bật được miêu tả ở đoạn văn này là gì?
? Các so sánh đó gợi tả một con người như thế nào? ( Chú ý 3 hình ảnh so sánh)
? Các hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì trong việc phản ánh người LĐ và biểu hiện tình cảm của tác giả?
? Nêu nhận xét của em về nghệ thuật và nội dung của văn bản này?
GV: Hướng dẫn HS tổng kết, ghi nhớ.
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc - Tìm hiểu chung. 
 1.Tác giả
- Võ Quảng (1920) quê ở tỉnh Quảng Nam. Là nhà văn chuyên viết cho .
-Võ Quảng dành một tình cảm lớn cho thiếu nhi, cho quên hương đất nước.Tác phẩm của ông được đánh giá cao về nội dung và phong cách.
2.Tìm hiểu chung về tác phẩm
a. Đọc- tìm hiểu chú thích
- Đọc.
- Tìm hiểu chú thích.
+ Thành ngữ: Chảy đứt đuôi rắn: nhanh, mạnh, từ trên cao xuống, dòng nước như bị ngắt ra.
+ Nhanh như cắt: Rất nhanh và dứt khoát.
+ Hiệp sĩ: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực và giúp người bị nạn.
b.Tác phẩm
* - Bài “Vượt thác” trích từ chương XI của truyện “Quê nội” (1974); Tảng Sáng (1976) là những tác phẩm thành công nhất cảu Võ Quảng.
- Truyện viết về cuộc sống một làng quê ven sông Thu Bồn (Tỉnh Quảng Nam – Miền trung trung bộ) vào những ngày sau cách mạng 1945. 
* Bố cục: 3 phần 
+ Từ đầu dến "Vượt nhiều thác nước.
-> Cảnh dòng sông và hai bên bờ trước khi thuyền vượt thác.
+ Đoạn 2: tiếp đến" Thác cổ cò"
->Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư.
+ Đoạn 3: Còn lại -> cảnh dòng sông và hai bên bờ sau khi thuyền vượt thác.
- Theo hành trình của con thuyền ngược dòng.
-Theo trật tự không gian.
- Điểm nhìn: Trên con thuyền
* Thể loại:TS + MT
- Phối hợp tả cảnh thiên nhiên và hoạt động của con người.
- Kể theo ngôi thứ 3: người kể tự dấu mình đi, gọic các nhân vật bằng tên của chúng -> người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
II. Phân tích :
1. Cảnh thiên nhiên:
- Cảnh dòng sông: dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, cánh buồm nhỏ căng phồng, rẽ sóng lướt bon bon....chở đầy sản vật.
-> Con thuyền là sự sống của sông; miêu tả con thuyền cũng là miêu tả sông.
- Hai bên bờ: 
+ Bãi dâu trải bạt ngàn
+ Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
+ Những dãy núi cao sừng sững;
+ Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước. 
NT:
+ Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp).
 + Phép nhân hoá (những chòm cổ thụ...); Phép so sánh (những cây to mọc giữa những bụi...). -->Điều đó khiến cảnh trở nên rõ nét, sinh động.
 - Cảnh thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống. Thiên nhiên vưèa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính
2. Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư:
- Hoàn cảnh: lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to. Nước từ trên cao phónh giữa hai vách đá dựng đứng. Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
-> Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
- Hình ảnh DHT: Như một pho tượmg đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn...ghì trên ngọ sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
-> NT so sánh, gợi tả một con người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó. Việc so sánh DHT như hiệp sĩ còn gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc.
So sánh thứ ba như đối lập với hình ảnh DHT khi đang làm việc. Ta thấy ở đây còn có sự thống nhất trong con người thể hiện phẩm chất đáng quí cảu người LĐ lhiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh nhanh nhẹn quyết liệt trong công việc trong khó khăn thử thách.
-> NT so sánh còn có ý nghĩa đề cao sức mạnh của mgười LĐ trêm sông nước. Biểu hiện tình cảm quí trọng đối với người LĐ trên quê hương.
III.Tổng kết
1.Nghệ thuật:Nghệ thuật tả cảnh, tả người: từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trinh vượt thác rất tự nhiên sinh động.
- Phép so sánh, nhân hoá được sử dụng rất thành công.
2.Nội dung: bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật sức mạnh kiên cường, dũng mãnh của con người lao động.
Qua đó ca ngợi phong cảnh thiên nhiên Việt Nam, tươi đẹp, hùng vĩ.
 Ghi nhớ-sgk-tr40
Hoạt động 4. Luyện tập - Củng cố : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút 
? Em học tập được gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Chọn điểm nhìn thuận lợi cho quan sát
- Có trí tưởng tượng
- Có cảm xúc đối với đối tuiượng miêu tả.
?Nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên qua hai bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”?
- Giống nhau: đều thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn, bao la và hùng vĩ.
- Khác nhau: ở 2 miền khác nhau.
+ Miền cực Nam của Trung Quốc.
+ Miền Trung của Trung Quốc
 - Hs phát biểu theo cảm nhận của mình - > GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 5. HD về nhà : (2p) 
 Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: So sánh
 ______________________________________________________
Ngày soạn: 18 / 01 / 2011 
Ngày dạy: 25 / 01 / 2011 Tuần 23. Tiết 86
 Tiếng Việt : So sánh (Tiếp theo)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức :
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản : ngang bằng và không ngang bằng.
- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh.
2. Kĩ năng :
- Phát hiện sự giống nhau gữa các sự vật để tạo ra được một số phép so sánh.
- Đặt câu có sử dụng phép tu từ theo hai kiểu so sánh cơ bản . 
3.Thái độ : Vận dụng vào giao tiếp và viết văn.
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
- Học sinh : Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc ... : Giúp HS : Thấy được một số lỗi chính tả thường thấy ở địa phương.Hạn chế lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Phát hiện và sửa được một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
 - Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 21 phút.
* GV giới thiệu bài : GV giới thiệu chuyển tiếp vào bài 
* Nội dung dạy- học cụ thể 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
- Gv đọc cho HS viết ngữ liệu chứa phụ âm đầu tr/ ch để HS phân biệt phụ âm đầu tr/ ch dễ mắc lỗi
- HS viết
-> Đổi bài để HS sửa chữa
- GV : Treo bảng phụ ghi kết quả để HS đối chiếu.
GV treo bảng phụ viết đoạn văn có sai lỗi chính tả và cho HS tự sửa.
 HS làm việc theo bàn.
- GV : Cung cấp đoạn văn mẫu để HS đối chiếu kết quả.
- Gọi 3 HS lên bảng viết
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở, HS nhận xét xem bạn viết đúng không.
- GV : Treo bảng phụ ghi kết quả để HS đối chiếu.
- Gv đọc cho HS viết ngữ liệu chứa phụ âm đầu r/d/gi để HS phân biệt phụ âm đầu r/d/gi dễ mắc lỗi
- HS viết
-> Đổi bài để HS sửa chữa
- GV : Treo bảng phụ ghi kết quả để HS đối chiếu.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi và đồng thời Gv làm trọng tài.
1. Phân biệt phụ âm đầu tr/ ch
VD: Trò chơi:
- Trò chơi là của trời cho
Chớ nên chơi trò chỉ trích chê bai
- Chòng chành trên chiếc thuyền trôi
Chung chiên mới biết ông trời trớ trêu
- Trao cho một chiếc tróng tròn
Chơi sao cho chiếc trống giòn trơn tru
- Trăng chê trời thấp, trăng treo 
Trời chê trăng thấp trời trèo lên trên
- Cá trê khinh trạch rúc bùn
Trạch chê cá lùn chỉ trốn với chui!
2. Phân biệt âm đầu S/X:
Sông xanh như dải lụa mờ xa trong xương sớm. ánh sáng mặt trời xua tan màn xương khiến cho dòng sông càng sôn sao màu xanh sao xuyến. Ai đi xa khi trở về sứ sở đều sững sờ trước dòng sông ăm ắp bao kỉ niệm. Ngày xưa, dòng sông tuổi thơ mênh mông như biển. Những con sóng nhỏ sô bờ sao mà thân thuộc? Khi mặt trời xuống núi cả khúc sông sủi nước ùn ùn. Lớn lên tạm biệt dòng sông đi xa, mỗi người mỗi ngả khi trở về, chúng tôi đứng lặng trước dòng sông xưa lòng bồi hồi, sốn sang nỗi niềm sâu xa, trác ẩn. Ai từng đắm mình trong dòng sông tuổi thơ thì sớm muộn cũng tìm về sứ sở quê mình.
3. Phân biệt phụ âm l/n:
- Lúa nếp là lúa nếp làng
Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng
- Leo lên đỉnh núi Lĩnh Nam
Lấy nắm lá sấu nấu làm nước xông
- Nỗi niềm này lắm long đong
Lửng lờ lời nói khiến lòng nao nao...
- Lầm lùi nàng leo lên non
Nắng lên lấp loá, nàng còn lắc lư
- Lụa là lóng lánh nõn nà
Nói năng lịch lãm nết na nên làm
4. Phân biệt các phụ âm đầu r/d/gi
 Gió rung rinh gió giật tơi bời
Râu ta rũ rượi rụng rời dầy vườn
- Xem ra đánh giá con người
Giỏi giang một. dịu dàng mười, mới nên
- Rèn sắt còn đổ mồ hôi 
Huống chi rèn người lại bỏ dở dang
5. Tròi chơi:
- Tổ 1 đọc các câu văn, thơ có chứa các phụ âm trên, tổ 3, 2, 4 viết (Cử đại diện lên bảng viết)
- Các tổ lần lượt thay nhau
Hoạt động 4:Luyện tập - Củng cố
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút 
 ? Chúng ta , người HY thường mắc lỗi chính tả gì khi nói và viết ? VD ?
 - Hs phát biểu theo cảm nhận của mình 
 - GV nhận xét, đánh giá. 
Hoạt động 5. HD về nhà : 
 - Sưu tầm , chép vào sổ tay chính tả để phân biệt phụ những âm đầu dễ mắc lỗi
 - Chuẩnbị bài: Phương pháp tả cảnh
_________________________________________________________-
Ngày soạn: 24 / 01 / 2011 
Ngày dạy: / 02 / 2011 Tuần 24. Tiết	
 Tập làm văn: phương pháp tả cảnh
 Viết bài tập làm văn tả cảnh ( làm ở nhà ) 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức :
-Yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả cảnh, lời văn trong văn tả cảnh.
2. Kĩ năng : Luyện kỹ năng quan sát và lựa chọn, kỹ năng trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lý.
3.Thái độ : Học tập tích cực. 
 B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Bảng phụ ghi nội dung bài tập của phần LT.
- Học sinh : Đọc, tìm hiểu trước nội dung tiết học. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số, phân nhhóm học tập.
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 2 phút.
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc nắm kiến thức đã học về 
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút.
Hoạt động3.Tổ chức dạy và học bài mới
- Mục tiêu của hoạt động : 
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 20 phút.
* Giới thiệu bài:Chúng ta sống cùng thiên nhiên, sống giữa thiên nhiên nhưng làm thế nào để cảnh thiên nhiên kì thú ấy hiện hình, sống động trên trang giấy qua một bài hoặc đoạn văn miêu tả? -> GV giới thiệu chuyển tiếp và bài.
* Nội dung dạy- học cụ thể
 HĐ của GV & HS
 Yêu cầu cần đạt
+ GV gọi HS đọc 3 đoạn văn SGK
+ 3 đoạn văn miêu tả cảnh gì? người viết miêu tả cảnh vật ấy theo một thứ tự nào?
GV: Nhờ vào vịêc miêu tả ngoại hình và hoạt động của nhân vật giúp ta hình dung phần nào đó cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ.
- Trình tự miêu tả?
GV: Trình tự miêu tả phù hợp bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra, cho nên đập vào mắt và dòng sông -> mới đến 2 bên bờ -> không thể thay đổi trình tự miêu tả.
+ Rút lại thành dàn ý? Nêu ý chính của mỗi phần?
Nhận xét trình tự miêu tả?
- HS trình bày.
- Gv : nhận xét, kết luận.
+ Muốn làm bài văn tả cảnh hoàn chỉnh cần phải đảm bảo những yêu cầu gì?
HS trình bày.
GV cho HS đọc ghi nhớ.
+ Bài văn tả cảnh bao gồm mấy phần?
- HS trình bày
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ – SGK /T47
Hoạt động 4. Luyện tập, củng cố: 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 16 phút
GV:
- Cho HS trả lời từng ý một
- GV cho HS triển khai thành đoạn mở bài, TB, KB ( TB về nhà làm)
VD: Mở bài: Sau hồi chuông báo hết giờ ra chơi giữa buổi, không như mọi khi vẫn còn một số bạn nhỏ đi vào. Cả lớp đã ngồi yên lặng để cô giáo. Đây là tiết kiểm tra môn văn đầu tiên ở Học kỳ II lớp 6A của chúng em.
Kết bài:
	Phải mất một khoảng thời gian – trừ 2 – 3 phút sau cô giáo mới thu gom hết cái tác phẩm, của chúng em, không khí lúc này như ông vỡ tổ. Ai nấy tranh nhau thảo luận, tranh cãi, mặt mũi lấm tấm mồ hôi. Nhìn chung đa số ai cũng làm bài tốt bởi điều đó nằm trên gương mặt của mỗi bạn.
- GV cho HS viết phần mở bài và kết bài
- HS viết bài
- HS đọc
GV: Gọi HS đọc
- Gọi HS đọc đề bài
- HS làm việc theo nhóm trong 3 phút
- 4 nhóm trình bày
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Tìm hiểu ví dụ :
* đọc VD1- SGK 
* Nhận xét:
- Đoạn a. Tả cảnh Dượng Hương Thư chống thuyền vượt thác. Qua đó ta hình dung cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ. Vì người vượt thác tập trung tả cảnh sức lực, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ.
- Hai hàm răng cắn chặt.
- Cặp mắt nóng lửa.
- Quai hàm bạnh ra. 
- Bắp thịt cuồn cuộn
=> Hình ảnh tiêu biểu
=> Như hiệp sĩ trường sơn
Đoạn b. Đoạn văn miêu tả cảnh dòng sông nằm căn ở vùng sông nước Cà Mau.
- Tả theo thứ tự dưới sông bên trên bờ, từ gần đến xa.
Lập dàn ý.
* Mở đoạn.
- Từ đầu -> màu luỹ (giới thiệu khái quát về luỹ tre làng).
* Thân đoạn: Tiếp theo -> không rõ (miêu tả cụ thể 3 vòng tre của luỹ tren làng).
* Kết đoạn: Còn lại (nhận xét về loài tre, .)
- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.
Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.
* Kết luận: Muốn tả cảnh
+ Xác định đối tượng miêu tả
+ Quan sát lựa chọn hình ảnh tiêu biểu.
+ Trình bày những điều quan sát được theo thứ tự.
+ Bài văn tả cảnh gồm 3 phần.
+ MB: Giới thiệu đối tượng được tả.
+ TB: Tả chi tiết đối tượng được tả.
+ KB: Nêu cảm nghĩ về đố tượng cảnh vật được tả
2. Ghi nhớ: (SGK - tr 47)
II .Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài tả cảnh.
Bài 1: Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như thế nào
a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian)
b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ.
c. Kết hợp cả hai trình tự trên
- Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu.
- cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu
- Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài.
- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gió, cây...
Bài 2: Tả cảnh sân trường lúc ra chơi:
a. Cảnh tả theo trình tự thời gian
- Trống hết tiết 2, báo giờ ra chơi đã đến
- HS từ các lớp ùa ra sân trường
- cảnh HS chơi đùa
- Các trò chơi quen thuộc
- Trống vào lớp, HS về lớp
- cảm xúc của người viết
b. Cách tả theo trình tự không gian:
- Các trò chơi giữa sân trường, các góc sân
- Một trò chơi đặc sắc, mới lạ, sôi động.
Bài 3: dàn ý chi tiết bài Biển đẹp
a. Mở bài: Biển thật đẹp
b. Thân bài:
- Cảnh biển đẹp trong mọi thời điểm khác nhau
- Buổi sớm nắng sáng
- Buổi chiều gió mùa đông bắc
- Ngày mưa rào
- Buổi sớm nắng mờ
- Buổi chiều lạnh
- Buổi chiều nắng tàn, mát dịu
- Buổi trưa xế
- Biển, trời đổ màu
c. Kết bài:nhận xét vì sao biển đẹp
Tóm lại: Người viết không tả theo trình tự thời gian, cũng không tả theo không gian mà theo mạch cảm xúc và hướng theo con mắt của mình.
Hoạt động 5. HD về nhà: (2phút
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện bài tập.
Soạn bài: Buổi học cuối cùng
Bài viết số 5 ở nhà :
 GV : Yêu cầu HS chép đề và thời gian viết, nộp bài.
I. Đề bài: Hãy tả hình ảnh cây đào vào dịp tết đến, xuân về.
 II. Đáp án và biểu điểm :
1. Mở bài:( 2,0đ) : Nếu cây mai vàng là loại cây cảnh đặc trưng của MN thì cây đào là loại cây cảnh đặc trưng của MB mỗi dịp tết đến, xuân về.
2. Thân bài: ( 6,0đ ) Cây đào vốn rất dẹp nhưng nó càng trở nên quyến rũ trong không khí tưng bừng của mùa xuân . Đào có nhiều loại nhưng em thích nhất là đào phai.
+ Từ xa cây đào như một chiếc đèn lồng khổng lồ...
+ Đến gần : hoa, lá, búp nõn,... ( tả chi tiết hình dáng, màu sắc, hương thơm,... )
3. Kết bài( 2,0đ) : Cảm nhận, đánh giá về cây đào : Thiếu cây đào như thiếu đi hương vị đặc trưng của ngày tết.
 ________________________________________________________-

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6 tuan 23.doc